Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum

Tuesday, April 24, 201200:00(View: 20254)
Ý Nghĩa Của Om Mani Padme Hum

Ý NGHĨA CỦA OM MANI PADME HUM

Lạt ma Zopa Rinpoche – Thanh Liên Việt dịch

 ommani Tôi muốn thảo luận chút ít về ý nghĩa của thần chú OM MANI PADME HUM.

 Mani tượng trưng cho phương tiện và padme tượng trưng cho trí tuệ. Nói cách khác, hai từ này gồm chứa toàn bộ con đường được Đức Phật Guru Thích Ca Mâu Ni khám phá; toàn bộ con đường tiệm thứ dẫn tới giác ngộ.
 Hai từ này bao gồm toàn bộ con đường dẫn tới Niết bànsự giải thoát khỏi đau khổnguyên nhân đích thực của đau khổ. Tất cả những con đường của các thừa thấp được bao gồm trong phương tiệntrí tuệ; do đó, chúng được bao hàm bởi mani và padme. Toàn bộ con đường Ba La Mật thừa và con đường Bồ Đề tâm đưa tới sự giác ngộ cũng được hoàn thiện bởi phương tiệntrí tuệ; vì thế nó cũng hoàn toàn được bao hàm trong mani và padme. Cuối cùng, toàn bộ con đường Kim Cương thừacon đường của thừa (cỗ xe) bất khả phân, tantra, hay mật chú cũng được bao hàm bởi những phạm vi này.

 Tantra có bốn phần, hay cấp độ. Cấp độ thứ nhất là kriya tantra, nó được chia thành tantra có biểu hiện và tantra không biểu hiện. Loại tantra có biểu hiện là con đường của phương tiện; loại tantra không có biểu hiện là con đường của trí tuệ; toàn bộ con đường kriya tantra được bao gồm trong mani và padme. Những tantra khác thì cũng thế. Nhờ thực hành loại tantra thứ tư là Yoga Tantra Cao cấp nhất (maha-anuttara yoga tantra), chúng tathể đạt được giác ngộ - tâm toàn giác; trạng thái siêu việt viên mãn trong mọi sự chứng ngộ và được tịnh hoá mọi ô nhiễm – trong một đời người ngắn ngủi của thời đại suy hoại này. Có hai giai đoạn trong Yoga Tantra Cao cấp nhất: giai đoạn phát sinh (đôi khi cũng được gọi là giai đoạn sáng tạo, phát triển hay tiến triển) và giai đoạn thành tựu (hay hoàn thành). Những giai đoạn này được bao gồm trong mani và padme, phương tiệntrí tuệ. Giai đoạn thành tựu có bốn cấp độ: sự tách biệt của tâm; huyễn thân; tịnh quang và sự hợp nhất. Huyễn thân, con đường của phương tiện, được bao gồm trong mani; tịnh quang, con đường của trí tuệ, được bao gồm trong padme. Cũng thế, có hai loại tịnh quang: tịnh quang ý nghĩa và tịnh quang ví dụ.

 Để chuyển hoá tâm thức thành con đường trước tiên chúng ta phải đặt nền móng là ba phương diện chính yếu của con đường: sự từ bỏ, Bồ Đề tâmtrí tuệ chứng ngộ tánh Không.
 Sự từ bỏ samsara (sinh tử) là tư tưởng hết sức nhàm chán sinh tử nhờ nhận ra rằng nó chỉ có bản tánh đau khổ; thấu hiểu rằng dưới sự sai sử của những tâm thức và nghiệp tiêu cực hỗn loạn, các uẩn của thân và tâm ta thì đau khổ tự bản chất. Thường thì chúng ta không tỉnh giác về điều này. Chúng taảo tưởng rằng những sự vật có bản chất vô thường thì thường hằng; những gì nhơ bẩn tự bản chất thì trong sạch; những gì đau khổ tự bản chất thì vui thú; và những gì không có chút hiện hữu nào từ khía cạnh riêng của nó, là những gì chỉ đơn thuần được dán cho một danh hiệu, thì hiện hữu tự khía cạnh riêng của nó. Đây là quan điểm thông thường, ảo tưởng của chúng ta về thực tại. Sự từ bỏ là việc nhận ra sự thật là mọi sự hiện hữuđiều kiện đều có bản chấtđau khổ.

 Chúng ta giống như những con bướm đêm nhìn thấy một ngọn lửa hừng hực như một nơi chốn đẹp đẽ để vui sống mà không hiểu được điều gì sẽ xảy ra khi chúng chạm vào nó. Chúng ta hoàn toàn ảo tưởng. Thậm chí nếu ngọn lửa bị che phủ thì chúng vẫn ráng hết sức để lao vào cho bằng được. Cho dù chúng cảm thấy lửa nóng, chúng vẫn cố gắng lao vào. Chúng cho rằng sự hỉ lạc phi thường nằm nơi phần chói sáng. Do đó điều gì sẽ xảy ra khi chúng thực sự lọt vào trong đó? Chẳng có chút xíu gì trong những điều chúng đã hy vọng. Hoàn toàn là một sự đối nghịch.
 Chừng nào mà chúng ta còn ở trong luân hồi sinh tử, cuộc đời ta cũng liên tục lầm lạc như thế.

 Chúng ta không hình dung rằng tự bản chất cuộc đời ta thì hoàn toàn đau khổ; chúng ta theo đuổi tâm thức ảo tưởng của mình như thể nó đúng đắn một trăm phần trăm, như thể những ý niệm sai lầm của ta thật hoàn hảo. Chúng ta hoàn toàn tin tưởng ở những kế hoạch, những ảo tưởng của ta. Chúng ta tin chắc rằng những ý niệm sai lầm của ta thì hoàn toàn chân thật. Nó giống như việc nhìn một môi trường cháy đỏ là một công viên đẹp tuyệt trần và cố gắng lao vào đó, không nhận ra rằng ta sẽ bị thiêu đốt. Chúng ta nhìn cõi giới khổ đau này như một công viên tráng lệ.

 Sự từ bỏ là việc nhận ra rằng luân hồi sinh tử của riêng ta chỉ là khổ đau tự trong bản chất; nhận ra rằng việc sống trong sinh tử thì giống như bị nhận chìm bởi những ngọn lửa hồng và cảm thấy không chịu nổi việc sống trong đó một giây phút mà không đạt được giải thoát. Khi ta cảm thấy nỗi khổ của riêng ta không thể chịu đựng nổi và tư tưởng tìm kiếm sự giải thoát xuất hiện một cách tự nhiênliên tục, thì khi ấy chúng ta chứng nghiệm được sự từ bỏ luân hồi sinh tử.

 Khi chúng ta thay đổi đối tượng và nghĩ về những người khác thay vì chính mình thì cảm xúc trở thành lòng bi mẫn. Khi đã có niệm tưởng mạnh mẽ về sự từ bỏ luân hồi sinh tử của riêng ta, khi ta quán chiếu về việc những người khác bị tóm bắt trong sinh tửđau khổ, chúng ta bắt đầu cảm thấy một lòng bi mẫn kỳ lạ, mãnh liệt, không thể chịu đựng nổi; chúng ta cảm thấy không chịu nổi việc những người khác đang nằm trong sinh tử dưới sự kiểm soát của nghiệp và những niệm tưởng rối loạn của họ. Khi ta thấy những người khác bị tóm bắt trong sinh tử thì ta cảm thấy hết sức bất nhẫn, giống như bị một ngọn giáo đâm thủng trái tim, như một bà mẹ cảm xúc khi đứa con thân yêu duy nhất của bà rơi vào đống lửa. Thật không thể kham chịu nổi những điều như thế.

 Theo cách đó, ta phát khởi lòng bi mẫn mãnh liệt phi thường ước muốn chúng sinh thoát khỏi đau khổ. Chúng ta không thể ngơi nghỉ mà không làm điều gì đó để cứu giúp họ. Không có cách nào để nghĩ về chính ta, hạnh phúc của riêng ta; không có cách nào để tư tưởng quan tâm tới bản thân ta xuất hiện. Chúng ta không thể sống lặng lẽ mà không làm điều gì để giải thoát chúng sinh. Ta không thể chịu nổi việc họ phải ở trong sinh tử cho dù chỉ một giờ hay một phút. Đúng như thế, với việc chứng nghiệm sự nhàm chán, chúng ta không thể đứng yên mà không thành tựu sự giải thoát của riêng ta, không thể chờ đợi dù chỉ một giây phút, mà giờ đây mục tiêu của chúng ta được nhắm vào những người khác. Khi ước muốn này xuất hiện, chúng ta chứng ngộ lòng bi mẫn vĩ đại – ước muốn tất cả chúng sinh có thể thoát khỏi mọi nỗi khổ và quyết định bản thân mình sẽ thực hiện ước muốn này.

 Bồ Đề tâm phát khởi từ thái độ này. Chúng ta tự hỏi: “Giải pháp lúc này là gì? Ta nên làm gì? Phương pháp nào tốt nhất cho ta để giải thoát tất cả chúng sinh thoát khỏi đau khổ?” Chúng ta đi tới kết luậnphương cách duy nhất mà ta có thể dẫn dắt chúng sinh hoàn toàn thoát khỏi đau khổthành tựu tâm toàn giác.

 Do đó ước muốn phát triển một tâm toàn giác xuất phát từ cội gốc của lòng bi mẫn. Từ lòng đại bi, tâm vị tha của sự giác ngộ - Bồ Đề tâm - được phát triển. Ở đây lòng bi mẫn phát khởi tự nhiên đối với tất cả chúng sinh không có sự phân biệt giữa bằng hữu, kẻ thù và những người xa lạ – là những người giúp đỡ ta, những người đối xử tệ bạcchỉ trích ta, và những người không giúp đỡ cũng không làm hại ta. Đối tượng của nó là toàn bộ chúng sinh đau khổlòng bi mẫn ước muốn tất cả chúng sinh thoát khỏi mọi sự che chướng.
 Lòng đại bi ước muốn tất cả những ai không có hạnh phúc vô song của sự giác ngộ được thành tựu trạng thái của tâm toàn giác và tự mình nhận lãnh trách nhiệm trong việc nhìn thấy họ thực hiện điều đó.

 Với Bồ Đề tâm phát khởi tự nhiên, chúng ta cảm thấy như người mẹ mà đứa con thân yêu duy nhất của bà bị rơi vào ngọn lửa. Chúng ta không thể đứng yên.
 Ngày lẫn đêm, trong mọi lúc, tâm vị tha của sự giác ngộ phát khởi không chút nỗ lực. Vào lúc đó, chúng ta đã chứng ngộ Bồ Đề tâm. Người chứng ngộ Bồ Đề tâm được gọi là người “may mắn.” Một người như thế thật minh triết, thiện xảo và bi mẫn. Những người trong tâm có một trái tim hết sức tốt lành, Bồ Đề tâm, thì thực sự tuyệt hảo.

 Trong phạm vi thế tục, những người có thể kiếm rất nhiều tiền, có thể giết chết kẻ thù, những người có nhiều căn nhà ở mọi nơi, được coi là người tài giỏi, khéo léo và khôn ngoan. Những người có thể lừa gạt người khác để bồi đắp cho thanh danh hay hạnh phúc của mình được cho là khôn ngoan, tài giỏi và tự lực. Những ý niệm này hoàn toàn sai lầm.
 Cho dù bạn có thể tự giải thoát mình khỏi sinh tử bạn vẫn không hoàn tất công việc của bạn đối với bản thân hay những người khác. Vì thế, những Bồ Tát không tất yếu là thiện xảo hay bi mẫn, cho dù các ngài có thể tự giải thoát bản thân các Ngài ra khỏi sinh tử. Do đó, trí tuệ của việc chứng ngộ tánh Không được thực hành sau sự chứng ngộ Bồ Đề tâm.

 Như thế, sau khi tâm thức bạn được tu hành tốt đẹp trong con đường tổng quát, bạn nhận lãnh sự nhập môn (quán đảnh) từ một guru kim cương đầy đủ phẩm tính, là vị có thể ban những nhập môn Yoga Tantra Cao cấp nhất. Một khi nhờ việc nhận lãnh bốn loại nhập môn Yoga Tantra Cao cấp nhất mà tâm bạn được thuần thục, bạn tu hành tâm thức bằng cách thiền định về hai con đường của nó: những con đường tiệm thứ của sự phát triển và thành tựu. Khi tâm bạn đạt tới cấp độ tịnh quang ví dụ, bạn giải thoát khỏi sự hiểm nguy của cái chết – không có cái chết không được kiểm soát, không có việc chết mà không có sự chọn lựa.

 Như tôi đã đề cập ở trên, tịnh quang được biểu thị bởi padme, trí tuệ, và huyễn thân được biểu thị bởi mani, phương tiện. Nếu bạn có thể đạt tới giai đoạn này, bạn có thể đạt được giác ngộ trước khi chết, nhưng nếu bạn không thể, bạn có thể thành tựu tốt đẹp như thế sau khi chết, trong giai đoạn trung ấm, như nhiều Lạt ma cao cấp và yogi vĩ đại như Milarepa – bậc đã giác ngộ trong một đời.

 Công đức phải tích tập trong ba vô lượng kiếp bằng cách đi theo con đường Ba La Mật thừa có thể hoàn toàn được tích tập trong một đời ngắn ngủi bằng cách thiền định về huyễn thân. Tịnh quang là thuốc chữa lành cho cái thấy nhị nguyên; những niệm tưởng hỗn loạn và thậm chí cái thấy nhị nguyên vi tế có thể hoàn toàn ngừng dứt bằng cách thiền định về tịnh quang với sự hỗ trợ của công đức rộng lớn mà bạn tích tập bằng sự thiền định về huyễn thân. Theo cách này bạn thành tựu sự hợp nhất thân hoàn toàn thiêng liêng thanh tịnhtâm linh thánh của vị Phật hay Bổn Tôn mà bạn đang thực hànhtrở thành một vị Phật.

 Khi mặt trăng mọc, nó không cần phải nỗ lực để ánh phản chiếu của nó xuất hiện trên mặt nước: “Ta sắp phản chiếu trong mọi mặt nước trên Trái Đất.” Bất kỳ nơi đâu có nước, ánh phản chiếu của mặt trăng tự động xuất hiện. Tương tự như thế, sau khi bạn trở thành một vị Phật, sau khi bạn thành tựu Bổn Tôn mà bạn từng thực hành, bạn sẽ làm việc một cách tự nhiên không cần cố gắng cho lợi ích của tất cả chúng sinh. Bạn sẽ làm việc liên tục với thân, khẩu và ý thiêng liêng của bạn để dẫn dắt chúng sinh bao la như không gian tới hạnh phúc vô song của tâm toàn giác.

 Đây chỉ là một giải thích ngắn gọn về ý nghĩa của thần chú OM MANI PADME HUM, nhưng tôi hy vọng là từ đó bạn có thể nhận ra làm thế nào mani và padme – phương tiệntrí tuệ - bao gồm toàn bộ con đường tiệm thứ đưa tới giác ngộ.

 Vậy thì, nếu tâm bạn như một tảng đá thì nó giống như đất không được chăm bón; nó không được chuẩn bị tốt. Cho dù bạn gieo trồng những hạt giống, chúng sẽ không phát triển. Nếu tâm bạn vị kỷ, cứng cỏi, ngập đầy sự sân hậnbất mãn, giống như sắt thép, giống như một ngọn núi đá, gay gắt, xấu xa, thì cho dù bạn mong muốn đạt được giải thoát hay sự giác ngộ viên mãn, con đường mà mani và padme bao hàm sẽ không phát triển trong đó. Đất cần được nước tưới mát và chứa đựng những khoáng chất và phân bón – nhờ thế những sự vật mới có thể phát triển trong đó. Cũng thế, tâm hiện tại của bạn cần thay đổi từ trạng thái đặc cứng, xấu xa, khó chịu của nó. Nó cần được chuyển hoá, trở nên mềm mại – nó cần những sự ban phước Đức Phật Đạo sư.

 OM MANI PADME HUM bao hàm danh hiệu của Đức Chenrezig (Quán Tự Tại), Đấng Bi Mẫn Vĩ đại. Trì tụng thần chú này thì giống như kêu gọi mẹ của bạn. Bạn kêu gọi mẹ bạn để bà quan tâm tới bạn và sau đó bạn thỉnh cầu bà những gì bạn ước muốn: kem, sô-cô-la, mọi sự! Khi bạn trì tụng OM MANI PADME HUM, bạn đang kêu cầu thánh hiệu của Đức Chenrezig và âm hum tác động lên tâm linh thánh của Ngài. Điều bạn đang kêu cầu Ngài là xin ban phước cho tâm bạn – không chỉ cho riêng bạn mà còn cho tâm thức của chúng sinh khác – để gieo trồng cội gốc của con đường dẫn tới giác ngộ, phương tiệntrí tuệ được bao hàm trong mani và padme.

 Cuối cùng, điều còn lại cần giải thích là om. Khi thực hànhthành tựu con đường phương tiệntrí tuệ trong tâm bạn được biểu hiện bởi mani và padme – sự tịnh hoá mọi che chướng, nghiệp tiêu cựcý niệm bất tịnh, hay cái thấy, của thân, khẩu và ý. Khi thân, khẩu và ý của bạn được tịnh hoá như thế, chúng trở thành thân, khẩu và ý kim cương của Đức Đạo sư Chenrezig.

 Chữ om (Phạn ngữ hay Tây Tạng) có ba phần. Thân của chữ này là ah, âm mẹ. Trên nó là một đường gợn sóng được gọi là (trong tiếng Tây Tạng) một naro, nguyên âm biến đổi âm “ah” thành “o.” Trên đó là một số 0 nhỏ, nó thêm vào âm “m.” Ba thành phần này thêm vào cho “om” và biểu hiện ba kaya (thân), hay thân, khẩu và ý kim cương. Những ý niệm bất tịnh của bạn về thân, khẩu và ý chuyển hoá thành thân, khẩu và ý kim cương hoàn toàn thanh tịnh của Đức Chenrezig, Đấng Bi mẫn vĩ đại. Như thế, om có nghĩa là sự giác ngộ.

 Như vậy, đây là ý nghĩa của OM MANI PADME HUM; sự bắt đầu, hay nguyên nhân, của con đường, bản thân con đường, và kết quả. Nó giống như một cái cây với gốc, thân và quả.

 OM MANI PADME HUM cũng bao gồm mọi sự hiện hữu – sự duyên sinhtánh Không: mani và padme. Mọi sự hiện hữu được gồm chứa trong hai chân lý; mọi điều này được bao hàm trong mani và padme: chân lý tuyệt đối trong padme, và chân lý quy ước, chân lý của tâm hoàn toàn bị ngăn che, trong mani.

 Toàn bộ 84.000 giáo lý của Đức Phật – các giáo lý Bát Nhã Ba La Mật, toàn bộ hàng trăm pho sách của Tengyur và Kangyur* – cũng được gồm chứa trong OM MANI PADME HUM. Nó bao gồm toàn bộ năm luận văn vĩ đại trong các Kinh điển mà các tu sĩ nghiên cứu trong các tu viện, chúng giảng khoa luận lý học chứng minh rằng Đức Phật là một giá trị, hay chân lý, hiện thể thiêng liêng – không dối gạt, không làm lạc lốihợp lý
 Giáo lý của Đức Phật thì chân thực là bởi khi chúng sinh thực hành nó, nó có hiệu quả; nó chứa đựng kinh nghiệm, vì thế kết quả xuất hiện. Khi bạn thực hành, ngay cả điều đơn giản nhất trong những vấn đề của đời sống hàng ngày cũng được giải quyết. Vì thế đây chỉ là một bằng chứng nhỏ bé cho thấy bạn có thể được giải thoát khỏi nguyên nhân đích thực của đau khổ; cho thấy bạn có thể trở nên giác ngộ. Điều này chứng minh rằng giáo lýgiá trị, chân thật và sẽ không lừa dối bạn.

 Các tu sĩ trong các đại tu viện nghiên cứu giáo lý luận lý trong nhiều năm. Họ thường nghiên cứuthảo luận giáo lý Trung Đạo, nó giảng nghĩa hai chân lý, trong ba năm. Sau đó họ nghiên cứu trí tuệ siêu việt, giáo lý Bát Nhã Ba La Mật, trong năm năm hay khoảng đó. Họ cũng nghiên cứu những giáo lý Luật học về hành vi đạo đức – làm thế nào điều phục thân, khẩu và ý – trong một năm hay hơn nữa. Rồi họ nghiên cứu Abhidharmakosha (A tỳ đạt ma Câu xá luận) trong nhiều năm. Họ nghiên cứu những giáo lý Kinh điển này và năm luận văn vĩ đại trong ba mươi hay bốn mươi năm, ghi nhớ, thảo luận và thi cử. Sau đó họ nghiên cứu các giáo lý Tantra trong nhiều năm và thực hành tất cả những con đường rộng lớn, viên mãn đó. OM MANI PADME HUM gồm chứa toàn bộ sự nghiên cứu của một đời người.

 Cách này hay cách khác, có một sự khác biệt khi bạn trì tụng thần chú của vị Phật đặc biệt này, hiện thân của lòng bi mẫn của tất cả chư Phật – lòng đại bi không thể chịu đựng nổi nỗi khổ của chúng sinh và đưa dẫn họ thoát khỏi nó. So với lòng bi mẫn mà ta dành cho bản thân mình thì lòng bi mẫn này lớn hơn hàng trăm ngàn lần. Không thể có một sự so sánh. Và lòng bi mẫn vô hạn này của tất cả chư Phật hiển lộ trong phương diện đặc biệt này mà ta gọi là Đức Chenrezig, Vị Phật Từ Thị (Nhìn Chúng Sinh Với Đôi Mắt Bi mẫn).

 Do bởi lòng bi mẫn của Ngài, chính Đức Phật đã thành tựu Đại Niết Bàn, phạm vi của an bình vĩ đại, không chút chọn lựa, được kết chặt bởi lòng bi mẫn. Chúng ta thì trái ngược lại: không chọn lựa, bị buộc chặt bởi những tư tưởngï ích kỷ, chúng ta mang lại tai họa cho chúng sinh khác và thậm chí cho cả bản thân ta. Được kết buộc bởi lòng bi mẫn, chư Phật hiển lộ trong phương diện Báo Thân đối với các Bồ Tát cao cấp và trong phương diện Hóa Thân đối với những Bồ Tát bình thường. Đối với chúng sinh bình phàm, các Ngài hiển lộ trong thân tướng của một tu sĩ, như Đức Đạt Lai Lạt Ma, hay một vị vua; trong những thân tướng khác nhau, bất kỳ điều gì cần thiết. Nếu có một biểu thị sẽ điều phục chúng sinh thì đó là cách các Ngài sẽ hiển lộ – như một quan toà, một tướng lãnh hay thậm chí như một đồ tể hay một người khùng điên; như một người mù hay hành khất để làm cho những người khác tích tập công đức bằng cách thực hành lòng bác ái và nhờ đó tạo nên nguyên nhân cho hạnh phúc. Nếu một vài chúng sinh cần được dẫn dắt theo lối đó, các Ngài sẽ hiển lộ như một người giàu có; nếu một người khác cần được hướng dẫn trong một phương diện đặc biệt, và nếu đó là cách thế duy nhất để điều phục tâm thức của người đó, thì do bởi sự tham luyến mãnh liệt của anh ta, các Ngài sẽ hiển lộ như một gái điếm.
 Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã tuyên bố trong giáo lý của Ngài: “Ta sẽ không hiển lộ như tất cả những điều này.” Ngài nói, “Ta không tham đắm nhưng ta hiển lộ như có tham luyến; ta không mù nhưng hiển lộ như mù loàø; ta không què nhưng hiển lộ như què quặt; ta không điên nhưng hiển lộ như khùng điên; ta không chút giận dữ nhưng hiển lộ như sân hận. Trong tương lai nếu ta hiển lộ trong những cách thế như thế, sẽ không chúng sinh nào nhận ra điều này.”
 Tuy nhiên, để đưa dẫn chúng ta, Ngài đã hiển lộ là Đấng Ngàn Tay Ngàn Mắt (Thiên Thủ Thiên Nhãn) và thần chú của Đức Phật Bi Mẫn thì có phần khác biệt với những thần chú khác. Những thần chú khác rất mạnh mẽ nhưng thần chú này có một vài tính cách hay tác dụng đặc biệt – trong khi nó được trì tụng thì tâm thức trở nên an bình và bi mẫn hơn nữa một cách tự nhiên; tư tưởng làm lợi lạc người khác phát khởi tự nhiên và hành giả bớt có tư tưởng tự-quy.
 Thông thường thì những người bình thường trì tụng OM MANI PADME HUM có một trái tim tốt lành cho dù họ không thấu hiểu giáo lý hay thiền định về con đường tiệm thứ dẫn tới giác ngộ. Điều này xảy ra hoàn toàn nhờ vào niềm tin nơi Đức Phật Bi Mẫn, Đấng Bi Mẫn Vĩ đại và việc trì tụng thần chú của Ngài. Bạn cần có một trái tim tốt lành ngay cả để có được hạnh phúc trong đời này, sự an bình của tâm hồn trong đời sống hàng ngày. Một trái tim tốt lành là điều vô cùng cần thiết; nó là cách thế duy nhất. Việc trì tụng thần chú này rất ích lợi. Nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với tâm thức.

 Khi bạn trì tụng thần chú OM MANI PADME HUM bạn không nên cảm nhận thái quá về thân tướng của Đức Chenrezig mà nên cảm nhận về tinh tuý hay bản tánh của Ngài. Nếu bạn không thoải mái khi quán tưởng Ngài ở trên đỉnh đầu bạn thì hãy quán tưởng Ngài ở trước mặt. Hãy quán tưởng lòng đại bi đối với tất cả chúng sinh hiển lộ trong phương diện ngàn tay ngàn mắt. Bản tánh của thân linh thánh của Ngài là ánh sáng. Ngài đang mỉm cười và đầy bi mẫn, đôi mắt từ ái nhìn thẳng vào bạn – một chúng sinh đau khổ, lầm lạc – và cũng nhìn tất cả chúng sinh khác. Nếu bạn có thể làm được, hãy quán tưởng một chữ HRIH trên một đĩa mặt trăng nằm trên một bông sen tám cánh trong trái tim Ngài. Từ đây, những tia cam lồ phóng ra và đi vào bạn, tịnh hoá bạn về mọi lỗi lầm, đặc biệtthái độ ích kỷ, là chướng ngại chính cho việc phát triển Bồ Đề tâm của bạn.
 Trong khi quán tưởng theo cách này, hãy trì tụng OM MANI PADME HUM trong mức độ bạn có thể./.
 

 Lạt ma Zopa Rinpoche đã ban giáo lý này tại Khoá Thiền định Kopan thứ Mười sáu, Kathmandu, Nepal, 1983. Nicholas Ribush biên tập.
 Bản dịch Việt ngữ của Liên Hoa
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 13913)
Xuân qua thu lại, cùng thời gian này vào năm tới, vô số người sẽ gặp phải cái chết của mình. Ai có thể quả quyết rằng bạn không phải là một người trong số đó?
(View: 19146)
Đạo sư Padma nói: Hãy thực hành Pháp thập thiện và hãy có niềm tin vào cái nên tránh và cái nên làm theo các loại hậu quả trắng và đen của những hành động ấy.
(View: 22013)
Theo giáo lý đạo Phật, tâm là nhân tố chính trong mọi sự kiện hay việc xảy ra. Một tâm lừa dối là nguyên nhân của mọi kinh nghiệm mùi vị của samsara...
(View: 22890)
Bồ đề tâm, nghĩa là “tư tưởng giác ngộ”, nó có hai phương diện, một hướng đến tất cả chúng sanh và một tập trung vào trí huệ.
(View: 17446)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
(View: 13872)
Đức Phật, vô cùng thực tếthiện xảo, đã khai thị bằng vô số giáo pháp theo các cấp độ vi tế khác nhau nhằm giúp chúng sinh tiếp cận và thâm nhập thực tại.
(View: 23408)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thươnglòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
(View: 19538)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
(View: 18920)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệtừ bi...
(View: 22134)
Những Đạo sưcuộc đời được ghi chép trong quyển sách này là một số vị trong nhiều cá nhân hiếm hoi mà chúng ta có được ở Tây Tạng...
(View: 20673)
Thực hành Bổn tôn là phương pháp đặc biệt và lớn lao để nhanh chóng chuyển hóa những sự hiện hữu thế tục mê mờ thành sự giác ngộ.
(View: 14586)
Được thành lập vào cuối những năm 1960, trải qua 50 năm có lẽ, đến nay Thubten Choling là một trung tâm đào tạo Phật giáo Tây Tạng hàng đầu của trường phái Nyingma...
(View: 15465)
Sau khi định tâm, tôi nhắm mắt tưởng nhớ đến Thánh: “Hôm nay con thấy vô cùng hạnh phúc được đặt chân lên Tu viện, nơi Thánh Trulshik và các vị đạotu hành...
(View: 17749)
Theo những nghiên cứu lâu dàicẩn trọng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mạnh mẽ can ngăn các Phật tử Tây Tạng trong việc xoa dịu tinh linh hung tợn được gọi là Shugden (Dolgyal).
(View: 16469)
Từ bi không chỉ là đồng cảm. Trên thực tế, nó là tâm hiểu được sự bình đẳng, bình đẳng giữa bản thân và người khác, giữa tốt và xấu, bình đẳng trong mọi hiện tượng nhị nguyên.
(View: 13641)
Lama Lhundrup dùng sự biểu hiện của bệnh tật để thực hành pháp Tonglen cho chúng sanh, và Ngài thường bảo người khác gởi hết cho Ngài mọi sự lo âu...
(View: 13686)
Những người mới bắt đầu nên tập trung vào việc chắc chắn rằng động cơ của họ là thanh tịnh, và cầu nguyện chí thành đến vị thầy gốc. Đây là thực hành tốt nhất.
(View: 23302)
Luận văn trẻ trung tuyệt vời này đưa ra phương pháp tiếp cận dựa trên truyền thống, vạch ra các giai đoạn của con đường.
(View: 19861)
Tara là hiện thân lòng từ bi của chư Phật ba thời, quá khứ, hiện tạivị lai. Bà là vị Thánh nữ có khả năng thực hiệnhoàn thành mọi hoạt động giác ngộ của chư Phật.
(View: 38951)
Thật ra, là hoàn toàn sai lầm khi nói rằng tôn nam này kết hợp với tôn nữ kia. Đúng ra phải nói rằng trong Tự Tánh hiển lộ ra một hình tướng bất nhị.
(View: 18491)
Không tách lìa hiện tướngtánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
(View: 14985)
Nếu ta tiếp cận Pháp như những đứa trẻ con, ta có thể nhớ lại giây phút đầu tiên ta gặp Giáo Pháp, nó trở nên quan trọng đối với ta ra sao...
(View: 20414)
Mục đích chính yếu của sự hóa hiện của một vị tái sanh là để tiếp tục công việc chưa hoàn tất của vị tiền nhiệm để hộ trì Giáo pháp và [hóa độ] chúng sinh.
(View: 15042)
Đức Tara nhanh chóng giúp bạn thành công trong việc đạt được hạnh phúc tối hậu của giác ngộ. Bạn nhận lãnh rất nhiều công đức tốt lành, hay nguyên nhân của hạnh phúc...
(View: 16365)
Nếu giáo Pháp của Đức Phật vẫn còn hiện hữu và con có một niềm tin vững chắc thì đơn giản con đã tích lũy rất nhiều công đức trong quá khứ.
(View: 30487)
Sự khai triển của Phật giáo đại thừa kết hợp với các dân tộc có nền văn hóa khác nhau đưa đến sự xuất hiện nhiều trình độ hiểu biết Phật giáo rất đặc sắc.
(View: 18181)
“Lời Cầu nguyện Đức Kim Cương Trì” là tập hợp hai bài giảng riêng biệt của ngài Tai Situpa. - Người dịch: Nguyên Toàn - Hiệu đính: Thanh Liên.
(View: 18863)
Hiện tại chúng ta đang sở hữu thân người quý giá và đã gặp được giáo lý Phật Đà. Nhờ sự gia trìlòng từ ái của chư đạo sư, chúng ta có thể thọ nhận, nghiên cứuthực hành giáo pháp.
(View: 20384)
Thực hành Kim Cương thừa được bắt đầu thông qua một quán đảnh. Để hiệu quả, quán đảnh đòi hỏi sự chứng ngộ của đạo sư, bậc trao truyền nó, cũng như sự tin tưởngtrí thông minh của đệ tử nhận nó.
(View: 19563)
Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh”...
(View: 18903)
Luật nhân quả khiến chúng ta phải trải qua những kết quả của việc ta đã làm. Những nơi mà chúng ta trải qua sự chín muồi của nghiệp được gọi là sáu cõi luân hồi.
(View: 21094)
Việc chúng ta được sinh ra làm người mang lại cho ta cơ hội và thuận lợi để thực hành Pháp và cho ta con đường dẫn tới truyền thống bao lasâu xa của Phật Pháp.
(View: 19810)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựuthành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
(View: 18917)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
(View: 30524)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(View: 21989)
Trong Mật thừa, chính nhờ đạo sư mà bạn tiến tới giác ngộ. Vị thầy gốc tối thắng giới thiệu bạn đến trạng thái thiên bẩm của trí tuệ, chỉ nó ra cho bạn.
(View: 21198)
Thấu hiểu luật nhân quả sẽ giúp chúng ta luôn đi đúng đường, luôn tỉnh giác về chính mình, những hành động mà mình đang tạo tác và con đường mình đang đi.
(View: 26783)
“Milarepa, Con Người Siêu Việt” là bản dịch tiếng Việt do chúng tôi thực hiện vào năm 1970 và được nhà xuất bản Nguồn Sáng ấn hành tại Sài gòn vào năm 1971
(View: 52969)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(View: 22223)
Đời sau dài hơn đời này, vì thế hãy bảo vệ kho tàng đức hạnh của con để cung cấp cho tương lai. Khi con chết, con sẽ bỏ lại tất cả; chớ tham luyến bất kỳ điều gì.
(View: 35651)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(View: 17630)
Một vị thầy đầy đủ năng lực được gọi là “bậc trì giữ Kim Cương sở hữu ba giới nguyện.” Ngài sở hữu những phẩm tánh hoàn hảo được trao cho bên ngoài với các biệt giới giải thoát...
(View: 18431)
Tôn giáophương tiện, là phương pháp hoặc công cụ có thể hỗ trợ mọi người hòa nhập vào đời sống tâm linh. Điều đó nên như vậy nhưng đôi khi nó lại không được thực hiện.
(View: 19999)
Trước khi kiến lập những rào cản thể chất, ta cần phải vượt qua những rào cản tinh thần. Bạn phải cảm thấy thực sự an lạc, dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn phải biết khoan dungchấp nhận.
(View: 17832)
Khi chúng ta áp dụng các giáo lý của đức Phật, chúng ta tiến hành theo ba bước hay giai đoạn. Đầu tiên, chúng ta nghiên cứu giáo lý, học chúng một cách kĩ lưỡng.
(View: 31447)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(View: 19574)
Giáo lý Phật Đà được truyền đến Tây Tạng dưới sự bảo trợ của một dòng truyền thừa cổ xưa các vị vua.
(View: 19997)
Guru Rinpoche tuyên bố với Jomo Shedron rằng việc trì tụng lời cầu nguyện này cũng ngang bằng với việc trì tụng toàn thể Bài Trì tụng Hồng danh Đức Văn Thù.
(View: 20224)
Mục đích của việc cúng dường mạn-đà-la là xua tan sự bám chấp vào cái tôi và bất cứ kiểu thái độ quan niệm nào mà bám vào thứ gì đó như là của ai đó.
(View: 19775)
Đạo sư đại diện cho sự khuyến khích của sự thật; ngài đại diện cho sự kết tinh của lực gia trì, từ bitrí tuệ của chư Phật và mọi Đạo sư.
(View: 59520)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(View: 19482)
Bởi con đã có được thân người quý giá này, với những tự dothuận duyên Xin hãy cho con thành tựu các giáo lý quan trọng nhất!
(View: 15577)
Nguyện cầu tất cả các nguy hại và bao động ở mảnh đất tuyết này Nhanh chóng được an dịu và xua tan hoàn toàn Nguyện cầu Bồ đề tâm cao quý tối thượng...
(View: 33564)
Ngài Dudjom Rinpoche sinh năm 1904, trong một gia đình cao quý ở miền Đông Nam Tây Tạng tỉnh Pemako, một trong bốn “vùng đất tiềm ẩn” của Đức Liên Hoa Sinh.
(View: 18002)
Xuyên qua không gianthời gian Chúa tể quyền lực của khẩu và hiện thân của trí tuệ, Đức Văn Thù tôn quý Xin hãy ngự mãi trên bông sen trong tâm con...
(View: 19633)
Đầu tiên cần nhớ lại định nghĩa về nghiệp xấu – bất cứ hành động nào mà kết quả là khổ đau, thông thường là một hành động thúc đẩy bởi sự ngu dốt, gắn bó hay thù ghét.
(View: 23776)
Kính lễ đạo sư! Với lòng sùng mộ đến bậc đạo sư, Tam Bảo vô thượng, Và đức Bổn tôn được chọn, con xin quy y [các ngài]. Để tất thảy chúng sinh, nhiều như hư không vô tận...
(View: 17005)
Việc thực hành Pháp là một vấn đề nghiêm túc và quan trọng, mọi người cần phải nhận ra điều này. Đây là cơ hội quý giá sắp đến, điều mà chưa bao giờ từng đến trước đây.
(View: 16930)
Để hoàn thiện việc thực hànhtrở thành một con người tâm linh chân chính, chúng ta cần có một sự tiếp cận bất bộ phái hay không thiên vị vào các truyền thống Phật giáo.
(View: 17088)
Lịch sử của dòng Sakya bắt nguồn từ các vị trời giáng sinh từ cõi Tịnh Quang trong coi trời Sắc giới đến ngự tại các rặng núi tuyết của Tây Tạnglợi lạc của chúng sinh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant