Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

Phần Một: Những Sơ Bộ

26 Tháng Chín 201000:00(Xem: 4209)
Phần Một: Những Sơ Bộ

PHẦN MỘT:
NHỮNG SƠ BỘ

QUY Y, LỄ LẠYBỒ ĐỀ TÂM

Sự giải thích làm thế nào để thực hành Đại Ấn này của dòng Kagyu quý báu không biến chất chia làm ba phần : những sơ bộ, phần chính và kết luận.

Phần thứ nhất bắt đầu bằng quy y và khai triển Động Lực Giác Ngộ của Bồ đề tâm.

Những thực hành sơ bộ có phần phổ thông và phần đặc biệt. Phần phổ thôngthiền định về thân người khó được, cái chết và vô thường, nghiệp báo hay luật nhân quả, những tai hại của sanh tử luân hồi. Là một nền chung, chúng là bối cảnh cho mọi thực hànhphát tâm của mọi trường phái Phật giáo. Những sơ bộ đặc biệt (ngošn-dro) là vừa lễ lạy vừa quy y, tịnh hóa Vajrasattva, cúng dường mạn đà la và Guru yoga.

Bốn pháp này có thể thực hành theo nhiều kiểu, nhưng thông thường nhất là thực hiện 100.000 lần mỗi pháp lần lượt nối tiếp nhau trong một nỗ lực liên tục. Một cách khác là làm một số lượng của mỗi pháp mỗi ngày như là sự thực hành hàng ngày của bạn. Số lượng này không nhất định và đôi khi cần đếm xem bao nhiêu, đôi khi không cần, nhưng phải tiếp tục cho đến khi nào bạn có những dấu hiệu thành công. Bốn pháp này có thể được lập lại trong một khoảng thời gian ở nhiều dịp khác nhau hay tiếp tục từng bước chậm cho đến suốt đời. Hơn nữa, những thực hành thật sự mà bạn làm như những sơ bộ có thể thay đổi. Guru của bạn sẽ quyết định cái nào là tốt nhất cho bạn. Sau đây là một diễn tả tổng quát những sơ bộ tiêu chuẩn như được thực hành trong dòng Karma Kagyu. Những giáo huấn đặc biệt, chi tiết nên nhận từ Guru của bạn.

Mục tiêu của những thực hành sơ bộ là loại bỏ hay tịnh hóa những chướng ngại nơi tự thân bạn cản trở thực hành và tích tập công đức để đưa đến thành công. Lễ lạythiền định Vajrasattva hoàn thành cái trước, trong khi cúng dường mạn đà la và Guru yoga hoàn thành cái sau. Nghĩ về luật nhân quả và về mọi hành động xấu đã phạm phải trong quá khứ và sẽ chịu khổ đau như hậu quả của chúng, bạn sẽ rất hối hậnquay về quy y Tam Bảo. Tự giao phó cho Phật, Pháp, Tăng, bạn cần cúng dường lễ lạy để làm sạch những khổ đau chưa chín tới.

Hơn nữa, bạn cần thấu hiểu tất cả chúng sanh chỉ muốn hạnh phúc và không bao giờ muốn khổ đau, nhưng không biết làm thế nào có được điều ấy. Họ không biết rằng những hành động tốt đem lại hạnh phúc, trong khi những hành động xấu, ác chỉ đem lại khổ đau. Bởi thế hãy khai triển lòng bi cho họ và ước muốn cũng tịnh hóa họ bằng chính sự thực hành của bạn. Và cuối cùng bạn cần phát Bồ đề tâm, Động Lực Giác Ngộ, mong muốn rằng do quy ylễ lạy bạn sẽ loại bỏ mọi chướng ngại để có thể đạt đến trạng thái giác ngộ của một vị Phật hầu thực sự làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh khác.

Trong không gian trước mặt con, hãy quán tưởng một cây ban cho ước nguyện với một thân và phân thành năm nhánh. Trên nhánh giữa là Guru của con (trong hình thức Vajradhara), nhánh trước mặt là những bổn tôn thiền định (yidam), bên phải là chư Phật, phía sau là kinh điển Pháp và bên trái là Tăng. Mỗi nhánh được bao quanh bởi đông đảo nhân vật cùng loại. Con cần quy y (trong lúc lễ lạy), đọc kinh kệ và quán tưởng mình được vô số chúng sanh-là-mẹ bao quanh sau lưng và cùng quy y lễ lạy như con.

Đây là Pháp quán tưởng ruộng công đức hay cây những Guru tụ hội. Hãy tưởng tượng chung quanh bạn là một vườn hoa đẹp đẽ, cỏ mềm mại và thú hiền từ. Giữa cái hồ tuyệt đẹp là một cây ban cho ước nguyện như tả ở trên. Vajradhara (TT. Dorje Chang) là hình tướng đức Phật dùng trong những tantra. Những hóa thần bổn tôn thiền định (yidam), gồm Vajrayogini, Heruka v.v... ; chư Phật là những vị Phật quá khứ, hiện tại và tương lai ; Pháp là ba tạng kinh điển và Tăng là những bồ tát như Quán Thế Âm và Tara, cũng như những Độc Giác PhậtThanh Văn như Xá Lợi Phất... Xung quanh phần dưới của cây là những hộ pháp như Maha-kala. Nếu bạn không biết tất cả những nhân vật này như thế nào hay không thể quán tưởng các vị một cách rõ ràng, chớ có lo ngại. Ít nhất hãy tin rằng các vị ở trước mặt bạn. Với sự quen dần và tranh ảnh bạn sẽ học thấy được các vị.

Hãy quán tưởng bạn trong hình thức bình thường, với tất cả bà con thân thuộc nam ở bên phải và nữ ở bên trái bạn. Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một đám đông người và thú, bạn như người lãnh đạo của họ, và tất cả lễ lạyquy y. Lạy bằng cách chắp tay, từ đỉnh đầu, đến giữa hai mày, cổ họng và trái tim, rồi sấp xuống đất và duỗi dài, hai tay đưa tới trước. Hãy khởi dậy nhanh chóng. Hãy lạy như thế khi lập lại những câu kệ như “Con và tất cả chúng sanh-là-mẹ rộng lớn như không gian... quy y những Guru tôn thánh. Chúng con quy y những Yidam và chư hóa thần trong mạn đà la. Chúng con quy y chư Phật Thế Tôn. Chúng con quy y Thánh Pháp. Chúng con quy y chư Thánh Tăng. Chúng con quy y chư Daka, Dakini, chư Hộ phápHộ mạng có con mắt của trí huệ nguyên sơ. Hãy duy trì trọn vẹn sự tập trung, niềm tinthành tâm mạnh mẽ. Ba cái này – lạy, đọc tụng và tập trung – là sự lễ lạy thân, ngữ, tâm. Bạn cần lập lại bài tụng và lễ lạy 100.000 lần, cũng như hãy bắt đầu bất kỳ thời thiền nào với ít nhất bảy lần lạy.

Khi lễ lạy bạn có thể kinh nghiệm nhiều khổ sở, nhọc mệt. Hãy chấp nhận chuyện đó như một cái đau của một mũi thuốc chích mà bạn vui vẻ chịu đựng để khỏi bệnh. Sự khó khăn của bạn tỷ lệ với số nghiệp và khổ đau chưa chín tới mà bạn cần tẩy sạch. Khi bạn bị đau, hãy cảm thấy bạn không chỉ loại trừ bằng cách trải nghiệm sự khổ đau đáng lý bạn phải có còn mạnh hơn trong những tái sanh tới, mà bạn còn cất đi sự khổ đau này khỏi những người khác. Nếu bạn cảm thấy nóng hay lạnh, hãy cầu nguyện rằng điều đó trừ bỏ cho chúng sanh địa ngục thoát khỏi khổ đau ấy. Hãy nhận lấy đói khát từ những ngạ quỷ và nếu tâm thức bạn hôn trầm trống rỗng vì mệt mỏi, hãy quán tưởng những súc sanh được thoát khỏi sự ngu si của chúng. Với niềm tin mạnh mẽ và thường xuyên tái xác định sự phát tâm, bạn sẽ không có nghi ngờ về điều bạn đang làm. Nếu có những tư tưởng khởi lên bảo ta ngưng bỏ sự tu hành và làm điều khác, hãy xem chúng như một đám phá phách, không nhìn đến chúng.

Con cũng cần đọc tụng, “Từ nay cho đến khi giác ngộ, con quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng...” và nghĩ, “Biết rằng tất cả chúng sanh đã từng là mẹ cha của con, con quy y và khai triển Bồ đề tâm.” Thêm vào đó con cần thiền định về Bốn Vô Lượng Tâm, “Nguyện tất cả chung sanh có hạnh phúc và những nguyên nhân của hạnh phúc...” Và v.v...

Câu “Con quy y chư Phật, Pháp, Tăng cho đến khi con giác ngộ. Từ công đức con gom góp do thực hành bố thí và các ba la mật khác, nguyện con đạt được trạng thái Phật để làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh”, thường được đọc tụng để nâng cấp sự khai triển Bồ đề tâm.

Bốn tâm vô lượng là (1) Từ, mong tất cả chúng sanh có được hạnh phúc và những nguyên nhân của hạnh phúc, (2) Bi, mong họ lìa bỏ khổ đau và những nguyên nhân của đau buồn, (3) Hỷ, mong họ không bao giờ lìa khỏi hạnh phúc họ có, (4) Xả, mong rằng họ thoát khỏi tất cả những bám luyến và ghét bỏ và khỏi tất cả ý niệm thân gần và xa lạ.

Lúc kết thúc con cần thiền định rằng những đối tượng để quy y tan thành ánh sáng và tan biến vào con và như thế dòng tâm thức của con được tịnh hóa.

Khi bạn đã hoàn tất thời lễ lạy, hãy làm tan tất cả hình tướng vào Guru của bạn như là Phật Vajradhara và cuối cùng hòa tan ngài vào trong chính bạn. Hãy an trụ trong một trạng thái không năng sở của tánh Khôngsáng tỏ bất nhị, không lệch về một cực đoan (có không, đoạn thường...) nào cả. Nói cách khác, chớ có phóng hiện bất cứ hình tướng, ý tưởng nào cả. Hãy an trụ trong cái bây giờ và ở đây (cái hiện tiền), và cảm thấy bạn là sự thanh tịnh bổn nhiên rốt ráo.

Đây là thực hành sơ bộ thứ nhất, những thiền định về quy y và khai triển Bồ đề tâm.

THIỀN ĐỊNH VAJRASATTVA

Vajrasattva, tiếng Tây Tạng Dorje Sempa, là một hiện tướng của chư Phật có mục đích để tịnh hóa và trừ bỏ khổ đau, bệnh tật và nghiệp xấu đã tạo. Ngài xuất hiện dưới nhiều hình tướng, an bình hay như là Heruka Vajrasattva, một mình hay với phối ngẫu. Thực hành về ngài có thể chi tiết nhiều hay ít. Sau đây là phương pháp tịnh hóa với Vajra-sattva một mình.

Trên đỉnh đầu con, hãy quán tưởng Guru của con như là Vajrasattva, màu trắng, tay phải cầm một chày Kim cương ở trái tim và tay trái cầm một cái chuông ở ngang hông, đầy đủ 32 tướng chánh và 80 tướng phụ của một vị Phật.

Trên đỉnh đầu thân tướng bình thường của bạn hãy quán tưởng một chữ PAM. Chữ này chuyển hóa thành một hoa sen trắng và trên đó từ một chữ AH xuất hiện một dĩa mặt trăng tròn. Trên dĩa mặt trăng, một chữ HUM biến thành một chày Kim cương năm đỉnh, ở giữa chày Kim cương này lại có một chữ HUM. Ánh sáng phát ra và thu lại hai lần từ chữ HUM này hai lần : lần đầu cúng dường cho chư Phật chư Bồ tát và lần sau trừ diệt khổ đau cho tất cả chúng sanh. Bấy giờ chày Kim cương chuyển hóa thành Vajrasattva đơn, như tả ở trên. Chân trái ở trên đùi phải và chân phải duỗi ra thõng xuống. Nơi tim ngài là một dĩa mặt trăng với một chữ HUM đứng thẳng, màu trắng ở giữa.

Vajrasattva có một thần chú một trăm âm và một thần chú sáu âm chúng có thể được xếp theo các cách, hoặc theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều, hoặc quay tròn hoặc đứng yên. Riêng trong thiền định này, thần chú trăm âm của ngài được trì tụng 100.000 lần, được xếp đặt ngược chiều kim đồng hồ dọc theo vành ngoài của dĩa mặt trăng trong trái tim ngài. Những chữ màu trắng, thẳng đứng, hướng vào trong và không chuyển động.

Sau khi thiền định như vậy, con tụng đọc, “Nam mô Guru Vajrasattva, xin ngài rửa sạch cho con mọi chướng ngại và nghiệp xấu chưa chín tới con đã mắc phải trong quá khứ.” Thêm nữa, con cần áp dụng bốn năng lực đối trị trong khi phát lồ sám hối.

Để thiền định này hiệu quả nhất, phải làm với bốn năng lực đối trị khi phát lồ sám hối. Thứ nhất, bạn phải nhớ lại mọi mọi lỗi lầmthành tâm hối hận. Thứ hai là hứa hết sức không tái phạm. Thứ ba, bạn phải nương dựa vào cái nền tảng chống lại những bất thiện hạnh bạn đã mắc, tức là sự cam kết quy yBồ đề tâm. Như thế do quy y lập lại và nâng cấp Động Lực Giác Ngộ, bạn củng cố lại nền tảng cho đạo đức của bạn. Cuối cùng, bạn áp dụng những thực hành tịnh hóa như pháp Vajrasattva để xóa sạch mọi nhiễm ô. Nếu không hội đủ bốn điều này thì bất cứ sự tịnh hóa nào bạn làm chỉ là một sự quét phủ màu trắng bề ngoài tạm bợ. Nhưng với bốn cái đối trị này và tin tưởng thành tâm vào khả năng tịnh hóa của chúng, chúng sẽ tác dụng không nghi ngờ gì.

Rồi quán tưởng cam lồ màu trắng chảy từ ngón chân cái bên phải của Vajrasattva, đi vào đỉnh đầu của con và ngập đầy thân con. Tất cả mọi chướng ngạinghiệp duyên chưa chín tới thoát ra khỏi thân con và toàn thân con đầy khắp cam lồ.

Khi bạn trì tụng thần chú trăm âm, ánh sáng trắng và cam lồ tịnh hóa từ dĩa mặt trăng, chủng tự HUM và thần chú ở tim ngài hoàn toàn tràn đầy thân ngài, chảy tràn ra đi vào thân bạn như nói ở trên. Hãy tưởng tượng rằng từ những lỗ chân lông và các lỗ của thân bạn những nghiệp chướng thoát ra trong hình thức bồ hóng và nhựa đen, bệnh tật đau ốm như mủ máu lầy nhầy, tà khí, ma quỷ như rắn, bò cạp, nhện và côn trùng. Tất cả các thứ này tan biến vào trong đất và thay vào đó là ánh sáng và cam lồ trắng ngập đầy thân thể. Hãy quán tưởng tiến trình này cũng xảy ra với tất cả chúng sanh chung quanh bạn, mỗi chúng sanh có một Vajrasattva trên đầu hay mọi người đều chia nhau lãnh nhận một Vajrasattva vĩ đại.

Guru của con (Vajrasattva) hài lòng, tan thành ánh sáng rồi tan vào trong con. Con cần thiền định rằng thân, ngữ, tâm của con và thân, ngữ, tâm của Vajrasattva hòa lẫn không thể tách lìa và con được xóa sạch mọi nghiệp chướng. Đây là sự thực hành sơ bộ thứ hai : thiền định Vajrasattva và trì thần chú.

CÚNG DƯỜNG MẠN ĐÀ LA

Cúng dường nói chung không phải để làm hài lòng hay đút lót cho người được cúng dường. Chúng là một biểu tượng thể hiện sự quy hướng hoàn toàn của bạn đến Giác Ngộđại diện là những Guru và Tam Bảo, và được cúng để có công đức hầu đem bạn đến trạng thái của các ngài. Khi gieo những hạt giống vào một cánh đồng, không phải đất đai được lợi lạc, mà là chính bạn. Cũng thế cúng dường cho hội các Guru như là ruộng công đức đem bạn đến Giác Ngộ để bạn có thể làm lợi lạc tất cả.

Có nhiều loại mạn đà la. Một cách xếp đặt là những lâu đài cõi trời, nơi ở của các hóa thần thiền định. Đây là những cấu trúc ba chiều, những tầng nền được vẽ trong mạn đà la. Loại khác được dùng trong cúng dường, gồm một nền phẳng như cái dĩa, những vòng tròn, một chóp đỉnh, và gạo, hạt hoặc ngọc, tất cả tượng trưng cho vũ trụ.

Con hãy quán tưởng trước mặt con là một lâu đài mạn đà la với năm loại nhân vật bên trong. Ở trung tâm là Guru của con (như là Vajrasattva), trước ngài là những hóa thần của bổn tôn, bên phải ngài là chư Phật, bên trái ngài là chư Tăng và đàng sau là kinh điển Pháp. Đây là mạn đà là được quán tưởng trước mặt con.

Tổng quát, những lâu đài mạn đà la thì vuông với một mặt nền và cấu trúc như cái tháp. Ở giữa mỗi bức tường là một cửa, hành lang đi vào, cổng vòm, trên vòm có hai con nai và bánh xe Pháp. Kiến trúc và tỷ lệ khác nhau chút ít đối với mỗi hóa thần thiền định và có thể rất phức tạp.

trung tâm của một tòa nhà trong suốt làm bằng ánh sáng như vậy, là Guru của bạn trong hình thức Vajradhara. Ngài ngồi trên một tòa ngồi có hoa senmặt trăng làm chỗ ngồi, do những con sư tử nâng đỡ. Ở trên ngài là tất cả dòng các bậc Guru, từ Vajradhara qua Tilopa, Naropa... cho đến Guru gốc của bạn. Xung quanh ngài là bốn nhóm nhân vật như nói ở trên, tương tự với khi quán tưởng quy ylễ lạy. Đây là ruộng công đức để cho bạn cúng dường.

Bấy giờ hãy làm một mạn đà la khác với những ụ đống của nó và cúng dường nó với câu tụng “...một mạn đà la được xây trên một nền rực rỡ với hoa, nước màu vàng nghệ và hương...” và v.v..., cùng với phần còn lại của chất liệu cấu thành mạn đà la. Như thế con dâng cúng cả hai mạn đà la, một bằng vật chất thực sự và một do tâm thức tạo nên.

Với một mạn đà la để cúng dường đủ tiêu chuẩn, trước hết cầm mặt dĩa và chùi sạch nó trong khi tụng một lần thần chú một trăm âm để tịnh hóa những nhiễm ô phiền não. Tiếp theo nhỏ một giọt nước lên đó để bày tỏ sự phát Bồ đề tâm của bạn và sự thấm ướt của lòng bi. Rồi đặt cái vành đai đầu tiên lên mặt dĩa, đổ gạo, đậu... Thành các ụ đống theo những hướng thích hợp cho từng nơi chốn, kho tàng và thiên nữ cho đến khi tất cả những vành đai đều đầy và được hoàn thành với chót đỉnh được trang hoàng với chất liệu quý báu. Đây là sự cúng dường mạn đà la vật chất trong khi đọc tụng những câu kệ.

Mạn đà la do tâm thức tạo nên là sự quán tưởng của bạn như được diễn tả bởi những câu kệ này. Cái bạn đang cúng dườngtoàn thể vũ trụ và tất cả sự giàu có của nó như đức Phật đã nói trong những giáo lý Abhidharma (A tỳ đàm). Đức Phật diễn tả vũ trụ theo nhiều cách khác nhau, bởi vì tùy theo trạng thái thanh tịnh của bạn, bạn thấy sự vật một cách khác nhau. Theo sự diễn tả riêng ở đây, có đất bằng vàng với một vành đai hay hàng rào bằng sắt làm chu vi và một đại dương nước mặn ở bên ngoài. Bên trong hàng rào, nơi mỗi hướng chính là bốn châu lục, mỗi châu có hai tiểu lục địa ở giữa châu đó với hàng rào, tất cả tách rời nhau bởi những đại dương. Trên bờ kia của những đại dương, đi dần vào trung tâm là những hàng rào lần lượt của bảy núi vàng và bảy hồ nước trong. Ở trung tâmNúi Tu Di, vuông, hình cái tháp, với bốn tầng từ dưới đáy lên trên. Mặt phía đông của núi bằng pha lê trắng, mặt nam ngọc da trời màu xanh, mặt tây hồng ngọc màu đỏ và mặt bắc ngọc bích màu lục. Biển và trời mỗi phương có màu tương ứng. Châu phía đông và các tiểu lục địa hình bán nguyệt mặt thẳng đối diện núi Tu Di, châu phía nam hình bốn cạnh cong, với những mặt lõm, đỉnh mặt lõm dài hơn thì xa núi Tu Di và đáy mặt lồi ngắn hơn gần núi Tu Di, châu phía tây hình tròn và châu phía bắc hình vuông.

Con người ở châu phía nam (Nam Thiệm Bộ Châu), nơi những đại dương và bầu trời màu xanh. Những châu khác không nên nghĩ như những nơi chốn ở không gian bên ngoài có thể đi đến bằng phi thuyền. Bạn chỉ có thể đến đó nếu bạn tích tập đủ nghiệp cho một tái sanh ở chỗ ấy.

Câu kệ mà bạn lập lại 100.000 lần trong phần sơ bộ này là, “Hướng đến những cõi Phật sự cúng dường mạn đà la này, xây trên một nền rực rỡ bằng hoa, nước màu nghệ và hương, trang nghiêm với núi Tu Di và bốn châu lục, cũng như mặt trời mặt trăng, nguyện tất cả chúng sanh đều được sanh về các cõi Tịnh Độ.”

Do sức mạnh của những cúng dường như vậy, con tích tập hai thứ công đứchuệ quán và nhận những ban phước để khai triển những kinh nghiệmhuệ quán cao siêu. Đã cầu xin những ban phước, con quán tưởng tất cả hội các hóa thần trong mạn đà la làm ra trước mặt con tan thành ánh sáng và tan vào trong con. Theo cách đó, con làm đầy đủ hai sự tích tập.

Bằng cách cúng dường mạn đà la vật chấtvũ trụ được quán tưởng, bạn tích tập công đức. Khi làm thế, vừa thiền định về trạng thái không năng sở của tánh Không về những sự cúng dường, bạn tích tập huệ quán. Do sức mạnh của hai sự tích tập này bạn chiến thắng hai loại chướng ngại, những chướng ngại ngăn trở Giải Thoát và những chướng ngại ngăn trở Toàn Trí. Sự tích tập công đức làm cho đạt được những Sắc thân của một vị Phật, và tích tập huệ quán là những thân Trí Huệ. Những Sắc thânHóa thânBáo thân. Hóa thân xuất hiện cho những chúng sanh bình thường, trong khi Báo thân chỉ các Thánh Bồ tát mới thấy được, đó là những vị với Bồ đề tâm và có tri giác trần trụi về tánh Không. Những thân Trí HuệTự Tánh thân và Pháp thân. Theo bản văn này, thì Tự Tánh thân là tâm Toàn Giác của một vị Phật và tánh Không của tâm ấy, còn Pháp thân là tính bất nhị của ba thân trước. Tuy nhiên những định nghĩa của hai Tự Tánh thân và Pháp thân thường đổi ngược và đôi khi Pháp thân chỉ được như một từ chung cho cả hai. Hơn nữa, có nhiều cấp độ khác để hiểu và định nghĩa những thân khác nhau của một vị Phật.

Đây là sự thực hành sơ bộ thứ ba : cúng dường mạn đà la.

GURU YOGA

Sự thực hành chót của những sơ bộ đặc biệt, cũng để tích tập công đức và để được những ban phước, là Guru yoga. Để thực hành nó, bạn cần quán tưởng bản thân bạn trong hình tướng một hóa thần thiền định. Có thể theo bất cứ hóa thần nào, nhưng thường người ta chọn Vajrayogini. Ngài màu đỏ, có một mặt. Hai tay, hai chân và đứng trên một chân, với chân trái trên một hoa sen, một xác chết và một dĩa mặt trời, và chân phải gối xếp cong bàn chân hướng về đùi trái. Ngài cầm trong tay phải một cây dao ở trên đầu và trong tay trái một cái chén sọ người ở tim. Một cây giáo khatvanga dựa trên vai trái. Với bản thân bạn trong hình tướng này, hãy tiến hành những thực hành.

Con thiền định trên đỉnh đầu con là Guru gốc của con, hoặc trong thân tướng bình thường hoặc dưới hình dạng một hóa thần thiền định. Con quán tưởng tất cả dòng những Guru ngược đến Vajradhara, vị này ngồi trên đầu vị kia ở trên đầu Guru gốc hoặc chư vị vân tập chung quanh ngài. Con cầu nguyện các ngài rất mãnh liệt và thật lâu với lòng thành khẩn, tôn kính thương yêu, chân thật vô biên. Khi tâm thức của con đã biến đổi tốt hơn, hãy làm cho tâm thái đó vững chắc. Rồi tất cả chư Phật, Bồ tát, Daka, Dakini, Hộ pháp, Hộ mạng cùng với chúng hội của các vị tan vào trong Guru gốc của con. Con phải thiền định về Guru gốc như là hiện thân của tất cả các vị trên.

Như nói ở trước, có nhiều loại Guru yoga – quán tưởng Guru gốc của bạn dưới hình dạng thông thường của ngài, hoặc như Vajradhara, Marpa, Milarepa, Gampopa, Karmapa... Guru của bạn có thể nói bạn chọn Vajradhara, trong trường hợp này ngài ngồi trên một ngai sư tử nâng đỡ, hoa sen và dĩa mặt trời, bao quanh bởi bốn bộ nhân vật như trong những quán tưởng quy ycúng dường mạn đà la. Tuy nhiên, một hình tướng của Guru của bạn bao quanh bởi dòng Guru là đủ, bởi vì Guru gốc của bạn hiện thân cho Tam Bảo.
Hãy làm sự cúng dường bên ngoài, bên trong và bí mậtcầu nguyện gồm bảy phần.

Những cúng dường bên ngoài là những vật ưa thích đối với những giác quan, hoặc vật chất do tâm thức tạo ra và sắp đặt. Những cúng dường bên trong là những vật được tịnh hóa tượng trưng cho sự chuyển hóa những mê lầm, các uẩn v.v... của bạn. Những cúng dường bí mật là những hoàn cảnh làm phát sinh tâm thức lạc phúc để cho sự chứng ngộ mạnh mẽ nhất về tánh Không.

Bảy phần cầu nguyện là : (1) lễ lạy, (2) cúng dường
(3) sám hối, (4) tùy hỷ công đức, (5) thỉnh chư Guru chỉ dạy, (6) thỉnh cầu các vị ở lại đời này, (7) hồi hướng công đức của bạn. Một phần thứ tám là quy y đôi khi được thêm vào giữa phần thứ hai và thứ ba.

Khởi tâm quy y mạnh mẽ, nâng cấp Động Lực Giác Ngộcầu nguyện với những câu kệ như : “Tất cả chúng sanh-là-mẹ nhiều như không gian hướng nguyện đến Guru như Phật Bảo. ... như Pháp thân toàn khắp, ... như Báo thân của Đại Lạc, ... như Hóa thân bi mẫn...” Và v.v...

Cầu nguyện Guru như chư Phật tôn quý nghĩa là ngài hiện thân của Tam Bảo quy y. Thân của ngài đại diện cho Tăng, ngữ của ngài cho Pháp và tâm của ngài cho chư Phật. Như thế câu kệ này hướng đến Guru như thân, ngữ, tâm của chư Phật, ngài là Tam Bảo, cũng như ngài là ba thân Phật. Câu này được lập lại 100.000 lần, hay thường hơn, sáu dòng kệ sau đây của Karmapa thứ Nhất được tụng nhiều lần cộng thêm với một triệu lần thần chú của ngài :

“Con cầu nguyện đến Guru tôn kính. Xin ban phước cho con làm tâm con trong sáng không bám nắm chấp thực các tướng. Xin ban phước cho con để khai triển trên dòng tâm thức của con huệ quán để thấy tất cả những tư tưởng thế gian đều vô ích. Xin ban phước cho con để những tư tưởng phi-Pháp dừng tắt. Xin ban phước cho con để chứng ngộ tâm là vô sanh. Xin ban phước cho con để vọng tưởng tiêu tan ngay nơi chỗ của chúng. Xin ban phước cho con để chứng ngộ mọi hình tướng xuất hiệnPháp thân.”

Bấy giờ Guru của con tan vào trong con và con cần nghĩ rằng thân, ngữ, tâm của Guru hòa lẫn không thể tách lìa với tâm con. Làm như vậy xong, hãy an định trong một trạng thái thoát khỏi những tạo tác tâm thức.

Lúc kết thúc thời trì tụng, bạn cần quán tưởng Guru của bạn ban cho bạn bốn quán đảnh như sau. Thứ nhất ánh sáng trắng phát từ trán ngài đến trán của bạn, xóa tan những chướng ngại do những hành động xấu của thân bạn. Nó ban cho bạn quán đảnh cái bình, cho phép bạn đi vào những thực hành giai đoạn phát triển, và gieo hạt giống cho sự đạt được Hóa thân của một vị Phật.

Ánh sáng đỏ phát từ cổ họng ngài đến cổ họng bạn, xóa tan những chướng ngại do lời nói bất thiện của bạn. Nó ban cho quán đảnh bí mật, cho phép bạn thiền định về thực hành giai đoạn thành tựu bao gồm hệ thống năng lực vi tế của thân và gieo hạt giống cho Báo thân.

Ánh sáng xanh từ trái tim ngài đến trái tim bạn xóa tan những chướng ngại của ý bất thiện, ban cho quán đảnh trí huệ, cho phép bạn đi vào những thực hành của hợp nhất, và gieo hạt giống cho Pháp thân.

Cuối cùng, cả ba ánh sáng trắng, đỏ, xanh phát từ tất cả ba chỗ đồng thời đến trán, cổ họng, trái tim của bạn, xóa tan cùng lúc những chướng ngại của thân, ngữ, tâm, ban cho quán đảnh Lời, cho phép bạn thực hành Đại Ấn hay giai đoạn thành tựu không có dấu hiệu và gieo hạt giống cho Tự Tánh thân.

Sau tất cả những cái ấy, hãy quán tưởng dòng những Guru gốc của bạn và rồi ngài tan vào trong bạn. Hãy an trụ trong trạng thái không năng sở của tánh Không, sau đó hồi hướng công đức cho sự Giác Ngộ của tất cả.

Nếu con nỗ lực tu hành pháp này để có được những quán chiếu vào Đại Ấn, con sẽ nhận được những ban phướccảm ứng của chư Guru. Đây là sự thực hành sơ bộ thứ tư : thiền định về Guru yoga.

CÁI CHẾT VÀ VÔ THƯỜNG

Nếu con không thiền định về vô thường con sẽ không xoay chuyển tâm con khỏi sự quan tâm vào cuộc đời này. Nếu con không xoay chuyển tâm con, con sẽ không thoát khỏi sanh tử luân hồi. Về vấn đề này, Nagarjuna đã nói trong Suhrïllekha, “Có nhiều thứ có thể làm hại đời sống của chúng ta, vì nó vô thường như một cái bọt trên mặt nước có thể tan vỡ vì gió. Thật là một phép lạ vĩ đại, sau khi thở ra chúng ta còn thở vào được một hơi khác và sau khi ngủ chúng ta còn thức dậy.”

Nói chung, mọi hiện tượng do duyên đều vô thườngđặc biệt đời sống của chúng sanh hữu tình thì vô thường như bọt nước. Con không bao giờ biết khi nào con sẽ chết. Không chắc chắn con sẽ không chết ngay bây giờ. Hơn nữa, vào lúc chết không có gì cứu giúp con được ngoại trừ Pháp. Nếu con làm việc cho những việc vô nghĩa của thế gian, con sẽ không thể vượt khỏi những nguyên nhân tạo ra khổ đau. Thế nên con hãy phát nguyện rằng bất cứ khi nào tâm con lang thang dù chỉ một khoảnh khắc theo những tư tưởng về thức ăn, y phục v.v... cho cuộc đời này, thì con sẽ nghĩ về cái chết.

Mọi hiện tượng hữu vi (do duyên), tùy thuộc vào những nhân duyên, thì vô thường. Điều này bao gồm cả động vậtbất động vật, chúng sanh và môi trường chung quanh. Một công trình kiên cố hôm nay có thể sụp đổ thành bụi ngày mai. Riêng sự sống của chúng ta thì cực kỳ mong manh và rất dễ dàng mất đi. Không có ai dám bảo đảm mình sẽ còn sống vào ngày mai và khi thời gian đã hết, không có bạn bè, y sĩ, thuốc thang, tiền bạc hay danh tiếng nào có thể ngăn chặn cái chết của bạn. Điều duy nhất có thể giúp đỡ là sự thực hành Pháp. Nếu bạn tích tập nhiều thiện nghiệp trong đời bạn, bạn có thể chết bình an và sẽ có một tái sanh tốt lành.

Bởi thế chớ ngu dại nghĩ rằng những lạc thú giác quan có thể đem lại cho bạn hạnh phúc lâu dài. Nếu bạn bị hấp dẫn bởi những cảnh vật đẹp đẽ, hãy nghĩ đến con thiêu thân chết khi lao vào sự cám dỗ của ngọn lửa như thế nào. Với âm thanh, hãy xem con chim bị tiếng chim giả kêu gọi của người thợ săn như thế nào. Những con ong bị hấp dẫn bởi hương thơm và mắc vào mạng lưới. Cá bị thu hút vào lưỡi câu vì tham muốn mùi vị của một con sâu... Nghĩ đến những thí dụ như vậy, hãy chuyển tâm thức bạn khỏi những lạc thú cuộc đời, thấy rằng chúng chỉ là nguyên nhân cho khổ đau thêm nữa. Thấu hiểu bạn có thể chết bất cứ khoảnh khắc nào, hãy chớ phung phí thời gian cho những điều vô ích. Hãy nhìn đồ ăn và y phục như một người tử tội nhìn bữa ăn và bộ quần áo cuối cùng.

Con nên tính lại bao nhiêu bạn bè, người thân đã ra đi khi giờ của họ đã tới và nghĩ họ chết cách nào, thân thể họ đã đưa ra nghĩa trang và không có gì còn lại. Con cũng không thể vượt khỏi một số phận như thế, con sẽ run sợ như người bị một đao phủ dẫn ra pháp trường. Chớ để tâm con thoát vào sự lang thang của ý tưởng. Khi con hoàn toàn mất mọi thích thú vào cuộc đời này, hãy thiền định vào trạng thái đó, hoàn toàn chìm sâu trong đó. Đây là thực hành sơ bộ thứ năm : thiền định về cái chết và vô thường.

Những thiền định này không phải để bạn chán nản. Nếu kết quả của chúng chỉ là bi quan, “Tôi sắp chết và tôi chẳng thể làm được gì cả”, bấy giờ thiền định chỉ là một nguyên nhân cho lo lắng và khổ sở. Toàn thể mục đích của thiền định về cái chết là thúc dục bạn thực hành Pháp, soi rọi luật nhân quả và bạn có thể làm gì để tác động lên những tái sanh tương lai của mình. Thiền định như thế sẽ kích thích bạn như một chiến sĩ khi bị đẩy ra đấu trường. Như Milarepa nói, “Tôi đã vào núi non vì tôi sợ chết. Nhưng bây giờ, thấy bản tánh Pháp thân của tâm thức tôi, thì dù cái chết có đến cũng chẳng hề hấn gì.”

NGHIỆP VÀ LUẬT NHÂN QUẢ

Tiếp theo cần phải không lầm lẫn cái gì nên nhận lấy và cái gì nên từ bỏ thuận theo nghiệp và luật nhân quả. Những kết quả của bất kỳ hành động nào (thân, ngữ, tâm) được làm bởi bất kỳ chúng sanh nào đều chín tới trong chính cá nhân chúng sanh đó. Hơn nữa, nếu con phạm vào mười hành động không đức hạnh con sẽ tái sanh vào một trong những cảnh giới bất hạnh. Do mắc vào những hành động bị sai sử bởi ba độc, mức độ lập đi lập lại, đối tượng của hành động đó là ai, và bản thân hành động đó trầm trọng ra sao, con sẽ tái sanh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Khi đã sanh vào đó, con phải trải nghiệm khổ đau không cùng. Do mắc vào hành động đức hạnh lớn, trung bình, hay nhỏ, con sẽ tái sanh hoặc vào cõi Vô Sắc, cõi Sắc hay như một vị trời trong cõi Dục. Bởi thế trong mọi thời hãy xem xét ba cửa thân, ngữ, tâm của con.

Những sự kiện căn bản của luật nhân quảhạnh phúc sinh thành từ những hành động đức hạnh hay nghiệp “trắng” và khổ đau từ những hành động không đức hạnh hay nghiệp “đen”. Hơn nữa, bất cứ cái gì bạn làm đều chín thành trên chính bạn ; nếu bạn giết người, hậu quả sẽ không chín thành nơi cha mẹ hay con cái bạn, mà chỉ ở nơi bạn. Bởi thế bạn phải từ bỏ những hành động ác độc và nhận lấy những hành động tốt nếu bạn muốn làm lợi lạc cho chính bạn và những người khác.

Mười hành động không đức hạnh được phân thành ba cái của thân (giết, trộm cướp, tà dâm), bốn của ngữ (nói dối, nói chia rẽ, nói xúc phạm, gay gắt, và nói tầm phào), ba của tâm (tư tưởng tham muốn vật sở hữu của người khác, chứa chấp ác ý, và chấp vào những tà kiến như không tin nhân quả).

Mười hành động đức hạnh chỉ là không làm mười điều không đức hạnh ở trên. Tuy nhiên mười hành động đức hạnh đặc biệtcứu mạng chúng sanh, thực hành bố thí, giữ chặt chẽ giới luật và khuyến khích những người khác làm như vậy, nói sự thật không gây ra lầm lẫn, giảng hòa những tranh cãi và hòa giải những người thù ghét nhau, nói lời ngọt ngào êm dịu, nói lời ý nghĩa như chỉ dạy hay cầu nguyện, ít tham muốn và biết đủ, có thiện ý đối với những người khác và có chánh kiến với niềm tin thuần thành vào những giáo pháp.

Nếu bạn cứu mạng chúng sanh và không giết hại, cuộc đời của riêng bạn sẽ thọ, còn nếu giết hại cuộc đời bạn sẽ ngắn và đầy bệnh tật. Nếu bạn rộng lượng và không trộm cướp, bạn sẽ giàu có. Nhưng nếu bạn trộm cướp bạn sẽ nghèo và luôn luôn bị ăn trộm. Do giữ giớitừ bỏ tà dâm bạn sẽ có một hình tướng ưa nhìn và những tương quan vợ chồng và bạn bè tốt đẹp. Nhưng nếu bạn gây tai hại bởi sự tà dâm, bạn sẽ xấu xí, có những cuộc hôn nhân nghèo nàn và vợ chồng không chung thủy. Nói sự thật, không dối trá, những người khác sẽ tin lời bạn nói. Nhưng không ai chú ý hay tin lời bạn nếu bạn luôn luôn dối trá. Nếu bạn không nói lời chia rẽ và cố gắng đoàn kết người ta, những tương quan với những bạn bè sẽ luôn luôn bền chặt. Tuy nhiên, nếu bạn gây ra chia rẽ, bạn sẽ có thêm những kẻ thù, là mục tiêu cho sự ghen ghét và có ít quan hệ với những người khác. Nói dễ chịu và không thô bạo, những người khác sẽ nói hòa nhã với bạn. Nhưng bạn sẽ chỉ nhận sự xúc phạm và nghe những lời khó chịu nếu bạn cứ xúc phạm những người khác. Nếu bạn nói có ý nghĩa, không tầm phào, bạn sẽ nghe những điều có ý nghĩa ; trong khi nếu tiếp tục nói tầm phào, bạn sẽ chỉ nghe những lời vô nghĩa.

Nếu bạn bằng lòng và không tham lam, bạn sẽ không khao khát điều gì. Nhưng nếu bạn luôn luôn thèm khát những sở hữu của người khác, bạn sẽ thành một người ăn xin luôn luôn muốn có. Có thiện ýkhông ma mãnh với người khác, người ta sẽ đối xử tử tế và quan tâm đến bạn, trong khi ác ý chỉ đem đến cho bạn sự nghi ngờ và làm hại từ người khác. Cuối cùng, nếu bạn có quan điểm đúng đắn, không méo mó, trí thông minhtrí huệ của bạn sẽ tăng trưởngtâm thức bạn bao giờ cũng sắc bén. Tuy nhiên, bám chấp vào những tà kiến cong vạy bạn sẽ ngu si, hạn hẹp và đầy nghi ngờ.

Hậu quả của nghiệp có thể phân theo nhiều cách, như trong bản văn. Cách khác là theo những vọng tưởng điều động những hành động của bạn. Nếu bạn hành động dưới ảnh hưởng mạnh mẽ của kiêu mạn, bạn sẽ tái sanh làm một chúng sanh cõi trời ; từ ghen ghét làm một a tu la ; từ tham muốn làm một con người ; từ ngu si làm một súc sanh ; từ keo kiệt làm một ngạ quỷ ; từ sân hận làm chúng sanh địa ngục. Bởi thế hãy cố gắng loại trừ những vọng tưởngthực hành những hành động đức hạnh để giải thoát khỏi sáu cõi sanh tửcuối cùng đạt Giác Ngộ.

Bất cứ hành động đức hạnh nào con làm, hãy cố gắng tăng trưởngmở rộng nó. Bất cứ hành động không đức hạnh nào con phạm, hãy cố gắng đoạn trừ nó. Nói cách khác, không lầm lẫn cái gì cần từ bỏ cái gì cần nhận lấy, đi vàoxa lìa cái gì, hãy cắt đứt dòng tương tục những hành động xấu nơi ba cửa thân ngữ tâm. Đây là ý nghĩa những giáo lý của Phật và mục tiêu của những thực hành, và con cần hành động tùy theo Pháp. Bởi thế, khi con đã học một cách chi tiết về cái nên làm và cái nên bỏ theo nghiệp và luật nhân quả, con hãy tự tu theo đó. Đây là thực hành sơ bộ thứ sáu : những giáo lý nghiệp và luật nhân quả.

NHỮNG TAI HẠI CỦA SANH TỬ

Sau đó, nếu con không thiền định về những tai hại của sanh tử luân hồi, con sẽ không xoay chuyển khỏi sự ám ảnh hấp dẫn của nó, cũng không khai triển được những tư tưởng buông bỏ. Do như vậy, những kinh nghiệm và những huệ quán sẽ không hiện lên trong dòng tâm thức của con. Để có những cái đó, con phải thiền định về sự đau khổ của sanh tử để từ bỏ nó.

Nếu chúng sanh sanh ra trong địa ngục, họ sẽ có những khổ đau như tám địa ngục nóng, tám địa ngục lạnh, những địa ngục lân cận và những địa ngục thỉnh thoảng. Ngạ quỷ thì đói và khát. Súc sanh thì bị giết. Người thì có sanh, già, bệnh, chết. Trời thì bị rớt khỏi trạng thái của họ và thức chuyển đổi. A tu la thì có xung đột và chiến tranh. Đó là những khổ đau của sáu trạng thái tái sanh.

Hơn nữa, khổ đau rõ ràng mà con kinh nghiệm là khổ của cảnh khổ. Cái xuất hiện như lạc thú là khổ của biến dịch. Cái xuất hiện như trung tính là khổ thấm khắp. Bất kể con ở trong trạng thái nào của sanh tử, con không bao giờ thoát khỏi cái khổ thấm khắp này làm hại. Dù con có là Chuyển Luân Thánh Vương, Phạm Thiên hay Đế Thích... con cũng không vượt khỏi khổ. Bởi thế, với xác tín rằng sanh tử là một ngục tù, một hố sâu hay khối lửa lớn, con cần từ bây giờ một cách liên tục, hết cả sức mình, tìm một phương pháp giải thoát khỏi nó.

Sanh tử nghĩa là “đi lòng vòng”, liên tục tiến qua sanh, già, bệnh, chết, rồi lại sanh già bệnh chết... Nó được thúc đẩy và nối dài bởi vô minh và cơ chế của nó được diễn tả bằng mười hai vòng móc duyên sanh. Có bốn cách sanh, sanh từ thai, từ trứng, từ hơi nóng và từ ẩm ướt, và còn có cách sanh bằng chuyển hóa (hóa sanh). Những cách sanh này đưa bạn vào một trong sáu trạng thái tái sanh, chúng sanh địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a tu la và trời. Năm loại đầu ở trong cõi Dục và các vị trời ở trong cả ba cõi Dục, Sắc và Vô Sắc. Nhưng bất kể chỗ nào bạn tái sanh, ở đó chỉ có khổ.

Mỗi trạng thái tái sanh đều có những tai hại như bản văn diễn tả. Có ba cái khổ : khổ khổ, hành khổhoại khổ. Cái đầu là khổ rõ ràng như đau đớn của bệnh, già... Hành khổ đến từ những sự vật có vẻ thích thú và có thể chuyển thành khổ. Hoại khổ, cái khổ thấm khắp có vẻ trung tính hay không rõ ràng với người thường, như cảm giác một sợi lông trên lòng tay bạn, nhưng là khó chịu gay gắt như khi nằm trong con mắt của những bậc Thánh với tri giác trần trụi về tánh Không. Đó là cái khổ nội tại bị sanh ra với năm nhiễm ôbản chất của chúng như nam châm hút bệnh, già và cái chết.

Thiền định về những tai hại này của sanh tử, bạn cần khai triển sự từ bỏ hay lòng mong muốn giải thoát khỏi mọi loại khổ. Đây là động lực của Tiểu thừa và với động lực đó, một sự thấu hiểu tánh Không đưa bạn đến Giải Thoát. Nhưng để chiến thắng không chỉ những chướng ngại ngăn chặn sự Giải Thoát, bạn phải khai triển một động lực Giác Ngộ của Bồ đề tâm. Thấy rằng tất cả chúng sanh kinh nghiệm những khổ đau của sanh tử và mong muốn như mình thoát khỏi ách nạn của nó và đạt được hạnh phúc tối hậu, bạn cần nỗ lực đạt được Phật quả để tự giải thoát mình và những người khác. Động lực này cho sự chứng ngộ tánh Không sức mạnh hỗ trợ đưa bạn đến Giác Ngộ.

Dù con có đạt được Giải Thoát của một hành giả Tiểu thừa, đó là sự giải thoát khỏi sanh tử, thì con vẫn còn chưa đạt được hạnh phúc tối hậu. Bởi thế con cần nỗ lực hoàn thành Giác Ngộ không gì sánh bằng này bằng mọi phương tiện. Cho mục tiêu này, với sự xác tín rằng tất cả chúng sanh không trừ ai không gì khác hơn là những mẹ cha của con, rất tốt lòng từ bao đời nay, con cần khai triển Bồ đề tâm không đạo đức giả, nghĩ rằng, “Tôi nhất quyết làm việc để đặt tất cả họ vào trong an lạc không gì sánh của Giác Ngộ hoàn toàntoàn thiện.” Đây là thực hành thứ bảy : nỗ lực Giải ThoátGiác Ngộ.

SỰ QUÝ GIÁ ĐƯỢC 
TÁI SANH LÀM NGƯỜI

Căn cứ cho sự thực hành như thế này là thân người quý giá. Bởi vì thân người rất khó được, con chớ để mình buông theo sự thản nhiên lười biếng, mà phải dấn thân toàn bộ vào thực hành. Nếu khi thân người có đầy đủ khả năng này bị thần chết và vô thường giựt mất, con phải ra đi với hai bàn tay trắng, bấy giờ con sẽ ra sao ? Vì thân tướng làm người khó được và dễ mất, con cần nỗ lực làm cho sự có được thân người trở thành ích dụng trong mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Nỗ lực như thế là thực hành sơ bộ thứ tám.

Một thân làm người với đầy đủ tự do và cơ hội để học và thực hành Pháp là cực kỳ quý hiếm. Nó là dụng cụ nhờ đó bạn sẽ đạt Giác Ngộ hay nếu không cẩn thận thì một tái sanh thấp kém. Nó có được là do những tích tập công đứchuệ quán, nhất là giữ giới cũng như cầu nguyện cho một tái sanh như vậy. Shantideva đã nói rằng có được nó cũng hiếm hoi như một con rùa mù sống dưới đáy biển một trăm năm mới nổi lên mặt nước một lần để chui cổ vào một cái vòng vàng gió thổi dật dờ trên mặt biển. Trong thí dụ này, con rùa là chúng sanh, bị mù vì vô minh của họ, ở dưới đáy biển là những cõi thấp, nổi lên mặt nước là tái sanh, cái vòng vàng là tái sanh quý báu làm người và bị gió thổi dật dờ là những thăng trầm của nghiệp.

Tính theo con số thì một đời làm người là hiếm có. Có nói rằng con số chúng sanhđịa ngục thì nhiều như cát ở sa mạc, ngạ quỷ như bụi trong không khí, súc sanh thì như sao đêm và làm người thì như sao được thấy lúc ban ngày. Nếu bạn xem có thể tính ra số người dân trong một nước, nhưng không thể đếm được số thú vật, côn trùng, vi trùng ở đó, bạn sẽ có được đánh giá về điều này. Hơn nữa, trong dân số thế giới, người có lòng tốt còn hiếm hơn, và trong đó, những người có tự do, cơ hội và khuynh hướng theo Pháp lại càng ít.

Bởi thế, đã có được sự làm người rất quý giá, chớ hoang phí nó, vì đời người ngắn ngủi. Chớ như một chuyến đi biển tìm kho tàng mà trở về tay không. Chớ ngó ngàng đến lạc thú phù vân, hãy thực hành Phápđạt đến hạnh phúc tối hậu vĩnh cửu.

ĐIỀU KIỆN NGUYÊN NHÂN 
CHO THÀNH CÔNG

Trong bốn điều kiện để thực hành thành công, điều kiện nguyên nhânnỗ lực tu hành dòng tâm thức của con với tư tưởng về vô thường và phát triển sự buông bỏ. Hơn nữa, phải xoay chuyển khỏi sự hấp dẫn ám ảnh bằng cách thấy đặc tính bất toại nguyện của mọi sự trong sanh tử, hoặc của con hoặc sự vật nói chung. Đây là thực hành sơ bộ thứ chín.

Cũng như những điều kiện nguyên nhân cho một cái biết về thị giác là những nguyên tố đất, nước, lửa, gió và không gian của đối tượng và của nhãn căn, cũng thế những sơ bộ chung này là những khối đá xây nền của thực hành thiền định.

ĐIỀU KIỆN CHÍNH YẾU

Con cần thành tâm với một đạo sư tâm linh toàn hảo như vị Guru đại diện cho dòng. Vị Guru là lời của Phật, vị Guru là thực tại tối hậu, vị Guru là một đặt tên cho một sự xuất hiện... Bấy giờ con phải thực hành bất cứ đường lối nào ngài dạy cho con theo cách khẩu truyền. Bởi vì được chăm sóc bởi một vị thầy hoàn hảođiều kiện chính yếu, con cần thành tâm theo cách ấy. Đây là thực hành sơ bộ thứ mười.

Điều kiện chánh yếu cho một cái biết về thị giácnăng lực biết của con mắt. Cũng thế nhờ năng lực của sự thành tâm bạn sẽ có thể chứng ngộ mọi huệ quán.

ĐIỀU KIỆN KHÁCH QUAN

Con phải dứt bỏ hoàn toàn mọi cảm thức phân phái, thiên lệch bởi vì tất cả mọi học phái, mọi dòng truyền đều được kiến lập bởi sự đặt tên của tâm thức và đều là những quy ước. Con phải chắc chắn rằng chúng đều không mâu thuẫn nhau và từ mỗi cái con có thể đi đến bản tánh bổn nguyên, tự nhiên, độc đáo của thực tại, cái trạng thái thường trụ của mọi vật. Vì đây là điều kiện khách quan để không mê lầm về cái cần tham thiền, con phải chắc chắn như thế. Đây là thực hành sơ bộ thứ mười một.

Mọi học phái khác nhau phổ biếnẤn ĐộTây Tạng phát xuất từ Phật Thích Ca Mâu Ni và là những diễn đạt những phương tiện thiện xảo của ngài để dẫn dắt đệ tử đủ loại bẩm chất khác nhau đến sự chứng ngộ thực tại tối hậu. Chúng là những cách khác nhau để diễn bày cùng một cái và chỉ là những ngôn ngữ, được kiến lập như những trường phái do sự đặt tên của tâm thức con người như vậy. Không có cái nào là xung đột. Cũng như một hình tướng thấy được là điều kiện khách quan cho một cái biết thị giác, cái hiểu không bộ phái của bạn về thực tánh của tâm thứcđiều kiện khách quan cho thực hành thành công.

ĐIỀU KIỆN TRỰC TIẾP

Không những con phải nỗ lực thành khẩn từ đáy lòng với một trạng thái tâm thức trong đó con thoát khỏi sự bám luyến ám ảnh vào tham thiền, mà con còn phải không có bất kỳ dấu vết nào của mong mỏi hay lo toan như nghĩ, “Nếu tôi thiền định bây giờ hay trong tương lai hay đã làm trong quá khứ, thì quả thật đáng giá, nhưng nếu không thì thật vô giá trị.” Bởi vì thoát khỏi những mong cầu và lo toan là điều kiện trực tiếp, con phải thực hành trong một trạng thái của tâm thức không thi thiết giả tạo. Đây là thực hành sơ bộ thứ mười hai.

Khoảnh khắc trực tiếp trước của thức là điều kiện trực tiếp cho một cái biết thị giác, cung cấp sự tương tục tỉnh giác. Trạng thái trên của tâm thức có một chức năng tương tự trong tham thiền Đại Ấn.

Những sơ bộ kết thúc ở đây.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant