Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

05. Nhất Biến

20 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 8964)
05. Nhất Biến

Những bản văn căn bản của
PHẬT GIÁO TỊNH ĐỘ (A Di Đà) NHẬT BẢN

Nguyên tác Đức Ngữ: Christian Steineck

HT Thích Như Điển: dịch từ bản tiếng Đức ra tiếng Việt
so sánh với tiếng Nhật

III. Những bản văn dịch (từ tiếng Nhật sang tiếng Đức)

5. Nhất Biến

(dịch từ tiếng Đức có đối chiếu bản tiếng Nhật)

Những lá thư và lời dạy cuối cùng (Trích từ phần đầu của Nhất Biến Thánh Nhơn Ngữ Lục)

5.1 Trả lời về câu hỏi của người em gái tướng quân Saiong

Em gái tướng quân Saiong (mất năm 1318) vào triều đại Konkubine. Bà là thứ phi đứng hàng thứ 3 của Thiên Hoàng Kameyama (1248-1304). Năm 1283 Bà trở thành Ni cô và tên đạo của bà là Ichi Amidabutsu.

Dĩ nhiên đây là cơ hội đã đến sau những kinh nghiệm của chúng ta về sự vô thường, về sự sinh và tử nơi thể xác của chúng ta và đã một lần tham dự trực tiếp buổi lễ cầu nguyện với đức Phật A Di Đà, chúng ta chẳng còn là chính chúng ta nữa. Bởi vì tâm của ta đã là tâm của Phật A Di Đà và hành động của thân thể chúng ta là hành động thân thể của đức A Di Đà và ngay cả lời nói cũng là lời nói của Ngài, như vậy thì cuộc sống nầy khi chúng ta sống cũng là đời sống của đức Phật A Di Đà. Nếu chúng ta thọ nhận nơi lời thệ nguyện, thì chúng ta sẽ vượt qua khỏi tình thương cao cả ấy, ngay cả thập ácngũ nghịch trong quá khứ như chúng đương là, với một hay mười niệm tiêu trừ trong hiện tại; thì chúng ta nhận biết rằng sự vượt ra khỏi 3 cõi và sáu đường chẳng cần lý do, mà điều ấy làm cho chúng ta khổ, tốt và xấu luôn hiện hữu. Chúng ta chắc chắn rằng cuối cùng chỉ có thể giữ lại được câu Nam Mô A Di Đà Phật qua ánh sáng trí tuệ của đức Phật rọi soi cũng như sẽ mang đến chúng ta niệm danh hiệu Ngài cho đến khi nào ngừng thở và đời sống nầy kết thúc.

Nghĩa là sự nhớ nghĩ chân chánh cho đến khi chết, để được vãng sanh về Tịnh Độ “Nam Mô A Di Đà Phật”.

5.2 Trả lời câu hỏi cho vị quan của đức vua trước và vị tu sĩ Tsuchimikado

(mất năm 1286, năm 1270 trở thành người xuất gia và là bạn thân của Ippen). Những gì là ra khỏi vòng luân hồi.

Việc niệm Phật qua tha lực là một việc làm bất khả tư nghì. Lời thệ nguyện của đức Phật A Di Đà đã vượt lên trên tất cả thế giới, là con đường trực tiếp giải thoát tất cả chúng sanh. Điều nầy chứa đựng sâu xa nơi trí tuệ của chư Phật. Để ít ra tâm thức có thể dùng một trong ba thừa, với trí tuệ bên trên được báo hiệu! nếu chúng ta không qua những lời dạy khác nhau, như con đường đạt được, giữ lại, dễ dàng chỉ gióng lên qua cửa miệng danh hiệu của lời thệ nguyện và chẳng có ý nghĩa khác như việc niệm danh hiệu, thì chúng ta sẽ gặp chữ, “không nghi ngờ, không tư duy về sức mạnh của lời thệ nguyện và biết rằng đạt được việc tái sanh”. Chánh niệm trong giờ phút lâm chung khi niệm Phật, trong lúc ý thức không còn. Thế là chúng ta sẽ đến được trước đức Phật thọ ký và sẽ sinh về thế giới Tịnh Độ. Đây chính là việc niệm Phật vãng sanh. Nam Mô A Di Đà Phật.

5.3 Trả lời cho Tướng quân Tonoben khi được hỏi về việc niệm Phật mà tôi được an lạc.

Về việc niệm Phật vãng sanh, chúng ta những con người có cả hằng tá tội lỗi chẳng đếm được trong cuộc sống gồm thập ác, ngũ nghịch và bốn trọng tội. Những điều nầy đã làm cho sai sự thật, giữ lại lòng tham trong cuộc sống sai quấy, phá giớità kiến. Do vậy chúng ta phải tái sanh trong luân hồi, ở tương lai không dừng nghỉ. Rồi chết đi cũng như hiện hữu trong sáu đường, sẽ sinh vào bốn cách sanh và chịu khổ trong hai mươi lăm cõi. Tuy là vậy nhưng với lòng từ của Ngài Pháp Tạng trong năm kiếp trước đã thành tựu trí tuệ, đã biết qua danh hiệu Ngài mà nhận ra rằng sẽ vượt qua khỏi vòng chúng sanh ấy và vượt qua khỏi lời thệ nguyện. Ngài đã thành Phật trước đây mười kiếp và đây chính là hạnh nguyện của Ngài để hướng dẫn chúng sanh được vãng sanh với câu Phật hiệu: Nam Mô A Di Đà Phật. Bởi vì trạng huống giác ngộ được chiếu rọi qua tên của đức Phật A Di Đà, con người cần phải từ bỏ thế giới khổ đau tục lụy nầy để được sanh về Tịnh Độ chẳng kể là tin hay không tin; sạch hay dơ; tội hay chẳng tội nơi chúng sanh. Họ chỉ hoan hỷ khi họ có thể cảm nhận được sự mầu nhiệm của danh hiệu nầy khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Khi hơi thở hết rồi và thân mệnh chấm dứt thì sẽ được Ngài hiện ra để thọ ký, dấu hiệu ấy với chúng sanh kia là có thể đạt được sự sống, chết đây chính là việc niệm Phật vãng sanh.

Nam mô A Di Đà Phật

Ngày mùng 1 tháng 9 từ Ippen gởi cho tướng quân Ben

 

5.4 Lời dạy được viết cho một tướng quân về vấn đề tái sanh.

Bởi vì chúng taduyên nghiệp nối kết trong thế giới nầy qua việc sanh lại lần tới, Ngài chẳng nên chối từ việc sanh ở Tịnh Độ. Ngoài danh hiệu chẳng còn giáo lý nào hay hạnh nguyện nào cả. Ngoài danh hiệu chẳng có sự tái sanh. Tất cả chúng sanh đều là kết quả trong ý nghĩa danh hiệu kia. Nghĩa là sự suy nghĩ về việc tắt hơi thở, qua câu Nam Mô A Di Đà Phật chiếu dọi, thì chúng ta sẽ rõ biết giống nhau về một chúng sanh chân thật của sự sống và sự chết. Việc “chánh niệm trong khi chết” là đó vậy. Đây cũng chính là sự suy nghĩ trước đây mười kiếp về sự giác ngộ chân thật. Nam Mô A Di Đà Phật.

Ngày 9 tháng 3 Ippen

 

5.5 Trả lời cho vị Tăng sĩ Kogan, viết để trả lời về việc niệm Phật mà tâm được an lạc.

Tôi đã nhận được sự yêu cầu của Ngài để giải thích về việc đo lường bên trong khi thực hành niệm Phật, chẳng thể nói gì khác hơn về câu niệm Nam Mô A Di Đà Phật về việc trải nghiệm của tâm thức cũng như sự an lạc của nội tâm cả. Trên tất cả những lời dạy mà những bậc trí tuệ được nói đến chỉ là những điều sai lầm khác nhau khi tường thuật về những bài giảng trước. Do vậy những ai thực hành niệm Phật thì nên từ bỏ việc nầy và đơn giản chỉ niệm Phật mà thôi, trong soạn tập sau (Senkusho) của Ngài Saigyo (1118-1190) nói về việc có người đến thánh nhơn Kuya và hỏi Ngài rằng: Ngài niệm Phật như thế nào? Ngài đã chẳng trả lời ngoài câu nói: “Hãy buông bỏ đi” và đã chẳng dạy gì thêm nữa cả. Đây chính thật là một lời dạy bằng vàng. Ai thực hành việc niệm Phật người ấy sẽ từ bỏ cả trí tuệ lớn lẫn sự ngu si và ngay cả tốt hay xấu trong thế giới hữu hạn nầy. Phân biệt tốt, bề mặt, cao hoặc thấp đều vượt khỏi. Đồng thời cái quả nơi địa ngục hãy bỏ đi, giống như đến được Tịnh Độ và cũng sẽ giác ngộ qua mọi tông phái. Ngay như việc niệm Phậtvượt qua khỏi mọi vật thì sẽ tương đương với tất cả thế giới qua lời thệ nguyện của đức Phật A Di Đà. Khi người ta niệm với giọng tha thiết thì chẳng còn Phật và ta, và cũng chẳng còn những phần khác nữa. Tịnh Độ là tất cả những thế giới giới hạn của tốt và xấu, ngoài ra điều nầy chẳng có gì để lo sợ cả. Chẳng có cái gì tồn tại trong thế giới nầy như: núi, sông, cỏ, cây cho đến sóng của một làn gió, là chẳng phải niệm Phật; chẳng phải chỉ thế giới của loài người mới được bao trùm qua lời nguyện ấy. Nếu các Ngài trong lời nói còn sót lại nầy được chiếu rọi mà một người già chẳng rõ, chẳng hiểu thì hãy để cho chẳng hiểu, hãy để cho người ấy chẳng biết đó đi, các anh chẳng cần suy nghĩ gì cả, hãy giao phó cho lời nguyện và hãy niệm Phật. Bất kể việc niệm Phật bây giờ với sự an nhiên hoặc chẳng tự tại nơi tâm đi nữa thì việc nầy cũng không ra ngòai thế giới bổn nguyện của tha lực. Chẳng có việc gì thiếu sót nơi lời thệ nguyện của đức Phật A Di Đà hoặc giả có thể hơn như thế nữa. Ngoài ra người ta còn cần phải chuẩn bị cho tâm thức một điều gì đặc biệt nữa chăng?

Người ta hãy trở lại vị trí của người vô minh và hãy niệm Phật. Nam Mô A Di Đà Phật.

Ippen gởi cho Tu sĩ Kogan

 

5.6 Trả lời cho Thánh Nhơn Shinnen ở Yokawa trên núi Tỉ Duệ thuộc Kyoto

Với con người, chúng ta đang sống ở thế giới nầy, nối kết với nhiều tình bạn trong những đời trước. Thật là một niềm vui được cùng nhau quy y với Đức A Di Đà; việc suy nghĩ và chấp vào bản ngãtương ưng với vòng sanh tử. Sự giác ngộ là một tâm thức, tâm ấy có cách xa với tất cả mọi tư tưởng. Sinh và tử điều nầy thật sự chẳng có gì cả, qua sự cố gắng của kiến thức, người ta chẳng thể làm gì được. Sự giác ngộ cũng chẳng phải qua sự thực tập mà được. Đồng thời ai chẳng học thì càng lầm lớn và ai chẳng thực tập thì thường phải tái sanh. Chúng ta phải thực tập, trong đó chúng ta phải dụng công từ bỏ thân thể nầy và trong đó chúng ta phải làm chủ hoàn toàn tâm thức nầy. Sự thật nầy là tông phái của con đường giác ngộ và thống nhất với Tịnh Độ và ngay cả những danh từ có khác đi. Trong kinh Pháp Hoa dạy rằng: Chúng ta chẳng thích đời sống trong sự khổ đau nầy, mà đánh giá con đường cao cả ấy.” Trong khi đó Kinh Thiền Định nói: “hãy buông xả thân của các ngươi và sinh vào với sự hiểu biết trọn vẹn. Kết quả sẽ tự nhiên đến, trên con đường Thánh ấy, cũng thực tập tự lực và phải từ bỏ thân thể trong cuộc sống nầy để đến con đường giác ngộ”. Nơi ấy những tín đồ của Tịnh Độ Tông dựa vào tha lực, tin tưởng rằng cuộc sống khổ đau nầy sẽ được trở thành Phật sau khi chấm dứt tâm thức của Phật Tánh. Vì vậy, con người với thói quen như chúng ta ngoài ra còn cần thực hiện đầy đủ việc niệm danh hiệu để được thành tựu, chẳng còn con đường nào khác để được giải thoát cả. Trong Kinh A Di Đà nói rằng: “Kẻ nào niệm Phật sẽ được hộ niệm bởi tất cả chư Phật trong sáu phương và chẳng còn nghi ngờ, và kẻ kia được chắc chắn sanh về Tịnh Độ. Ngoài sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật ra, chúng ta chẳng còn thân thểtâm thức, tên ấy được truyền đến tất cả chúng sanh với chỉ là một”. Ngoài ra: mây lành và hoa trời là dấu hiệu của việc niệm danh hiệu chẳng thể nắm bắt được, với thể thức hiểu biết theo thói quen có thể rõ được chăng? Chúng ta phải tận lực suy nghĩ để hiểu được những hoa nầy và theo như lời khuyên của Ngài, tôi đã kết duyên, đã tụng kinh A Di Đà một trăm biến. Thành kính. Nam Mô A Di Đà Phật.

Ngày 22 tháng 4.

Từ Ippen gởi cho Thánh nhân Shinnen.

 

5.7 Lời dạy viết cho người hỏi về sự thật sau cánh cửa về việc niệm Phật

Niệm Phật vãng sanh có nghĩa là: việc niệm Phật như là việc chắc thật của việc sanh về Tịnh Độ. Chữ “Nam Mô” có nghĩa là “sự tin tưởng nơi tâm”, A Di Đà Phậtviệc làm mà trong việc ấy tạo ra sự tin tưởng. Điều ấy là sự nhớ nghĩ, trong ấy tâm thức và sự thực hiện thay đổi tương ứng với nhau về sự tái sanh. Ai mà sau khi niệm Nam Mô A Di Đà Phật chẳng còn tốt hay xấu nơi tâm, được hay không, chẳng còn theo sau sự nhớ nghĩ, lệ thuộc vào cái gì đó thì kẻ niệm kia là dấu hiệu cho thấy nắm vững nơi niềm tin. Ngoài việc niệm hồng danh, trong khoảnh khắc ấy chẳng thấy có “sự chết”. Người ta chỉ thuần niệm Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô A Di Đà Phật để chờ phút lâm chung.

5.8 Lời dạy viết trả lời những người hỏi về cánh cửa của sự thật.

Mùa xuân đi thì mùa thu đến, trên con đường buông xả của sự giải thoát thật là khó. Cũng như vậy, nếu chúng ta trải qua mùa hoa rụng và trăng tròn, giống như dễ bị trói buộc chúng ta vào vòng luân hồi. Trên đống núi tội lỗi luôn luôn tiếp tục lăn tròn đám mây tham ái và ánh sáng của đức Phật chẳng dọi vào mắt được. Trên biển tái sanh ấy gió lay động những gì không thật tướng và chẳng một lần lay động mặt trăngthực thể. Sự tiếp nhận của sự sống nối kết với sự khổ đau, khi chúng ta trở về sự chết thì con đường nầy sẽ từ điểm tối nầy đi vào điểm tối khác.

Trong lục đạo chẳng có nơi nào mà chẳng làm cho chúng ta lầm lỗi và 4 cánh cửa của chúng sanh chẳng có mái che, dưới đó chúng ta chẳng có nơi để trở về. Chúng ta nên thay vì gọi cái nầy là vòng luân lưu của một giấc mộng hay là sự chân thật? Chúng ta nên gọi nó như vậy, rồi nó sẽ bay lên như một đám mây và nhả khói ra. Chẳng một người nào có thể giữ lại bóng mây ấy trên khoảng không vô tận. Chúng ta nên nói rằng đó chẳng phải là những cảm giác khổ đau vẫn còn ở nơi chúng ta, khi mà chúng ta chia tay với một người thân, sẽ cắt đứt nội tâm của chúng tatâm thức ấy sẽ mang đến sự đỗ vỡ. Mặc dầu chúng ta, là một nhóm với tình bạn hữu thân thiện, lúc ngọn lửa đốt cháy tử thi, nung đỏ sắt nơi địa ngục thì băng đá của địa ngục “hoa sen đỏ” và “hoa sen đỏ lớn” ấy sẽ không tan ra. Dưới làn da mịn bị đốt cháy hai mắt ràn rụa nước mắt khổ đau, thế nhưng ngọn lửa của địa ngục “đốt cháy mạnh” và “đốt cháy thật mạnh chẳng thể dừng nghỉ”. Kêu cứu, cũng vô ích đau buồn, con người như chúng ta cũng quẩn quanh. Thay vì chúng ta từ bỏ làng xóm thành ấp trong 3 thời, ra đi đến thành phố chính của cửu phẩm liên hoa. Ra khỏi là điều khó, từ thung lũng của thành nầy để vượt khỏi sa mạc của khổ đau. Thế giới của sự giải thoát chẳng cầm giữ thế giới thường tình. Nếu một lần chúng ta qua lời thệ nguyện có thể gặp nhau thành nhân duyên nơi cõi giải thoátchúng ta lại chẳng vội vã cố gắng thay đổi cuộc đời. Vậy chúng ta còn đợi chờ gì nữa? Việc niệm Phật tha lực là một sự thực hành chẳng thể nghĩ bàn. Bổn nguyện ấy đã vượt lên khỏi thế giới, là con đường cần thiết để giải thoát cho tất cả con người thường tình nầy. Hãy quên đi thân thể nầy trong niềm tin của các bạn. Hãy để lại tiếng nói của các bạn và hãy để tiếng Niệm Phật lại. Nam mô A Di Đà Phật.

5.9 Lời dạy được viết trả lời người học trò bị bịnh nhẹ.

Sống và chết khởi nguyên từ thể thức của một tâm thức hiện thời của sự nối kết giữa đàn ông và đàn bà và sự lặn hụp trong 3 cõi mang chiếc xe cảm nhận sai trái của sự tham luyến tánh dục trói buộc. Nếu hình thức của đàn ông và đàn bà được giải thểthế giới trói buộc tự thể chẳng còn thì sự chấm dứt sanh tử, căn bản của không ấy sẽ thể nhập vào và cảm giác sai trái có thể chấm dứt ở đây. Bông hoa thì tuyệt diệumặt trăng thì sáng rỡ, cả hai thường là nguyên nhân của vòng xoay tiếp tục của thế giới. Ngay cả sự nhớ nghĩ đến Phật và kinh điển cũng có thể dẫn đến những ngọn lửa của địa ngục, chỉ có căn nguyên là một tâm thức chẳng ra khỏi chính tự ngã của mình. Kết quả của vô ngã là sự nối kết giữa sự thật với thế giới của chúng sanh. Ngay như một tâm thức trải qua 3000 thế giới là một sự thật và là một loại hình chẳng dấy động. Tuy vậy con người đánh mất đi sự tham vọng của tự ngã tự nhiên, nắm bắt điều mong mỏi cách ly, sai quấy trong sự trống rỗng của sanh tử và kéo đến sự giác ngộ tưởng tượng. Như vậy con người theo thói quen giới hạn nên tin tưởng vào ý muốn từ bỏ thế giới tối tăm tội lỗi nầy để đến được cõi Tịnh Độ và vui mừng khi ra khỏi hơi thở vào lúc cuối đời. Để đợi chờ hình bóng tiếp dẫn của các vị Thánh, các con nên niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà, rồi các con sẽ vượt lên khỏi sự sống chết với kinh nghiệm của những chúng sanh chân thật ở bên kia bờ sống chết ấy.

Nam Mô A Di Đà.

Năm thứ 7 của Koan (1284) ngày 29 tháng 5 Ippen.

 

5.10 Cuối cùng để lại lời dạy sau rốt (chép lại bởi người đệ tử, Shokai)

Với thế giới ngũ uẩn được cấu tạo bởi năm loại nầy chẳng có bệnh tật, mà bệnh ấy trói buộc vào cuộc sống của chúng ta. Trong tứ đại ấy chẳng có sự khổ, là nguyên nhân tạo ra khổ đau cho chúng ta. Thế nhưng chúng ta quay lưng với tư tưởng tự tánh căn bản. Trong đó chúng ta đang trú nơi ngũ dục và uống tam độc, chúng ta ra khỏi sự khổ đau của ba con đường thường tình ấy. Đây chính là nguyên tắc mà chính chúng ta gặt hái được kết quả do những hành động của chúng ta. Ngoài ra chúng ta còn đánh thức tâm thức của sự suy nghĩ, chẳng phải gì cả, chẳng phải một lần trong tình thương của tất cả chư Phật trong ba đời cứu vớt chúng ta. Nam Mô A Di Đà Phật.

(Dịch xong phần trên ngày 5 tháng 5 năm 2011 tại chùa Hải Đức Jacksonville, Tiểu bang Florida, Hoa Kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6189)
Phật dạy rằng tất cả nhân quả thiện ác trên thế gian như bóng theo hình, không sai chạy tơ hào. Song, những kẻ không tin tưởng luật nhân quả thì cho đó là lời rỗng tuếch.
(Xem: 7261)
Minh Tâm là một yếu pháp trong hết thảy các pháp và Tịnh Tâm là một yếu hạnh trong hết thảy các hạnh. Nhưng cái yếu pháp Minh Tâm không chi bằng niệm Phật.
(Xem: 6779)
Khi tâm mình nhẹ nhàng, thảnh thơihạnh phúc thì ba nẻo đường đen tốiđịa ngục, ngạ quỷsúc sanh không thể xuất hiện.
(Xem: 6199)
Đã mấy chục năm trôi qua, sinh ra làm người giữa cuộc đời này, cho đến hôm nay, hương linh đã chính thức kết thúc cuộc đời con người,
(Xem: 5687)
Nếu bạn có bạn bè hay người thân đang lâm trọng bệnh hoặc sắp qua đời, tôi biết là không có ai bảo bạn hãy cứ thản nhiên với họ.
(Xem: 4954)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới.
(Xem: 5369)
Hành giả tu học pháp môn Tịnh Độ, tất yếu đầy đủ tư lương Tịnh Độ. Những gì gọi là tư lương?
(Xem: 6677)
Bất cứ một ai khi trì tụng thần chú Đại Bi với tất cả tâm thành, chắc chắn sẽ đạt được tất cả những điều mong cầu, ước nguyện bởi vì oai lực của Thần chú là rộng khắp, vô biên...
(Xem: 5977)
Phật Pháp đến nơi nào thời cũng làm lợi ích cho chúng sanh, làm cho chúng sanh được vui vẻ và được an vui...
(Xem: 12036)
Nguyện con sắp đến lúc lâm chung, Trừ hết tất cả các chướng ngại, Tận mặt thấy Phật A Di Đà, Liền được sanh về cõi Cực lạc.
(Xem: 5760)
Tâm thức chánh niệm hay tán loạn của con người khi lâm chungyếu tố quyết định cho sự vãng sanh Tịnh độ hay đọa lạc về các cảnh giới khổ đau.
(Xem: 7059)
Người Nhật khi nghe đến Shinran Shonin (Thân Loan Thánh Nhân) họ liền hiểu ngay gần như là Giáo Tổ của Tịnh Độ Tông Nhật Bản,
(Xem: 5513)
Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt.
(Xem: 5905)
Do chúng sinh có nhiều bệnh, nên đức Phật mới lập ra nhiều pháp môn, nhưng tất cả giáo lý đều lấy giác ngộ làm đích đến.
(Xem: 4926)
Tu học pháp môn niệm Phật là có thể mang nghiệp vãng sanh, nhưng chúng ta cũng tận lực, hy vọng có thể mang đi ít một chút.
(Xem: 4470)
Chúng ta học được từ nơi Phật Bồ Tát là ở ngay trong cuộc sống thường ngày, nhất định phải dùng tâm chân thành, chân thì không giả, thành thì không hư vọng...
(Xem: 8256)
Thiền (hay Thiền–na) là âm của tiếng Phạn "Dhyana", là pháp môn "trực chỉ Chơn tâm, kiến tánh thành Phật".
(Xem: 6552)
Một câu A Di Đà Phật làm cho chúng ta tỉnh lại. Sau khi tỉnh rồi mới biết được chính mình vốn dĩ là A Di Đà Phật, chính mình vốn dĩ là Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 7427)
Tất cả chúng ta đang sống trong Ánh sáng Vô lượng (Vô lượng Quang) và Đời sống Vô lượng (Vô lượng Thọ), trong bổn nguyện của Phật A Di Đà,
(Xem: 5837)
Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là giáo dục. Giáo dục Phật giáo cứu cánh viên mãn, giúp chúng ta phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui.
(Xem: 5500)
Ở Trung Hoa, kinh Quán Vô Lượng Thọ đóng một vai trò quan yếu trong giai đoạn đầu tiên của sự truyền bá Tịnh độ tông hơn bất kỳ kinh văn nào khác của tông nầy.
(Xem: 6438)
Niệm Phật là một trong những pháp môn tu hành rất căn bản được Đức Thế Tôn chỉ dạy rất rõ ràng, hiện còn lưu lại trong các bản kinh cổ nhất,
(Xem: 6771)
Tịnh Độphương cách thích hợp nhất để đạt thành tựu trong một kiếp, và là cách tốt nhất để cứu độ chúng sinh.
(Xem: 7573)
Gặp được Phật pháp rất khó! Trên đời này không có pháp nào thoát ly sanh tử, chỉ có giáo pháp của Phật mới ra khỏi sinh tử luân hồi.
(Xem: 4901)
Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu.
(Xem: 4654)
Học Phật trước tiên phải làm người tốt, xử lý tốt mối quan hệ giữa người với người rồi, tiến thêm một bước, chúng ta phải xử lý tốt mối quan hệ với môi trường tự nhiên.
(Xem: 5281)
Trong bộ kinh này, đức Phật dạy chúng ta phương pháp để cái tâm được thanh tịnh.
(Xem: 12682)
Vô Niệm Viên Thông Yếu Quyết nếu cắt nghĩa chung thì ta có thể nói là bí quyết thoát trần, bí quyết thoát vòng tục lụy, bí quyết giải thoát, bí quyết để chứng thẳng chơn tâm hay bí quyết để đi vào minh tâm kiến tánh.
(Xem: 9745)
Chúng ta tu học Phật pháp, mục tiêu đầu tiên tất nhiên phải thoát ly sinh tử, ra khỏi lục đạo luân hồi.
(Xem: 10501)
xem thường chúng sinh, chính mình luôn có thái độ cống cao ngã mạn khiến cơ hội vãng sinh bất thoái thành Phật.
(Xem: 10371)
Kinh Đại Tập nói rằng: ”Thời đại mạt pháp hàng trăm triệu người tu hành, ít có một người đắc đạo, chỉ nương niệm Phật sẽ qua được biển sinh tử”.
(Xem: 9950)
Phật giáogiáo dục, đích thực là giáo dục chí thiện viên mãn của Thích Ca Mâu Ni Phật đối với chúng sanh trong chín pháp giới.
(Xem: 12044)
Đức Phật dạy chúng ta niệm A Di Đà Phật, chúng ta nghe theo lời dạy của đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật mà niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ.
(Xem: 10185)
Phật giáo Trung Quốc được lần lượt truyền từ Ấn Độ sang đến nay đã hơn hai nghìn năm và được truyền bá rộng rãi đến ngày nay.
(Xem: 10823)
Phật, chính là thực tướng các pháp, chân tướng của tất cả pháp. Nếu bạn trái với chân tướng thì chính là ma,
(Xem: 9943)
Chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 8837)
Phương pháp tiêu trừ nghiệp chướng tốt nhất là đoạn ác tu thiện, tích công bồi đức, một lòng niệm Phật.
(Xem: 9535)
Người niệm Phật tu hành chẳng những được phước rất lớn, mà chính mình cũng được vãng sanh Cực Lạc.
(Xem: 14576)
Yếu chỉ của tam muội trong pháp môn niệm Phật là sự " lắng nghe" chứ không cốt niệm cho nhiều mà tâm chẳng rõ.
(Xem: 8817)
Tại sao công phu niệm Phật của mọi người không được đắc lực? Nguyên nhân là vì không nhìn thấu, không buông xả, và cũng vì chưa hiểu rõ được chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
(Xem: 9132)
Một lòng chuyên niệm không có tâm Bồ Đề, cũng không thể vãng sanh, cho nên phát tâm Bồ Đề cùng một lòng chuyên niệm phải kết hợp lại, thì bạn quyết định được sanh Tịnh Độ.
(Xem: 9373)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đạicon người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh.
(Xem: 8831)
"Cực Lạc Thù Thắng", có nghĩa là người tu về Pháp môn Tịnh độ chuyên lòng niệm Phật A Di Đà, cầu sanh về cõi Cực lạc, được y báo chánh báo trang nghiêm thù thắng.
(Xem: 10567)
Kinh Phật nói: “Tất cả sự khổ vui đều do tâm tạo”. Vậy muốn cải thiện con người, tạo hoàn cảnh tốt, phải tìm sửa đổi từ chỗ phát nguyên....
(Xem: 9250)
Chúng sinh tận hư không khắp pháp giới, chúng ta đều phải độ. Vậy chữ “độ” này có ý nghĩa gì? Nếu dùng ngôn ngữ hiện đại, thì “độ” là quan tâm, yêu quí, dốc lòng dốc sức giúp đỡ.
(Xem: 8395)
Cần chân thật phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thế giới Cực Lạc trong ao bảy báu liền mọc lên một nụ hoa, chính là hoa sen.
(Xem: 9457)
Chúng ta nên tu theo pháp môn niệm Phật, ai có nhân duyên về Tịnh độ trước thì lo chuẩn bị tiếp rước người đến sau. Nếu chí thành theo con đường niệm Phật Di Đà cầu sanh tịnh độ thì dứt khoát sau nầy cả gia đình, ngay cả dòng họ sẽ gặp nhau cả
(Xem: 9029)
Phật phápchân lý của vũ trụ nhân sanh, chân thật thông đạt tường tận rồi thì hoan hỉbố thí, không chút bỏn xẻn. Bố thí càng nhiều vui sướng càng cao,
(Xem: 9617)
Ta được biết là có nhiều cõi Tịnh Độ, nhiều cõi linh thánh của những Đấng Giác ngộchúng ta gọi là chư Phật. Cõi Tịnh Độ của Đức Phật Vô Lượng Quang A Di Đà thì đúng là một nơi độc nhất vô nhị.
(Xem: 9035)
Vãng sanh nhất định phải đầy đủ tín, nguyện, hạnh. Nếu như tín nguyện của bạn không kiên định, không thiết tha, thì Phật hiệu niệm nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không thể vãng sanh.
(Xem: 8405)
Phật cho chúng ta một lợi ích vô cùng lớn vô cùng thù thắng, đó là dạy chúng ta trong một đời này được thành Phật.
(Xem: 8986)
Tâm mình thanh tịnh, tự tại, yên ổn thì đó tức là Tịnh độ. Chư Phật và chư Tổ khai huyền xiển giáo để chúng sanh trong đời này có đường hướng để đi, mà đường hướng nào cuối cùng cũng gặp nhau nơi tự tánh Di Đà, duy tâm Tịnh độ.
(Xem: 9026)
Đức Thích Ca Mâu Ni khai thị pháp môn niệm Phật tức là muốn cho hết thảy chúng sinh thâu nhiếp lục căn, khiến được tịnh niệm tương tục, xưng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”, niệm đến cảnh giới tâm cảnh đều vắng lặng thì Phật tánh sẽ tự hiển hiện.
(Xem: 8787)
Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn thích đáng, khế hợp mọi căn cơ, dễ tu, dễ chứng, chư Phật trong mười phương đã dùng pháp môn này để cứu vớt hết thảy chúng sinh xa rời nẻo khổ, chứng đắc Niết bàn ngay trong một đời.
(Xem: 9412)
Pháp môn niệm Phật còn gọi là pháp môn Tịnh độ, lại được gọi là “Liên Tông”, lại được gọi là “Tịnh Tông”. Lòng từ của Đức Thích Ca Mâu Ni thật là vô hạn, Ngài quán xét căn cơ của chúng sinhcõi Ta bàban cho pháp môn tối thắng này.
(Xem: 9079)
Ái hà ngàn thước sóng xao, Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi! Muốn cho khỏi kiếp luân hồi, Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.
(Xem: 8820)
Pháp môn niệm Phật để cầu sanh về Tịnh độ (Cực lạc), thì phải hiểu biết lịch sử của đức Phật A Di Đà thế nào, và 48 lời nguyện ra sao.
(Xem: 4109)
Ngày nay, nhiều người niệm Phật A Di Đà để cầu vãng sinh Tây phương Cực Lạc. Điều này phù hợp với đại nguyện của đức Phật A Di Đà cứu độ chúng sinh về cõi Tịnh độ của Ngài để tiếp tục tu hành tới ngày thành Phật.
(Xem: 9074)
Kinh Dược Sư Lưu Ly bổn nguyện công đức dạy rằng: “Cứu thả các sinh mạng được tiêu trừ bệnh tật, thoát khỏi các tai nạn.” Người phóng sinh tu phước, cứu giúp muôn loài thoát khỏi khổ ách thì bản thân không gặp các tai nạn.
(Xem: 9924)
Phật pháp dạy mọi người lìa khổ được vui, điều này ai cũng đều biết. Nếu như Phật pháp dạy mọi người lìa vui được khổ thì có lẽ không có ai học.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant