Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vui thay Phật ra đời

09 Tháng Năm 201200:00(Xem: 23547)
Vui thay Phật ra đời


vuithayphatradoi-trihienPhật đản sanh nhân thế hân hoan mừng vui vì Phật là chân, là thiện, là an lạc. Phật hiền thiện an lạc nên ai nghĩ tưởng đến Phật tức là an lạc trong lòng.

 “Này Visàkhà Thánh đệ tử niệm nhớ về Phật: Đây là Thế Tôn, bậc A-la-há, Chánh Đẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn”. Do vị ấy niệm Phật như vậy, tâm được tịnh tín, hân hoan sanh khởi, các phiền não của tâm được đoạn tận”1. Hơn 2.500 năm về trước Phật ra đời ở Ấn Độ “vì hạnh phúc an lạc cho số đông”. Ngày nay chúng sinh trên cõi trần thế này vẫn may mắn tìm thấy niềm tin và nguồn an ủi lớn nhờ những lời dạy hiền thiện của Phật. Kinh Tăng Chi Bộ nói rằng Phật ra đời là vận may lớn cho nhân thế, vì Phật có đủ uy đứcKhiến cho số đông xa lìa ác pháp, an trú vào tiện pháp”2.

Quả thực như vậy. Bức tranh các hoạt động tôn giáoẤn Độ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch cho thấy giữa lúc các vị đạo sư khác cố tìm mọi cách chứng minh và xiển dương học thuyết của mình bằng các cuộc tranh luận đả phá gay gắt khiến lòng người càng thêm hoang mang nghi ngờ về tính chân thực của chân lý thì Phật lặng lẽ đi hết làng này đến làng khác, hết thị trấn này đến thị trấn khác, để khuyên dạy mọi người bỏ ác làm lành, sống tiết độ, ngay thẳng, không gian dối, sống với tâm hiểu biết, thương yêu và hòa bình. Phật là bậc giác ngộ, thấu suốt mọi nguồn của cái tâm vọng động mê lầm dẫn đến khổ đau nên không dự phần vào những gì gợi thêm mê lầm đau khổ, khổ cho mình và khổ cho người. Phật có trí tuệ minh mẫn không ai sánh bằng, nhưng Phật không ưa tranh biện triết lý. Phật cũng không can dự vào vòng thị phi tranh chấp. Suốt 45 năm, Phật lặng lẽ thực hiện cái hoài bão thuyết pháp độ sinh, ân cần chỉ bảo cho con người về sự thật khổ đau và cách thức diệt trừ khổ đau để cho cuộc sống được thảnh thơi an lạc. Phật sống cuộc đời giản dị, chân thực, hiền lành và khuyên dạy những điều hết sức giản dị, chân thực, hiền lành nên ai cũng sẵn lòng tin theo lời Phật, nhà nhà sống theo Phật, xứ sở nhờ đó mà được thái bình. Sử gia Will Durant nói rằng cứ từ từ, dịu dàng không cần tranh biện, Đức Phật thành lập một tôn giáo không tín điềutuyên bố rằng con đường giải thoát mở ra cho mọi người, kể cả những người không theo đạo 3. Giáo sư Rhys Davids thì cho rằng đặc điểm nổi bật của Đức Gotama là Ngài không chỉ tìm hạnh phúc an lạc, và Ngài có đủ khả năng để giúp cho mọi người khác hiểu rõ ước muốn và chứng nghiệm điều đó 4. Câu chuyện đàm đạo sau đây, giữa đấng Giác ngộ và dân chúng Khàlàmà cho thấy Phật ra đời là hạnh phúc lớn cho thế gian, vì Phật mãi mãinơi nương tựa an ổn cho cuộc đời vẫn chơi vơi, không nơi nương tựa; và những lời dạy hiền thiện của Phật thực sự là kim chỉ nam cho cuộc sống đạo đứchạnh phúc của nhân thế :

“ Một thời, Thế Tôn đang du hành giữa dân chúng Kosala, cùng với đại chúng Tỳ-kheo, đi đến thị trấn của những người Kàlàmà tên là Kesaputta. Những người Kàlàmà ở Kesaputta hay tin: “ Sa-môn Gotama là Thích tử, xuất gia từ dòng họ Thích-ca đã đến Kesaputta …” Lành thay, nếu chúng ta được yết kiến một vị A-la-hán như vậy.

Rồi các người Kàlàmà ở Kesaputta đi đến Thế Tôn; sau khi đến, có người đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người nói lên với Thế Tôn những lời chào đón thăm hỏi, sau khi nói lên những lời chào đón thăm hỏi thân hữu, rồi ngồi xuống một bên; có người chắp tay vái chào Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên; có người xưng tên và dòng họ rồi ngồi xuống một bên ; có người im lặng và ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên,các người Kàlàmà ở Keasputta bạch Thế Tôn :

- Có một số Sa-môn, Bà-la-môn, bạch Thế tôn, đi đến Kesuputta. Họ làm sáng tỏ, làm chói sáng quan điểm của mình, nhưng họ bài xích quan điểm của người khác, khinh miệt, chê bai, xuyên tạc.Đối với họ, bạch Thế Tôn, chúng con có những nghi ngờ phân vân : “ Trong những Tôn giả Sa-môn này, ai nói sự thật, ai nói láo ?”.

- Đương nhiên, này các Kàlàmà, các người có những nghi ngờ ! Đương nhiên, này các Kalàmà, các người có những phân vân! Trong những trường hợp đáng nghi ngờ, các người đương nhiên khởi lên phân vân.

- Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thông ; chớ có tin vì nghe người ta nói ; chớ có tin vì Kinh tạng truyền tụng ; chớ có tin vì nhân lý siêu hình ; chớ có tin vì đúng theo một lập trường ; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện ; chớ có tin vì phù hợp định kiến ; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình. Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự biết mình rõ như sau : “Các pháp này là bất thiện; các pháp này là có tội; các pháp này bị các người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận sẽ đưa đến bất hạnh khổ đau”, thời này các Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!

- Các người nghĩ như thế nào, này các Kàlàmà, lòng tham khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh ?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Các người nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, bị tham chinh phục, tâm bị xâm chiếm, giết các sinh vật, lấy của không cho, đi đến vợ người, nói láo, khích lệ người khác cũng làm như vậy. Như vậy, có làm cho người ấy bất hạnh đau khổ lâu dài hay không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Các người nghĩ thế nào, này các Kàlàmà, lòng si khởi lên trong nội tâm người nào, khởi lên như vậy là đưa lại hạnh phúc hay bất hạnh cho người ấy?

- Bất hạnh, bạch Thế Tôn.

- Các người nghĩ thế nào, này các Kala mà, các phap1nay2 là thiện hay bất thiện?

- Là bất thiện, bạch Thế Tôn.

- Có tội hay không có tội?

- Có tội, bạch Thế Tôn.

- Bị người có trí quở trách hay không bị người có trí quở trách?

- Bị người có trí quở trách, bạch Thế Tôn.

- Nếu được thực hiện, được chấp nhận, có đưa đến bất hạnh đau khổ không, hay ở đây, là như thế nào?

- Được thực hiện, được chấp nhận, bạch Thế Tôn, chúng ta đưa đến bất hạnh, đau khổ, ở đây, đối với chúng con là vậy …

- Này các Kàlàmà, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc Đạo Sư của mình, nhưng này các Kàlàmà, kh nào tự mình biết như sau : “ Các pháp này là thiện; các pháp này là không có tội; các pháp này không bị người có trí chỉ trích; các pháp này nếu thực hiệnchấp nhận sẽ đưa đến hạnh phúc an lạc”, thời này các Kàlàmà, hãy đạt đến và an trú!

Phần tiếp theo, Đức Thế Tôn có hỏi các Kàlàmà về các pháp không tham, không sân, không si và các Kàlàmà khẳng định khi không tham, không sân, không si nổi lên trong nội tâm người nào thì đều mang đến hạnh phúc an lạc cho người đó; rằng các pháp không tham, không sân, không si là các pháp thiện; rằng các pháp ấy là không có tội; rằng các pháp ấy được người trí tán thán; và khi thực hiện, dược chấp nhận; các pháp ấy đưa đến hạnh phúc, an lạc. Và Đức Thế Tôn nói tiếp:

- Này các Kàlàmà, vị thánh đệ tử nào ly tham, ly sân, ly si như vậy, tỉnh giác chánh niệm , với tâm câu hữu từ …với tâm câu hữu vớ bi …với tâm câu hữu với hỷ …với tâm câu hữu với xả, biến mãn một phương, cũng vậy, phương thứ hai; cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư ; như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm hữu cầu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân. Thánh đệ tử ấy, này các Ka là mà, với tâm không oán như vậy, không sân như vậy, không uế nhiễm như vậy, thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, người ấy đạt đươc bốn sự an ủi:

“ Nếu có đời sau, nếu có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, sau khi thân hoại mạng chung ta sẽ sanh lên cõi thiện, cõi Trời, cõi đời này” ; đây là an ủi thứ nhất vị ấy có được.

Nếu khôngđời sau, nếu không có kết quả dị thục các nghiệp thiện ác, thời ở đây, ngay trong hiện tại, ta tự sống với tâm không oán, không sân không phiền não, được an lạc”, đây là an ủi thứ hai vị ấy có được.

“ Nếu việc ác có làm, nhưng ta không có tâm ác đối với ai cả, và nếu ta không làm điều ác, sao ta có thể cảm thọ khổ đau được”, đây là an ủi thứ ba vị ấy có được.

“ Nếu việc ác không có làm, như vậy, cả hai phương diện (do ta làm vô ý hay cố ý), ta quán thấy ta hoàn toàn thanh tịnh”, đây là an ủi thứ tư vị ấy có được.

- Thánh đệ tử ấy, này các Kàlàmà, với tâm không oán như vậy,với tâm không sân như vậy ; với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại, vị ấy có được bốn an ủi này.

- Sự việc là như vậy, bạch Thế Tôn ! Sự việc là như vậy, bạch Thiện Thệ ! Thánh đệ tử ấy, bạch Thế Tôn, với tâm không oán như vậy, với tâm không si như vậy, với tâm không uế nhiễm như vậy, với tâm thanh tịnh như vậy, ngay trong hiện tại có được bốn an ủi này.

- Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, Tôn giả Gotama ! Như người dựng đứng những gì bị quăng ngã xuống, hay trình bày cái bị che kín, hay chỉ đường cho người lạc hướng, hay cầm đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, pháp được Tôn giả Gotama thuyết giảng với nhiều pháp môn. Nay chúng con xin quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp, quy y Tăng. Mong Tôn giả Gotama nhận chúng con làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, chúng con xin trọn đời quy y ngưỡng”.

 Chú thích :

1- Kinh Các lễ Uposatha, Tăng Chi Bộ.

2- Kinh Một pháp, Tăng Chi Bộ

3- Nguyễn Hiến Lê, Lịch sử văn minh Ấn Độ, tr 84.

4- TW, Rhys Davids, Lectures on some Points in the Hiatory of Buddhism, tr 162.

5- Kinh những người ở Keraputta, Tăng Chi Bộ

Nguồn: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12223)
Ngày Phật đản được xem là ngày Tết của những người con Phật, bởi vì đây là thời khắc lịch sử đánh dấu sự ra đời của một Bậc Siêu nhân - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni.
(Xem: 13529)
Rõ ràng, Phật đã Đản sinh ngay từ lúc phát khởi tâm niệm nguyện thay thế cho tất cả chúng sinh đang chịu khổ đau...
(Xem: 12618)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
(Xem: 12963)
Tuy là Bậc Đạo sư sáng lập Phật giáo, song các kỳ tích của Phật Thích Ca Mâu Ni đã vượt khỏi khuôn khổ của một vị Phật lịch sử để trở thành những biểu tượng kỳ vĩ...
(Xem: 16292)
Từ địa vị thái tử, nhờ công phu tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân chứng ngộ, Ngài trở thành Bậc Giác ngộ giữa đời...
(Xem: 11733)
Tôi lặng yên ngắm nhìn bàn chân, gót hài Đức Phật bước trên đài sen. Kính cẩn chiêm bái Đức Từ Phụ đang mỉm cười và tôi cũng mỉm cười...
(Xem: 13397)
Phật là hoa sen, hoa sen là Phật. Khi Ngài sinh ra bước đi trên bảy đóa hoa senhình ảnh biểu đạt con đường đi đến thăng chứng qua bảy giai trình tu tập...
(Xem: 11707)
Cái biết sáng ngời hay Phật tánh, Chân tâm, Tánh giác… thật ra không có tên gọi, không thể dùng lời diễn tả, không thể tưởng tượng suy lường.
(Xem: 11205)
Ngài chào đời như ánh bình minh rực rỡ, như đoá đàm ưu bừng nở, gió nhạc êm đềm, chim hót líu lo, núi Tu di cúi đầu đón mừng bậc Thầy nhân thiên ba cõi.
(Xem: 11930)
Ngày Phật Đản hay ngày Giáng sanh của Đức Phật, tiếng Pali gọi là Vesak. Vesak là tên của một tháng, thường trùng vào tháng năm dương lịch.
(Xem: 10244)
Ngày Phật Ðản tin về mùa kỷ niệm Rộn ràng lên người con Phật năm châu Nghe niềm vui mang sắc thái nhiệm màu
(Xem: 29239)
Phật Đản người ơi Phật Đản về Cho lòng nhân loại bớt tái tê Chiến tranh thù hận mau chấm dứt Từ bi tỏa sáng khắp lối về.
(Xem: 11955)
giờ phút linh thiêng gió lặng chim ngừng trái đất rung động bảy lần khi bất diệt đi ngang dòng sinh diệt...
(Xem: 11938)
Ngài từ bi quán sát thương tưởng đến tất cả chúng sanh, bằng mọi phương tiện không phân biệt giai cấp, đem giáo pháp giải thoát tưới tẩm cho bất cứ ai cần đến.
(Xem: 10950)
Phật nói: “Hạnh phúc thay chánh pháp cao minh” tức là sau khi sinh ra ngài đã tìm được con đường tận diệt khổ đau trong cuộc đời này...
(Xem: 11363)
Tục lệ Lễ hội Liên hoa đăng (Lotus Lantern Festival) ở Hàn quốc có nguồn gốc rất lâu đời, có lẽ từ thời vương quốc Silla thống nhất Triều tiên ở thế kỷ thứ 7.
(Xem: 11476)
Đạo Phật khơi mở để giúp con người thấy được “Đạo” đang có sẵn trong chính lòng mình. Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 15918)
Hàng năm, cứ tháng Tư về là mỗi độ sen hồng lung linh sắc màu được tích tụ sâu trong lòng đất Việt. Một loài hoa có hương thơm nhẹ nhàng tinh khiết...
(Xem: 12605)
Sự tích Phật đản sanh có một chi tiết rất bình thường mà cũng rất khác thường. Đó là đức Phật đã giáng sinh dưới gốc cây vô ưu.
(Xem: 13218)
Kinh Phổ diệu là một bộ kinh có nội dung đồ sộ, mô tả cuộc đời đức Phật với những thần thông biến hóa, là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của kinh điển Đại thừa...
(Xem: 12342)
Hàng năm cứ vào mỗi độ tháng tư âm lịchhoa sen bắt đầu nở. Hoa sen nở báo hiệu mùa Phật Ðản trở về như để đón mừng Ðức Thế Tôn ra đời.
(Xem: 15136)
Một tia sáng bừng lên như ngôi sao năm cánh trong tim anh, tim chị, tim em và trong cả tim tôi...
(Xem: 15069)
Một thân Thái tử… vào đời, Rời Đâu-suất hóa hiện người trần gian Mượn cung điện ngọc huy hoàng...
(Xem: 13035)
Về mặt lý thuyết, khi tổ chức ngày lễ, thì phải tìm cách cho nó càng khác với ngày thường càng hay, tranh ảnh, màu sắc đóng góp vào điều đó.
(Xem: 12298)
Hằng năm, trong khoảng tháng 5 Dương lịch, người con Phật trên khắp hành tinh, hân hoan và trang trọng kính tưởng ngày đức Thích Tôn đản sanh nơi thế giới Ta-bà.
(Xem: 11857)
Sau mùa tuyết lạnh ở xứ sở Phù tang, người ta bảo mùa đẹp nhất của Nhật bản là mùa này, khi cái nắng nhè nhẹ đưa hơi xuân về...
(Xem: 11656)
Thưa Thầy, năm nay con 19 tuổi. Làm quà kính dâng Thầy nhân ngày Phật đản, không gì bằng một chút suy tư. Tuy sống trong xã hội Âu châu, nhưng từ nhỏ con đã theo Thầy lên chùa mỗi dịp lễ Phật đản...
(Xem: 11431)
Đức Phật ra đời, những lời dạy của Ngài phải chăng đây là lời giải đáp cho sự tìm kiếm và trao chìa khóa để con người mở tung cánh cửa cuộc đời để đi vào thế giới an toànthực hiện ước mơ của mình.
(Xem: 30416)
Trang Vesak tứ từ rơi bụi đỏ sử triết văn đội chữ, gậy đường khuya đức Phật hiện chân dung sen khiết bạch
(Xem: 19997)
Nụ cười Phật êm đềmbuông xả Như nhắc con, giữa trần thế chông gai Đừng hơn thua tranh tìm lỗi đúng sai Mà xin hãy thương yêucảm hóa
(Xem: 28360)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 65745)
Có một ngày lịch sử Nhân loại không bao giờ quên Ngày thiêng liêng trọng đại Chúng sanh thoát khỏi ngục tù.
(Xem: 18761)
Tinh sương hớp cạn chén trà Nhìn vào thế giới Ta bà ngát hương Nơi đây vẫn đoá chân thường Vẫn ngày Mùng Tám tỏ tường sắc không.
(Xem: 11270)
Đức Phật đã đề bạt Tứ Niệm Xứcon đường “độc đạo” để đưa con người đến địa vị tối thượng. Đức Phật đã chứng minh giá trị siêu việt của giáo pháp Tứ Niệm Xứ...
(Xem: 22663)
Trong thời kỳ đầu tạo 30 pháp hạnh Ba La Mật, Đức Bồ Tát phát nguyện trong tâm muốn trở thành một Đức Phật Chánh Đẳng Giác đã trải qua suốt 7 a-tăng-kỳ.
(Xem: 15257)
Mỗi năm ngày Phật Đản trở về, hình ảnh Ngài nói pháp suốt lộ trình 45 năm đã sống lại trong hàng triệu ngàn con tim của những người con Phật trên khắp năm châu...
(Xem: 16218)
Ðức Phật thị hiện nơi đời bằng bi nguyện độ sinh, Ngài đã thể hiện nhân cách siêu việt qua tình thương yêu muôn loài, tôn trọng sinh mạng của hết thảy chúng sanh.
(Xem: 15593)
Sự xuất hiện của một vị Phật – hay nói một cách rõ hơn, một chúng sinh từ thân phận phàm phu, muốn đạt đến quả vị Phật, phải trải qua lộ trình bảy bước hoa sen ấy.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant