- Nội Dung
- Lời Ngỏ
- Lời Nói Đầu
- Lời Nói Đầu
- Lời Giới Thiệu Của Dilgo Khyentse Rinpoche
- Dẫn Nhập Dẫn Nhập Của Các Dịch Giả Anh Ngữ
- Lịch Sử Của Bản Dịch Này
- Phật Giáo Tây Tạng Dẫn Nhập Tóm Tắt
- Ti Ểu Sử Patrul Rinpoche Tiểu Sử Của Đạo Sư Vĩ Đại
- Mở Đầu
- Phần Một Những Pháp Tu Dự Bị Thông Thường Hay Những Chuẩn Bị Bên Ngoài
- Chương I Tự Do Và Thuận Duyên Khó Tìm
- Chương Hai Lẽ Vô Thường Của Cuộc Đời
- Chương Ba Những Khổ Đau Của Cõi Luân Hồi
- Chương Bốn Nghiệp:* Luật Nhân Quả
- Chương Năm Lợi Ích Của Giải Thoát
- Chương Sáu Làm Thế Nào Để Theo Chân Một Vị Thầy Tâm Linh
- Phần Hai Những Pháp Tu Dự Bị Phi Thường Hay Những Chuẩn Bị Bên Trong
- Chương I Quy Y, Nền Tảng Của Mọi Con Đường
- Chương 2 Khơi Dậy Bồ Đề Tâm, Gốc Rễ Của Đại Thừa
- Chương 3 Trì Tụng Và Thiền Quán Về Bổn Sư Như Đức Kim Cang Tát Đỏa (Vajrasattva) Để Tịnh Hóa Tất Cả Chướng Ngại 172
- Chương Bốn Cúng Dường Mạn Đà La Để Vun Bồi Phước Tuệ
- Chương Năm Kusali Pháp Tích Tụ Công Đức Của Kẻ Hành Khất: Diệt Trừ (*) Bốn Ma Vương Bằng Một Độc Chiêu
- Chương 6 Pháp Bổn Sư Du Già,233 Cánh Cổng Dẫn Đến Năng Lực Gia Trì, Phương Pháp Tối Hậu Để Chứng Ngộ Tuệ Giác
- Phần Ba Pháp Chuyển Di Thần Tốc
- Chương Một Pháp Chuyển Di Tâm Thức, Giáo Huấn Dành Cho Người Hấp Hối: Phật Quả Không Cần Thiền Định
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
LỜI NÓI ĐẦU
Ngài Jigme Gyalwai Nyugu là một trong những đệ tử lỗi lạc nhất của Ngài Jigme Lingpa, vị Đạo Sư đã ban truyền những hướng dẫn về Giáo Pháp Đại Viên Mãn (Dzogpa Chenpo) theo truyền thống Longchen Nyingthig. Ngài Jigme Gyalwai Nyugu đã kế thừa và ban tặng giáo huấn khẩu truyền Longchen Nyingthig, và Dza Paltrul Rinpoche, đệ tử của Ngài, đã sao chép lại, đặt tựa đề cho tập sách này là: KUNSANG LA-MAI ZHAL-LUNG.
Được biết rằng theo giáo lý Đại Viên Mãn, ta không thể đạt được Giác Ngộ với tâm tạo tác; mà ta phải nhận biết ra được bản tâm nguyên sơ, và nương vào đó mà có thể hiểu ra được vạn pháp chỉ như là trò hiển lộng của tâm. Sau đóù ta phải luôn luôn tự nhắc nhở, phải thấm nhuần nhận thức này và phải nhất tâm tin tưởng vào hiểu biết sắt đá ấy. Tuy nhiên, để có được một hiểu biết liễu tri, thấu suốt toàn diện giáo lý này thì việc ta chỉ đơn thuần đọc sách sẽ là một điều vô cùng thiếu sót; ta còn cần tới những pháp tu dự bị theo hệ phái Nyingma, và thêm vào đó, cần tới Giáo Pháp đặc biệt do một bậc Chân Sư với đầy đủ phẩm hạnh thuộc dòng Nyingma trao truyền cũng như cần tới năng lực gia hộ của Ngài. Được như vậy, chúng đệ tử cũng đã phải từng tích lũy công đức thật sâu dầy. Đó là lý do tại sao các Đạo Sư Nyingmapa vĩ đại như Ngài Jigme Lingpa và Ngài Dodrupchen đã phải bỏ hết tâm sức đeo đuổi công việc [truyền bá giáo pháp].
Ngày nay, việc chuyển dịch những tác phẩm bao gồm các pháp tu dự bị của Đại Viên Mãn (Dzogchen) mang một giá trị cực kỳ lớn lao. Tôi chúc mừng Nhóm Dịch Thuật Padmakara đã cho phổ biến các tác phẩm này bằng Anh ngữ và Pháp ngữ. Tôi đoan chắc rằng những tài liệu sơ yếu đáng tin cậy này sẽ đem lại lợi lạc cho tất cả những ai có lòng quan tâm tới pháp tu Đại Viên Mãn.
Ngày 23 tháng 10, 1990
Đạt Lai Lạt Ma