- Mục Lục Tập Iii Trưởng Lão Tăng Kệ
- Chương I Một Kệ
- Chương Ii - Hai Kệ
- Chương Iii Phẩm Ba Kệ
- Chương Iv Phẩm Bốn Kệ
- Chương V Phẩm Năm Kệ
- Chương Vi Phẩm Sáu Kệ
- Chương Vii Phẩm Bảy Kệ
- Chương Viii Phẩm Tám Kệ
- Chương Ix Phẩm Chín Kệ
- Chương X Phẩm Mười Kệ
- Chương Xi Phẩm Mười Một Kệ
- Chương Xii Phẩm Mười Hai Kệ
- Chương Xiii-xiv-xv
- Chương Xvi Phẩm Hai Mươi Kệ
- Chương Xvii Phẩm Ba Mươi Kệ
- Chương Xviii Phẩm Bốn Mươi Kệ
- Chương Xix Phẩm Năm Mươi Kệ
- Chương Xx Phẩm Sáu Mươi Kệ
- Chương Xxi Phẩm Bảy Mươi Mốt Kệ (Đại Tập)
- Mục Lục Tập Iii Trưởng Lão Ni Kệ
- Phẩm I-ii-iii & Iv
- Phẩm V-vi-vii-viii & Ix
- Phẩm X-xi-xii & Xiii
- Phẩm Xiv-xv & Xvi
KINH TIỂU BỘ TẬP III
Khuddhaka Nikàya
Hoà Thượng Thích Minh Châu dịch Việt - Phật Lịch 2543 - 1999
TRƯỞNG LÃO TĂNG KỆ
Chương XIII
Phẩm Mười Ba Kệ
(CCXLIII) Sona-Kolivisa (Thera. 65)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh tại Campà, trong gia đình một hội viên của Hội đồng thành phố nổi tiếng. Từ khi ngài sắp được sanh, tài sản lớn của phụ thân được tăng trưởng, và khi ngài được sanh, cả thành phố tổ chức hội lễ lớn. Vì ngài bố thí cúng dường cho một vị Độc giác Phật trong đời trước, nên đời này ngài có một thân hình như bằng vàng mịn và đặc biệt mềm mại, và ngài được gọi là Sona (vàng). Dưới chân và trên bàn tay của ngài có lông mịn màu vàng mọc lên, và ngài được nuôi dưỡng trong giàu sang xa hoa, có đến ba tòa lâu đài thích hợp cho từng mùa.
Khi bậc Đạo Sư giác ngộ và chuyển bánh xe Pháp ở Ràjagaha (Vương Xá). Vua Bimbisàra cho mời Sona đến, ngài đến với một số đông tùy tùng, nghe bậc Đạo Sư thuyết pháp, khởi lòng tin và được phép cha mẹ cho xuất gia. Ngài nhận từ bậc Đạo Sư một đề tài tu tập, nhưng không thể định tâm vì có liên lạc với đông người khi sống ở trong rừng. Ngài nghĩ rằng thân ngài quá được cung dưỡng để đạt được hạnh phúc, và đời sống ẩn sĩ làm thân mệt mỏi, ngài vượt lên trên những đau đớn vì chân ngài bị sưng khi ngài tập đi kinh hành, nhưng dầu ngài hết sức tinh tấn, ngài chưa thành đạt được quả chứng. Ngài nghĩ: ‘Ta không thể thành đạt con đường và quả vị thì sống xuất gia để làm gì? Tốt hơn ta hoàn tục và làm các công đức!'. Thế Tôn biết được tâm tư ngài, dạy cho ngài bài học của cây đàn, phải làm lắng dịu nhiệt lực với tu tập tịnh chỉ. Được chỉ dạy, ngài đi đến núi Linh Thứu và sau một thời gian, ngài chứng quả A-la-hán. Suy nghĩ trên thành tựu của mình, ngài tuyên bố chánh trí ngài như sau:
632. Người xưa, cao trong nước,
Phục vụ vua Ăng-ga,
Nay lại cao trong pháp,
So-na vượt đau khổ.633. Năm được cắt, năm bỏ,
Năm thượng pháp tu tập,
Tỷ-kheo vượt năm gút,
Được gọi vượt bộc lưu.634. Tỷ-kheo tánh kiêu ngoa,
Phóng dật, ưa vị ngoài,
Giới, thiền định, trí tuệ,
Không đi đến viên mãn.635. Việc phải làm, quăng bỏ,
Không phải việc, lại làm,
Kẻ kiêu ngoa phóng dật,
Lậu hoặc được tăng trưởng.636. Những ai khéo tinh cần,
Thường tu tập niệm thân,
Không phải việc, không làm,
Kiên trì việc nên làm.
Bậc chánh niệm tỉnh giác,
Lậu hoăc đi đến diệt.637. Trên đường thẳng được thuyết,
Hãy bước, chớ quanh co,
Hãy tự mình trách mình,
Hãy đem Niết-bàn lại,638. Khi tinh cần nỗ lực,
Căng thẳng, vượt mức độ,
Thế gian, Vô Thượng Sư,
Dùng ví dụ chiếc đàn,
Bậc pháp nhãn, có mắt,
Ngài thuyết pháp cho ta.639. Ta nghe lời Ngài giảng,
Lạc trú lời giảng dạy,
Bình tĩnh, ta thực hành,
Để đạt đích tối thượng,
Ba minh ta đạt được,
Lời Phật dạy làm xong.640. Ai chuyên nhất xuất ly,
Tâm tư hướng viễn ly,
Ai chuyên nhất vô sân,
Diệt trừ các chấp thủ.641. Ai chuyên nhất ái diệt,
Tâm tư không si mê,
Thấy sanh khởi các xứ,
Tâm được khéo giải thoát.642. Vị Tỷ-kheo tâm tịnh,
Được giải thoát chơn chánh,
Không chất chứa việc làm,
Điều phải làm không có.643. Như một hòn đá tảng,
Không bị gió lay động,
Cũng vậy toàn bộ phận,
Sắc, vị, thanh, hương, xúc.644. Pháp ái bất khả ái,
Không động, người như vậy,
Tâm trú, không hệ lụy,
Tùy quán, sự hoại diệt.
[ ^ ]
Chương XIV
Phẩm Mười Bốn Kệ
(CCXLIV) Revata (Thera. 67)
Các bài kệ của vị Trưởng lão này đã được đề cập trong phẩm một các bài kệ trước (XLII). Khi đến già, một hôm ngài đi đến yết kiến đức Phật và trú ở Sàvatthi, trong một ngôi rừng. Cảnh sát đến, đuổi bắt kẻ trộm, kẻ trộm quăng đồ ăn trộm gần ngài rồi bỏ chạy, các cảnh sát chạy đến, thấy đồ ăn trộm, liền bắt ngài dẫn đến vua Pasenadi. Vua truyền thả ngài và hỏi có phải ngài đã lấy trộm đồ? Ngài thuyết pháp nói lên sự kiện ngài không có thể làm một sự việc như vậy và nói những bài kệ như sau:
645. Từ khi xa xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Ta không biết tư duy,
Phi thánh, liên hệ sân.646. Hay làm hại, sát hại,
Hay làm khổ hữu tình,
Ta không biết tư duy,
Trong thời gian dài này.647. Và ta biết lòng từ,
Vô lượng khéo tu tập,
Ta thứ lớp tích lũy,
Như lời đức Phật dạy.648. Là bạn thân tất cả,
Từ mẫn mọi hữu tình,
Ta tu tập tâm từ,
Luôn vui, không sân hận.649. Ta thích thú với tâm,
Không động, không dao động,
Ta tu tập Phạm trú,
Được bậc thiện hành trì.650. Ta đạt được vô tầm,
Đệ tử bậc Chánh giác,
Với im lặng bậc Thánh,
Ta trực diện đạt được.651. Như núi đá không động,
Đứng vững khéo an trú,
Cũng vậy là Tỷ-kheo,
Đạt được si mê diệt,
Vị ấy như ngọn núi,
Không gì làm dao động.652. Con người không uế nhiễm,
Luôn tìm sự trong sạch,
Tội nhẹ như đầu tóc,
Xem nặng như mây khói.653. Như thành trì biên địa,
Phòng hộ cả trong ngoài,
Hãy phòng hộ tự ngã,
Sát-na không bỏ qua.654. Ta không thích thú chết,
Ta không thích thú sống,
Ta chờ thời gian đến,
Như thợ làm việc xong.655. Ta không thích thú chết,
Ta không thích thú sống,
Ta chờ thời gian đến,
Tỉnh giác, giữ chánh niệm.656. Đạo Sư, ta hầu hạ,
Lời Phật dạy làm xong,
Gánh nặng, đặt xuống thấp,
Gốc sanh hữu, nhổ sạch.657. Vì đích gì xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Mục đích ấy, ta đạt,
Mọi kiết sử diệt tận.658. Nỗ lực, chớ phóng dật,
Đấy lời ta giáo giới,
Ta sẽ nhập Niết-bàn,
Ta thoát mọi sanh y.
(CCXLV) Godatta (Thera. 67)
Trong thời đức Phật hiện tại, ngài sanh ở Sàvatthi, trong một gia đình lữ hành và đặt tên là Godatta. Sau khi cha chết, ngài sắp đặt nhà cửa, đem theo năm trăm cỗ xe hàng hóa, đi chỗ này chỗ khác, sống bằng nghề buôn bán. Một hôm, một con bò ngã qụy xuống đường, trong khi kéo xe, và các người làm công của ngài không thể đỡ con bò đứng dậy được, ngài tự đi đến đánh con bò rất nặng. Con bò tức giận vì sự tàn bạo của ngài nói lên giọng người: 'Này Godatta, đã lâu ta đem tất cả sức lực ta kéo gánh nặng cho ông, nhưng nay ta không đủ sức kéo nên phải ngã quỵ xuống, ông đánh đập ta tàn nhẫn. Vậy chỗ nào ông tái sanh, ta cũng sẽ sanh làm kẻ thù của ông để làm hại ông!'. Ngài nghe vậy rất lấy làm xúc động, tự nghĩ: 'Sao lại sống làm hại các loài hữu tình như vậy?' Rồi ngài từ bỏ tất cả tài sản, xin xuất gia với một vị Trưởng lão, và sau một thời gian chứng quả A-la-hán.
Một hôm, khi ngài đang hưởng thọ sự an lạc giải thoát, ngài thuyết pháp cho chúng xuất gia và tại gia về các pháp thế gian:
659. Như con bò giống tốt,
Được huấn luyện tốt đẹp,
Bị cột vào gánh nặng,
Mang gánh nặng kéo đi,
Bị áp đè quá nặng,
Không lật đổ gánh nặng.660. Cũng vậy, ai nhiều tuệ,
Như nước ở trong biển,
Không khinh miệt người khác,
Thánh pháp là như vậy,
Đối với các hữu tình.661. Sống trong vòng thời gian,
Bị thời gian hàng phục,
Hữu, phi hữu chi phối,
Loài Người chịu đau khổ,
Con cháu họ sầu ưu,
Chính ngay trong đời này.662. Hân hoan, khi được lạc,
Gặp khổ lại chán chường,
Kẻ ngu bị não hại,
Chi phối cả hai đường,
Không thấy được như thật.663. Những ai giữa khổ lạc,
Người dệt không chi phối,
Đứng vững như cột cửa,
Không hân hoan chán chường664. Đối với được hay mất,
Với danh với không danh,
Đối với chê hay khen,
Với khổ hay với lạc.665. Chúng tôi dính chỗ nào,
Như giọt nước trên sen,
Bậc anh hùng mọi chỗ,
Được lạc, không bị bại.666. Người đúng pháp không được,
Người được, không đúng pháp,
Đúng pháp nhưng không được,
Hơn được không đúng pháp.667. Người có danh, ít trí
Người có trí, không danh,
Không danh nhưng có trí,
Hơn ít trí, có danh.668. Được khen bởi kẻ ngu,
Bị chê bởi kẻ trí,
Được kẻ trí chê bai,
Hơn được người ngu khen.669. Lạc do dục đem lại,
Khổ do viễn ly sanh,
Khổ do viễn ly sanh
Hơn lạc do dục sanh.670. Làm phi pháp để sống,
Làm đúng pháp, có chết,
Làm đúng pháp, có chết,
Hơn sống, làm phi pháp.671. Ai đoạn dục phẫn nộ,
Tâm tịnh hữu, phi hữu
Sống ở đời, không ái,
Không thương yêu ghét bỏ.672. Sau khi tu Giác chi,
Các căn và các lực,
Đạt tịch tịnh tối thắng,
Chứng Niết-bàn vô lậu.
[ ^ ]
Chương XV
Phẩm Mười Lăm Kệ
(CCXLVI) Anna-Kondanna (Thera. 69)
Sanh trước Thế Tôn tại làng Donavatthu, không xa Kapilavatthu bao nhiêu, trong một gia đình Bà-la-môn rất giàu có, ngài được gọi với tên gia tộc là Kondanna. Lớn lên, ngài biết ba tập Vệ-đà và giỏi về đoán tướng. Khi bậc Bồ-tát mới sanh, ngài là một trong tám vị Bà-la-môn được mời đến đoán tướng. Dầu ngài mới học nghề, ngài thấy các tướng của bậc Đại nhân trên đứa bé và nói, vị này sau sẽ thành Phật. Rồi ngài sống, chờ đợi vị Bồ-tát xuất gia. Khi vị Bồ-tát xuất gia, lúc hai mươi chín tuổi, Kondanna được nghe tin, liền xuất gia với bốn vị Bà-la-môn đoán tướng khác, như Vappa v.v... và trong sáu năm sống ở Uruvelà, gần vị Bồ-tát, khi vị Bồ-tát đang tu khổ hạnh. Lúc vị Bồ-tát không tu khổ hạnh nữa, các vị này chán chường bỏ đi đến Isipatana (chư Tiên đọa xứ). Rồi đức Phật đến Isipatana, thuyết kinh Chuyển Pháp Luân cho họ, và Kondanna cùng hàng vạn Phạm Thiên chúng chứng được Sơ quả. Đến ngày thứ năm, nhờ bài kinh 'Vô Ngã Tướng', Kondanna chứng quả A-la-hán. Bậc Đạo Sư trong buổi họp Tăng chúng ở tinh xá Kỳ Viên, đã xác chứng ngài là bậc Đệ nhất trong các hàng Tăng chúng Tỷ-kheo (Xem. Ang. i. 26). Và trong một trường hợp khi Kondanna giảng về Bốn sự thật, đề cập đến ba tướng: Vô thường, Khổ, Vô ngã, với những phương pháp sai biệt, dựa trên Niết-bàn và giảng với sự lưu loát của đức Phật. Bài giảng ảnh hưởng mạnh mẽ đến Sakka (Đế Thích) khiến vị này thốt lên những bài kệ:
673. Ta bội phần hân hoan,
Được nghe pháp vị lớn,
Pháp được giảng ly tham,
Hoàn toàn không chấp thủ.
Trong một trường hợp khác, thấy tâm tư của một số người còn bị chi phối nặng nề bởi tà kiến, nên ngài nói lên bài kệ như sau:
674. Trên thế giới đất tròn,
Nhiều màu sắc hình tướng,
Làm say đắm tâm tư,
Ta nghĩ là như vậy,
Tướng tịnh rất hấp dẫn,
Liên hệ đến tham dục.675. Như gió thổi tung bụi,
Được mây trấn áp xuống,
Các tư duy lắng dịu,
Khi thấy, với trí tuệ.676. Mọi hành là vô thường
Khi thấy với trí tuệ,
Vị ấy nhàm chán khổ,
Đây con đường đến tịnh.677. Mọi hành là đau khổ,
Khi thấy với trí tuệ,
Vị ấy nhàm chán khổ,
Đây con đường đến tịnh.678. Mọi pháp là vô ngã,
Khi thấy với trí tuệ,
Vị ấy nhàm chán khổ,
Đây con đường đến tịnh.
Rồi ngài nêu rõ, ngài đã chứng được thiền quán ấy, và nói lên chánh trí, ngài nói rằng:
679. Trưởng lão Kondanna,
Giác ngộ bởi giác ngộ,
Đã sắc bén thoát ly,
Đoạn tận sanh và chết,
Và đời sống Phạm hạnh,
Được hoàn toàn viên mãn.680. Hoặc bộc lưu, bẫy mồi,
Hoặc cột trụ vững chắc,
Ngọn núi khó phá hoại,
Sau khi chặt phá xong,
Cột trụ và bẫy mồi,
Chặt tảng đá khó phá,
Hành thiền, vượt bờ kia,
Thoát khỏi Ma trói buộc.681. Tỷ-kheo hoảng hốt động,
Đi đến các bạn ác,
Chìm trong bộc lưu lớn,
Bị sóng lớn ngập tràn.682. Bậc trí không hoảng hốt,
Không dao động, thận trọng,
Các căn khéo chế ngự,
Làm bạn với kẻ thiện,
Bậc trí tuệ như vậy,
Có thể đoạn đau khổ.683. Một người đen, gầy mòn,
Yếu ốm, đầy đường gân,
Tiết độ trong ăn uống,
Tâm tư không ưa não.683. Trong rừng núi rộng lớn,
Bị muỗi ruồi đốt cắn,
Như con voi lâm trận,
Ta chánh niệm, chịu đựng.684. Ta không thích thú chết,
Ta không thích thú sống,
Ta chờ thời gian đến,
Như thợ làm việc xong.685. Ta không thích thú chết,
Ta không thích thú sống,
Ta chờ thời gian đến,
Tỉnh giác, giữ chánh niệm.686. Đạo Sư, ta hầu hạ,
Lời Phật dạy, làm xong,
Gánh nặng, đặt xuống thấp,
Gốc sanh hữu, nhổ sạch.687. Vì mục đích xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Mục đích ấy, ta đạt,
Ta cần gì ở rừng.
(CCXLVII) Udàyin (Thera. 69)
Trong thời đức Phật tại thế, ngài sanh ở Kapilavatthu, trong một gia đình Bà-la-môn. Ngài thấy được uy lực của đức Phật khi đức Phật thăm gia đình ngài. Ngài khởi lòng tin, xuất gia và sau một thời gian, ngài thành bậc A-la-hán. Nay có đến ba vị Trưởng lão Udàyin: con một Bộ trưởng, tên là Kàludàyin (xem CCXXXIII), vị Bà-la-môn này và Đại Udàyin. Khi kinh Ví dụ con voi được thuyết giảng, trong kinh này, con voi Sela của vua Pasenadi được tán thán, ngài Udàyin này cảm thấy phấn khởi khi nghĩ đến đức Phật, nghĩ rằng các người này chỉ tán thán một con vật, còn ta sẽ tán thán các đức tánh tốt đẹp của một con voi tuyệt diệu, tức là đức Phật. Rồi Ngài nói lên những bài kệ như sau:
689. Đức Phật, sanh làm người,
Tự điều phục thiền định,
Uy nghi Phạm thiên đạo,
Hoan hỷ trong tâm tịnh.690. Loài người đảnh lễ Ngài,
Bậc đạt được bờ kia,
Đối với hết thảy pháp,
Chư Thiên đảnh lễ Ngài,
Như vậy ta được nghe,
Ta là A-la-hán.691. Vượt qua mọi kiết sử,
Từ rừng đến Niết-bàn,
Vui thoát ly các dục,
Như vàng thoát khoáng sản.692. Vị ấy thật như voi,
Tuyệt luân đẹp rực rỡ
Đứng trên đỉnh núi cao
Dãy trường sơn Hi-mã,
Trong mọi danh Nàga,
Ngài chân danh Vô thượng.693. Rồi ta sẽ tán thán,
Nàga này cho người,
Nàga không làm ác,
Nên được gọi Nàga,
Từ tốn, không làm hại,
Là hai chân Nàga.694. Chánh niệm và tỉnh giác,
Hai chân khác Nàga,
Voi Nàga là tín,
Ngà màu trắng là xả695. Chánh niệm là cổ họng,
Trí tuệ chỉ cho đầu,
Suy tầm với cái vòi,
Chỉ cho tư duy pháp.
Hòa trú là bụng pháp,
Viễn ly ví đuôi voi.696. Tu thiền, thở vô lạc,
Nội tâm, khéo định tỉnh,
Nàga đi, định tỉnh,
Nàga đứng, định tỉnh.697. Nàga nằm, định tỉnh,
Nàga ngồi, định tỉnh,
Trong tất cả tình huống,
Nàga sống chế ngự
Đây thành tích Nàga.698. Ăn đồ ăn không tội,
Đồ có tội không ăn;
Được đồ ăn, y phục,
Từ bỏ, không tích trữ.699. Kiết sử tế hay thô,
Chặt đứt mọi trói buộc,
Chỗ nào vị ấy đi,
Bước đi, không kỳ vọng.700. Như sen sanh trong nước,
Lớn lên được tăng trưởng,
Không có dính nước ướt,
Thơm ngát, rất khả ái.701. Cũng vậy bậc Chánh Giác,
Sanh và trú ở đời,
Không có dính sự đời,
Như sen không dính nước.702. Như đống lửa cháy đỏ,
Không củi tự tắt dần,
Trong than tro lắng dịu,
Được gọi lửa diệt tận.703. Ví dụ, bậc trí thuyết,
Để nêu rõ ý nghĩa,
Đại Nàga sẽ hiểu,
Những gì về Nàga,
Do Nàga ấy giảng.704. Vô tham và vô sân,
Vô si, không lậu hoặc,
Nàga từ bỏ thân,
Sẽ diệt độ Niết-bàn,
Không còn có lậu hoặc.