Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Tìm Hiểu Thiền Định Nam Tông

10 Tháng Mười 201000:00(Xem: 7319)
Tìm Hiểu Thiền Định Nam Tông

TÌM HIỂU THIỀN ĐỊNH NAM TÔNG
Nguyễn Hòa

Chào quý đạo hữu,

Tôi thử tìm hiểu về Thiền Định Nam Tông, đặc biệttrạng thái Định, qua một số tài liệukinh điển. Chắc chắn những điều viết ra sẽ rất thiếu sót, nhất là khi bài viết bị hạn chế về nguồn tư liệu, về thời gianviết,hình thức viết, và ngay người viết chỉ đang ở bước tìm hiểụ Cũng có khả năng còn có sự sai lạc nữạ Cho nên nếu được sự góp ý để bổ túc hay sửa lại chỗ không đúng từ những đạo hữu hiểu biết sâu sắc vấn đề, về mặt lý thuyết hay thực hành, thì sẽ đem lại ích lợi nhiều hơn cho ai muốn tìm hiểu, cầu học , và nhất là cho riêng người viết mà ý muốn trước tiên chỉ là để sắp xếp lại những thu thập có khi do tình cờ, không hệ thống, từ nhiều nguồn khác nhaụ

So với Bắc tông , thì Phật giáo Nam Tông gần với Phật giáo Nguyên Thuỷ hơn, nên pháp Thiền Định Nam tông được thấy cũng có chỗ gần với Thiền Định thời Phật tại thế hơn. Theo kinh điển, đức Thế Tôn thoạt tiên học và thành tựu Tứ Thiền với đạo sư Alara, và sau đó học và thành tựu Tứ (Vô Sắc) Định với đạo sư Uddakạ. Nhưng Thiền Phật giáo về sau càng phát triển thêm rất nhiều, nhất là về pháp Quán, trở thành khác với lối Thiền Định của ngoại đạo, tuy là Tứ Thiền Bát Định vẫn còn được giữ gìn, nhất là ở Nam tông. Ngày nay, kinh Niệm Xứ vẫn còn được Nam tông dùng dạy một lối Thiền (Bốn Niệm xứ) hoàn toàn không giống với cách hành Thiền của Bà La Môn giáo .

Thiền Nam tông phân biệt ra hai hình thức hành Thiền, và ngày nay như thuộc về hai “phái Thiền” khác nhau : Thiền Chỉ (Samatha) và Thiền Quán hay Minh Sát (Vipassana). Thiền Chỉ tập giữ tâm ở trạng thái tĩnh, bằng cách chú tâm vào một điểm trong đề mục Thiền, cũng bao gồm cả quán tưởng về các hình dạng nhất định, nhiều màu sắc khác nhau, với mục đích là để đốí trị với các tâm lý dao động, trạo cử, hay những vọng niệm, để làm cho thân tâm được an tịnh, và sau cùng đi vào Định. Đây là Cận hành Định và An Chỉ Định. Khi đạt dược hai loại định này, thì tâm thức hành giả sẽ có được an lạc, vắng lặng, đoạn trừ được phiền nãọ Phương tiện tu tập có thể là nhiếp tâm trên một đốí tượng (hay đề mục) gọi là Kasana, và có thể lần lượt đi vào các tầng thiền thuộc Tứ Thiền Bát định. Nhưng có người ở phái Thiền khác chỉ trích pháp môn này, cho là khi tâm ra khỏi an chỉ định thì an lạc cũng mất, và Định này không sinh ra trí tuệ (Phật giáo).

Thiền Minh Sát dùng Chú Niệm (Sati) theo d i và phân tích một đốí tượng thuộc về sinh hoạt của thân,tâm hay pháp (như thân hành, cảm thọ, thức, đề mục tâm…) để có được chánh niệm, nhận thức được Tam tướng (vô thường, khổ đau, vô ngã) của mọi hiện tương, phát triển tuệ giác, để sau cùng đi đến Trí tuệ PG.

Theo TT Thích Chơn Thiện trong quyển “Tìm vào thực tại ” thì: ” Nếu hành giả lấy Thiền Chỉ làm phương tiện tu tập thì sẽ vào Định nhanh hơn. Tiếp theo nhiếp niệm trên một đối tượng gọi là Kasina từng bước đi vào thanh tịnh tâm, sẽ lần lượt vào Sơ Thiền cho đến Vô Sở Hữu xứ định (không nên vào Phi TưởngPhi Phi Tưởng xứ). Hành giả Thiền Chỉ có thể dừng ở Tứ Sắc Định để hành Thiền Quán Ba pháp Ấn (Tam tướng) , hay Năm thủ uẩn (Ngũ Uẩn) để vào các thánh quả. Hoặc từ Vô Sở Hữu xứ Định mà hành Bốn Vô lượng Tâm để vào Diệt Thọ Tưởng Định. Tại đó, Chánh Trí giải thoát xuất hiện.

Nam Tông, giữa Thiền ChỉThiền Quán (Minh Sát) thật ra chỉ có điểm khác biệt căn bản là :
_ Nếu hành giả hành Thiền Quán ngay từ đầu không chờ vào Cận Định hay Toàn Định, thì gọi là hành Thiền Quán.
_ Nếu chỉ hành Thiền Quán sau khi đạt đã tới Tứ sắc Định, hay Vô sở hữu xứ Định thì gọi là hành Thiền Chỉ. Nếu hành Thiền Quán như là phương tiện tu tập thì hành giả sẽ khá chậm vào Định, có khi rất chậm “

Vì loạt bài này có dụng ý bàn nhiều về Định, nên có lẽ tôi sẽ nói về Thiền Chỉ nhiều hơn, và sẽ bắt đầu từ cách tu tập Kasina , để tiến tới các loại Định ghi theo kinh điển truyền thống.Tuy nhiên, trước hết cũng cần làm r ràng một vài từ ngữ với ý nghĩa theo Thiền Định Nam Tông. Cận hành Định, hay Cận Định, là giai đoạn tâm trở nên tập trung và vắng lặng trong một khoảng thời gian, và sau đó sự tập trung sẽ biến mất. Ngoài ra, còn khi còn phân biệt thêm Nhập Định cũng giống như Cận Định, nhưng sự tập trung tâm kéo dài hơn. An Chỉ Định thường rất vi tế, vững chắc và không thay đổi, sự tập trung tâm duy trì được lâu dàị Trong giai đoạn Nhập định , đôi khi xuất hiên phía trước hành giả một hình ảnh gọi là Nimitta, mà đôi khi tôi sẽ dịch là Tợ Tướng, và có người dịch là Ấn chứng. Đó là những hình ảnh về sự thấy hay nghe của hành giả khi quán tưởng, như hình ảnh, ánh sáng đề mục, hay âm thanh, có khi là những cảm nhận bất thường giống như ma quáị

Các Trạng Thái Định :

Thiền Sư U Silananda có viết về nhiều loại tâm Định khác nhau . Ở thiền Chỉ , có tâm Nhập định Jhana, và trước đó thì có tâm Cận định. Gọi là Cận định vì tâm này sinh khởi rất gần với tâm Nhập định Jhana, và chưa có tâm Cận định thì không thể có tâm Nhập định Hành giả thiền Quán Vipassana lại phát triển loại Định không phải Nhập định mà cũng chẳng phải Cận định, nhưng gần giống như Cận định, đó là Chập định — Kanika samadhi (hay Sát-na định, Định từng “chập”). Tâm Cận định có thể an trụ trên đối tượng, đề mục trong một thời gian khá lâu, giây phút này đến giây phút khác mà không bị dứt đoạn. Chập định cũng vậy, cũng có khả năng giữ những chướng ngại ngoài tâm, cũng có khả năng an trụ trên đối tượng hết giây phút này đến giây phút khác, không dứt đoạn. Chập định không khác gì Cận định, nhưng ta không gọi nó là Cận định vì nó không sinh khởi kế trước tâm Nhập định. (Nghĩa là sau Chập Định khôngtình trạng Nhập Định). Chỗ khác nữa là Cận định an trụ trên “một” đối tượng duy nhất trong khi đó Chập định an trụ trên “những” đối tượng khác nhau trong những lúc khác nhau, nhưng cả hai đều có khả năng an trụ vững yên trên đối tượng như nhaụ

Thiền sư Mahasi Sayadaw (trích từ quyển “Những vị Thiền sư Đương thời”) mô tả vài nét về tình trạng Chập Định hay chuẩn bị để vào tình trạng này, khi hành giả thấy ánh sáng, đôi khi quá rực rỡ, và có được tâm hỷ, lạc, xả, hạnh phúc…, nhưng khuyên hành giả đừng để bị vướng mắc :” Tuệ giác thể nhập vào trong những đề mục bằng sự dễ chịụ Tâm trở nên vững chắc và ngay thẳng, và hành giả mong muốn thoát ly tất cả bất thiện pháp. Nhờ niềm tin mạnh mẽ, cho nên tâm vô cùng sáng suốt. Đôi khi lúc đó không còn đề mục nào để chú niệm cả, thời gian rất lâu, tâm vẫn còn an trụ. Đối với hành giả, lúc đó tâm xả phát sanh liên quan với tuệ giác. Sự an lạc vượt lên trên tất cả những kinh nghiệm cũ của hành giả. Nơi đó sanh lên sự chấp thủ vào thiên nhiên huyền ảo kia đến nỗi hành giả dính mắc vào tuệ giác đó, tuệ giác đó thì liên quan với ánh sáng, chánh niệm và hỉ lạc. Hành giả trải qua tất cả những điều này như là hỉ lạc của thiền định. Hành giả không nên suy niệm đến những điều xảy ra như thế. Như mỗi lần phát sanh, nên chú niệm chúng như vầy: ánh sáng, niềm tin, hỉ lạc, tâm xả, hạnh phúc. Lúc nào có ánh sáng, hành giả nên chú niệm ánh sáng cho đến khi nào nó biến mất.

Tương tự trong những trường hợp khác, những hành động chú niệm cũng phải làm như vậỵ Lúc đầu khi ánh sáng xuất hiện, hành giả thất niệm và thích nhìn thấy ánh sáng. Thậm chí hành giả còn hoan hỉ chú niệm đến ánh sáng nữa là khác, ánh sáng sẽ hòa nhập với những cảm giác hỉ lạc và hạnh phúc, và có lẽ nó còn vương vướng đâu đó. Tuy nhiên về sau hành giả quen với hiện tượng này và sẽtiếp tục chú niệm chúng nhiều hơn cho đến khi nào chúng biến mất. Đôi khi ánh sáng quá rực rỡ đến nỗi hành giả thấy ánh sáng, suy nghĩ khó mà làm nó tiêu tan trong phạm vi chú niệm ánh sáng luôn khị Như thế hành giả không nên chú niệm ánh sáng nữa và xoay qua chú niệm liên tục bất kỳ đề mục nào mà phát sanh trong thân của hành giả. Hành giả không nên suy nghĩ là ánh sáng còn ở đó chăng. Nếu có như vậy, có lẽ hành giả thấy ánh sáng. Nếu như suy nghĩ này phát sanh, hành giả nên phân tán ánh sáng bằng sự chú tâm liên tục đến mỗi sự suy nghĩ đó. Trong nhiều trường hợp, thậm chí không có sở thích như thế đối với bất kỳ đề mục nào nói riêng, thì những đề mục mờ nhạt xuất hiện lần lượt cái nọ sang cái kia giống như toa xe lửạ Thế thì hành giả phải phản ứng lại bằng thị giác đơn thuần là thấy, thấy, và mỗi đề mục đó sẽ biến mất. Khi nào tuệ giác của thiền sinh trở nên yếu kém, thì những đề mục trở nên r hơn. Vậy thì mỗi đề mục phải chú niệm cho đến khi nào hàng loạt đề mục biến mất hoàn toàn.

Hành giả nên nhận biết thực tế rằng ấp ủ một sở thích cho hiện tượng như là ánh sáng và sẽ bị dính mắc vào chúng, đó là một thái độ sai lầm. Sự trả lời đúng đó là tuân theo con đường của tuệ minh sát, là để chú niệm những đề mục này chuyên chú cho đến khi nào chúng diệt. Khi nào hành giả liên tục áp dụng chánh niệm cho thân và tâm, thì tuệ giác của hành giả sẽ phát triển mạnh mẽ. “

Trong Thiền Chỉ, theo thiền sư U Ba Khin (cũng trong ” Những vị Thiền sư đương thời “) những dấu hiệu trong “giai đoạn ánh sáng” như trên rất đáng khuyến khích và nên tiếp tục ( vì là gần với Cận Định ):” Luôn luôn có những giai đoạn cho sự tiến bộ của phương pháp Thiền này khi nó đi đúng hướng, bằng sự xuất hiện của những biểu tượng (tợ tướng) mà người ta thấy được từ hình dáng của của vài vật “màu trắng” ngược lại với bất cứ điều gì có “màu đen”. Lúc ban đầu người ta thấy chúng ở hình dáng của những đám mây, hoặc bông gòn, và đôi lúc những hình dạng màu trắng như là khói, mạng nhện, những bông hoa, đĩa, nhưng khi tập trung sâu sắc hơn, chúng xuất hiện như những tia sáng, hoặc những điểm sáng, như một ngôi sao bé xíu, hoặc mặt trăng, mặt trờị Nếu những giai đoạn này xuất hiện trong Thiền (lẽ dĩ nhiên mắt nhắm lại), sự việc đương nhiên xem như là đúng đó là hành giả đã tập trung được. Sau đó, điều cơ bản là để cho hành giả cố gắng tu tập sau một lúc nghỉ ngơi để tập trung trở lại với “giai đoạn ánh sáng” càng nhanh càng tốt.”

Tuy nhiên, theo pháp Thiền mà thiền sư U Ba khin dạy thì : ” Khi thiền sinh đạt đến mức độ Định nào đó (thường là Định Samadhi)….khoá tu tập này được chuyển qua Thiền Quán “.


KASINA

Thiền Định Nam tông có bốn mười đề mục, hay đốí tượng, quán chiếụ Ở đây , tôi trình bày về 10 đề mục quán chiếu thuộc về Kasina, liên hệ đến các vật có tướng trạng như : đất, nước, gió, lửa, vật màu xanh (lam), vàng,đỏ, trắng, ánh sáng, và không gian. Tám đề mục đầu tiên thuộc về Sắc Định, và hai đề mục sau đưa tới Vô sắc định.

Phương pháp quán chiếu Kasina có ghi chép trong kinh điển Phật giáo, lại dường như là pháp Thiền Định riêng của Phật giáo, và cho tới nay chưa tìm thấy cách tập Thiền tương tựngoại đạo Bà La môn. Kasina có nghĩa là toàn thể, trọn vẹn, ở đây chỉ vật hình tròn, làm bằng đất chẳng hạn, để làm phương tiện nhìn ngắm, quán tưởng , và cũng là cái hình ảnh trong tâm trí (Uggaha-nimitta, tâm ảnh) có được sau khi nhìn lâu vào vật làm đề mục quán tưởng. Sau cùng Kasina cũng chỉ cái Nimitta phát sinh ra từ đó. Nimitta lại cũng có nhiều nghĩa, ở đây hiểu là cái dấu chỉ của tâm được soi sáng sau khi tập quán chiếu thành công. Dấu chỉ này báo trước sắp vào Cận Định, tiếng Pali gọi là “Patibhaga-nimitta”, và tôi dịch là “tợ tướng” (hay tợ ảnh) là hình ảnh tinh tế, nguyên thuần hơn cái tâm ảnh nói ở trên, khởi lên trong tấm gương tâm”như mặt trăng hiện ra khỏi đám mây”, là biểu tượng cho toàn thể tính chất của vật quán tưởng.

KASINA Đất

Hành giả muốn vào Định bằng cách tập Kasina Đất thì trước hết dùng đất sét, màu đỏ nhạt hay có màu ráng trời lúc rạng đông, nắn thành cái dĩa tròn, mặt thật nhẵn mịn nhưda trống, đường kính chừng bốn inch, rồi để trước mặt mà nhìn ngắm, quán tưởng. Giữ mức nhìn đều, mắt không cần mở lâu quá. Cái dĩa phải được nhìn thấy, nhưng không cần thấy r quá, bằng không Nimitta sẽ không khởi lên. Không chú tâm quá, cũng không phóng tâm, nhưng giống như một người nhìn ảnh mình hiện ra trong gương, không để ý đến hình dạng, màu sắc của gương. Nhìn vào cái dĩa đất mà không để ý đến màu sắc hay các tính chất khác của nó, chỉ giữ trong tâm ý niệm hay khái niệm về Đất là chất tạo thành cái dĩạ Không chỉ nghĩ về đất làm ra cái dĩa, mà nghĩ thêm chính mình cũng là đất, nhớ tới thân thể được tạo bằng Địa đạị Hành giả cứ nghĩ tưởng về cái dĩa cho đến khi có được Tợ Tướng, đôi khi với mắt mở ra, đôi khi với mắt nhắm lại, dù việc thực tập này phải diễn ra trong bao nhiêu lần. Khi mắt nhắm mà hình ảnh của cái dĩa vẫn hiện ra trong tâm r ràng như lúc mở mắt, thì dấu chỉ này gọi là Uggaha-nimitta, hay tâm ảnh, đã được phát triển đầy đủ. Khi đã có được điều đó, hành giả không cần tiếp tục ngồi ngắm cái dĩa nữa, mà có thể bỏ đi chỗ khác và ráng giữ được cái ảnh dĩa trong tâm. Nếu thấy tâm ảnh bị mất hay hiện lên không r thì trở lại nhìn ngắm dĩa như trước để có được dấu chỉ tươi mớị Sau cùng sẽ hiện lên Patibhaga-nimitta (Tợ Tướng) tinh tuyền gấp trăm, hay ngàn lần hình ảnh trước, như đã nói ở trên, tợ tướng hiện ra như từ bên trong một tấm gương sạch, hay như vừng trăng ra khỏi đám mâỵ Lúc đó tâm đã hoàn toàn tập trung và hành giả đi vào Upacara-samadhi (trước cận định). Tuy nhiên, trong cách quán tưởng Kasina, Upacara-samadhi trên còn yếụ Phải còn đi vào cận định với tợ tướng duy trì trong một lúc, và rồi tiếp theo vào Định.

Kasina Nước
Dùng chén nước để quán tưởng , hoặc ai đã có kinh nghiệm trước rồi thì nhìn ngắm nước thiên nhiền ở ao, hồ, sông, hay biển, cho đến khi Tợ tướng khởi lên. Những loại Kasina khác không trình bày ở đâỵ (Còn tiếp)


KASINA (tiếp theo)
Xin trình bày thêm về Kasina, với vài bổ túc.

Kasina Đất ( Pathavi-kasina) : khi nhìn ngắm đề mục bằng đất, hành giả niệm ” Đất, đất” (hay Pathavi), và cứ lặp lại như
thế. Tợ tướng có hình tấm gương trong sáng hay mặt trăng.

Kasina Nước ( Apo-kasina) : Người mới tập nhìn ngắm nước trong chậu hay chén, và nước phải tinh khiết như nước mưạ Giữ ý thức về Thủy đại, và niệm trong tâm ” Nước, nước” (hay apo). Nếu tập đúng, lần lượt sẽ có hai Nimitta xuất hiện : tâm ảnh (phản ảnh mặt nước đang nhìn) và tợ tướng có hình cái quạt ngọc hay cái gương nằm trên bầu trờị

Kasina Lửa ( Tejo-kasina) :

Nếu hành giả đã có kinh nghiệm thì Nimitta sẽ xuất hiện khi nhìn ngọn lửa của đèn, lò bếp, hay lửa cháy rừng. Người mới tập thì nhìn lửa từ củi cháy qua một tấm vải có khoét lỗ tròn rộng chừng bốn inch. Cũng niệm “Lửa, lửa” (hay tejo, tejo), nhưng không để ý tới màu sắc hay sức nóng của lửạTợ tướng sẽ xuất hiện như mảnh chăn đỏ, cái quạt hay cây trụ màu vàng kim nằm trên bầu trờị

Kasina màu Xanh Lam ( Nila-kasina)

Nila có nghĩa “blue-green”. Hành giả đã có kinh nghiệm có thể nhìn cánh hoa hay luống hoa màu xanh, hoặc một miếng vải, viên ngọc màu xanh. Người mới tập dùng hoa màu xanh đặt trong rổ hay mâm tròn để tạo thành một vật tròn, dày đăc màu xanh. Có thể dùng mảnh kim khí hay lá xanh (blue), hoặc một cái dĩa sơn xanh có đường kính chừng bốn inch. Khi nhìn ngắm cũng niệm “Xanh, xanh” (hay Nilam, nilam). Tợ tướng sẽ hiện ra như cái quạt làm bằng ngọc xanh.

Kasina Ánh Sáng ( Aloka-kasina)

Hành giả nhìn vệt ánh sáng lọt qua kẽ nứt ở tường vách, ổ khoá, hay từ cửa sổ mở. Người đã có kinh nghiệm về kasina có thể nhìn vệt tròn trên tường hay trên mặt đất của ánh nắng hay ánh trăng lọt qua một lỗ trên vách hay mái nhà. Hay nhìn mảnh sáng tròn in trên đất khi ánh sáng lọt qua vòm lá. Có thể dùng ánh sáng của cây đèn đặt trong chậu đất có khoét lỗ tròn ở đáy hướng về tường để tạo ra một dĩa tròn sáng trên tường. Cũng niệm “ánh sáng, ánh sáng” (hay aloko, aloko). Tợ tướng sẽ hiện ra như một khốí ánh sáng rực rỡ.

Kinh Anguttara Nikaya nói về việc tu tập theo mười Kasina : “Chỉ những ai có được những phẩm hạnh tốt của tín tâm, sự khôn ngoan và quyết tâm tinh tiến mới thực tập thành công pháp quán tưởng nàỵ Thiền Định đến từ phương tiện Kasina sẽ dẫn dắt vào con đường của trí tuệ, để hành giả có thể hoàn thành sự viên mãnhiểu biết toàn vẹn, từ đó sẽ đạt tới sự an lạc của Niết Bàn”


Xin nhắc lại các tầng Thiền Định .

I Tứ Thiền (Jhana) hay Tứ Sắc Định

Có năm yếu tố tâm lý gây trở ngại cho việc vào Định gọi là năm triền cái : trạo cử, hôn trầm, dục, sân và nghị Khi năm thiền chi , Tầm , Tứ, Hỷ, Lạc, Nhất Tâm, Xả, loại trừ được năm triền cái trên thìvào được Định Sơ Thiền. Kinh bộ định nghĩa :

1/ Sơ Thiền : khi lìa bỏ dục và ác pháp hành giả trú trong Sơ Thiền, gồm có cac’h thiền chi Tầm, Tứ, Hỷ, Lạc. Trong trạng thái này “hành giả chan hòa, thấm nhập tràn đầy khắp thân thể một niềm vui lớn “.”. Kinh Bắc tông viết: “Ly sanh hỷ lạc” (đây là ly dục để từ bỏ dục giới vào sắc giới).

2/ Nhị Thiền : Khi hành giả tiếp tục lìa bỏ hai tâm sở Tầm và Tứ thì có được tình trạng yên lặng bên trong và được nhất tâm để có định, và đi vào Nhị Thiền. Lúc này chỉ còn ba thiền chi là Hỷ, Lạc và Nhất Tâm, và cảm thọ nổi bật là Hỷ, cho một trạng thái tâmvui mừng, và cảm thọ lạc, hạnh phúc tràn khắp thân thể.. Kinh Bắc tông viết ” Định sanh hỷ. lạc”.

3/ Tam Thiền: Thiền chi Hỷ chấm dứt, chỉ còn lại lạc và nhất tâm. Toàn thân chan hòa một trạng thái khinh an lạc, niềm vui sâu hơn ở Nhị Thiền. Kinh Bắc tông viết ” Ly hỷ diệu lạc”.

4/ Tứ Thiền : Hành giả lìa bỏ trạng thái Lạc (và cả khổ thọ), còn lại hai thiền chi là Xả và Nhất Tâm. Hành giả thấy thân tâm thanh tịnh, không còn vướng mắc với cảm thọ, không có lạc cũng không khổ thọ, vàở trong trạng thái tâm lý tỉnh giác.

Trong Tứ Sắc Thiền, năm thiền chỉ giảm dần khi hành giả đi qua “tầng” thiền cao hơn, thiền chi Nhất Tâm càng lúc càng mạnh hơn khi đạt tới Tứ Thiền.Trong các Vô sắc Định sau đây, phải rời bỏ hoàn toàn tâm thức ở mỗi tầng thiền để đạt tới tầng thiền kế tiếp.

IỊ Định (Samadhi) hay Vô Sắc Định

1/ Không Vô Biên Xứ : Từ Tứ Thiền, hành giả đã rời bỏ cảm thọ, không nhận thức, suy tư , liền khởi tưởng “không gian là vô biên”, cho đến khi nhuần nhuyễn thì chứng đượcĐịnh Không vô biên xứ.

2/ Thức Vô Biên Xứ: Từ bỏ không gian vô hạn, hành giả khởi tưởng “Thức là vô biên”, khi nhuần nhuyễn chứng được định Thức Vô Biên

3/ Vô Sở Hữu Xứ Định : Từ bỏ định trên, hành giả khởi tưởng ” không có vật gì cả” để chứng định Vô sở hữu xứ.

4/ Phi Tưởng Phi Phi Tưởng : Nếu tới đây, hành giả tác ý ” không có tưởng cũng không phải không có tưởng” thì sau một thời gian sẽ chứng được địn h Phi tưởng Phi phi tưởng.

Theo TT Thích Chơn Thiện thì hành giả không cần vào Phi Tưởng Phi Phi Tưởng, vì ở đó tâm tưởng rất nhỏ nhiệm rất khó hành thiền quán để đoạn tận Tham , và Vô Minh lâu hoặc. Pháp sư Ấn Thuận (Đài Loan) cũng chủ trương bỏ Phi tưởng Phi Phi Tưởng, và cho “Định tâm đã ở mức quá tế vi, không thể dựa vào nó mà tu phát chân Tuệ nữa”.

5/ Diệt Thọ Tưởng Định: Khi chứng nhập Định này thì hơi thở dứt và thọ tưởng cũng dứt. Tất cả lậu hoặc bị tiêu trừ, chánh trí phát khởi, chứng đắc Niết bàn.
Nguyễn Hòa


Một bản kinh Anapanasati Sutta được dịch ra chữ Hán rất sớm do An Thế Cao , thời Hậu Hán (Tam quốc), và đặt tên là An Ban Thủ Ý kinh. Khương Tăng Hội, nhà sư Việt Nam từ Giao Châu qua Đông Ngô của Tôn Quyền thời sau đó có viết lời tựa cho quyển kinh dịch . Bản kinh dịch này ngày nay không còn nữa, chỉ còn lại những lời chú giải in trong Đại Tạng và nội dung đó được gọi là kinh Đại An Ban Thủ Ý. Trong nội dung nhưng lời chú giải có mười sáu pháp quán niệm Hơi thở gần giống với kinh bản tiếng Palị

Khác với những đề mục quán tưởng khác, Anapanasati bao gồm cả hai phương pháp Chỉ Định (Samadhi) và Quán hay Minh sát Vipassana), và được dùng trong hai trường hợp. Trước hết, pháp quán niệm hơi thở này được dùng chung với các pháp tu tập Thiền Định khác như là phương thức cần thiết để có sự an tịnh cho cả thân và tâm. Kế đó, đây là đề mục quán tưởng duy nhất thích hợp cho những ai có nhiều vọng tưởng, vọng tình, khó kiềm chế, khắc phục. Và điều đáng kể nhất là pháp môn Quán Niệm Hơi Thở khi chỉ tập riêng cũng có thể đưa đến Định và đạt được tuệ giác.

Quán Niệm Hơi Thở có mười sáu giai đoạn, chia ra làm bốn phần, mỗi phần có bốn cách tập. Mục đích chung là xây dựng ý thức giác tỉnh , bước khởi đầu thiết yếu đểđạt tới tuệ giác, và bốn giai đoạn quán niệm là bốn lãnh vực giác tỉnh về thân thể, cảm thọ, tâm thức, và đốí tượng của tâm thức.

Thở vào, biết là thở vào, thở ra, biết là thở ra”. “Thở vào dài hay ngắn , thì biết là thở vào dài hay ngắn ; thở ra dài hay ngắn thì biết thở ra dài hay ngắn.”.

Cách tập khởi đầu này liên hệ đến ý thức giác tỉnh về việc thở, giúp hơi thởtâm trí lắng đọng, tĩnh lặng. Hơi thở càng lúc càng nhỏ, nhẹ, ngắn đi trong khi tâm trí cũng yên lắng hơn. Hành giả đặt chú tâm ở đầu mũi, và nhận biết hơi thở vào hay hơi thở ra, ngắn hay dàị Lần lần hơi thở trở nên rất êm nhẹ, có nhịp điệu đều dặn. Khi tâm trở nên yên lặng, thanh tịnh, hơi thở càng nhỏ nhiệm đi, và khi hành giả vào Tứ Sắc thiền thì hơi thở như mất hẳn.Sau đây là những chú giải trích trong luận Visuddhimaggạ

Cách Đếm Hơi Thở
Đếm hơi thở giúp người mới tập đạt được nhất tâm. Lúc bắt đầu tập khi hơi thở vào hay ra, đếm từ một đến năm, rồi sau đếm từ một đến mườị Cũng có cách đếm “một, một ” trong một hơi thở ra hay vào (để vọng tưởng khó len vào). Hoặc đếm thật nhanh từ một đến mười trong một lần thở ra hay thở vào, kể từ lúc hơi thở chạm tới mũị Hướng chú ý là lỗ mũi hay môi trên, nơi hơi thở chạm tới khi ra hay vàọ

Tợ Tướng Hiện Ra dưới Nhiều Dạng

Hành giả quán tưởng bốn cách quán chiếu trên trong một thời gian thì Tợ tướng (Patibhaga-nimitta) xuất hiện , và tiếp theo là các yếu tố của trạng thái Tứ Sắc Định. Thân tâm trở nên an tịnh. Vào lúc đó, thân thể cảm thấy nhẹ nh m như muốn bay lên. Từ lúc hơi thở lắng yên , tâm khởi lên và ghi nhận hơi thở nhỏ nhiệm như là đối tượng quán tưởng. Hơi thở trở thành hết sức mong manh đến nỗi hành giả như không nhận thấy, và tưởng là mình ngừng thở.. Tợ tướng của hơi thở xuất hiện vào lúc hơi thở nhỏ, nhẹ nhất. Anapanasati là đề mục quán tưởng tế vi và khó khăn đối với ai không có trí nhớ tốt và có trực giác nghèo nàn. Do đó nó đòi hỏi phải có ý thức giác tỉnh đầy đủ và sự nhận biết nhanh.

Hành Thiền như thế một thời gian thì tâm ảnh ( Uggala-nimitta) hiện rạ Hình dạng nó thay đổi tùy theo ngườị Với một số người nó có vẻ mềm như mảnh bông gòn, hay làn gió nhẹ mát. Với những người khác nó giống như ngôi sao, viên hồng ngọc hay ngọc trai tròn. Với người kia nó có vẻ cứng như cây gậy mũi nhọn. Có người cảm thấy nó như sợi dây dài, tràng hoa, hay cụm khóị Hay nó giống như mạng nhện, đám mây, hoa sen trắng, bánh xe hay mặt trời, vầng trăng. Theo thủ bản của Yogavacara, thì tâm ảnh này giống như nước có bọt, hay bọt sóng, hoặc giống làn sương khói bay trên lượn sóng lên xuống, hay giống mây trắng trên trờị Còn tợ tướng thì giống như cây quạt ngọc, hay tấm gương thủy tinh treo trên trời, hay là mặt trăng hiện khỏi đám mây, hoặc đàn cò trắng bay ngang qua đám mây đen. Tợ tướng r và tinh tuyền gấp trăm lần tâm ảnh.

Ba Vật thể Khác Nhau

Trong pháp quán niệm này có ba vật thể khác biệt, nhưng không tách rời nhau của cùng một đốí tượng quán chiếu : hơi thở ra , hơi thở vào, và Nimitta của chúng. Ba đốí tượng này cần nhận biết r ràng, phân biệt, thì mới dẫn tới Cân Định hay Định. Khi Nimitta xuất hiện, hành giả phải tập trung hết tâm ý vào nó, không đếm hơi thở nữa, cũng không theo d i hơi thở, chỉ giữ tâm trí trên hình ảnh hiện rạ Khi tăng năng lực quán chiếu, các triền cái sẽ bị tiêu trừ, phiền não của tâm bị chế ngự, ý thức giác tỉnh thành hình, và tâm thức tập trung lúc đó đang ở Cận Định. Khi đó, hành giả không nên để ý đến hình dạng hay màu sắc của hình ảnh (Nimitta), nhưng coi đó như là biểu tượng của Phong Đại trong hơi thở. Rồi từ đó, hành giả có thể đi vào Tứ Thiền.

Nguyễn Hòa


Thiền Minh Sát

Sau đây là vài đoạn trích trong bài viết của ngài Mahasi Saydaw, về trạng thái giống như Cận Định khi hành giả tiến xa trong việc hành Thiền Minh Sát Tuệ” Sau khi thực chứng tam tướng, hành giả không suy niệm lâu nữa, mà tiếp tục chú niệm đề mục thân tâm mà đã liên tục giới thiệu chúng. Như vậy ở thờiđiểm khi ngũ quyền – tín, tấn, niệm, định, tuệ – được quân bình hoàn toàn, chú tâm gia tăng dường như nó trở nên cao tột, và quá trình thân tâm được chú niệm cũng sanh khởi nhiều hơn. Trong lúc thở vào, phồng ở bụng tự nó xuất hiện liên tục nhanh chóng, và xẹp cũng trở nên nhanh chóng hơn một cách tương ứng. Sự liên tục nhanh chóng thì cũng r trong quá trình co và duỗị Những cử động nhẹ nhàng hành giả cảm thấy truyền khắp châu thân.Trong nhiều trường hợp, cảm giác kim châm và ngứa ngái xuất hiện liên tục nhanh chóng. Nói chung, đây là những cảm giác khó chịu mà phải cưu mang. Nếu hành giả cố chú niệm chúng bằng lợi thì có lẽ không thể tiến bộ bằng những kinh nghiệm thay đổi liên tục đó. Ở đây chú niệm phải tu tập bằng nhiều hình thức, nhưng có chánh niệm. Trong giai đoạn này hành giả không cần phải chú niệm đề mục tỉ mỉ sanh khởi nhanh chóng, mà phải chú niệm chúng chung chung. Nếu hành giả muốn đặt tên chúng thì tên tập hợp sẽ được đầy đủ hơn. Tiến trình thân tâm nhiều lúc còn nhanh hơn cái nháy mắt hoặc là tia chớp. Tuy nhiên, nếu đơn thuần tiếp tục chú niệm những tiến trình này, thì hành giả có thể nhận biết đầy đủ thân tâm khi chúng xảy rạ Chánh niệm trở nên mạnh mẽ. Do quả đó, chánh niệm dường như thể bám sát vào đề mục mà nó phát sinh. Đề mục dường như cũng rực sáng với tâm chánh niệm. Hành giả nhận thức thấu đáo mỗi đề mục r ràng và tỉ mỉ hơn.

Lại nữa, kết quả của tuệ quán, là một ánh sáng chói lọi sẽ xuất hiện đến hành giả. Lúc đó hành giả cũng phát sanh hỷ lạc, hiện tuong hỷ lạc là “da sởn gai ốc, nước mắt chảy xuống, rung rinh chân tay”. Hỷ lạc mang lại cho hành giả mt niềm vui và một sự hồi hộp lạ kỳ. Hành giả cảm thấy dường như đang đu đưạ Thậm chí còn hỏi lại mình không biết có bị choáng váng hay không. Vậy thì, nơi đó tâm an tịnh phát sinh và song song với tâm an tịnh thì lại xuất hiện tâm khinh an… lúc đi, đứng, nằm, ngồi, hành giả hoàn toàn cảm thấy dễ chịụ Cả hai thân tâm đều khinh an trong tư thế nhẹ nhàng, dễ chịu có thể chú tâm vào bất kỳ đề mục nào để lòng tham không còn gia tăng nữạ Hành giả đã khai thông được sự cứng rắn, nóng nảy, hay đau nhức. Tuệ giác thể nhập vào trong những đề mục bằng sự dễ chịụ Tâm trở nên vững chắc và ngay thẳng, và hành giả mong muốn thoát ly tất cả bất thiện pháp. Nhờ niềm tin mạnh mẽ, cho nên tâm vô cùng sáng suốt. Đôi khi lúc đó không còn đề mục nào để chú niệm cả, thời gian rất lâu, tâm vẫn còn an trụ, hành giả có thể khởi lên sự suy nghĩ như thế này: “Thật vậy, đức Phật là một bậc hoàn toàn giác ng. Chính xác hơn, tiến trình thân và tâm đều là vo thường, khổ não, vô ngã”. Trong khi chú niệm đề mục thiền, hành giả thực chứng được tam tướng đó. Hành giả muốn khuyên những người khác tu tập thiền quán, thì mình phải tự dứt bỏ sự lười biếng và hôn trầm; tinh tấn của hãnh giả không có xao lãng mà cũng không có căng thẳng quá. Đối với hành giả, lúc đó tâm xả phát sanh liên quan với tuệ giác. Sự an lạc vượt lên trên tất cả những kinh nghiệm cũ của hành giả. Đo đó hành giả muốn chia sẻ những kinh nghiệm và những cảm xúc của mình cho những người khác. Nơi đó sanh lên sự chấp thủ vào thiên nhiên huyền ảo kia đến nỗi hành giả dính mắc vào tuệ giác đó, tuệ giác đó thì lien với ánh sáng, chánh niệm và hỉ lạc. Hành giả trải qua tất cả những điều này như là hỉ lạc của thiền định.”

Điều đáng ghi nhận ở đây là các trạng thái hỷ, lạc, và phát ra ánh sáng. Trong sách Visuddhi magga có ghi khi hành giả hành Thiền Vipassana đạt được tuệ giác cao, thì cũng có được các trạng thái như : phát ra ánh sáng, trí tuệ, hỉ, an tịnh, lạc, kiên định, hưng phấn, ý thức giác tỉnh, tâm quân bình (xả) , và dục (ham muốn tăng thêm trí tuệ). Về phát ánh sáng, thì giống như hào quang, phát ra từ thân thể do ánh sáng của tuệ giác có được bên trong. Hành giả cũng đạt được ba trạng thái Định, trong đó có Không Tam Muội (Sunnata-samadhi) khi tâm hiểu biết được tánh Không của Ngã.

Nguyễn Hòa

(http://www.old. thuvienhoasen.org/Diễn đàn Phật pháp)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant