Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Điền Email để nhận bài mới

I. Phước Và Trí

03 Tháng Ba 201400:00(Xem: 4458)
I. Phước Và Trí

THIỀN VIỆN TRÚC LÂM BẠCH MÃ
THÍCH TÂM HẠNH
TỐT HƠN CHO MÌNH
Nhà xuất bản Phương Đông

I/ PHƯỚC VÀ TRÍ.


Nhìn lại giữa cuộc đời, có người học lực trung bình khá, không giỏi lắm, thi rớt đại học, nhưng có điều kiện và có một trình độ nhất định nên quý vị mở công ty, làm giám đốc, tương đối thành đạt. Song song đó cũng có một ít người khác học cùng khóa thi đỗ điểm rất cao, sau đại học ra trường chỉ đi làm thư ký cho người giám đốc bạn mình để có lương chừng mực. Cũng có một số người của cải nhiều mà không lo học hành, không có trình độ để nắm giữ và phát triển công ty cha mẹ mình được, phải nhờ người khác làm. Cha mẹ qua đời, con lên làm chủ không có trình độ phát triển nên một đống tài sản thoáng chốc tiêu tan. Qua đó cho chúng ta thấy, nếu có năng lực, có trình độ mà không có vốn liếng, không có sự may mắn thì cũng không thành đạt được. Nếu có của cải đầy nhà, nhưng không có trình độnăng lực thì cũng không đưa đến thành công. Muốn đưa đến thành công, chúng ta cần có đủ hai nhóm yếu tố chính, đó là trình độ, năng lực và sự may mắn, vốn làm ăn. Trình độ, năng lực là nhóm yếu tố thuộc về trí. Của cải, sự may mắn là nhóm yếu tố thuộc về phước. Muốn đời sống của mình được thành đạt, an vui thì phải có đầy đủ hai yếu tố chính, đó là phước đứctrí tuệ.

1/ TRÍ TUỆ.

Những kiến thức được đào tạo ở thầy cô giáo, cha mẹ, những kinh nghiệm học hỏi được từ bạn bè, cuộc đời… đó là trí tuệ hữu sư, trí tuệ do học hỏi mà có được. Nếu chỉ có thế thì đã trọn đủ để đưa chúng ta đi đến thành công chưa? Trong đời, có những người rất lanh lợi, khôn ngoan, nhưng khi quyết định một vấn đề gì, sau đó về nhà yên lắng lại thì cũng phát hiện ra còn có những điểm lỡ lầm, thiếu sót. Có những việc chúng ta làm vội, nói vội hăng hái lắm, nhưng khi về nhà yên tĩnh một mình nghĩ lại thì thấy hổ thẹn, hối tiếc, ăn năn… Như vậy, nếu chỉ dùng trí tuệ do học hỏi thôi thì vẫn còn nhầm lẫn, lỡ lầm nên chưa trọn đủ. Khi tâm ta động, hoàn cảnh động thì xử lý bị nhầm lẫn, lỗi lầm mà không hề hay biết, cho đến khi yên tĩnh rồi mới phát hiện ra. Như vậy lắng lại, yên tĩnh, thì trí tuệ phát huy đúng mức, sáng suốt, phát hiện ra, lúc đó có ai chỉ dạy cho mình không? Một mình mình, đâu có ai lúc đó? Mới thấy, ngoài trí học hỏi kia ra, vẫn còn một cội nguồn trí tuệ chân thật nơi chính mình, chỉ khi tâm mình lắng lại thì nó mới hiển hiện, suốt thông. Vì vốn sẵn có, không do ai cho cả nên quý ngài xưa thường gọi đó là trí tuệ vô sư, là trí tuệ vốn sẵn nơi mỗi người.

Khi thầy giáo giảng bài, chúng ta hiểu, nhưng cây cột, cái bàn nó có hiểu không? Chúng ta thì hiểu mà những vật vô tri thì nó không thể hiểu. Vì sao? Vì nó là vô tri, không có khả năng hiểu. Còn chúng ta là hữu tri, có khả năng hiểu cho nên mới hiểu bài giảng. Như vậy, trước khi muốn hiểu những lời giảng này thì chúng ta đã có một khả năng tự hiểu trước, nhưng con người chỉ biết bám hiểu theo những lời giảng bên ngoài mà không nhận ra khả năng tự hiểu nơi chính mình, đó là chỗ còn thiếu sót của mỗi con người chúng ta cho nên trí sáng của mình chưa được đầy đủ trọn vẹn. Đây là cội nguồn trí tuệ, là trí gốc, trí này lặng sáng không động, thênh thang trùm khắp, nó có năng lực làm chủ mọi thứ. Muốn được giác ngộ, an vui, tự tại giải thoát, không gì hơn là chúng ta phải khéo tu tập để nhận lại và sống trọn vẹn bằng cội nguồn trí tuệ chân thật này.

Với một bài giáo án vẫn thường giảng dạy mỗi ngày. Nếu thức dậy với một buổi sáng nhọc nhằn, bực bội không vui thì lên lớp chúng ta sẽ nói vấp váp, không trôi chảy, nhầm trước lộn sau. Nhưng với một buổi sáng thanh thản, yên ắng, tràn đầy nhựa sống, thì chúng ta lên lớp nói năng lưu loát, sống động, phát minh nhiều điều mới mẻ hơn những gì đã chuẩn bị trước. Như vậy, khi tâm loạn động, không ổn định thì đầu óc sẽ yếu mỏi, không sáng. Khi tâm mình an tịnh thì trí tuệ phát huy đúng mức. Cho nên, muốn nhận chân trí tuệ một cách tuyệt đối trọn vẹn thì phải tu tập cho tâm mình lóng lặng lại.

2/ PHƯỚC ĐỨC.

Thế gian thường nói: Học tài thi phận. Có những người có tài, rất giỏi, nhưng muốn thành đạt cũng cần đến sự may mắn. Những điều tốt lành bất chợt đến mà mình không thấy biết trước thì chúng ta gọi nôm na là sự may mắn. Nhưng nếu thấy ra thì nó chính là phúc lành do mình đã tạo nên mà không biết. Hôm nay mình giúp một cậu học trò vượt qua hoàn cảnh khó khăn để học hành. Thời gian xa cách quá lâu không biết cậu ta ở đâu, làm gì, bẳng đi không còn nhớ mặt mũi nữa. Một hôm đi xa, mình bị lạc đường, gặp nạn mưa bão không còn kế sống… tình cờ gặp một người nhiệt tình giúp đỡ, ai cũng nói là mình may mắn. Sau đó nhận ra, mới biết là cậu học trò ngày xưa mình đã từng quan tâm giúp đỡ. Do trước kia mình hết lòng nên bây giờ cậu cũng hết dạ với mình. Khi chưa nhận ra thì cho đó là một sự may mắn. Nhưng khi nhận ra đó là người mình từng giúp đỡ, hôm nay người ta có cơ hội giúp lại mình thì đó là phước đức của mình. Cho thấy, những cơ may mình không thấy được nên cho đó là sự may mắn. Nếu thấy rõ được căn nguyên của nó thì mới biết tất cả đều là phúc lành do mình đã tu tạo từ nhiều kiếp về trước, hôm nay mới đủ duyên thừa hưởng được.

Như vậy, ngoài trí tuệ ra, nhóm yếu tố giúp cho chúng ta thành côngphước đức. Những gì thấy được gọi là lộc đang có. Những gì không thấy gọi là sự may mắn. Nhưng chung quy lại đều là phước đức do mình đã tạo mà có ra.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM