Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Khổ Đau Và Con Đường Giác Ngộ Vượt Thoát Trong Thiền Tông

08 Tháng Hai 201507:50(Xem: 9616)
Ý Nghĩa Khổ Đau Và Con Đường Giác Ngộ Vượt Thoát Trong Thiền Tông
Ý NGHĨA KHỔ ĐAU
CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ VƯỢT THOÁT
TRONG THIỀN TÔNG

Như Hùng



Thien Tong" Làm thinh như Chánh Pháp
Nói năng như Chánh Pháp"

1, Từ hiện tượng nầy sanh hiện tượng khác

Những đau khổ nào mà con người còn diễn tả được, còn quan niệm, còn sờ mó được, thì cái đó chưa phải tột cùng của khổ đau. Cái khổ mà con người đang gánh chịu chỉ là kết quả tất nhiên của một động cơ, nó đẩy đưa con người từ hiện tượng nầy sang hiện tượng khác, chìm đắm trong đêm dài tăm tối, lặn hụp trong biển si mê không thể nào thoát ra được, cũng chỉ vì sự chi phối tác động và cai trị của một chủ tể đó là Vô Minh.

Vô minh là không sáng suốt, tăm tối, không nhận ra được chân lýkhổ não, nó không là gì cả, chỉ là bóng dáng của một giả thể, nhưng con người đã tổng hợp và cho đó như một thực thể, ôm ấp, gắn vào đó những nhãn hiệu, khuôn mẫu mà thực ra không phải là nó. Chưa một lần nào ta chịu nhìn ngắm khám phá ra nó và nếu có chăng đi nữa thì sự nhìn ngắm đó, cũng chỉ là nhìn ngắm để rồi ngắm nhìn, chứ chưa thật sự đặt vấn đề giải quyết và tìm phương vượt thoát khỏi nó.

Sự nhận thức của con người vốn đã bị bóp méokhông thật, khi nhìn ngắm và soi xét về một đối tượng, con người đã không nhìn bằng ánh mắt của như thật, của trí tuệ mà bằng sự chi phối, dẫn dắt, tác động của vô minh. Không một sự nhìn ngắm nào mà không khởi lên những phân biệt, chấp trước, nắm bắt, vì khi phân biệt phải có chủ thể khách thể, cái nhận thức và cái bị nhận thức, cái ta và cái của ta. Con người luôn nắm bắt thực tại và không sự nắm bắt nào mà không tạo nên khổ đau, rên rỉ, thất vọng. Bởi lẽ tất cả mọi sự vật đều biến hóa, ảo tưởng, không thật, thì sự nắm bắt ấy đồng nghĩa với sự biến dạng mất mát.

Khi ý thức nảy sinh sự ham muốn, thì động niệm theo đó phát sinh, khi động niệm sinh, tức khắc ý thức bị phân hai trở thành chủ và khách, như vậy sự xung đột chắc chắn xảy ra. Nếu sự phân hóa vừa xuất hiện, thay vì quán chiếu vào tận cùng tâm thức để phản tỉnh vượt thoát những kiến chấp nắm bắt, dùng trí tuệ vốn sẵn có trong mỗi người để soi sang, thì chúng ta lại bám vào thế giới trần cảnh, những quan niệm cùng giáo điều cứng ngắt, những khuôn mẫu đúc sẵn, những trí thức lừa đảo. Khi nào tâm thức còn bị đánh lừa bởi những gì do chính nó tạo ra hoặc phản chiếu, thì vô minh vẫn còn ngự trị trong sâu thẳm. Chỉ khi nào lớp vỏ khô cứng đó bị đập vỡ tung, trí tuệ xuất hiện chiếu rọi trong tận cùng tâm thức, xé tan màn dày đặc của vô minh, thì lúc ấy nó mới không còn chổ để dung thân.

2, Ý thức thường trực về khổ đau.

Khổ đau đã gắng liền với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra. Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là đối diện với nó, đương đầu và chấp nhận, sẵn sàng nở nụ cười hoan hỷ chấn động cả tâm thức, ôm ấp nó vào lòng như ôm một đứa con yêu quý. Không một sự thoát khổ nào bắt nguồn từ sự xa lánh trốn chạy, cái khổ càng được nung nấu, un đúc, trui rèn, mài dũa thì cái tâm lại càng tinh luyện, cứng rắn và vững chãi, thân thể càng bị đày đọa, tim rỉ máu, mắt đẫm lệ, thì tâm thức mới thể nhập vào sự diệu huyền biến hoá của vũ trụ. Như một con dao được trui rèn trong lửa, đập phá nhiều lần bởi người thợ rèn, con dao ấy mới có công năng chặt đứt được sự vật. Nếu một con người không trưởng thành từ trong đau khổ, con người ấy dễ bị thời gian đào thải. Nếu một con người không đương đầu, mặc nhiên, chấp nhận, ý thức thường trực về nỗi thống khổ và tìm phương thoát ra, thì con người đó không thể thoát được khổ đau.

Cuộc đời vốn đầy dẫy sự bất công và đe dọa bởi thực trạng khổ đau, không một ai dành cho chúng ta sự hạnh phúc bình an và nếu có đi nữa thì sự bình an do kẻ khác mang đến trao tặng, đều kèm theo điều kiện. Sự ích kỷ, ngộ nhận, bóp méo sự thật, vốn là một tâm lý nằm sẵn trong mỗi người, được dịp và đúng thời điểm là con người dán chặt vào đó những nhãn hiệu, những móc ngoặc, tạo khủng hoảng cho chính mình và đối tượng. Con người tìm mọi cách để thấy mình hơn kẻ khác, những phương cách lọc lừa, mưu mẹo đều được đem ra trắc nghiệm, xử dụng. Nhận lấy điều nầy, là sự đau khổ, bất an xuất hiện, dĩ nhiên không một sự hơn thua nào mà không bắt nguồn từ khổ đau, gây nên khổ đau. Con người vốn đã không nương tay với nhau khi hành động, khi được dịp họ chỉ cần chiến thắng, dù sự chiến thắng được xây đắp trên nỗi khổ, nỗi đau của kẻ khác, dù sự chiến thắng ấy phát xuất từ sự sai khiến của tâm lý phức tạp, trải qua những xáo trộn trong tận cùng tư tưởng, và do vô minh chủ động. Cho dù sự chiến thắng ấy có đồng nghĩa với chiến bại, thì trong nội tâm họ vẫn muốn làm kẻ chiến thắng, và đương nhiên không một sự chiến thắng nào mà không đưa đến mất mát, đau khổ.

Thông thường những phương cáchcon người dùng để giải quyết khổ đau là tạo ra những cuộc vui giả tạo, tìm hạnh phúc trong sự bất chợt, nắm bắt, hoan lạc, trong ly cà phê điếu thuốc, trong khói hương ngây ngất của cuộc đời, bên những ly rượu mạnh để giải sầu. Thực ra đây chỉ là phương pháp tạm thời, chứ chưa phải cứu cánh, điều hẳn nhiên không một cuộc vui nào lại không chóng tàn, không cơn say nào mà không tỉnh. Con người trốn chạy khổ đau bằng cách tìm vui, nhưng vui lại là nguyên nhân của khổ, khi vui vừa tàn sự trống trải, cô đơn, chán chường, và điều muốn tiếp tục vui nữa lại dâng cao, cứ thế đẩy dần ta vào vũng bùn đen tối, chôn chặt trong hố thẳm không biết lúc nào ra khỏi.

3, Bùng vỡ của tâm thức

Con đường vượt thoát ra khỏi chính nó là phải nhìn thẳng, quán chiếu vào lẽ sinh diệt của nó, hãy yên lặng để thấy nó len lõi đi vào, một khi không tạo được sự tác động gây hấn, thì chính nó sẽ hủy diệt. Thân phận con người như điếu thuốc đang cháy dần, nếu người hút thuốc muốn tìm thêm khói cảm trong đó mà hít vào thật nhiều, dĩ nhiên sẽ chóng tàn hơn, và nếu không hít thì điếu thuốc đang cháy cũng vẫn phải tàn. Vì thân phận con ngườithân phận của bèo mây tan hợp.

Khi sự vật đưọc hình thành để rồi tự nó hủy diệt, một đóa hoa tươi đẹp đang khoe sắc dưới nắng hồng ban mai nhưng trong đó đang có sự hủy diệt trong từng phút giây và ngày mai kia hoa sẽ héo tàn rơi rụng theo thời gian. Thời gian là khởi diểm của tồn tại và là kết quả của diệt vong. Thời gian được đặt ra để đo lường sự hiện hữu và mất mát, sự liên tục của nó tạo cho con người cái cảm giác trường cửu, nhưng trong đó sự biến dạng liên tục chi phối, từ ban ngày chuyển thành ban đêm, từ đêm trở lại ngày, nối tiếp nhau đi qua trở lại. Cái có và không xuất hiện ở một kết hợp, khi duyên không còn tự tiêu vong. Nếu không có cái không thì hẳn nhiên không có cái có, và ngược lại sở dĩ chúng ta trông thấy đưọc cái có thì cũng nhờ cái không bao bọc chung quanh nên cái có hiển lộ. Nếu sơn hà đại địa nầy chất đầy cả cái có, không một kẻ hở để cái không xen vào thì sao gọi là có được. Như vậy cái có nương vào cái không, cái không nương vào cái có, nương với nhau mà thành, duyên với nhau mà hợp " có thì có tự mảy may, mà không thì cả thế gian nầy cũng không" .

Con người vốn lẩn quẩn trong vòng sanh diệt, chấp có, chấp không, tha hồ nắm bắt, nhận giả làm thật, lấy mê làm ngộ, đến khi vụt mất khỏi tầm tay sinh ra tiếc nuối khổ đau, do vì vô minh tạo ra những cảm tưởng mê mờ. Nếu muốn vượt thoát tử sinh, cần phải quán chiếu vào nội tâm, tìm về uyên nguyên của giác ngộ, uống ngụm nước đầu nguồn. Giác ngộ không tách rời vô minh mà có, muốn được điều này cần phải trực nhận vào tận gốc rễ của vô minh, nhận rõ chân tướng của sự thật trong mọi khía cạnh nhận thức. Vượt lên đối đãi, chấp trước, phân biệt, kiểm chứng và duy trì nội tâm bằng chánh niệm một cách liên tục không gián đoạn, không một kẻ hở, chúng ta mới có thể đoạn trừ được vô minh, vén màn cho sự giác ngộ. Nếu giác ngộ là sự chấn động toàn diện tâm thức con người, vượt thoát tử sinh, thì vô minh khi chưa giác ngộ vẫn có ý tưởng ngược lại, đẩy lùi con người vào hố thẳm ngút ngàn của tử sinh. Chỉ cần chúng ta dốc sức bình sinh xoay chiều thì công năng và kết qủa sẽ trái ngược, cũng cái tâm nầy chúng ta thành Phật và cũng cái tâm nầy điên đảo tử sinh.

4, Hoán chuyển đối nghịch

Giác ngộ là sự bùng vỡ của tâm thức, chuyển hoán từ vô minh thoát ly ra ngoài mọi ràng buộc, không còn niệm phân biệt, hiển lộ nên chân tâm, bặt hết duyên trần, những kiến giải, quan niệm đều bị vỡ tung khi ánh sáng giác ngộ chiếu vào soi sáng. Trong Kinh Pháp Cú có đoạn:

Trong vòng sống chết vô tận

Ta chạy mãi không nghĩ ngơi

Từ bào thai nầy sang bào thai khác

Đuổi theo người chủ ngôi nhà

Chủ nhà ta phát giác mi rồi

Mi không cất nhà lại được

Kèo cột gẫy hết rồi

Mái sườn sụt đổ hết

Tâm lìa hết tạo tác

Tất cả diệt trừ xong.

Cái hoát nhiên đại ngộ là khi nhìn thẳng vào chân tướng của sự vật, một khi vọng động dừng lại thì cả càn khôn hiển lộ. Điều này không nằm trong kiến giải mà là sự thử thách cam go, trực nhận không một giây tách rời, cầm giữ thanh gươm trí tuệ sẵn sàng chặt tan mọi ràng buộc động niệm, đẩy lùi tất cả đến tận cùng, chuyển hoán sự đối nghịch, trở thành chất liệu nuôi dưỡng giác ngộ.

Vô mình đã nằm trong sâu thẳm, thì sự tỉnh thức trong từng niệm đã cắt đứt và cuốn phăng đi chặng đường tồn tại của nó, khi giác ngộ vụt khởi trạng thái nầy không còn một mảy may tư tưởng, kiến giải, đối tượng. Chủ thể và khách thể hòa cùng một thể, đó là thể của giác ngộ, dĩ nhiên giác ngộ không phải tiến trình đi tới của tri thức mà là sự quật khởi nội tâm, buông bỏ sự níu kéo nắm bắt, vượt thoát những ý thức sai biệt. Sự nối liền giữa vô minhgiác ngộ như đường tơ kẻ tóc, nếu không nhận ra được đâu là nguồn cội, thì tự nó là hố thẳm nghìn trùng xa cách, một khi nhận chân ra được thì trong tích tắt mọi ngăn ngại đều đánh bật ngã. Sự hoát nhiên giác ngộ liền xâm nhập vào tâm thức, như một làn chớp bất chợt xuất hiện chỉ trong sát na. Trong Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy:

" Thiện tri thức đừng trụ bất cứ ở đâu, ở trong ở ngoài, thì lui tới được tự do. Đừng để tâm chấp trước thì thông suốt hết không gì vướng mắc. Kẻ ngu nếu bổng chốc trí sáng tâm mở thì với người trí chẳng sai khác.

Thiện tri thức khi chưa ngộ Phật là chúng sanh như ta, phút chốc ngộ rồi thì ta chúng sanh tức là Phật. Thế mới biết tất cả đều ở nơi tâm. Vậy sao ta không biết tự nơi tâm thoắt thấy ngay cái bổn tánh chân như. "

Huệ Năng là một chú tiều đốn củi nuôi mẹ, nghe một người tụng kinh Kim Cang đến câu " Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm " ngài hốt nhiên đại ngộ. Cái ngộ của ngài không nằm trong suy luận, so đo tính toán, mà là sự tiếp nhận thẳng vào tâm thức. Càng suy luận càng tách rời chân tâm, không giúp được gì cho giác ngộ, “khảy mổ cùng một lúc”, hành động nhịp nhàng ăn khớp trong một thời điểm nhất định, ngộ là ngộ tức khắc, không chần chừ, so đo phân biệt, và không ngộ là không ngộ chứ không có kiểu nửa tỉnh nửa say.

Ngài Hương Nghiêm có lần nói: " Ví như có người lơ lững trên miệng vực sâu muôn trượng, răn cắn vào một cành cây, chân thòng giữa hư không, hai tay không bám vào đâu được. Lúc ấy có người đi ngang qua hỏi vọng lên, nếu người trên cây mở miệng trả lời thì rơi xuống vực sâu mất mạng. Nếu không trả lời thì phụ người hỏi. Trong phút giây nguy kich ấy, người đó phải làm sao? "

Giữa cái chết và cái sống, giữa cái mê và ngộ, giữa sự trả lời và không, quả thật lúc ấy không còn gì để mà biện luận, cân nhắc tính toán, hể mở miệng ra để trả lời thì rơi xuống hố sâu muôn trượng tan thân nát thịt. Lúc ấy chỉ còn " Làm thinh như chánh pháp, nói năng như chánh pháp ".

Một cuộc sống an lành là khi không còn bị trói buộc bởi nội và ngoại tại nữa, vì tất cả những dính mắc đều phải tốn công nhọc lòng tháo gỡ, hể còn phải tháo gỡ thì vẫn còn phiền não, khổ đau. Nếu ở trong tâm bặt hết duyên trần, ở ngoài không đắm trước, thì không một hành động nào làm hoen ố được, ung dung tự tại mà bổn thể hoàn toàn vô nhiễm. Điều nầy quả thât là khó, nhưng tử sinh, luân hồi sống chết vô tận, làm cho chúng ta quá chán ngán rồi, điều may mắn còn làm được thân người, ngay từ bây giờ nếu không vận dụng cả bình sanh, xương tủy, máu thịt trong người thì khó mà thoát ra. Buông bỏ tất cả, theo dõi tâm mình, tỉnh thức trong từng động niệm, những vọng niệm nào cản trở giác ngộ, cần phải chặt phăng nó đi, duy trì chánh niệm một cách liên tục, một ngày nào đó giác ngộ sẽ bùng vở. Nếu buông thỏng nội tâm không kiểm soát, phó mặc cho duyên trần, thì muôn kiếp vẫn phải tử sinh, trôi lăn vô tận.

5, Tâm an tịnh

Sự vượt thoát tử sinh tìm về giác ngộ là điều tối cần, mục đích của Đạo Phật giải phóng con người ra khỏi khổ đau, đạt đến giải thoát hoàn toàn. Giải phóngthoát ly ra ngoài mọi đối đãi, không còn dính mắc ở khía cạnh hay góc độ nào, còn níu kéo thì còn bị trì trệ ứ đọng, buông xả tất cả. Tâm con người tựa như dòng nước chảy, nó có thể cuốn phăng đi tất cả, nhưng ngược lại nó vẫn có thể bị ô nhiễm, điều quan trọng cho sự tìm về giải thoát là phải lắng đọng chính cái ô nhiễm đó. Thường trực quán chiếu không khơi dậy dòng nước dục, không tạo những chuyển động để ô nhiễm tái sinh, luân lưu nhưng không nhiễm ô. Dòng tâm thức nếu ngăn chận dễ phát sinh ra những nguy hại, như dòng nước đang chảy xiết nếu ngăn lại tất nhiên nước sẽ phá bờ, chảy lan tràn. Cho nên cứ mặc nhiên để nó tuôn chảy, chỉ cần lắng đọng, ý thức một cách liên tục rõ ràng sự lưu chuyển ấy, tươi mát trong suốt là điều cần thiết cho hành trình vượt thoát.

Giải thoát không có nghĩa chối bỏ trốn chạy cuộc đời nầy, vì chỉ trong cuộc đời nầy mới tìm thấy sự giải thoát, bên cạnh khổ đau phiền não thì giải thoát mới có ý nghĩa tuyệt diệu. Nếu cuộc sống lúc nào cũng bình an, hẳn nhiên không cần giải thoát và không cần tìm phương vượt thoát. Sở dĩ điều này phát sinh cũng chính từ sự ràng buộc chìm đắm trong khổ đau. Bồ Tát mang hạnh nguyện độ sanh, nên quốc độ của qúy ngài là thế giới khổ đau, hể còn khổ đau thì còn phải giải thoát, ngoài điều nầy ra Bồ Tát sẽ không còn đối tượng để phục vụ và đất để dung thân. Qúy ngài xuất hiện cũng chính vì cuộc đời đầy dẫy khổ đau, khi không còn khổ đau lúc ấy không còn qúy ngài nữa, tự động biến mất.

Nếu tâm con người được an tịnh trong mọi chiều hướng, có nghĩa chúng ta đã giải thoát ở một vài khía cạnh nào đó, ít ra sự bình an trong cuộc sống. Giải thoát không có nghĩa vượt thoát được tử sinh, khi chưa thật sự thể nhập vào uyên nguyên của nó. Đó chỉ là một chặng đường chứ chưa phải rốt ráo cho một hành trình, đó chỉ là nền móng chứ chưa phải ngôi nhà thật thể, đó chỉ là cánh cổng để hành giả bước vào ngôi nhà giải thoát, vào được hay không, an trú lâu dài hay không, đều tùy thuộc vào mỗi người và đó mới là vấn đề trọng đại.

Có những lúc trong một cuộc hành trình dài, ta hay dừng lại để nghỉ ngơi, nhưng do mãi vui hay lầm tưởng đó là cứu cánh, nếu không dụng tâm rốt ráo ta vẫn còn sự ngự trị của vô minh. An phận và lầm tưởng vẫn là điều cố hữu trong mỗi chúng ta, nó tạo ra khuynh hướng phụ thuộc biếng nhác, mặc nhiên. Mặc nhiên trong ý nghĩa chấp nhận trôi lăn trong dòng đời, chứ không phải mặc nhiên trong ý nghĩa cùng tuyệt của giác ngộ, giải thoát. Chính những điều ấy tạo nên sự dừng lại bên cổng của ngôi nhà, muốn vào được bên trong, trước hết và trên hết sự an tịnh nơi tâm thường xuyên ngự trị, không còn dính mắc nơi ngôi nhà và người đi vào, thể nhập trọn vẹn hòa đồng, không một hình thái vướng bận nào, dù vi tế cuả tâm thức.

Giải thoát không đòi hỏi nhất thiết cho một tương lai, quá khứ không níu kéo lại được, tương lai thì quá xa vời, chỉ có hiện thực là quan trọng, cho nên những tác động cần phải tác động ngay trong hiện tại, ngoài điều nầy ra tất cả đều trở nên vô nghĩa và không giúp được gì cho hành trình giải thoát thật sự. Hiện tạinền móng cho tương lai và quá khứ cũng gắn liền ngay từ bây giờ, nếu hiện tại còn sự xô bồ, sanh diệt, phân hoá tiếp nối, thì hẳn nhiên tương lai cũng như vậy. Khi đã gieo nhơn sanh diệt thì quả không thể sai khác, cho nên cần phải tác động cho một hiện tại không sanh diệt, chỉ khi nào không sanh mới không bị diệt.

Trong Chứng Đạo Ca có ghi lại cuộc đối thoại hào hứng của nhà sư Huyền Giác với Lục Tổ Huệ Năng. Huyền Giác mang tâm trạng hoang mang giữa mê và ngộ, sinh tử, vô thường, tìm đến gõ cửa Huệ Năng và đặt vấn đề sống chết lên trên, một vấn đề trọng đại gấp rút, cần phải giải quyết ngay tức khắc " Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm " Sanh tử vẫn là chuổi dài vô tận, vô thường tấn tốc không chờ đợi một ai, khi nó đến chỉ trong một hơi thở thân mạng không còn. Huyền Giác đưa vấn đề của kiếp nhân sinh ra, và Huệ Năng đã giải quyết "Sao chẳng nhận cái lý không sinh, thấu rõ cái nghĩa không chóng" Câu nói nầy như một đòn thí mạng đánh vào tâm thức, nhưng nhà sư đã thoát hiểmmay mắn đạt được tâm Phật nhờ bộ kinh Duy Ma, nhưng phải nhờ Huệ Năng ấn chứng cho.

6, Lối trở về

Chặng đường tìm về giác ngộ vưọt thoát đã thênh thang, chỉ cần chúng ta bưóc vào với tâm trạng tha thiết cầu mong, dốc cả tâm huyết của mình thể nhập vào cái diệu huyền, niềm tin mãnh liệt vào sự giải thoát ngay trong hiện tại cần phải thực hiện. Lối trở về đầy hoa thơm cỏ lạ, mỗi bước chân khắc ghi kỳ công, đánh phá trong thẩm sâu của dòng tâm thức một cách liên tục, thì sự đổ vở ảo tuởng do vô minh chủ động, mới không còn cơ hội tồn tại. Như hoa đốm ở giữa hư không vốn không thật, vì do con mắt bị nhậm mới sinh ra ảo tưởng như vậy, khi mắt hết nhậm thì làm gì thấy được hoa đốm.

Sự sanh diệt, phải đánh đổi bằng cái vô sanh vô diệt, vô thường phải đưọc thay thế bằng cái thường còn bất biến. Cả một kỳ công và cả một tâm niệm không còn ngự trị, móng dậy của sát na sanh diệt nào, lý lẽ nầy như một thoại đầu, cần phải nghiền nát thì mới vỡ ra ở kiếp nhân sinh nầy. Nếu không thì muôn kiếp phải đắm chìm trong khổ não, nổi trôi giữa dòng thác loạn tạp nhiễm, cái hoang mang ray rức giữa trạng thái mê ngộ, dỡ sống dỡ chết, giữa cái sinh và vô sinh diệt, một khi không còn vọng động thì chân như hiện diện, then chốt cuối cùng cần phải ấn mạnh mở tung, nếu không thì sự trở về vẫn còn là khúc quanh trong cuộc đời.

Sự khác biệt giữa căn cơtrình độ, không cần thiết cho sự trực nhận về giác ngộ, ứng dụng vào thực tế mới là điều cấp bách, cứ việc gõ cửa thì cửa sẽ tự động mở, sự kiên nhẫn và chờ đợi để đưọc mở cửa, đòi hỏi chúng ta phải biết cách gõ và chờ. Gõ sao cho đúng nhịp, thì âm vang đinh tai nhức óc của nó, khiến cho vô minh run sợ khiếp viá trong âm hưởng vô tận. Một khi cánh cửa được mở tung, chúng ta lập tức bước vào ngay không so đo, chùn bước, đó là cơ hội nghìn vàng, dịp may hiếm có mà suốt cả dòng nhân sinh, chúng ta mới có cơ may bắt gặp, nếu buông lơi vụt mất cơ hội, thì không biết lúc nào mới gặp lại. Như chú rùa một mắt biết khi nào mới gặp bộng cây trôi trên biển, chú rùa vẫn phải lặn hụp trong dòng biển mặn bao la, trong khi khúc cây cứ lững lờ trôi về nơi vô tận, mặc cho chú rùa gào thét quờ quạng, thẩm sâu của đại dương là ngôi mộ chôn chặt chú. Chỉ còn lại tiếng gầm thét của biển khơi, của những đợt sóng tiếp nối.

Làm sao và làm sao vượt thoát? Một câu hỏi gắng liền với quảng đời còn lại, một công án đánh động ray rức ngay trong hạnh phúc, khổ đau, hỷ lạc, trong sự say đắm của lý lẽ vô sanh vô diệt. Nếu cái đích cuối cùng không tóm thâu, thì cả một hành trình không cơ may tồn tại lâu bền. Chư Phật và Bồ Tát đã thể nhập trọn vẹn vào cái thường còn, nên lúc nào cũng thấy đưọc cái lẽ vô sanh ở trong cái sanh diệt, cái ngộ trong cái mê, giải thoát trong khổ đau. Với chúng ta còn mịt mù xa thẳm, thì làm sao và lúc nào mới đến được đầu nguồn của giải thoát?

7, Chiếc bè

Khi nào cứ điểm cuối cùng thâu tóm và ngự trị rồi, thì lúc ấy cả một bình sanh còn lại, không cần dụng công mà vẫn như dụng công, hành mà vô hành. Chặng đường nào, nếu không khéo dụng công thì chặng đường đó có muôn lối, lạc buớc rơi vào hố thẳm ngay. Trí tuệ sáng soi, ý lực vượt thoát tử sanh, đều phải trải qua thử thách cam go, hành giả phải cẩn trọng, dò dẫm từng bước, đạt được trạng thái liễu ngộ chân tâm, thấy đuợc mặt trời chân như chiếu rọi, theo đó mới không lạc lối, lúc ấy mới không dọ dẫm nữa, mà phải lao mình cho thật nhanh đến đích cuối cùng. Nương vào ngộ để đến giải thoát, nương vào chiếc bè để qua sông, khi qua được bờ kia đừng quên bỏ bè lại cho dòng sông, đừng vác theo làm gì cho mệt xác, nơm dùng để bắt cá, được cá rồi thì quêm nơm, hạnh nguyện độ sanh phải lập thệ, đừng an hưởng trong niết bàn chứng đắc.

Hành trang cho ngày trở về phải được chuẩn bị, trăng thanh đang soi đường, hoa thơm đang chờ đón, hương lạ được kết tinh bằng giải thoát. Chúng ta chỉ cần lập thệ dấn thân, dụng công liên tục, chắc hẳn ta tìm thấy được một bình minh tươi sáng, hạnh phúc trong vòng khổ đau, giải thoát trong vòng ràng buộc. Phải uống trà mới thấy đưọc hương vị ngọt ngào của nó, trong cái thẩm sâu mênh mang, vượt thoát là tối cần.

Như Hùng
Tạp chí Chân Nguyên, số 1 tháng 10 năm 1985
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19921)
"Đây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm, chấm dứt lo âu, phiền muộn, tiêu diệt thân bệnh và tâm bệnh, đạt thánh đạochứng ngộ Niết Bàn. Đó là Tứ Niệm Xứ".
(Xem: 19597)
Để diệt trừ cái khổ, người ta phải nhận ra bản chất nội tại của vấn đề khổ. Mà để được vậy, trước hết người ta phải cần có một cái tâm an tịnh...
(Xem: 33506)
Những lúc vô sự, người góp nhặt thường dạo chơi trong các vườn Thiền cổ kim đông tây. Tiêu biểu là các vườn Thiền Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản và Hoa Kỳ.
(Xem: 34662)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 54616)
Muốn thực sự tiếp xúc với thực tại, cho dù đó bất cứ là gì, chúng ta phải biết cách dừng lại trong kinh nghiệm của mình, lâu đủ để nó thấm sâu vào và lắng đọng xuống...
(Xem: 37858)
Thực hành thiền trong Đạo Phật rốt ráo là để Thực Nghiệm sự thật VÔ NGÃđức Phật đã giác ngộ (khám phá). Đó cũng là để chứng thực KHÔNG TÁNH của vạn pháp.
(Xem: 21213)
Do bốn niệm xứ được tu tập, được làm cho sung mãn, thưa Hiền giả, khi Như Lai nhập Niết-bàn, Diệu pháp được tồn tại lâu dài.
(Xem: 17956)
Đức Phật khám phá ra rằng một tâm hạnh phúc nhất là tâm không bị dính mắc. Đây là một niềm hạnh phúc rất sâu sắc, khác hẳn với những gì chúng ta vẫn thường biết.
(Xem: 63788)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
(Xem: 17454)
Thiền giữ vai trò rất quan trọng trong đạo Phật. "Ngay cơ sở của Phật giáo, tất cả đều là kết quả của sự khảo sát về Thiền, và nhờ có tư duy về Thiền mà Phật giáo mới được thể nghiệm hóa...
(Xem: 49777)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 16926)
Thiền có nghĩa là tỉnh thức: thấy biết rõ ràng những gì anh đang làm, những gì anh đang suy nghĩ, những gì anh đang cảm thọ; biết rõ mà không lựa chọn...
(Xem: 16456)
Bất kì ai cũng có khả năng giác ngộ nếu có khát vọng. Khát vọng hướng về mẫu số chung “tự tri-tỉnh thức-vô ngã”, khát vọng đó là minh sư vĩ đại nhất của chính mình.
(Xem: 14526)
Thiền tông, nói mây, nói cuội, nói chuyện nghịch đời… chẳng qua đối duyên khai ngộ, để phá cho được cái dòng vọng tưởng tương tục của người, hy vọng ngay đó người nhận ra “chân”...
(Xem: 22550)
Nhờ thiền sư Munindra tận tâm hướng dẫn chu đáo từng bước một nên bà tiến bộ rất nhanh chóng. Đi từ cấp thiền cổ điển đến tiến bộ trong chánh niệm (progress insight).
(Xem: 57114)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 13900)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, vì càng cầu toàn con càng khổ đau thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống. Chỉ cần vừa đủ trầm tĩnh sáng suốt...
(Xem: 29085)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 33390)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38452)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31301)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 13954)
Thực tế, thì căn bản của sự thực thiền của các hành giả chân chánh là khám phá ra những hành động nào đem lại khổ đau hoặc hạnh phúc. Sau đó, tránh các hành động gây nghiệp...
(Xem: 14668)
Thực hành phát triển Định Tuệ sẽ xa dần các tà kiến và các thiên chấp; sẽ sống với nhân cách tự-do-tinh-thần; cởi bỏ gánh nặng nô lệ thị phi, tập tục.
(Xem: 14336)
“Phản văn văn tự tánh” là “quay cái nghe nghe tự tánh”. Tự tánhthực thể đang nghe đang thấy đang biết, đồng thời đang tự biết tự thấy…
(Xem: 12707)
Hành thiền, cốt tuỷ nhất, là tự tri, là quán tâm. Học Thiền, tức học đạogiác ngộ, cốt tuỷ nhất là nương ngôn từ để thấy biết trạng thái tâm trí.
(Xem: 14886)
Tôi có một số kinh nghiệm vững chắc về định, tĩnh, và quán tưởng. Điều đó thúc đẩy tôi đến với Thiền Minh Sát. Các tu sĩ ở đây khuyến khích tôi xuất gia.
(Xem: 19246)
Nếu thấy tất cả con người, muôn vật đều hư giả, tạm bợ thì không còn tham sân nữa. Mình không thật, có ai chửi mình cũng không giận. Cái tôi không thật, lời chửi thật được sao...
(Xem: 13864)
Trong Phật giáo có những phương pháp dùng để thực hành Thiền từ bi. Các thiền giả nhằm khích động lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh...
(Xem: 12711)
Thế giới, với người ngộ đạo, đã được lộn trái trở lại: sanh tử lộn ngược thành Niết Bàn. Đời sốngý nghĩakhông tịch. Đời sống là sự biểu hiện của tính sáng.
(Xem: 30492)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 11889)
Cuộc cách mạng thực tập Thiền Chánh Niệm bắt đầu bằng một động tác giản dị là chú ý đến hơi thở, cảm thọ trong thân và tâm, nhưng rõ ràng là có thể đi rất xa.
(Xem: 30787)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 29470)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 30689)
Thiện tri thức! Tâm lượng quảng đại, biến mãn khắp pháp giới, về dụng thì mỗi mỗi phân minh, ứng dụng ra thì biết được tất cả là một, một là tất cả... Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 31331)
Bên ngoài xa lìa các tướng gọi là “thiền”, bên trong không loạn gọi là “định”. Bên ngoài nếu như tuy có tướng, song bên trong bổn tính vẫn không loạn, thì đó là cái tự tịnh tự định bổn nguyên.
(Xem: 37210)
Thiện tri thức, khi chưa ngộ thì Phật tức chúng sanh, lúc một niệm khai ngộ, chúng sanh tức Phật. Nên biết vạn pháp đều ở nơi tự tâm...
(Xem: 32345)
Này chư Thiện tri thức, cái trí Bồ Đề Bát Nhã, người thế gian vốn tự có, nhưng bởi tâm mê, nên chẳng tự ngộ được... Minh Trực Thiền Sư Việt dịch
(Xem: 23755)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
(Xem: 12264)
Thực tập chánh niệm có thể ảnh hưởng tích cực đến nhiều hoạt động của hạch hạnh nhân, khu vực có kích thước bằng hạt đậu nằm ở trung tâm não bộ...
(Xem: 14256)
Thiền Tiệm Ngộpháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
(Xem: 14122)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
(Xem: 34052)
Nếu tâm chúng ta dịu dàng, nhân ái, hiểu biết, và có sự đồng cảm đối với tha nhân, chúng ta sẽ tu tập tâm từ đến người khác không mấy khó khăn.
(Xem: 27799)
Đức Phật bảo rằng cần có mười lăm đức tính để tự hoàn thiện, để có thể sinh lòng từ bi đối với mọi người quanh ta hay rộng hơn cho đến tất cả nhân loại...
(Xem: 12496)
Không biết tự bao giờ, Trà trở thành thân quen trong nếp sống Thiền gia Phật Giáo Bắc Truyền, rồi trà thành một phần văn hóa của Phật Giáo...
(Xem: 28717)
Sách này đặt tên "Kiến Tánh Thành Phật", nghĩa là sao? Bởi muốn cho người ngưỡng mộ tên này, cần nhận được lý thật của nó. Như kinh nói: "Vì muốn cho chúng sanh khai, thị, ngộ, nhập tri kiến Phật".
(Xem: 29463)
Những bài kinh Phật không có bài nào là không hay. Có miệt mài trên những trang kinh xưa mới cảm được sự vang động của suối nguồn trí tuệ.
(Xem: 12472)
Vị trí cực kỳ quan trọng của Lục Tổ Huệ Năng đối với sự hình thành và phát triển của Thiền tông Trung Quốc đã khiến các đệ tử Phật môn luôn nhắc về ông...
(Xem: 29315)
Trong sách này Ngài Sayadaw diễn tả đầy đủ phương pháp quán niệmgiải thích với đầy đủ chi tiết đường lối suy tư về lý vô ngã có thể dẫn đến mức độ thành tựu Niết Bàn.
(Xem: 28119)
Vào năm 1986-1987 Hòa Thượng giảng Kinh Nguyên Thủy; đối chiếu Kinh Pali (dịch ra Việt Ngữ) và A Hàm tại Thường Chiếu giúp cho Thiền sinh thấy rõ nguồn mạch Phật Pháp từ Nguyên Thủy đến Đại ThừaThiền Tông.
(Xem: 25756)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 26110)
Cuốn Ba Thiền Sư ghi lại cuộc đời của Ikkyu Sojun (1394-1481), Hakuin Ekaku (1686-1768), và Ryokan Taigu (1758-1831). Mỗi vị Sư đều hiển lộ Thiền Tông trong cách riêng.
(Xem: 22337)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 33232)
Thiền Tông nhấn mạnh vào mặt kinh nghiệm cá nhân, nhắm đưa từng con người chúng ta giáp mặt trực tiếp với chân lý trong ngay chính hoàn cảnh hiện tiền của chúng ta.
(Xem: 31879)
Các pháp thế gian đều kỵ chấp trước, chỗ qui kính của Thích tử không ai bằng Phật mà có khi vẫn phải quở. Bởi có ta mà không kia, do ta mà không do kia vậy.
(Xem: 39672)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
(Xem: 22539)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 34566)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27423)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28476)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 35379)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant