Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

III. Lưu thông phần

31 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 11647)
III. Lưu thông phần

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ÐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Lưu thông phần

Nguyên văn:

如是十緣備識,八法周知。則趨向有門,開發有地。相與 得此人身,居於華夏。六根無恙,四大輕安,具有信心,幸無魔障。況今我等,又得出家,又受具戒,又遇道場,又聞佛法,又瞻舍利,又修懺法,又值善友,又具 勝緣。不於今日發此大心,更待何日?惟願大眾,愍我愚誠;憐我苦志,同立此願,同發此心。未發者今發,已發者增長,已增長者今令相續。勿畏難而退怯,勿視 易而輕浮,勿欲速而不久長,勿懈怠而無勇猛,勿委靡而不振起,勿因循而更期待,勿因愚鈍而一向無心,勿以根淺而自鄙無分。譬諸種樹,種久則根淺而日深;又 如磨刀,磨久則刀鈍而成利。豈可因淺勿種,任其自枯;因鈍弗磨,置之無用?

Âm Hán Việt:

Như thị thập duyên bị thức, bát pháp châu tri, tắc xu hướng hữu môn, khai phát hữu địa. Tương dữ đắc thử nhân thân, cư ư Hoa Hạ. Lục căn vô dạng, tứ đại khinh an, cụ hữu tín tâm, hạnh vô ma chướng. Huống kim ngã đẳng, hựu đắc xuất gia, hựu thọ cụ giới, hựu ngộ đạo tràng, hựu văn Phật pháp, hựu chiêm xá lợi, hựu tu sám pháp, hựu trị thiện hữu, hựu cụ thắng duyên. Bất ư kim nhật phát thử đại tâm, cánh đãi hà nhật? Duy nguyện đại chúng, mẫn ngã ngu thành; lân ngã khổ chí, đồng lập thử nguyện, đồng phát thị tâm. Vị phát giả kim phát, dĩ phát giả tăng trưởng, dĩ tăng trưởng giả kim linh tương tục. Vật úy nan nhi thối khiếp, vật thị dị nhi khinh phù, vật dục tốc nhi bất cửu trường, vật giải đãi nhi vô dũng mãnh, vật ủy mĩ nhi bất chấn khởi, vật nhân tuần nhi cánh kỳ đãi, vật nhân ngu độn nhi nhất hướng vô tâm, vật dĩ căn thiển nhi tự bỉ vô phận. Thí chư chủng thọ, chủng cửu tắc căn thiển nhi nhật thâm; hựu như ma đao, ma cửu tắc đao độn nhi thành lợi. Khởi khả nhân thiển vật chủng, nhậm kỳ tự khô; nhân độn phất ma, trí chi vô dụng?

Dịch:

Như trên vậy mười nhân duyên đã hiểu rõ, tám tướng trạng đã biết, thì xu hướng có lối, phát tâm có chỗ. Chúng ta nay được thân người, ở xứ Hoa Hạ, sáu căn khỏe mạnh đầy đủ, tứ đại nhẹ nhàng an lạc, tín tâm đầy đủ, may mắn lại không có chướng. Huống chi chúng ta ngày nay còn được xuất gia, được thọ cụ túc giới, được gặp đạo tràng, được nghe Phật pháp, được chiêm bái xá lợi, được tu tập sám pháp, được gặp bạn lành, được nhân duyên thù thắng tốt đẹp. Nếu ngày nay không phát tâm rộng lớn, thì còn chờ đến ngày nào.

Cúi xin đại chúng thương cho tâm thành ngu muội của tôi, xót cho chí nguyện khổ sở của tôi, mà cùng lập nguyện ấy, đồng phát tâm này. Nếu chưa phát thì nay phát, phát rồi thì tăng trưởng, tăng trưởng rồi thì tương tục không gián đoạn. Chớ sợ gian nan mà khiếp sợ thối lui, đừng cho dễ mà khinh thường, hời hợt, đừng ham mau mà chẳng lâu bền, đừng biếng nhác giải đãi mà thiếu dũng mãnh, đừng uể oải mà không phấn khởi, đừng chần chờ mà kỳ hẹn mãi, đừng vì tối dốt mà cứ mãi vô tâm, đừng vì căn cơ cạn cợt mà tự khinh không có phần. Như trồng cây, trồng lâu thì rễ cạn ngày càng sâu; như mài dao, mài mãi thì dao đùi cũng thành sắc bén; chẳng nên vì rễ cạn mà không trồng, mặc cây khô héo, vì dao đùi mà không mài, để dao vô dụng.

 

Giảng:

Như thị thập duyên bị thức, bát pháp châu tri : Ở trên đã hiểu rõ mười loại nhân duyênbáo ân Phật, ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân thí chủ, ân chúng sanh, nhớ khổ sanh tử, tôn trọng tánh linh của mình, sám hối nghiệp chướng, cầu sanh Tịnh độ, khiến chánh pháp tồn tại lâu dài ; cũng hiểu rõ tám pháp tà chánh, chân ngụy, đại tiểu, thiên viên. Tắc xu hướng hữu môn, khai phát hữu địa : ông đã biết được đường lối tu hành như thế nào ; làm như thế nào để khai phát tâm Bồ đề, cũng đã có chỗ.

Tương dữ đắc thử nhân thân, cư ư Hoa Hạ : Ông nay đã có các thứ nhân duyên, đã được thân người, lại ở xứ Hoa Hạ là đất Trung Quốc. Lục căn vô dạng, tứ đại khinh an : Lục căn mắt tai mũi lưỡi thân ý đều không có tật bệnh gì, sáu căn đều đầy đủ. Tứ đại đất nước lửa gió cũng đều điều hòa, cũng tức là không có bệnh tật gì. Cụ hữu tín tâm, hạnh vô ma chướng : Lại đầy đủ tín tâm không có ma chướng làm chướng ngại sự tu hành học đạo của mình.

Huống kim ngã đẳng, hựu đắc xuất gia, hựu thọ cụ giới : lại nữa chúng ta hôm nay lại được xuất gia, được thọ Cụ túc giới. Hựu ngộ đạo tràng, hựu văn Phật pháp : lại gặp được đại đạo trường Vạn Phật Thành, lại có người vì ông giảng kinh thuyết pháp. Hựu chiêm xá lợi, hựu tu sám pháp ; Vạn Phật Thành của chúng ta cũng có Xá lợi của Phật ; lại được tu trì pháp hội "Ðại Bi Sám" v.v.Hựu trị thiện hữu, hựu cụ thắng duyên : Lại gặp được rất nhiều bạn tốt, được đầy đủ các thứ nhân duyên thù thắng đặc biệt. Bất ư kim nhật phát thử đại tâm, cánh đãi hà nhật? Nếu ông không phát tâm Bồ đề rộng lớn trong ngày hôm nay, thì còn đợi đến ngày nào nữa ?

Duy nguyện đại chúng, mẫn ngã ngu thành, lân ngã khổ chí : Ðại sư Tỉnh Am nói, cúi xin đại chúng các ông ! thương xót cho tâm thành ngu si của tôi, thông cảm tôi, thương cho chí nguyện khổ tâm của tôi. Ðồng lập thử nguyện, đồng phát thị tâm : Ðồng phát 48 đại nguyện, cũng là phát tâm nguyện này.

Vị phát giả kim phát : Nếu người chưa phát 48 nguyện này thì nay phát. Dĩ phát giả tăng trưởng : Ðã phát 48 nguyện rồi thì càng ngày càng làm cho nó tăng trưởng rộng lớn lên. tăng trưởng giả, kim linh tương tục : Ðã càng ngày càng làm cho tăng trưởng, nay cần phải tương tục không gián đoạn phát tâm Bồ đề.

Vật úy nan nhi thối khiếp : Ông không nên sợ gian nan mà sanh lòng khiếp sợ thối lui. Vật thị dị nhi khinh phù : Ông cũng không nên nhìn thấy những việc dễ dàng mà khinh thường hời hợt.

Vật dục tốc nhi bất cửu trường : ông cũng không nên ham mau; nếu không, tâm đã phát cũng sẽ chẳng lâu bền. Cần có tâm lâu bền. Không nên làm để cầu lợi, nói tôi đầu cơ, lợi dụng thời cơ kiếm lợi, thì có thể tu thành Phật ! Không bao giờ đầu cơ kiếm lợi mà có thể thành Phật ! Quý vị! ở đây tôi lại nhớ trước kia dạy 42 Thủ Nhãn, có người tu được vài năm, cảm thấy không có chi thành tựu, bèn không tu nữa. Ðó gọi là thối lui, không thể lâu bền được. Vật giải đãi nhi vô dũng mãnh : ông không nên giải đãi biếng nhác, một chút tâm dõng mãnh cũng không có.

Vật ủy mĩ nhi bất chấn khởi : ông cần phải phấn chấn, phấn khởi, chớ nên ủ rũ chán nản, lôi thôi không dứt khoát, cần đoạn mà không đoạn. Vật nhân tuần nhi cánh kỳ đãi : ông cũng không nên chần chờ kỳ hẹn mãi. "Nhân tuần" chính là chậm chạp, kỳ hẹn, không dõng mãnh tinh tấn. Kỳ đãi là lần lựa chờ đợi, nói : "Ta nay không tu hành, đợi khi nào sắp xếp xong mọi việc rồi sẽ tu hành", tu hành học đạo thì không thể chờ đợi kỳ hẹn mãi.

Vật nhân ngu độn nhi nhất hướng vô tâm : ông không nên vì mình ngu si mà không phát tâm Bồ đề. Vật dĩ căn thiển nhi tự bỉ vô phận : cũng không nên cho rằng căn cơ của mình cạn cợt, Phật đạo xa vời vợi không thể thành tựu, không có tư cách thành Phật. Không nên có tâm như thế !

Ở đây đưa ra ví dụ, thí chư chủng thọ, chủng cửu tắc căn thiển nhi nhật thâm ; như trồng cây, khi mới trồng thì rễ của nó rất cạn ; nhưng khi trồng lâu rồi, ngày này qua ngày kia thì rễ của nó cắm sâu vào lòng đất. Hựu như ma đao, ma cửu tắc đao độn nhi thành lợi : Lại thí dụ mài dao, vốn là dao rất cùn, nhưng mà mài lâu ngày thì nó cũng thành con dao sắc bén.

Khởi khả nhân thiển vật chủng, nhậm kỳ tự khô : ông không nên vì mới trồng cây rễ rất cạn mà không trồng nữa, mặc cho cây khô héo, ông không trồng nó thì nó sẽ chết khô. nhân độn phất ma, trí chi vô dụng? Cũng không nên vì dao cùn mà không dùng đá mài mài nó, quăng nó vào một góc, nói dao này rất cùn không dùng nữa.

Nguyên văn:

又若以修行為苦,則不知懈怠尤苦。修行則勤勞暫時,安 樂永劫;懈怠則偷安一世,受苦多生。況乎以淨土為舟航,則何愁退轉?又得無生為忍力,則何慮艱難?當知地獄罪人,尚發菩提於往劫;豈可人倫佛子,不立大願 於今生。無始昏迷,往者既不可諫;而今覺悟,將來猶尚可追。然迷而未悟,固可哀憐;苟知而不行,尤為痛惜。若懼地獄之苦,則精進自生;若念無常之速,則懈 怠不起。又須以佛法為鞭策,善友為提攜,造次弗離,終身依賴,則無退失之虞矣!勿言一念輕微,勿謂虛願無益。心真則事實,願廣則行深。虛空非大,心王為 大;金剛非堅,願力最堅。大眾誠能不棄我語,則菩提眷屬從此聯姻。蓮社宗盟,自今締好,所願同生淨土,同見彌陀,同化眾生,同成正覺。則安知未來三十二 相,百福莊嚴!不從今日發心立願而始也。願與大眾共勉之!幸甚幸甚!

Âm Hán Việt:

Hựu nhược dĩ tu hành vi khổ, tắc bất tri giải đãi vưu khổ. Tu hành tắc cần lao tạm thời, an lạc vĩnh kiếp; giải đãi tắc thâu an nhất thế, thọ khổ đa sanh. Huống hồ dĩ Tịnh độ vi chu hàng, tắc hà sầu thối chuyển? Hựu đắc vô sanh vi nhẫn lực, tắc hà lự gian nan? Ðương tri địa ngục tội nhân, thượng phát Bồ đề ư vãng kiếp; khởi khả nhân luân Phật tử, bất lập đại nguyện ư kim sanh. Vô thủy hôn mê, vãng giả ký bất khả gián; nhi kim giác ngộ, tương lai do thượng khả truy. Nhiên mê nhi vị ngộ, cố khả ai lân; cẩu tri nhi bất hành, vưu vi thống tích. Nhược cụ địa ngục chi khổ, tắc tinh tấn tự sanh; nhược niệm vô thường chi tốc, tắc giải đãi bất khởi. Hựu tu dĩ Phật pháp vi tiên sách, thiện hữu vi đề huề. Tháo thứ phất ly, chung thân y lại, tắc vô thối thất chi ngu hỹ! Vật ngôn nhất niệm khinh vi, vật vị hư nguyện vô ích. Tâm chân tắc sự thật, nguyện quảng tắc hạnh thâm. Hư không phi đại, tâm vương vi đại; kim cương phi kiên, nguyện lực tối kiên. Ðại chúng thành năng bất khí ngã ngữ, tắc Bồ đề quyến thuộc tùng thử liên nhân. Liên xã tông minh, tự kim đế hảo, sở nguyện đồng sanh Tịnh độ, đồng kiến Di Ðà, đồng hóa chúng sanh, đồng thành Chánh giác. Tắc an tri vị lai tam thập nhị tướng, bách phước trang nghiêm! Bất tùng kim nhật phát tâm lập nguyện nhi thủy dã. Nguyện dữ đại chúng cộng miễn chi! Hạnh thậm hạnh thậm!

Dịch:

Lại nữa, nếu cho tu hànhcực khổ mà không biết biếng nhác lại còn khổ hơn. Tu thì khó nhọc tạm thời mà an vui vĩnh kiếp, còn biếng nhác thì một đời tạm nhàn nhưng lắm kiếp chịu sự khổ đau. Huống chi lấy pháp môn Tịnh độ làm thuyền tàu thì lo gì thối chuyển, lại được vô sanh làm sức nhẫn thì sợ gì khó khăn. Nên biết, kẻ tội nhân trong cõi địa ngục mà còn phát Tâm Bồ đề từ bao kiếp trước, huống chi đã làm người, lại làm con Phật, mà không lập đại nguyện ngay trong đời này. Từ vô thỉ đến nay hôn mê mờ mịt, việc gì đã qua rồi đã không thể cản ngăn, mà ngày nay tỉnh ngộ, những việc trong tương lai còn có thể theo. Mê mà chưa ngộ, cố nhiên đáng thương; còn biết mà không làm, mới càng đáng tiếc. Nếu sợ cái khổ địa ngục thì sự tinh tấn tự sinh, nhớ cái vô thường tấn tốc thì tính biếng nhác không khởi. Lại nữa cần lấy Phật pháp làm roi dục, lấy thiện hữu làm tay dắt, trong khoảnh khắc cũng không tách rời, suốt cả một đời vẫn cố nương theo, thì không lo lắng còn có sự thối chuyển nữa. Chớ bảo một niệm phát nguyện là nhỏ nhặt, đừng cho nguyện suông là vô ích. Tâm chân thì sự thật, nguyện rộng thì hạnh sâu. Hư không chẳng rộng lớn, tâm vương mới lớn. Kim cương đâu có cứng chắc, nguyện lực mới chắc. Ðại chúng nếu không chê bỏ lời tôi, thì quyến thuộc Bồ đề từ đây kết hợp, bạn hữu Liên xã từ đây kết giao, sở nguyện đồng sanh Tịnh độ, đồng thấy Di đà, đồng hóa chúng sanh, đồng thành Chánh giác. Như vậy thì biết đâu ba mươi hai tướng tốt và trăm phước trang nghiêm sau này chẳng bắt đầu từ sự phát tâm lập nguyện trong ngày hôm nay. Nguyện cùng đại chúng chung nhau nỗ lực, như thế thật vô cùng may mắn.

 

Giảng:

Hựu nhược dĩ tu hành vi khổ : Nhược là giả thiết. Giả như ông cảm thấy tu hành là một việc cực khổ, không chịu nỗi ! Ăn một bữa cũng cảm thấy rất khó khăn, không ăn thịt thì cảm thấy rất thèm, điều này không được làm, điều kia cũng không được làm, há chẳng phải là không được tự do chăng ? Tắc bất tri giải đãi vưu khổ : Nhưng ông lại không biết, nếu ông không tu hành, giải đãi biếng lười còn khổ hơn tu hành. Khổ của tu hành chỉ là cực khổ nhất thời, mà được an vui vĩnh viễn ; nhưng nếu ông không tu hành thì vĩnh viễn ở trong biển khổ. Nhất thời ông cảm thấy : Ở nhà tốt mặc đồ đẹp, ăn món ngon, vui chơi hưởng thụ, nhưng đó chỉ là tạm thời, không phải là vĩnh viễn ; nếu ông tạo tội nghiệp, vĩnh kiếp đều là khổ đau.

Tu hành tắc cần lao tạm thời, an lạc vĩnh kiếp : tu hành chỉ là nhất thời, cảm thấy không được hưởng thụ. Nhưng nếu ông tu hành thành công thì vĩnh viễn an lạc trong thế giới Cực lạc, không còn chịu sự khổ đau. Giải đãi tắc thâu an nhất thế, thọ khổ đa sanh : ông giải đãi chính là làm biếng trốn việc, sống cầu an qua ngày đoạn tháng, đó chỉ là một đời này cảm thấy được hưởng phước, hưởng thụ, nhưng sau này vĩnh viễn vĩnh viễn, hoặc là đọa địa ngục sanh, hoặc là sanh vào ngạ quỷ, làm súc sanh chịu sự đau khổ.

Huống hồ dĩ Tịnh độ vi chu hàng, tắc hà sầu thối chuyển? Huống chi lấy pháp môn Tịnh độ làm chiếc thuyền đưa chúng ta ra khỏi biển khổ, thì không phải lo lắng chịu cảnh khổ đau nữa. Thối chuyển thì sẽ nhận lấy cảnh khổ đau. Hựu đắc vô sanh vi nhẫn lực, tắc hà lự gian nan? Ông được Vô sanh pháp nhẫn. Vô sanh pháp nhẫn thì không cảm thấy có gì là đau khổ để nhẫn, cũng không có gì an vui mà mong cầu ; đã không nhẫn, cũng không ham cầu. Vô sanh pháp nhẫn này, không thấy khổ, cũng không thấy vui, cũng không thấy sanh, cũng không thấy diệt, vậy ông còn sợ gian nan chi nữa ? không nên sợ gian nan cực khổ!

Ðương tri địa ngục tội nhân, thượng phát Bồ đề ư vãng kiếp : ông nên biết kẻ tội nhân đọa vào địa ngục, vì xưa kia họ cũng đã phát tâm Bồ đề ; cho nên tuy đọa địa ngục nhưng lại rất nhanh thoát khỏi cảnh địa ngục, lìa khổ được vui. Vậy thì khởi khả nhân luân Phật tử, bất lập đại nguyện ư kim sanh : đã là như thế, họ ở địa ngục phát tâm Bồ đề đều có thể lìa khổ được vui ; huống chi chúng tacon người tốt, lại là đệ tử tốt của Ðức Phật, tại sao không thể phát đại nguyện trong đời này ?

Vô thủy hôn mê, vãng giả ký bất khả gián : từ vô lượng kiếp cho đến hôm nay, chúng ta đều không hiểu, hôn mê mờ mịt ; nhưng việc quá khứ thì không cách nào vãn hồi. Nhi kim giác ngộ, tương lai do thượng khả truy : mà nay chúng ta đã hiểu rõ, đã giác ngộ. Ðã hiểu rồi thì những việc trong tương lai còn có cơ hội vãn hồi.

Nhiên mê nhi vị ngộ, cố khả ai lân : Nếu ông vẫn còn ở trong mê muội, không được giác ngộ, cố nhiên rất đáng thương xót ! Nhưng đó là vì ông ở trong mê, cũng không biết là mê. Cẩu tri nhi bất hành, vưu vi thống tích : mà ông đã biết đã hiểu thì nên phát nguyện ; nếu không phát nguyện thì càng đáng thương hơn !

Nhược cụ địa ngục chi khổ, tắc tinh tấn tự sanh : Nếu ông sợ quả báo khổ trong địa ngục thì tự nhiên sẽ tinh tấn dõng mãnh thêm. Nhược niệm vô thường chi tốc, tắc giải đãi bất khởi: nếu biết vô thường tấn tốc sẽ đến tìm chúng ta thì sự biếng nhác giải đãi sẽ không khởi lên.

Hựu tu dĩ Phật pháp vi tiên sách, thiện hữu vi đề huề : ông nên dùng Phật pháp để làm roi giục mình, khích lệ mình, khuyên nhắc mình ; lại thêm bạn lành cùng nhau giúp đỡ, cùng nhau dắt dìu. Tháo thứ phất ly, chung thân y lại : Tháo thứ, là thời gian rất ngắn. Cũng tức là dù trong khoảng thời gian rất ngắn cũng không lìa pháp môn này, không lìa Phật pháp. Chung thân y lai, tức là suốt đời nương theo Phật pháp. Tắc vô thối thất chi ngu hỹ! Nếu được như thế thì sẽ không thối thất tâm Bồ đề.

Vật ngôn nhất niệm khinh vi, vật vị hư nguyện vô ích : ông chớ bảo rằng một niệm phát nguyện thì rất nhỏ nhặt, không gì quan trọng ; cũng không nên nói rằng đó là phát cái nguyện lực hư vọng, không có ích lợi gì. Tâm chân tắc sự thật, nguyện quảng tắc hạnh thâm : Nếu tâm ông phát nguyện chân chánh, thì đó là sự thật. Nếu phát nguyện quảng đại thì hạnh nguyện của ông sẽ càng tinh tấn, càng sâu rộng. Hư không phi đại, tâm vương vi đại : Hư không còn chưa được xem là lớn, tâm vương của ông mới là lớn ; tâm vương thì không có hạn lượng. Kim cương phi kiên, nguyện lực tối kiên : trên thế giới này kim cươngkiên cố cứng chắc nhất, nhưng cũng không sánh bằng nguyện lực của ông ; ông không nên quên nguyện lực của ông đó mới là kiên cố nhất.

Ðại chúng thành năng bất khí ngã ngữ : Nếu có thể nghe lời của tôi, không quên lời của tôi, tắc Bồ đề quyến thuộc, tùng thử liên nhân : thì quyến thuộc Bồ đề từ đây kết hợp với nhau, đều làm bà con thân thích.

Liên xã tông minh, tự kim đế hảo : mọi người cùng nhau phát nguyện, cùng nhau niệm Phật thì bạn hữu Liên xã từ đây kết giao. Sở nguyện đồng sanh Tịnh độ, đồng kiến Di Ðà : Mọi người cùng vãng sanh Tịnh độ, cùng nhìn thấy Ðức Phật A Di Ðà. Ðồng hóa chúng sanh, đồng thành Chánh giác : Sau đó lại cùng nhau giáo hóa chúng sanh, đồng thành Phật đạo.

Tắc an tri vị lai tam thập nhị tướng, bách phước trang nghiêm! Bất tùng kim nhật phát tâm lập nguyện nhi thủy dã : "An tri", nghĩa là làm sao có thể biết được vị lai chúng ta có thể thành Phật, được ba mươi hai tướng tốt trang nghiêm giống như Phật, chẳng phải bắt đầu từ sự phát tâm Bồ đề, lập nguyện Bồ đề trong ngày hôm nay sao ? chúng ta sau này thành Phật đều bắt đầu từ ngày hôm nay.

Nguyện dữ đại chúng cộng miễn chi! Hạnh thậm hạnh thậm! Nguyện cùng đại chúng chung nhau nỗ lực, cùng nhau phát nguyện không thối thất tâm Bồ đề, cùng nhau dõng mãnh tinh tấn hướng về phía trước. Nếu có thể được như thế thật là may mắn, thật là kiết tường !

Lời của Ban biên tập : Thượng Nhân năm 1979 và 1985 tại Vạn Phật Thánh Thành và Kim Sơn Thánh Tự giảng thuật "Khuyên Phát Bồ Ðề Tâm Văn", khuyến khích đệ tử phát tâm Bồ đề. Vì lúc đó thiết bị ghi âm sơ sài thiếu kém, cho nên một bộ phận ghi âm thiếu sót, hôm nay vì để cho đại chúng được nghe lời dạy của Thượng Nhân, trước đem các bài giảng năm 1985 chỉnh lý in ấn, vì trong đó có một số băng ghi âm thiếu sót, không cách nào lấy được nguyên âm năm đó, cho nên xin lấy bài giảng năm 1979 để thay thế.

(Nguồn: http://www.dharmasite.net/KPBDT.htm)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 85)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm (Dịch giả Phạn-Hán: ngài Bát Lạt Mật Đế (?-?), dịch giả Hán Việt: Hòa thượng Thích Duy Lực (1923-2000)) là kinh thuộc hệ thượng thừa,
(Xem: 130)
Đức Phật dạy chúng ta nhìn bất cứ điều gì xuất hiện trước mắt cũng phải nhận biết rằng: sự vật không trường tồn.
(Xem: 378)
Người theo Đạo Phật thường tin rằng, có vô lượng Bồ tát thị hiện trong nhiều hình tướngchủng tộc, trong nhiều không gianthời gian khác nhau
(Xem: 583)
Thiền Phật giáo là chìa khóa giúp chúng tamột đời sống khỏe mạnh, là một phương thuốc trị liệu giúp chữa lành thân và tâm
(Xem: 742)
Nói một cách đơn giản: mọi khía cạnh của thiền đều tốt.
(Xem: 757)
Hãy để hơi thở trôi chảy nhẹ nhàng. Hãy để tâm trí được thoải mái. Đừng ép nén hơi thở hoặc cố gắng đưa tâm vào trạng thái định.
(Xem: 795)
Có ba phương pháp thiền chính giúp đưa chúng ta trở về với tinh túy của tâm và thân một cách cân bằng, giúp tâm thoát khỏi...
(Xem: 911)
Phật dạy chúng ta tu thiền định cốt để buông xả các niệm tạp loạn, tâm lặng lẽ thanh tịnh.
(Xem: 877)
Cơ sở của thiền định Phật giáo là sự quan sát chính xác, từng khoảnh khắc về bất cứ điều gì phát sinh trong kinh nghiệm của chúng ta.
(Xem: 1003)
Khi thực hành thiền, chúng ta đã được trao các phương pháp để đối trị các triền cái (tham dục, sân hận, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối quáhoài nghi).
(Xem: 786)
Để dập tắt ngọn lửa mà chúng ta đang phải chịu đựng, cần phải có dòng nước mát của thiền tập.
(Xem: 1120)
Theo giáo thuyết Thiền tông, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và...
(Xem: 1329)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiềnThiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên ThaiTam Luận
(Xem: 1070)
Ở đâu có pháp, ở đó có nhân. Thế giới chúng ta trải nghiệm đến từ tâm, là nhân của nó. Nếu tâm tốt, thế giới sẽ tốt đẹp. Nếu tâm xấu, thế giới sẽ xấu.
(Xem: 1352)
Học giả Sarah Shaw giải thích tại sao chánh niệm phải kết hợp với đạo đức, từ bitrí tuệ - trong Phật giáo và trong cuộc sống.
(Xem: 1211)
Đây là bài cuối cùng trong số ba bài viết về chủ đề được thảo luận trong Hội nghị chuyên đề về “Cảm thọ” (Thọ, Vedanā)...
(Xem: 1157)
Để đánh giá cao thái độ khác biệt trong tư tưởng Phật giáo sơ thời đối với những cảm thọ dễ chịu, bản tường thuật về hành trình giác ngộ của chính Đức Phật đưa ra những chỉ dẫn hữu ích.
(Xem: 1380)
Chánh niệm cho phép chúng ta nhìn thấy ba khía cạnh này của thực tại: vô thường, không toại nguyện (khổ) và chẳng-phải-ta (vô ngã).
(Xem: 1661)
Đức Phật đã dạy các vị Tỳ kheo thực hành thiền như sau, “ Này các Tỷ kheo, các ông nên thực tập để luôn luôn sống trong chánh niệm và tỉnh giác.
(Xem: 1477)
Tại sao chúng ta thiền? Khi được hỏi, những người tu thiền sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau cho việc tu tập thiền.
(Xem: 1580)
Hành thiền không dễ. Nó đòi hỏi thời giannghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê.
(Xem: 2481)
Ngồi Thiền, ngồi tới lúc trong không có thân tâm, ngoài không có thế giới, xa gần đều trống rỗng thì mới đạt đến chỗ không có ngã-tướng,
(Xem: 2009)
Khi chúng ta thực hành chánh niệm mỗi ngày, chúng ta mở ra những điều tuyệt vời của đời sống, điều ấy cho phép chữa lành thế giớinuôi dưỡng chính chúng ta
(Xem: 3115)
Giả dụ như, có vị nói: Chánh niệmtỉnh thức trong giây phút hiện tại! Nếu lập ngôn như vậy, thì chánh niệm đồng nghĩa với tỉnh thức còn gì?
(Xem: 2295)
Phần lớn hành giả tưởng mình hành Thiền Vipassanā nhưng trên thực tế họ đang hành thiền Định
(Xem: 1804)
Thiền Minh Sát hay còn gọi là thiền Minh Sát Tuệ, tiếng Pāli là Vipassanā, có nghĩa là “Nhìn thấy mọi thứ như nó đang thực sự là”.
(Xem: 2661)
Lúc mới bước chân vào việc hành thiền, bạn chưa thấy rõ các chuyển biến của thân và tâm.
(Xem: 2248)
Trước nhất muốn xác định cách tu tập của dòng thiền Trúc Lâm, thì chúng ta ngược dòng lịch sử để dẫn chứng.
(Xem: 2625)
Thực hành thiền nó giúp đánh thức niềm tin của chúng ta, khôn ngoan và từ bi vốn cần và chúng ta sẵn có.
(Xem: 12396)
“Nói Thiền tông Việt Nam là nói Phật giáo Việt Nam. Và những bậc cao Tăng làm sáng cho Phật giáo, làm lợi ích cho dân tộc từ thế kỷ thứ 6 mãi đến nay đều là các Thiền sư.”
(Xem: 3030)
Hành thiền không dễ. Nó đòi hỏi thời giannghị lực. Nó cũng đòi hỏi sự kiên định, kỷ luật và đam mê.
(Xem: 6811)
Bài này sẽ khảo sát một số khái niệm về các hiện tướng của tâm, dựa theo lời dạy của Đức Phật và chư Tổ sư
(Xem: 4392)
Bài này dịch từ bài viết năm 2005 nhan đề “Two Styles of Insight Meditation” của Đại sư Bodhi, người đã dịch hầu hết Kinh Tạng Pali sang tiếng Anh.
(Xem: 2634)
Tôi muốn nhấn mạnh rằng Thiền, không phải là việc chúng ta chỉ làm khi rảnh rỗi, trái lại Thiền tối cần cho cuộc sống hạnh phúc, an lành của chúng ta.
(Xem: 3285)
Hôm nay đề tài mà tôi muốn nói với các bạn là tỉnh giác hay hiểu biết sáng suốt trong khi ăn.
(Xem: 2599)
Sách thuộc loại song ngữ Việt- Anh gồm 95 bài thi kệ thiền, dịch Việt bởi Thiền sư Thích Thanh Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát và nhà nghiên cứu Trần Đình Sơn. Tác giả dịch sang Anh ngữ với lời ghi chú nơi mỗi bài. Sách đã được phát hành hạn chế tại Việt Namrộng rãi trên mạng Amazon.
(Xem: 3130)
Nếu như đi bộ là một môn thể dục không tốn tiền và lúc nào cũng có thể tập được thì thiền là một pháp tu không mất thời gian và lúc nào cũng có thể thực tập được.
(Xem: 2917)
Thiền Định nuôi dưỡng năng lượng để phòng ngừa dịch bệnh, giúp cho bạn có một đời sống Thân khỏe, Tâm an, Trí sáng.
(Xem: 3583)
Chánh niệm đã trở nên phổ biến trên thế giới trong những năm gần đây, nhưng ở Nhật Bản nó đã ăn sâu vào văn hoá hàng thế kỷ.
(Xem: 3781)
Không đoạn tận sáu pháp, này các Tỷ-kheo, không có thể chứng ngộ các pháp thượng nhân tri kiến thù thắng xứng đáng bậc Thánh.
(Xem: 3246)
Thiền Minh Sát có thể được xem như tiến trình phát triển một số tâm sở tích cực cho đến khi chúng đủ sức mạnh để hoàn toàn liên tục chế ngự tâm.
(Xem: 3097)
Dĩ nhiên chẳng ai muốn đau khổmọi người đều cố gắng tìm kiếm hạnh phúc.
(Xem: 4362)
Đây là bài thuyết pháp đầu tiên của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa. Ngài thuyết giảng ngay tại triều đình của Lương Võ Đế có sự hiện diện của nhà vua và
(Xem: 6096)
Pháp thiền này không cửa để vào, nhưng vẫn lấy tam học (giới, định, huệ) để lìa tam độc (tham, sân, si).
(Xem: 5448)
Quá trình hóa giải sự hoang mang bối rối dựa trên việc làm cho tâm chúng ta ổn định và thêm sức mạnh cho tâm. Chúng ta thực hiện việc này bằng cách thực hành thiền.
(Xem: 5679)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệtừ bichúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi.
(Xem: 3170)
Khi còn ở tuổi thiếu niên, tôi là kẻ luôn băn khoăn thao thức. Cuộc đời hình như chẳng có ý nghĩa gì đối với tôi.
(Xem: 5322)
Theo truyền thống sách vở, hình như gắn liền với Thiền là trà, chớ không phải cà phê.
(Xem: 2365)
Chánh niệm là một năng khiếu giúp chúng ta tạo một không gian giữa những cảm xúc / cảm thọ và sự phản hồi của mình.
(Xem: 2355)
Ngày mới đến với đạo, tôi không có trí để đọc học hay tham cứu các loại kinh luận bình thường, vì vậy tôi chỉ biết nương vào pháp Biết vọng không theo....
(Xem: 2667)
Trong khi thực hành thiền quán, hành giả thường hay vướng vào năm chướng ngại, mà thuật ngữ Phật học gọi là ngũ triền cái.
(Xem: 2494)
Sử dụng tư tưởng như một đề mục chánh niệm là một điều quan trọng. Nếu chúng ta không ý thức được tư tưởng của mình khi chúng vừa mới khởi lên
(Xem: 3360)
Stress : có nghĩa là sự dồn nén, cưỡng ép trên cả hai mặt sinh lýtâm lý, một trạng thái căn thẳng thần kinh, gây ra lo âu, sợ sệt và sau cùng là sự suy nhược cơ thể.
(Xem: 5104)
“Chánh niệm là tỉnh giác, tu tập bằng cách đặc biệt duy trì chú tâm: mục đích tập trung vào hiện tiền và không phán đoán.”
(Xem: 4954)
Thực tập thiền địnhchánh niệm không những giúp ích cho sức khoẻ chung trong cuộc sống cá nhân mà còn giúp cho cả bác sĩ và bệnh nhân trong việc chữa trị bệnh được hiệu quả hơn.
(Xem: 4006)
Khi còn là một chú tiểu mới mười sáu tuổi, Thầy tôi đã dạy tôi cách đóng cửa với sự chú tâm một trăm phần trăm.
(Xem: 5014)
Từ trước đến nay, trên sách báo, tạp chí, trong nhiều băng giảng, cho đến chư vị thiền sư, nhà nghiên cứu đó đây, ai cũng nói đến chánh niệm, và lại nói nhiều cách khác nhau.
(Xem: 4767)
Sự khác biệt là nhờ thiền mà bạn học hỏi về bản chất của tâm mình, thay vì thế giới giác quan của dục vọngtham ái.
(Xem: 4559)
Những năm gần đây, danh từ “chánh niệm” được xuất hiện tràn ngập khắp sách vở, báo chí, học thuyết, các khóa học...
(Xem: 3953)
Thiền là đường lối để thực hiện sự buông bỏ. Khi hành thiền, ta buông bỏ thế giới phức tạp bên ngoài, để có thể vươn đến thế giới an nhiên bên trong.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant