Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

2. Niệm phụ mẫu ân

31 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 12914)
2. Niệm phụ mẫu ân

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ÐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

II. NIỆM PHỤ MẪU ÂN

Nguyên văn:

云 何念父母恩?哀哀父母,生我劬勞,十月三年,懷胎乳哺;推幹去溼,咽苦吐甘,才得成人,指望紹繼門風,供承祭祀。今我等既已出家,濫稱釋子,忝號沙門。甘 旨不供,祭掃不給。生不能養其口體,死不能導其神靈。於世間則為大損,於出世又無實益,兩途既失,重罪難逃。如是思惟,惟有百劫千生,常行佛道,十方三 世,普度眾生。則不惟一生父母,乃至生生父母,俱蒙拔濟。不惟一人父母,乃至人人父母,盡可超升。是為發菩提心第二因緣也。

Vân hà niệm phụ mẫu ân? Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao, thập nguyệt tam niên, hoài thai nhũ bộ; thôi can khứ thấp, yến khổ thổ cam, tài đắc thành nhân, chỉ vọng thiệu kế môn phong, cung thừa tế tự. Kim ngã đẳng ký dĩ xuất gia, lạm xưng Thích tử, thiểm hiệu Sa môn. Cam chỉ bất cung, tế tảo bất cấp, sanh bất năng dưỡng kỳ khẩu thể, tử bất năng đạo kỳ thần linh. Ư thế gian tắc vi đại tổn, ư xuất thế hựu vô thật ích, lưỡng đồ ký thất, trọng tội nan đào. Như thị tư duy, duy hữu bách kiếp thiên sanh, thường hành Phật đạo, thập phương tam thế, phổ độ chúng sanh. Tắc bất duy nhất sanh phụ mẫu, nãi chí sanh sanh phụ mẫu, câu mông bạt tế. Bất duy nhất nhân phụ mẫu, nãi chí nhân nhân phụ mẫu, tận khả siêu thăng. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ nhị nhân duyên dã.

Dịch:

Thế nào là nhớ ơn cha mẹ? Thương thay cha mẹ sinh ta khó nhọc, mười tháng mang thai ba năm bú mớm, nhường khô nằm ướt, nuốt đắng nhả ngọt, mới được nên người. Mong ta tiếp nối gia phong, lo phần tế tự. Mà nay ta đã xuất gia, lạm xưng Thích tử, nhục hiệu Sa môn, đồ ngon vật ngọt đã không phụng dưỡng, cúng tế chạp tảo càng không chu tất. Cha mẹ còn sống, ta đã không thể nuôi dưỡng, khi cha mẹ qua đời, ta lại không thể hướng dẫn thần thức. Ðối với phương diện thế gian là sự tổn lớn, đối với phương tiện xuất thế lại không có ích chi. Hai đường đều tổn thất thì tội nặng khó thoát. Suy nghĩ như thế, chỉ có có cách trong trăm đời ngàn kiếp thường hành Phật đạo, mười phương ba đời khắp độ chúng sanh. Ðược như thế thì không phải chỉ cha mẹ một đời, mà song thân nhiều đời nhiều kiếp đều được độ thoát; không phải chỉ cha mẹ một người, mà song thân tất cả mọi người cùng được siêu thăng. Ðó là nhân duyên thứ hai của sự phát Tâm Bồ đề.

 

Giảng:

Vân hà niệm phụ mẫu ân? Ở trên đã nhắc qua về ân đức cha mẹ, nay ở đây giải thích. Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao : Ðây là nói chúng ta đối với cha mẹ thường có lòng thương nhớ ; cha mẹ cũng thương nhớ ta, "sanh ta khó nhọc", đây là câu trong Thi kinh : "Ai ai phụ mẫu, sanh ngã cù lao…… dục báo chi đức, hạo thiên võng cực". Có nghĩa là "Thương thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc, muốn báo ân đức của cha mẹ, nhưng ân đức của cha mẹ sâu nặng như trời cao bể rộng thật khó đáp đền" Thập nguyệt tam niên, hoài thai nhũ bộ : Nếu nói mười tháng mang thai, ba năm bú mớm thì không hay, nên nói "mười tháng ba năm, mang thai bú mớm".

 

Thôi can khứ thấp : Từ chỗ ướt đưa đến chỗ khô, chứ không phải đẩy ra khỏi chỗ khô. Ðiều này rất đơn giản, không có cách giảng đặc biệt nào, người mẹ nuôi đứa con thơ chính là nhường khô nằm ướt như thế. Yến khổ thổ cam, tài đắc thành nhân : Nuốt đắng, chính là có cái gì đắng cay, có gì khó khăn mẹ đều nuốt lấy, chịu lấy. Nhả ngọt, có gì ngọt bùi cho con. Tận tâm kiệt lực bồi dưỡng nuôi nấng con thơ như thế, con thơ mới được lớn lên thành người. Chỉ vọng thiệu kế môn phong, cung thừa tế tự : Sanh con dưỡng cái chính là hy vọng cha truyền con nối, đời nọ nối tiếp đời kia, có người hương khói, nối dõi tông đường, sau này lo phần cúng tế tổ tiên. Chỉ vọng, là dùng tay chỉ đầu, dùng mắt nhìn. "Thiệu" cũng giống như thiệu long Phật chủng, tiếp nối một cách rạng rỡ dòng giống của Phật, "Thiệu" có nghĩa là tiếp tục kế tục. Tục là làm cho nó nối tiếp không để gián đoạn. Môn phong, là phong thái nề nếp gia đình.

 

Kim ngã đẳng ký dĩ xuất gia, lạm xưng Thích tử : Nhưng nay chúng ta đã xuất gia, cũng không quản đến việc có đủ tư cách làm con Phật hay không, lạm vu sung số (1), nói rằng : "A! chúng ta đã là đệ tử của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni". Thiểm hiệu Sa môn : Thiểm, là không biết tàm quý, không biết xấu hổ. Nghĩa là tôi không đủ tư cách, không đáng làm Sa môn, nhưng tôi cũng mạo sung, lạm vu sung số, cũng được gọi là Sa môn. Sa môn là Tỳ Khưu, dịch là Cần Tức, có nghĩa là cần tu giới định huệ, tức diệt tham sân si.

 

Cam chỉ bất cung, tế tảo bất cấp : Ðối với cha mẹ, chúng ta không chút dưỡng nuôi, không có đem sức của ta để phụng dưỡng; đến khi cha mẹ qua đời, cũng không tảo mộ, cũng không lo phần cúng giỗ. Sanh bất năng dưỡng kỳ khẩu thể, tử bất năng đạo kỳ thần linh : Khi cha mẹ còn sống, ta đã không thể phụng dưỡng. Sau khi cha mẹ qua đời, ta cũng không thể dẫn đạo tiếp dẫn thần thức của cha mẹ đến nơi an lạc.

 

Ư thế gian tắc vi đại tổn, ư xuất thế hựu vô thật ích : Ðối với thế gian pháp, tức là đối với một vài vấn đề xã hội mà nói, thì đây là một tổn thất lớn. Mà chúng ta xuất thế cũng tu hành không thành công, nên đối với cha mẹ cũng không có giúp đỡ gì. Lưỡng đồ ký thất, trọng tội nan đào : Lưỡng đồ, tức là hai đường sanh tử. Khi cha mẹ còn sống ta không phụng dưỡng, khi chết rồi cũng không cúng tế ; sau khi xuất gia lại không quản đến cha mẹ ở nhà, hai phương diện này đều tổn thất lớn. Cho nên tội này rất lớn, thật khó tránh khỏi.

 

Như thị tư duy : Suy nghĩ như thế, chúng ta phải nên làm sao ? Duy hữu bách kiếp thiên sanh, thường hành Phật đạo : Chỉ có cách trong trăm đời ngàn kiếp cần phải tu hành Phật đạo, thường y theo Phật pháp tu hành. Thập phương tam thế, phổ độ chúng sanh : Không chỉ mười phương mà trong ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, đều phải độ khắp tất cả chúng sanh, mới có thể báo đáp ân sâu của cha mẹ. Như thế tắc bất duy nhất sanh phụ mẫu, nãi chí sanh sanh phụ mẫu, câu mông bạt tế : cha mẹ đời đời kiếp kiếp đều được độ thoát. Bất duy nhất nhân phụ mẫu, nãi chí nhân nhân phụ mẫu, tận khả siêu thăng : Cho đến cha mẹ của mỗi người đều được sanh thiên. Chúng ta nếu như tu hành chân chánh "một người con đắc đạo, cửu huyền thất tổ siêu thăng", cho nên chúng ta cần phải dụng công tu hành, thì không những cha mẹ đời đời kiếp kiếp trong thời quá khứ, cho đến song thân của mọi người, chúng ta cũng đều khiến cho họ được siêu thăng.

 

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ nhị nhân duyên dã : Ðây là nhân duyên thứ hai của sự phát tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 18436)
Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” không biết có từ lúc nào, chỉ thấy ghi chép thành văn vào đời Tống (960-1127) trong “Tông môn tạp lục” mục “Nhơn thiên nhãn”...
(Xem: 19921)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19597)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33506)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34662)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54616)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37858)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21213)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17956)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63788)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17454)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49777)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 16926)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16456)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 14526)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 22550)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 57114)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13900)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 29085)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33390)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38452)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31301)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 13954)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 14668)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14336)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12707)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14886)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19246)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13864)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 12711)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 30492)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 11889)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 30787)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 29470)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 30689)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31331)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37210)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32345)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 23755)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12264)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 14256)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14122)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 34052)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27799)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 12496)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 28717)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 29463)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 12472)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 29315)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 28119)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 25756)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26110)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22337)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 33232)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31879)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39672)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22539)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 34566)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27423)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28476)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant