Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 28

09 Tháng Giêng 201511:49(Xem: 10076)
Phần 28


KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ (PHẦN 28)

 

Pháp Sư Tịnh Không

“GIÁNG VƯƠNG CUNG”

Tướng thành đạo thứ hai là “thác thai”, thông thường người thế tục chúng ta gọi là đầu thai, xuất sanh, “giáng vương cung”. Thích Ca Mâu Ni Phật nói, chư Phật Bồ Tát đến thế gian này là thừa nguyện tái lai. Các ngài không đến do nghiệp tái sanh. Phàm phu chúng ta do nghiệp tái sanh, nghiệp báo đến thì không có chọn lựa. Chính mình không làm chủ được, tùy nghiệp lưu chuyển, đời sống của chúng ta sẽ rất đau khổ. Bồ Tát thừa nguyện tái lai, họ do nguyện lực mà đến. Họ có thể chọn lựa đi đến một nhà nào đó để đầu thai. Vì sao phải chọn ở nhà đế vương? Vì để thuận tiện giáo hoá chúng sanh.

Người thế gian cầu danh vọng lợi dưỡng, trong khi quốc vương đầy đủ danh lợi, những thứ mà người thế gian ham muốn. Thế nhưng đế vương có thể xả bỏ tất cả. Đó là cách biểu diễn rất hay để người xem. Nếu ngài sanh ra trong gia đình nghèo cùng mà lại nói về việc xả bỏ thì người ta sẽ hoài nghi: “Không phải ông muốn làm quốc vương mà không được nên mới làm tôn giáo? Ông muốn làm lãnh đạo tôn giáo thống trị mọi người, không phải đó là vì danh lợi hay sao?Mọi người sẽ hoài nghi, cho nên nhất định phải chọn lựa ở nhà của đế vương.

Chọn lựa đầu thai đến nhà quốc vương, dùng thân phận thái tử để xuất hiện, dụng ý của ngài rất sâu, vì người thế gian có người nào không mong cầu phú quý. Thời xưa có câu nói: “quý như thiên tử, giàu như bốn biển”. Bồ Tát liền thị hiện: “Tôi đã có những thứ các người mong cầu, nhưng không gì đáng tự hào mà rất bình thường”. Hoàng đế cũng phải chết, tạo tác tội nghiệp vẫn phải đọa ba đường. Việc tốt là việc nên làm, đã làm việc xấu thì phải đọa ba đường. Con người sống ở đời không phải vì phú quý. Bồ tát dùng phương thức thị hiện làm một tấm gương tốt để chúng ta phản tỉnh, giác ngộ.

“KHÍ VỊ XUẤT GIA”

Vị” là vương vị. Xả bỏ vương vị. Quyền lực quốc vương của một quốc giaquyền lực lớn nhất. Người tranh quyền đoạt lợi xem thấy Bồ Tát biểu diễn vậy phải sanh tâm tàm quý. Bồ tát có danh, vị, quyền lực, tiền của nhưng đều xả vì biết những thứ này không phải là thứ tốt. Kinh Phật nói, “tài, sắc, danh, thực, thùy” là năm điều của địa ngục. Chỉ vướng một điều thì bạn cũng đã không thể thoát khỏi sáu cõi luân hồi. Nếu đầy đủ năm điều thì phiền não của bạn sẽ to, cho nên nhất định phải xả. Người niệm Phật chúng ta mỗi tâm mỗi niệm phải cầu sanh tịnh độ, không ở thế giới Ta Bà.

Chúng ta có thể đi hay không? đi bằng cách nào? Phải đem thế giới Ta Bà xả bỏ, bạn mới có thể đi. Chúng ta không thể đem danh vọng lợi dưỡng từ thế giới Ta Bà đến đó, cho nên phải xả bỏ thế gian này. Xả bỏ năm dục sáu trần, danh vọng lợi dưỡng, chúng ta niệm Phật mới được sanh. Không gian đời sống của chúng ta rất có hạn lượng, làm gì an vui. Chúng ta đem thế gian này thảy đều xả bỏ thì sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc mới được tự tại chân thật. Nơi đây nói dân chủ mở rộng tự do, toàn bộ đều là giả, không phải thật. Đến thế giới Tây Phương Cực Lạc mới thật là dân chủ tự do mở rộng. Ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc không hề có quốc vương, tổng thống, bộ trưởng, thị trưởng.v.v…, vì sao không có? Dân chủ. Mỗi người đều là chủ, không ai làm chủ ta. Đó mới thật là dân chủ, thật tự do, chân thật mở rộng, tùy lúc tùy nơi muốn đến quốc gia nào, thấy một vị Phật nào thì liền đi, không chút khó khăn.

Thế Giới Cực Lạc đáng được chúng ta đi. Còn thế gian này có tốt hơn, chúng ta cũng không nên lưu luyến, vì thời gian quá ngắn, không thể hưởng thụ lâu. Cho dù thọ mạng của chúng ta dài, sống trên trăm tuổi cũng chẳng hưởng thụ được bao nhiêu. Thật không đáng, nghĩ lại vẫn phải vãng sanh Thế Giới Cực Lạc. Cho nên tất cả thọ dụng, danh vọng lợi dưỡng, tất cả oai thế quyền lực thảy đều xả bỏ mà xuất gia. Nói như vậy không có nghĩa là bảo mọi người đều xuất gia. Nếu bạn nhìn văn giải nghĩa thì ba đời chư Phật hàm oan. Phật thị hiện hình dáng xuất gia là khải thị cho chúng ta để chúng ta ở nơi đây giác ngộ phải “xuất gia”.

Ý nghĩa của xuất gia là đối với gia nghiệp không có chút lưu luyến nào. Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước là đại chướng ngại. Nếu bạn không có phân biệt, chấp trước thì cái nhà đó có hay không không hề khác nhau, vậy thì không chướng ngại. Cho nên Phật nói đến xuất gia có bốn loại. Bốn loại này đều là nói đối với người học Phật, không nói người không học Phật.

Loại thứ nhất, “Thân xuất, tâm không xuất”

Người xuất gia hiện tại, thân đã xuất nhưng lòng vẫn còn danh vọng lợi dưỡng, vẫn tham sân si mạn. Tuy tướng của người xuất gia nhưng những việc làm vẫn là sự nghiệp của người tại gia. Vốn dĩ cái nhà không lớn, cha mẹ anh chị em không đông, vừa xuất gia thì làm chùa to. Ra khỏi nhà nhỏ liền bước vào nhà lớn, phiền não liền lớn. Nhà nhỏ tạo nghiệp nhỏ, nhà lớn tạo nghiệp lớn. Người xưa mới nói “Trước cửa địa ngục tăng đạo nhiều”. Ai đọa địa ngục? Thân xuất gia nhưng tâm không xuất gia, gần như không thể vượt qua địa ngục. Việc này chúng ta phải hiểu.

Xuất gia phải thật giống Phật Thích Ca Mâu Ni, thân tâm thế giới tất cả buông bỏ, toàn tâm toàn lựcPhật pháp, vì chúng sanh, đó là công đức vô lượng. Báo của tội phước ở ngay khoảng một niệm, không thể không đề cao cảnh giác.

Loại thứ hai, “Thân không xuất gia, tâm xuất gia”

Các cư sĩ tại gia học Phật, tuy thân ở nhà nhưng tâm xuất gia. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên tâm xuất gia mà thân không xuất gia, họ không tạo nghiệp. Thực tế người tại gia học Phật thành tựu nhiều, vãng sanh tướng lạ hi hữu. Những năm gần đây, chúng ta cũng đã xem thấy hay nghe thấy: đứng mà đi, ngồi mà đi, đều là đồng tu tại gia, nhất là nữ chúng. Nam chúng tương đối ít, còn xuất gia thì chưa hề nghe nói qua dù chỉ một người. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ từng rất cảm khái mà nói, thời xưa tu hành thành tựu, thứ tự là nam chúng xuất gia thành tựu nhiều nhất; thứ hai nữ chúng xuất gia, thứ ba là nam chúng tại gia, thứ tư là nữ chúng tại gia. Hiện tại thảy đều điên đảo, số người nhiều thành tựu nhất lại là nữ chúng tại gia, kế đến là nam chúng tại gia, kế đến nữa là nữ chúng xuất gia, rất e ngại là nam chúng xuất gia. Hiện tại đảo ngược, chúng ta không thể không cảnh giác. Chân tướng sự thật như vậy không thể phủ nhận, cho nên ý nghĩa của xuất gia phải hiểu.

Loại thứ ba, “Thân tâm đều xuất”

Đó là người xuất gia tốt, thân xuất gia tâm cũng xuất gia, Phật pháp gọi là “đệ tử chân thật của Phật”, có thể gánh vác việc hoằng pháp lợi sanh, kế tục huệ mạng Phật, kế tục gia nghiệp Như Lai.

Loại thứ tư “thân tâm đều không xuất”

Cư sĩ tại gia thân không xuất, tâm cũng không xuất. Tuy học Phật, nhưng việc học Phật chỉ là việc phụ, chủ yếu lo danh vọng lợi dưỡng thế gian. Đại khái 99% lo thế gian pháp, chỉ lo Phật pháp khoảng 1% cũng là rất tốt.

Phật ở ngay bốn loại này thị hiện nhắc nhở chúng ta. Các đồng tu tại gia, tâm phải xuất dù thân không xuất. Trong bất cứ nghề nghiệp nào, ở bất cứ công việc nào, các vị đều phải thị hiện thành chánh giác. Bạn biểu diễn ở trong nghề nghiệp này, bạn là mô phạm tốt nhất, trải qua đời sống của Bồ Tát. Phàm hễ nếu tâm xuất gia, cái tâm đó nhất định phải thông minh hơn người, nhất địnhtrí tuệ hơn người. Nếu bạn buôn bán sẽ kiếm rất nhiều tiền. Thế nhưng Bồ Tát kiếm được tiền không phải dùng cho chính mình mà để giúp đỡ chúng sanh khổ nạn trong xã hội, đó là một tấm gương tốt nhất cho người có tiền có thế lực xem, để ảnh hưởng họ, giáo hoá họ. Hy vọng người phú quý đều quan tâm đến lợi ích của cả xã hội, xã hội này liền an lành, không bị bất cứ ai làm loạn. Được như thế, chính chúng ta cũng trải qua ngày tháng tốt đẹp, xã hội sẽ vĩnh viễn an định hòa thuận, hợp tác lẫn nhau.

Khi hiểu được ý nghĩa của xuất gia, chúng ta sẽ biết nên làm thế nào tu học. Thực tế mà nói, chân thật phát tâm cạo tóc xuất gia không phải dễ, ngược lại rất khó khăn. Bạn phải chân thật hiểu Phật pháp. Bạn nghĩ mình có thể gánh vác công việc hoằng pháp lợi sanh kế tục huệ mạng Phật hay không. Trách nhiệm này rất lớn. Nếu bạn nói “Tôi niệm Phật cầu vãng sanh”, vậy thì không cần phải cạo đầu. Bạn ở tại gia niệm Phật cũng vãng sanh thượng thượng phẩm. Còn thị hiện dáng vẻ như vậy mà làm không đúng pháp, bại hoại Phật môn thì tội nghiệp của bạn sẽ nặng, vì sao? Vì bạn phá hoại hình tượng của Phật. Phật là thầy của trời người, khởi tâm động niệm của Phật, lời nói việc làm đều là tấm gương tốt nhất cho chúng sanh chín pháp giới. Bạn làm tấm gương xấu cho người thì bạn đang diệt Phật pháp, không phải hưng Phật pháp. Trong tâm còn có tham lam, sân hận, ngu si, không giữ giới luật, không giữ pháp, còn phóng túng, vậy sao được! Cho nên mặc vào tấm y này phải mỗi giờ mỗi lúc nghĩ đến Phật. Ngày ngày nhìn Phật tượng, ngày ngày mở quyển kinh ra đọc phải nghĩ lại xem ta có giống Phật hay không? Nếu không giống Phật là đã đánh dấu trong địa ngục, còn có thể trốn được sao.

Cầu sanh tịnh độ, tâm ta đối chiếu cùng với tâm của Phật A Di Đà. Tâm của Phật A Di ĐàBốn mươi tám nguyện, ta xem nguyện nào cùng với tâm mình tương ưng. Đọc Bốn mươi tám nguyện thấy tâm mình không tương ưng dù chỉ một điều, như vậy làm sao có thể vãng sanh. Đó chính là người xưa thường nói: “đau mồm rát họng chỉ uổng công”. Nguyện thứ nhất của Phật A Di Đà, mọi người đều rất rõ ràng, “nước không ác đạo”. Thế Giới Tây Phương Cực Lạc không có đường ác, chúng ta đọc nguyện này có cảm tưởng thế nào? Ba đường ác là quả, tham sân si mạn là nhân. Nước không ác đạo là quả, chính là không có cái nhân của ác đạo. Hay nói cách khác, chúng ta đọc cái nguyện này phải nghĩ rằng, tham sân si mạn không đoạn không thể được. Nếu bạn không đoạn thì không tương ưng với nguyện thứ nhất của Phật A Di Đà. Chúng ta không thể nói đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc mới đoạn, mà phải đoạn ngay hiện tại, không thể có lòng tham dù một chút.

Buổi trưa hôm nay ở Hồng Các, đoàn thể của cư sĩ Thừa Mông Giám cúng trai, chúng tôitham gia. Khi đi ông tặng tôi một cái túi, trong túi toàn là bao đỏ, tôi không biết bao nhiêu tiền. Tôi giao cho Ngộ Hoằng, ông nói, người xuất gia quá nhiều, ông không thể phát từng người một; trong khi mỗi tín chủ cúng dường số lượng không như nhau. Tôi liền thay các vị xử phân. Người xuất gia không nên có tâm tham, tôi đem toàn bộ số tiền này giao cho cư sĩ Lý Mộc Nguyên cúng dường đạo tràng. Trong túi có tiền là họa hại, không phải việc tốt. Chúng ta phải làm đến được, nói được phải làm được, chân thật buông bỏ. Thân xuất gia này tuy từ trước không tường tận đối với Phật giáo, mơ mơ hồ hồ đi xuất gia, nhưng sau khi xuất gia cố gắng học tập, từ mơ mơ hồ hồ biến thành một chánh giác xuất gia, cũng là việc tốt. Nhân duyên cá nhân không giống nhau, nhưng kết quả về sau hy vọng giống nhau.

“KHỔ HẠNH HỌC ĐẠO”

Đời sống khổ một chút là tốt. Phật dạy chúng talấy khổ làm thầy”. Thường hay chịu đời sống khổ cực thì dễ dàng có tính đề cao cảnh giác, còn đời sống quá thoải mái sẽ bị đọa lạc. Cư sĩ Lý rất quan tâm đối với tôi, tôi cũng rất cảm tạ ông. Ông nói, lão pháp sư của Trung Quốc đại lục được người chăm sóc rất nhiều, ông xem thấy tôi khổ vì không có người chăm sóc. Khổ một chút cũng được, vì nhờ vậy mà tính cảnh giác của tôi tương đối cao. Ông muốn tìm một số người đến chăm sóc tôi. Tôi cảm tạ và từ chối, vì sợ rằng khi có nhiều người chăm sóc, tôi liền sẽ đọa lạc. Tác oai tác phước, vậy không được.

Thầy của tôi đã làm một tấm gương tốt cho tôi xem. Tôi nhận thân giáo của ông rất sâu. Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam đến năm chín mươi lăm tuổi vẫn một mình trải qua ngày tháng không có người hầu hạ, giặt quần áo, nấu cơm. Ông vẫn tự tay làm. Sau chín mươi lăm tuổi, ông mới chịu nhận học trò chăm sóc. Đến năm chín mươi bảy tuổi vãng sanh. Không có người chăm sóc sẽ tốt hơn, điều đó giúp thân thể ta khoẻ mạnh. Nếu có người chăm sóc, đi đâu cũng cần phải có hai người dìu đỡ, thật phiền phức, thật đáng thương. Cho nên tôi cảm ơn tấm lòng của cư sĩ Lý Mộc Nguyên, nhưng không nên tìm người hầu tôi thì hơn, để sức khoẻ của tôi được tốt.

Khổ hạnh đối với thân tâm mình đều có sự giúp đỡ, trước nhất là thân thể nhất định khoẻ mạnh. Cho nên người thế gian có phước mà không thấy thật phước báu. Họ cho rất nhiều người hầu hạ họ, dần dần thể lực của họ kém xa so với lão nông phu dưới quê. Những lão nông dưới quê có thể sống đến tám chín mươi tuổi mà không có người chăm sóc. Chính mình nhất định phải làm mà sống, không làm không thể sống được.

Các vị phải biết, ở tuổi trung niên trở lên thì cái gì là chân thật. Khoẻ mạnh là thật, thứ khác là giả. Thân thể khoẻ mạnh mới là phước báu chân thật. Giả như rất giàu có nhưng thân thể không khỏe, nằm trên gường bệnh, được ba hộ lý đến chăm sóc; loại phước đó, tôi cảm thấy không ý nghĩa gì, không bằng người có thân thể khỏe mạnh như chúng ta, đi đến mọi nơi thoải mái, đời sống hoạt bát.

Thế gian này bao gồm tất cả hiện tượng, chúng ta phải tỉ mỉ quan sát, phải hưởng thụ phước báu chân thật. Khổ hạnh có thể đột phá được mê hoặc chướng nạn, do đó không cầu hưởng thụ. Có phước để tất cả chúng sanh cùng hưởng. Thế gian còn rất nhiều người khổ nạn, chúng ta làm thế nào giúp đỡ họ. Giúp đỡ cũng phải tùy duyên phận, có duyên nhất định phải giúp. Không có duyên thì trong lòng thường hay nghĩ đến, thường phải nhớ lấy. Chỉ có khổ hạnh mới có thể đột phá chướng nạn.

Học đạo”. Học là học tập, sau khi học phải làm cho được. Đạo là hiểu thực tướng các pháp, đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, chân thật giác ngộ, chân thật hiểu rõ, đó là đạo. Từ bất cứ sự việc nào đều có thể giác ngộ, từ bất cứ pháp nào cũng đều có thể giác ngộ. Cho nên Phật nói pháp vô lượng pháp môn, lại nói “pháp môn bình đẳng, không có cao thấp”. Mỗi môn đều có thể khế nhập, đều khiến cho người giác ngộ. Tất cả chúng sanh căn tánh không đồng nhau, duyên phận không đồng nhau, không định vào lúc nào gặp được nhân vật như thế nào, nhưng bỗng nhiên giác ngộ. Sự thật này chúng ta thấy rất nhiều trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc. Người xuất gia khai ngộ minh tâm kiến tánh, người tại gia khai ngộ minh tâm kiến tánh cũng không ít, việc này chúng ta phải hiểu.

“TÁC TƯ THỊ HIỆN, THUẬN THẾ GIAN CỐ”

Đó là nói ý nghĩa của thị hiện. Phật Thích Ca Mâu Ni trên kinh Pháp Hoa nói lời thành thật, ngài đã thành Phật từ kiếp lâu xa. Kinh Phạm Võng nói, lần này ngài đến thế gian thị hiện làm Phật, thị hiện tám tướng thành đạo là lần thứ 8000. Không tínhthế giới phương khác, chỉ riêng đến cõi này là lần thứ 8000. Thế mà dường như phàm phu không hiểu biết gì. Ngài làm thái tử ra ngoài du ngoạn, xem thấy tất cả người vật trong xã hội, xem thấy sanh, lão, bệnh, tử, liền xúc động tâm tu hành. Ngài giả làm như vậy, đều là diễn kịch cho chúng ta xem. Chúng ta ngày ngày xem thấy sanh, lão, bệnh, tử, không hề cảm xúc, bất tri bất giác liền đến trên thân chúng ta. Khi chính mình bị lão bệnh tử đến, hối hận không còn kịp. Ngạn ngữ nói “Người không lo xa, ắt có họa gần”, ý nghĩa của câu nói này rất sâu.

Bạn có nghĩ đến lúc bạn già hay không? có nghĩ đến lúc bạn bệnh hay không?, có nghĩ đến lúc bạn chết hay không? Bạn có nghĩ đến đời sau hay không? Nếu con người biết nghĩ đến việc này mới gọi là lo xa. Chúng ta phải làm thế nào mới có cách nghĩ chính xác? Nếu chúng ta được dạy, ngay trong một đời này không già, không bệnh, không chết, đó gọi là chánh tri chánh kiến. Không nên cho rằng tương lai chúng ta sẽ già, cần phải chuẩn bị một ít tiền, nghĩ ra vài cách để dưỡng già; tương lai phải có bệnh nên cần phải có một khoản tiền để làm phí thuốc thang; còn khi chết phải mai táng như thế nào. Nếu bạn có cách nghĩ như vậy, đó không phải là nghĩ xa lo gần, hoàn toàn sai rồi. Hiện tại bạn chưa già, nhưng bạn đã chuẩn bị già thì bạn sẽ già rất nhanh; hiện tại bạn không bệnh nhưng bạn đã chuẩn bị phí thuốc thang chờ bị bệnh thì bạn làm sao không bệnh chứ? Thậm chí tương lai khi chết, còn phải tìm một nơi phong thuỷ tốt thì bạn sẽ chết rất nhanh.

Chân thật nghĩ đến tương lai là phải mau tu học đại thừa. Phật pháp đại thừa kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta làm thế nào không già, làm thế nào không bệnh, và làm thế nào không chết. Phật pháp đích thực vì chúng ta giải quyết ba vấn đề lớn này một cách cứu cánh viên mãn. Vãng sanh Thế Giới Tây Phương Cực Lạc không phải chết, đó là sống mà ra đi.

Trong những năm gần đây, ở Singapore và Malaysia, người niệm Phật vãng sanh không ít. Cư sĩ Lý Mộc Nguyên đưa rất nhiều người vãng sanh. E rằng không ai so được với ông, ông tiễn vãng sanh, chính mắt xem thấy hiện tượng, tướng lạ vãng sanh, sống mà ra đi, không phải chết rồi mới ra đi. Họ ra đi thấy Phật A Di Đà đến tiếp dẫn, họ còn nói với người hai bên: “Phật đến rồi, tôi theo ngài đi đây”. Họ đi theo Phật, không cần túi da này nữa. Trước là buông bỏ tất cả thân tâm thế giới, đến sau cùng cái túi da này cũng phải buông bỏ, theo Phật A Di Đà đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc hóa sanh trong hoa sen. Thân tướng đó là thân kim cang bất hoại, kinh nói “đều là thân sắc vàng tử ma”, tướng mạo đẹp như Phật A Di Đà, không chỉ ba mươi hai tướng, tám mươi vẻ đẹp.

Vì sao họ đi được như vậy? bởi vì họ có thể buông bỏ. Họ buông bỏ lúc nào? Ngay hiện tại buông bỏ, không đợi đến lúc lâm chung mới buông. Bởi vì hiện tại đã buông bỏ cho nên bạn sẽ không già, sẽ không bệnh. Mộc Nguyên hảo tâm muốn tìm mấy người đến chăm sóc cho tôi, cho rằng tôi già rồi, nhưng tôi không cần. Học Phật phải hiểu được đạo lý của Phật pháp, đó là chân lý, cho nên làm ra loại thị hiện này, thuận theo nhân tình của thế gian, sau đó mới có thể khiến người thế gian giác ngộ. Tuy kinh văn chỉ có bốn câu mười hai chữ, nhưng quá trình Phật xuất gia tu hành học đạo đều được hình dung tương đối viên mãn, mỗi câu mỗi chữ đều hàm nhiếp vô lượng nghĩa.

“DĨ ĐỊNH HUỆ LỰC, HÀNG PHỤC MA OÁN”

Hàng ma” là tướng thứ năm trong tám tướng. “định huệ lực, hàng phục ma oán”, hai câu nói này vô cùng quan trọng, liên hệ đến cả đời tu học thành bại của chúng ta. “Ma” “Oán”, trong tất cả nghiệp chướng, hai loại lớn này rất phiền phức. “Ma” là dày vò, nên gọi là ma vương. Vào thời xưa dịch kinh, ma là một sự dày vò. Dưới chữ ma có bộ thạch, là sư dày vò. Đem bộ thạch bỏ đi đổi thành bộ quỷ. Chữ này do Lương Võ Đế phát minh. Lương Võ Đế nói dày vò quá khổ, còn đáng sợ hơn quỷ, cho nên đổi thành quỷ. Đem bộ thạch đổi thành bộ quỷ, đó là ma quỷ.

Qan” là oan gia, nên gọi là báo oan, đòi nợ, trả nợ. Loại oan gia này gọi là oan gia trái chủ. Kinh Phật nói, mười thiện là bạn lành, mười ác là oan gia. Mười ác là gì? Sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, thêu dệt, tham, sân, si, đó là oan gia của chúng ta. Khởi tâm động niệm của chúng ta nếu rơi vào trong mười điều này thì oan gia hiện tiền, dạy chúng ta tạo nghiệp. Cho nên Phật giảng mười thiện là bạn lành, bạn cũ thân thiết nhất. Chúng ta phải thân cận thiện hữu tri thức

Ý nghĩa trong đây rất nhiều, oan gia không phải chỉ kết ở một đời một kiếp. Có oan gia nhiều đời nhiều kiếp. Nếu chúng ta muốn tu hành, những người này liền đến gây phiền phức, vì sao? họ phải đến báo thù, họ có một ý nguyện báo thù mãnh liệt, nên khiến chúng ta gặp phải chướng nạn nhất định, phá hoại chúng ta tu hành. Không nhất định dùng phương thức gì, chúng ta luôn luôn bị thiệt bị lừa. Yêu ma quỷ quái trong xã hội ngày nay có thể nói quá nhiều. Kinh Lăng Nghiêm nói “thời kỳ mạt pháp” chính là nói thời đại hiện tiền của chúng ta. Phật Thích Ca Mâu Ni dự ngôn từ ba ngàn năm trước: “tà sư nói pháp như cát sông Hằng”, nơi nơi đều có, nói những lời gần giống Phật pháp nhưng không phải, luôn làm bạn sanh phiền não, không được thanh tịnh.

Chúng ta làm thế nào phân biệt những ma oán? lấy đề kinh này làm tiêu chuẩn. Đề kinh nêu tổng cương lĩnh tu học có năm chữ “thanh tịnh, bình đẳng, giác”. Chúng ta tiếp xúc tất cả người sự vật, cảm thấy tâm địa thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ, đó là chánh pháp. Ai nói tốt hơn, nhưng nếu phá hoại tâm thanh tịnh của chúng ta, phá hoại tâm bình đẳng, làm cho chúng ta mê hoặc điên đảo, thì pháp này chắc chắntà pháp, không phải chánh pháp. Phật ở chỗ này nói, phải “dùng lực định huệ, hàng phục ma oán”. Bạn có sức định, sức định chính là chính mình có chủ tể, không thể bị cảnh giới bên ngoài dao động. Sức huệ chính là bạn thấy rõ ràng tường tận, thông suốt thấu đáo; bạn có năng lực phân biệt tà chánh, thiện ác. Do đó bạn ở cảnh giới bên ngoài mới không bị mê hoặc. Cảnh giới hiện tiền, chính mình như như bất động mới có thể hàng phục ma oán. Trên đạo Bồ Đề, ma chướng oan gia trái chủ quá đông. Bạn không có định huệ làm sao ngay một đời này thành tựu?

Chính tôi mỗi niệm cảm kích giáo huấn của thầy giáo. Không nhờ thầy giáo, chúng taphàm phu làm sao thành tựu. Cái thiện mà thầy giáo dạy, chúng ta có thể tuân thủ. Dù thầy giáo có khiêm tốn, không dám tự xưng mình là thầy, nhưng chúng ta làm học trò thì phải tôn trọng. Lão sư Lý lần đầu gặp mặt tôi, ông liền nói: “Năng lực của tôi chỉ có thể dạy ông năm năm”, lời nói rất khách sáo. Mục đích của ông là hy vọng tôi cố gắng nghe ông dạy bảo năm năm. Năm năm không rời khỏi ông, năm năm tuân thủ qui củ của ông, nghe một mình ông giảng kinh nói pháp, một môn thâm nhập. Cái gốc này sâu, cái được chính là định huệ. Sau đó, đối với tất cả người sự vật thay đổi, tôi quan sát đích thực là khác đi với trước. Ba tháng là đã thấy hiệu quả, chính mình liền thể hội được.

Ban đầu lão sư dặn bảo, chúng tôi cũng có chút miễn cưỡng, cảm thấy thái độ này của thầy giáo dường như quá ngạo mạn, quá tự đại, gần như thế gian này chỉ có mình ông, người khác đều không thể so sánh. Chúng ta không có trí tuệ nên không hài lòng. Cha mẹ ở nhà còn không dạy chúng ta chỉ được nghe một mình họ, ngoài ra không được nghe bất cứ người nào. Tất cả văn tự không được sự đồng ý của thầy cũng không được xem. Lại còn một việc nữa, những gì đã học từ trước, ông thảy đều không thừa nhận, một mực bài trừ, ông bắt phải học lại với ông từ đầu. Không còn lời gì để nói, chúng tôi cũng xem như vẫn có một chút thiện căn phước đức, đành thật chịu nghe lời, thật chịu tiếp nhận, y giáo phụng hành. Thế nhưng cứ như vậy mà làm qua ba tháng, chính mình liền phát hiện thật có chỗ tốt, đó là tâm thanh tịnh. Ba tháng không đi khắp nơi nghe. Bất cứ người nào nói chuyện đều không được nghe, bịt tai lại.

Giáo trình lão sư chỉ định rất có hạn. Ngoài số đó ra, thứ khác không được xem, đóng bít cái nhìn của bạn. Tất cả pháp không thấy không nghe, dần dần tâm liền định. Phương pháp này dạy chúng ta tu thiền định. Định có thể khai huệ. Chỉ ba tháng sau, nghe người khác nói chuyện, nhìn thấy mọi việc, chính mình cảm thấy thông minh hơn trước nhiều. Từ trước nghe nói không hiểu ý nghĩa, hiện tại thì hiểu được, liền có năng lực đoán ý qua lời nói. Sau sáu tháng thì rất rõ ràng. Cho nên tôi bội phục tận đáy lòng đối với lão sư, mới biết được phương pháp của lão sư rất cao minh, chưa từng được thấy qua, cũng chưa từng nghe nói, nên không biết phương pháp này tuyệt diệu như vậy.

Sau năm năm, tôi liền nói với thầy: “con xin giữ thêm năm năm nữa”. Lão sư yêu cầu tôi năm năm, tôi tuân thủ qui củ của ông mười năm. Sau mười năm, tôi giảng kinh mới thành thạo, tất cả đều trôi chảy. Gốc đã được cắm sâu như vậy, không giữ qui củ, tự cho mình thông minh thì nhất định thất bại. Đồng học thất bại rất nhiều. Học trò lão sư dạy có đến vài trăm người, chân thật có được chút thành tựu, nhưng hiện tại chỉ có ba người. Vậy làm thế nào thành tựu? Giữ qui củ, nghe lời, thành thật, bạn mới có thể thành tựu. Phàm tự cho mình là đúng, sau cùng đều thất bại. Cũng giảng kinh nhưng giảng mấy năm không tiến bộ, không dẫn khởi hứng thú của thính chúng. Thính chúng ngày càng ít thì duyên không còn nữa. Chính mình cũng không giảng nữa.

Khi tôi đến Đài Trung, nhiều đồng tu của chúng ta như vậy, mỗi mỗi đều giảng không tệ. Nhưng vì sao hiện tại, một người giảng kinh cũng không có? Họ mời tôi ăn cơm. Bạn học cũ còn khoảng năm sáu người, đều không giảng. Cho nên nếu không thể vâng giữ lời giáo huấn của lão sư, bạn không có sức định, không có hằng tâm, không có lòng nhẫn nại thì bạn làm sao có thành tựu? Đó là đại sự nghiệp.

Học Phật so với bất cứ sự nghiệp thế gian nào đều lớn. Sự nghiệp lớn nhất của thế gianxây dựng chính sách quốc gia, mở nước, xây dựng triều đại, xây dựng quốc gia, nhưng vẫn không thể sánh với Phật pháp. Phật phápsiêu việt ba cõi, siêu việt mười pháp giới, thành Phật làm tổ. Sự việc lớn như vậy, nếu bạn không đến tu học như lý như pháp, nghĩ chính mình sẽ làm cách gì đó. Không sai, bạn có thể nghĩ, nhưng biện pháp đó của bạn có hiệu quả không? Rất khó nói! Tổ sư đại đức truyền dạy phương pháp này từ mấy ngàn năm, đời đời truyền nối nhau, đều làm theo phương thức này mà thành tựu. Ngày nay chúng ta bỏ đi phương thức này, lại tìm ra một cách khác, thử xem có thành công hay không? Bạn đi thử nghiệm, nếu thử nghiệm thất bại thì thật đáng tiếc, vì bạn bỏ mất duyên của đời này. Còn bạn thử nghiệm thành công thì thật cừ khôi, lại có thêm một phương pháp thành công.

Chúng ta chính mình không phải là thượng căn lợi trí, đi theo đường cũ mới đáng tin. Chư Phật Như Lai thị hiệnthế gian vì sao phải dùng tám tướng thành đạo?, vì sao không tìm ra một qui củ khác, một hình thức khác? Vì sao giữ theo phương pháp cũ? Tám tướng thành đạo là thanh qui của tất cả chư Phật độ hoá chúng sanh. Chư Phật Như Lai xuất hiện thế gian đều giữ qui củ. Phật Thích Ca Mâu Ni giữ lấy qui củ của người xưa, qui củ của cổ Phật. Đại sư Thanh Lương trong “Hoa Nghiêm sớ sao” nói: Phật Thích Ca Mâu Ni có nói pháp cho chúng ta nghe không? Không. Pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni nói đều là cổ Phật đã nói, “thuật nhi bất tác”. Hay nói cách khác, pháp mà Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói trong bốn mươi chín năm, không có câu nào do ngài sáng tạo.

Những thị hiệntác tư thị hiện, thuận thế gian cố”, đều là khải phát chúng ta, dạy bảo chúng ta đi theo con đường của cổ thánh tiên hiền thì sẽ không sai. Không nên tự cho mình thông minh muốn làm mới. Khi làm mới, vấn đề liền xuất hiện, nhất là người mới học thì càng không nên. Dù lão tu hành cũng không thể làm mới. Cứ phương pháp nguyên lý nguyên tắc nhất định không thay đổi, còn hình thức có thể tùy theo thời đại mà thay đổi. Giống như giảng đường này của chúng ta. Chúng ta hiện đại hoá, nghi qui có thể được tiết chế bớt. Từ trước nghi qui đại tòa phải làm bốn mươi phút. Người hiện tại công việc bận rộn, làm sao có thể lãng phí thời gian bốn mươi phút. Cho nên hiện tại chúng ta giảng kinh giản hoá nghi qui, việc này thì được. Giảng đường của chúng ta hiện đại hoá, việc này không ảnh hưởng gì. Nếu từ trên lý luận, từ phương pháp lại chế ra một nghi qui mới, đó mới đặc biệt sai lầm.

Tóm lại, ở trên kinh luận, trên nguyên tắc, nhất định phải theo qui củ xưa của cổ thánh tiên hiền. Cư Sĩ Lâm muốn xây dựng niệm Phật đường, cư sĩ Mộc Nguyên thương lượng với tôi, niệm Phật đường chọn lấy qui củ xưa của Đại sư Ấn Quang, không thể sai. Chúng ta không nên làm gì mới. Chúng ta có làm thế nào cũng không thể hơn được người xưa. Nếu làm sai, nhân quả gánh vác không nổi. Do đó hoàn toàn mô phỏng theo nghi qui của Linh Nham Sơn. Nếu qui củ này có sai, đại sư Ấn Quang chịu trách nhiệm, chúng ta sẽ không sao vì đã có chỗ để đẩy trách nhiệm.

(Còn tiếp ...)

KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

Pháp sư: HT. TỊNH KHÔNG

Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ

Biên tập: PT. Giác Minh Duyên

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10134)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật... Tâm Thái
(Xem: 10537)
Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người... Nguyện san Chánh Pháp - Số Xuân 2014
(Xem: 10153)
Thi hào Vương Duy (701-761) cùng với Đỗ Phủ (712-770) và Lý Bạch (701-762) là ba thi nhân cự phách dưới triều đại của Đường Huyền Tông (685-762)... Hoang Phong
(Xem: 20430)
Trong ngôn ngữ Việt Nam, từ “đau khổ” được dùng để chỉ trạng thái bất như ý, khó chịu và buồn phiền cùng cực... Nguyễn Hữu Đức
(Xem: 11670)
Thiền không xa lạ đối với giới Phật học trong suốt hơn hai ngàn năm qua. Cá nhân tôi, trong những năm gần đây cũng áp dụng Thiền song song với thuốc cần thiết để chữa bệnh, kết quả rất tốt... Hồng Quang
(Xem: 13816)
48 Lời Nguyện của Phật A Di Đà song ngữ Việt - Anh; Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh; Sưu tập: Tuệ Uyển
(Xem: 19167)
Kính nguyện quyển sách nhỏ này có thể giúp đỡ thật sự những đồng tu, đại đức có duyên, được lìa khổ được vui, liễu sanh thoát tử... Pháp Sư Tịnh Không
(Xem: 46729)
Thiền tông lấy bản tâm làm chủ, nên sự tu hành của Thiền sư là sống trở lại với ông chủ của mình, trong mọi hành động, mọi thời gian... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 12106)
Thiền cứu tôi từ tuyệt vọng hơn một lần. Trong những giai đoạn bệnh hoạn trầm trọng nhất, tôi đã được cứu bằng nhận thức rằng kinh nghiệm đau đớn chỉ là nhất thời... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 11694)
100 Bài Kệ Niệm Phật - Liên Tông Thập Nhị Tổ Triệt Ngộ Ðại Sư, Thích Thiền Tâm dịch
(Xem: 23115)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 17874)
Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Ðạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808... Dương Đình Hỷ
(Xem: 10168)
"Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh không tâm chớ hỏi thiền." Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 17790)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13945)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14063)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15124)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20320)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18315)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17437)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 18195)
Viết về cuộc đời giác ngộ của những Thiền Sư là viết về một cái không vĩ đại, rỗng suốt, trong veo... Như Hùng
(Xem: 12741)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 12879)
Những lời khuyên này, ta muốn nói với Dagmema. Hãy bình tâm, đừng trộn lẫn tâm ấy với những gì thế tục. Hãy đánh thức sự kiên địnhbuông bỏ niềm đau.
(Xem: 13444)
Xuân qua thu lại, cùng thời gian này vào năm tới, vô số người sẽ gặp phải cái chết của mình. Ai có thể quả quyết rằng bạn không phải là một người trong số đó?
(Xem: 17054)
Đây là một cuốn sách quý, đúc kết kinh ngiệm trên 25 năm giảng dạy Phật pháp và hướng dẫn hành thiền của Thiền sư Ajaham tại Úc và các nước Đông Nam Á...
(Xem: 11493)
Tinh yếu của thiền trước tiên là quay cái nhìn vào bên trong tự thể. Muốn như thế chúng ta cần phải biết sử dụng 3 phương tiện...
(Xem: 18305)
“Niệm Phật” là pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật để tu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả triệu đời khổ cực tu hành trong sanh tử tử sanh...
(Xem: 18621)
Đạo sư Padma nói: Hãy thực hành Pháp thập thiện và hãy có niềm tin vào cái nên tránh và cái nên làm theo các loại hậu quả trắng và đen của những hành động ấy.
(Xem: 21419)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(Xem: 22199)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(Xem: 16901)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
(Xem: 12579)
Mỗi năm gần đến ngày Phật đản, Phật tử chúng ta lại có dịp suy ngẫm về bối cảnh lịch sử - xã hội, trong đó Đức Phật thị hiệnđạo Phật ra đời...
(Xem: 15343)
Thiên thượng thiên hạ, Duy ngã độc tôn. Nhất thiết thế gian, Sinh lão bệnh tử... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24660)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 14249)
Ý nghĩa ra đời của Thái tử là một hàm ý trọng đại xác định Phật tính trong mỗi chúng sanh khi đã hoàn giác thì cái “duy ngã” đó là một tối thượng...
(Xem: 11660)
Thiền Và Chỉ Quán - Nguyên tác: Thiên Thai Trí Khải, Paul L. Swanson biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm dịch
(Xem: 19772)
Pháp bản như vô pháp, Phi hữu diệc phi vô, Nhược nhân tri thử pháp, Chúng sanh dữ Phật đồng... Thiền sư Huệ Sinh
(Xem: 13444)
Đức Phật, vô cùng thực tếthiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại.
(Xem: 22830)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
(Xem: 19025)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
(Xem: 18476)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệtừ bi...
(Xem: 21641)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(Xem: 20542)
Hương quyện của đất trời, sắc màu của trần gian, hai bờ của phân ly, hai ngã của mê ngộ, một sự thảnh thơi nhẹ bước...
(Xem: 20050)
Thực hành Bổn tôn là phương pháp đặc biệt và lớn lao để nhanh chóng chuyển hóa những sự hiện hữu thế tục mê mờ thành sự giác ngộ.
(Xem: 14094)
Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẽ, đến nay Thubten Choling là một trung tâm đào tạo Phật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma...
(Xem: 15032)
Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùng hạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạotu hành...
(Xem: 13806)
Phật tử nên tin sâu vào nhân quả, tin vào đạo lý vô thường, duyên sinh, huyễn mộng của các pháp... Thích Thông Huệ
(Xem: 15127)
Khác với Trung Quốc và một số quốc gia khác, rồng không hiện hữu nơi niềm tin của người Ấn... Nghiệp Đức
(Xem: 17256)
Theo những nghiên cứu lâu dàicẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
(Xem: 15305)
Nụ cười của Ngài cũng là sự thể hiện hai đức hạnh quý báu trong đạo Phật, đó là hỷ, xả. Có hỷ, xả chúng ta mới nở nụ cười vui tươi chân thật, hạnh phúc, an lạc.
(Xem: 12832)
Những lời thuyết giảng của vị sư già đã mang lại cho chị một tâm hồn phong phú, bén nhạy và nhiều yêu thương hơn.
(Xem: 15900)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
(Xem: 13021)
Lama Lhundrup dùng sự biểu hiện của bệnh tật để thực hành pháp Tonglen cho chúng sanh, và Ngài thường bảo người khác gởi hết cho Ngài mọi sự lo âu...
(Xem: 13153)
Những người mới bắt đầu nên tập trung vào việc chắc chắn rằng động cơ của họ là thanh tịnh, và cầu nguyện chí thành đến vị thầy gốc. Đây là thực hành tốt nhất.
(Xem: 15043)
Mùa xuân gần kề với niềm tin sức sống mới. Hãy tu để chuyển nghiệp! Đức Phật đã dạy như vậy! Bất kỳ hoàn cảnh nào chúng ta cũng có thể tu được...
(Xem: 22674)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(Xem: 7174)
An-ban thiền được thành lập trên nền tảng là kinh An-ban Thủ Ý và kinh Ấm Trì Nhập. Ngài An Thế Cao dịch có kinh An-ban Thủ Ý, Ấm Trì Nhập chuyên nói về thiền định...
(Xem: 19381)
Tara là hiện thân lòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai. Bà là vị Thánh nữ có khả năng thực hiệnhoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật.
(Xem: 37740)
Thật ra, là hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Đúng ra phải nói rằng trong Tự Tánh hiển lộ ra một hình tướng bất nhị.
(Xem: 9190)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầu thiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinh điển thiền ngữ”
(Xem: 8699)
Giả sử khi tôi thành Phật, nước tôi còn có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì tôi chẳng lấy ngôi chánh giác.
(Xem: 17923)
Không tách lìa hiện tướngtánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
(Xem: 14885)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạcgiải thoát...
(Xem: 27072)
Về môn Niệm Phật, tuy giản dị nhưng rất rộng sâu. Điều cần yếu là phải chí thành tha thiết, thì đạo cảm ứng mới thông nhau, hiện đời mới được sự lợi ích chân thật.
(Xem: 19966)
Do nhờ định lực niệm Phật của mình cảm ứng với từ lực của Đức Phật A-Di-Đà thì lập tức cảnh “ác đạo” sẽ được chuyển hóa thành cảnh “Cực lạc”...
(Xem: 15291)
Một câu niệm Phậttâm yếu của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Tâm yếu, cũng gọi là tông, là yếu chỉ tức sắc tức không của cảnh giới chân tâm...
(Xem: 15501)
Một câu A Di Đà Lộ tánh diệu chân như Sắc xuân nơi hoa sáng Muôn tượng ẩn gương xưa.
(Xem: 26818)
Tâm chân thành là tâm Phật, bạn với Phật là đồng tâm. Bốn hoằng thệ nguyện là đồng nguyện với Phật...
(Xem: 14582)
Nếu ta tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con, ta có thể nhớ lại giây phút đầu tiên ta gặp Giáo Pháp, nó trở nên quan trọng đối với ta ra sao...
(Xem: 19731)
Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
(Xem: 14651)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
(Xem: 18672)
Mắt mở nửa chừng, hãy dịu dàng cảm nhận từng hơi thở vào và ra. Và cảm nhận rằng toàn thân bạn đang dịu dàng thở.
(Xem: 15951)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
(Xem: 16373)
Danh hiệu Phật Bồ Tát đại từ đại bi vô lượng vô biên biểu trưng trí tuệ của tự tánh vô lượng vô biên, đức năng vô lượng vô biên...
(Xem: 19389)
Cầu vãng sanh tức là cầu “Nhất niệm tương ưng nhất niệm Phật”, tương ứng với đại nguyện của Đức A-Di-Đà Phật để Đức A-Di-Đà Phật độ thoát chúng ta.
(Xem: 19757)
Pháp môn của Phật bình đẳng, đó là Khế Lý. Ứng hợp được với căn cơ của mình, chọn lựa cho đúng, hành cho đúng theo khả năng của mình là Khế Cơ, chúng ta được thành tựu.
(Xem: 19917)
Để cho người bệnh có được một cái vốn căn bản, thì đầu tiên chúng ta nên cố gắng hướng dẫn cho người hộ niệm cái vốn căn bản vững vàng trước.
(Xem: 18625)
Quyết chí tử hạ thủ công phu, lấy bốn chữ A-di-đà Phật hay sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật làm bổn mạng của mình, ngày đêm dõng mãnh Lão thật niệm Phật, không mỏi mệt...
(Xem: 29863)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(Xem: 14593)
Tôi thấy thầy trao cho Út Huy gói quà, thằng nhóc vừa đưa tay nhận lấy, thầy lại móc túi áo lấy ra một chai dầu nóng dúi vào tay nó. Xong, thầy xoa đầu nó âu yếm...
(Xem: 17776)
“Lời Cầu nguyện Đức Kim Cương Trì” là tập hợp hai bài giảng riêng biệt của ngài Tai Situpa. - Người dịch: Nguyên Toàn - Hiệu đính: Thanh Liên.
(Xem: 32458)
Tịnh độ giáo là một tông phái thuộc Phật giáo Đại thừa, tín ngưỡng về sự hiện hữu của chư Phật và tịnh độ của các Ngài; hiện tại nương nhờ lòng từ bi nhiếp thụ của Phật-đà...
(Xem: 15281)
Quán các pháp chẳng thường chẳng đoạn, cũng chẳng phải có, chẳng phải không, chỗ tâm hành diệt, ngôn thuyết cũng bặt dứt. Đó gọi là quán sâu xa thanh tịnh.
(Xem: 17326)
Quyển "Thiền tông quyết nghi tập" này do thiền sư Đoạn Vân Trí Triệt soạn vào đời Nguyên, được ấn hành vào niên hiệu Khang Hi thứ 6 (1667) đời Thanh...
(Xem: 29784)
Những lời khuyên dạy trong những trang sau đây đều căn cứ trên kinh nghiệm thực hành của Ngài Thiền Sư Ashin Tejaniya.
(Xem: 31567)
Qua quyển sách mỏng này, Susan đã chia sẻ rất chân thật các tâm trạng mà bà phải trải qua trong tuổi già...
(Xem: 64735)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 32837)
Đức Phật dạy chúng ta hãy vất bỏ mọi thái cực. Đó là con đường thực hành chân chính, dẫn đến nơi thoát khỏi sanh tử. Không có khoái lạc và đau khổ trên đường này...
(Xem: 20258)
Niệm Phật đúng pháp là tâm tiếng hiệp khắn nhau. Tiếng ở đâu thì tâm ở đó, tâm ở đâu thì tiếng ở đó.
(Xem: 18545)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trìlòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứuthực hành giáo pháp.
(Xem: 30842)
Từng Bước Nở Hoa Sen - Chén trà trong hai tay, Chánh niệm nâng tròn đầy, Thân và tâm an trú, Bây giờ ở đây... Thích Nhất Hạnh
(Xem: 19941)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởngtrí thông minh của đệ tử nhận nó.
(Xem: 45935)
Thái độ nói ôn hòa điềm đạm sẽ làm tăng thêm uy tín cho người nói, gây dựng được một thiện cảm để người ta muốn nghe. Cuối cùng cái cốt lõiý thức của ta qua lời nói...
(Xem: 32617)
Khi bạn duy trì được chánh niệm trong mọi lúc, tâm bạn sẽ luôn luôn mạnh mẽ và đầy sức sống, rất trong sángan lạc. Bạn cảm thấy nội tâm mình vô cùng thanh tịnh và cao thượng.
(Xem: 39376)
Đa Văn từ lâu được nổi tiếng là nghe nhiều, nhớ giỏi. Hôm kia, chẳng biết suy nghĩ được điều gì mà chú hăm hở chạy vào gặp nhà sư, lễ phép và khách sáo nói...
(Xem: 40484)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệmý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
(Xem: 50168)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 19114)
Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”...
(Xem: 18581)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
(Xem: 20712)
Việc chúng ta được sinh ra làm người mang lại cho ta cơ hội và thuận lợi để thực hành Pháp và cho ta con đường dẫn tới truyền thống bao lasâu xa của Phật Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant