Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tình yêu của mẹ tạo nên bảng vàng

01 Tháng Tám 201100:00(Xem: 8297)
Tình yêu của mẹ tạo nên bảng vàng

TÌNH YÊU CỦA MẸ TẠO NÊN BẢNG VÀNG

Như Nguyện dịch

Ngày 28 tháng 7 năm 1997, học sinh An Kim Bằng trường cao trung Thiên Tân đã tham gia thế vận hội cuộc thi toán học dành bảng vàng quốc tế lần thứ 38, vì Thiên Tân viết ra trang lịch sử mới. Sau lưng thành công của vị toán học kỳ tài 19 tuổi là câu chuyện tình yêu vĩ đại của người mẹ làm nhiều người cảm động đến rơi nước mắt….
 
Ngày 5 tháng 9 năm 1997, là ngày tôi rời nhà lên viện nghiên cứu toán học Đại học Bắc kinh báo danh. Mới sáng sớm hương khói bếp vấn vít bay lên cao từ mái nhà tranh thân thương của tôi, cùng từng bước chân què của mẹ thức dậy nấu mì cho tôi, bột mì này là mẹ đem 5 cái trứng gà đổi lấy từ người hàng xóm, mấy hôm trước do lo tiền học phí cho tôi nên mẹ đã đẩy một xe rau lên thị trấn bán nữa đường bị bong gân. Tay bưng bát mì mà nước mắt tuôn trào từ khi nào, tôi thả đôi đũa rơi xuống đất, lâu lâu xoa nhẹ vết sưng to hơn cái bánh bao trên chân của mẹ, nước mắt cứ từng giọt từng giọt rơi xuống đất… nhà tôi ở huyện Vũ Thanh tỉnh Thiên Tân, nơi đó tôi có người mẹ đẹp nhất trần gian tên là Lý Diễm Hà.
 
blank
Nhà tôi quá nghèo, lúc sanh tôi thì Bà bệnh nặng mỗi ngày nằm hơ bên bếp lửa, năm tôi bốn tuổi thì ông bị tai biến liệt bán thân, tiền thiếu nợ mỗi năm lại chồng chất. Lên bảy tôi bắt đầu đi học, tiền học phí thì mẹ chạy vay mượn. Tôi thường lượm những ngòi bút chì của người khác bỏ, lấy dây cột lại trên một cây que để viết, dùng cục gôm gôm sạch những cuốn vở tập viết đã viết để viết lại. Lòng mẹ đau như cắt, cũng có lúc mẹ mượn tiền mua cho tôi bút chì và cuốn vở. Nhưng mẹ rất vui mỗi khi tôi đứng nhất lớp, điểm toán luôn là cao nhất. Nhờ động viên của mẹ, tôi tiến bộ rất nhanh, ngoài việc học ra tôi cảm thấy trên đời không còn gì vui hơn. Chưa học tiểu học tôi đã học thuộc bốn phép tính phân số và số nguyên; khi lên tiểu học tôi hiểu biết toán lý trung học (cấp 2); khi lên trung học thì tôi cũng hoàn thành khóa trình khoa lý cấp 3. Năm 1994 Thiên Tân tổ chức cuộc thi vật lý cấp 2. Tôi là đứa trẻ duy nhất của vùng nông thôn đỗ thứ ba trong tất cả học sinh của 5 huyện. Năm đó tôi được danh hiệuhọc sinh ưu tú nhất của huyện, tôi mừng quýnh chạy về nhà, không ngờ khi tôi đem tin vui báo cho ba mẹ biết, thì trên gương mặt của ba mẹ lại buồn rười rượi: Bà qua đời khoảng nữa năm thì ông cũng bệnh nặng vì thế tiền nợ lên đến cả vạn. Tôi lặng lẽ bước về phòng khóc cả một ngày.
 
Buổi tối nghe tiếng cãi vã bên ngoài,thì ra là mẹ muốn đem con lừa duy nhất còn lại bán đi để tôi được tiếp tục đi học, ba thì nhất định không chịu. Tiếng cãi cọ của hai người làm cho ông đang nằm trên giường bệnh nghe được, ông buồn bã uất nghẹn mà từ trần.
 
Chôn cất ông xong mắc nợ thêm 1000. Tôi không dám nhắc đến chuyện đi học, đem tờ giấy báo tin xếp lại để vào gối. Tôi mỗi ngày giúp mẹ làm việc, qua hai ngày ba và tôi phát hiện con lừa không còn nữa, ba mặt lạnh như đồng gay gắt hỏi mẹ: “cô bán con lừa rồi a? cô có điên không? Sau này vận chuyển hoa màu, mua lương thực cô tự đi mà vác về. Tiền bán con lừa đó có đủ cho nó học một năm hay hai học kỳ không…”? Hôm đó mẹ khóc thật nhiều rồi rất tức giận quát ba “cho con đi học thì có gì sai? Con đã thi đỗ nhất của huyện này, chúng ta không vì cái nghèo mà bỏ lỡ cơ hội tiền lộ sáng ngời của con. Tôi sẽ xách, sẽ mang để nó được đi học…” Mẹ bán con lừa được 600, tôi muốn quỳ xuống tạ ơn mẹ, thật lòng tôi rất muốn được đi học, nhưng tiếp tục học thì mẹ phải gặp nhiều khó khăn và chịu nhiều cực nhọc.
 
Mùa đông năm đó tôi về nhà lấy đồ mặc lạnh, thì thấy người ba vàng nhợt, ốm như da bọc xương nằm dài trên giường, mẹ thì giả vờ như không có việc gì nói với tôi rằng: “không có gì, chỉ cảm nhẹ, sẽ khỏe nhanh thôi”. Ngày hôm sau tôi nhìn thấy lọ thuốc có viết anh ngữ, tôi mới biết đây là thuốc ức chế tế bào ung thư. Tôi kéo tay mẹ ra ngoài khóc nức nở hỏi mẹ thế nào, mẹ nói từ khi tôi lên trung học thì ba bắt đầu bị bệnh và mỗi ngày mỗi nặng, mẹ đã mượn 6000 đi Bắc kinh xét nghiệm, cuối cùng phát hiện khối u trong ruột, bác sĩ bảo phải gấp rút phẫu thuật. Mẹ lại đi mượn tiền nhưng bệnh của ba chưa biết sống chết thế nào, tất cả những người thân đã mượn cả rồi, mượn mà không trả thì ai mà cho.
 
Hôm đó có người hàng xóm nói với tôi rằng mẹ dùng phương thức rất cổ xưa và đáng thương đến tội nghiệp để gặt xong mùa lúa. Mẹ không đủ sức mang lúa về sân hợp tác xã để tuốt, cũng không có tiền thuê người, mẹ cắt từng đám rồi để lên mấy miếng ván làm xe kéo về nhà, buổi tối trải một tấm nhựa trong sân rồi nắm từng bó lúa đập lên trên hòn đá… ba sào ruộng đều do mẹ gánh vác, mệt đến nỗi không đứng được mà quỳ xuống cắt, đầu gối đã rướm máu, đi thì từng bước từng bước run lên… không đợi người đó nói xong tôi chạy như bay về nhà, khóc ré lên “mẹ, mẹ ơi, con không thể học tiếp nữa đâu…” Cuối cùng mẹ cũng bắt tôi trở về trường, mỗi tháng tiền sinh hoạt của tôi từ 60 đến 80 tệ ít hơn bạn bè khoảng 2 đến 300 thật là ít đến tội nghiệp. Chỉ có tôi mới biết, mẹ đã tiết kiệm từng đồng để mua trứng, mua rau. Nhưng mỗi tháng cũng phải mượn 2 đến 30 tệ, mẹ ba và em rất ít ăn rau, mà nếu có ăn thì cũng chỉ luộc chứ không có một chút dầu để xào.
 
Mẹ sợ tôi đói mỗi tháng giữa lội bộ hơn 10 cây số mang đến cho tôi một ít mì vụn, mỗi cuối tháng mẹ vác một bao đồ lớn cực khổ lặn lội đến thăm tôi. Trong bao ngoài mì vụn ra còn có mấy xấp giấy phế của nhà máy in, một chai nước tương và cái tông đơ cắt tóc (bởi vì ra tiệm cắt tóc ít nhất phải tốn 5 tệ, mẹ muốn tiết kiệm để tiền đó mua bánh bao ăn thêm).

Tôi là đứa học sinh duy nhất không ăn cơm ở căn tin, chỉ có thể mua hai cái bánh bao (loại bánh bao không có nhân củaTrung Quốc), về ký túc xá chế ít mì vụn và nước tương để ăn; Và cũng là đứa học sinh duy nhất không dùng giấy tốt mà chỉ dùng giấy phế thải một mặt để học; và tôi cũng là người duy nhất không dùng bột giặt, mỗi khi giặt đồ thì đến căn tin nhặt lấy chất kiềm họ thải, nhưng tôi chưa bao giờ cảm thấy xấu hổ. Tôi nghĩ mẹ là người anh hùng luôn vượt qua bao nhiêu gian khó và nguy hiểm, làm con của mẹ thật vẻ vang tột đỉnh.
 
Lúc vừa đến Thiên Tân, tiết đầu tiên học anh ngữ tôi như người trên trời rơi xuống, một câu cũng không hiểu. Lúc mẹ đến tôi có nói về lo lắng của mình sợ theo không nổi môn anh ngữ. Mẹ vui vẻ nói “mẹ chỉ biết con là đứa trẻ chịu nhiều vất vả, mẹ không muốn nghe con than khó bởi vì một khi đã chịu khó thì không có gì khó”. Tôi nhớ lời mẹ nói.
 
Có người nói với tôi muốn học giỏi anh ngữ thì trước nên để đầu lưỡi nghe âm thanh của chính mình. Tôi nhặt một hạt sỏi ngậm vào miệng sau đó cố gắng phát âm và học thuộc từng đoạn anh ngữ, đầu lưỡi và hạt sỏi cọ sát vào nhau, có lúc rướm máu nhưng tôi cắn răng chịu đựng. Qua nửa năm, hạt sỏi cũng mài tròn rồi, đầu lưỡi cũng bằng và thành tích anh ngữ tiến bộ đáng kể, đứng thứ ba trong lớp. Thật là cám ơn mẹ, lời của mẹ sao mà có sức mạnh khích lệ thần kỳ làm cho tôi vượt qua chướng ngại rất lớn trong học tập.
 
Năm 1996, lần thứ nhất tham gia thi về thế vận hội tri thức toàn quốc ở Thiên Tân, dành được phần thưởng giải nhất vật lý và giải nhì toán học. Đại diện học sinh Thiên Tân đi Hàng Châu thi học sinh giỏi vật lý toàn quốc. Tôi kiềm chế xúc động trong lòng, đem tin vui và nguyện vọng viết thư cho mẹ. “Con sẽ dành phần thưởng đứng nhất toàn quốc về tặng mẹ, sau đó tham gia thi vật lý thế giới”.
 
Không ngờ, kết quả chỉ đạt được giải thưởng thứ hai, tôi ngã gục trên giừơng không ăn không uống, mặc dù tôi đã có số điểm cao nhất trong những người Thiên Tân dự thi hôm đó, nhưng để báo đáp bao nỗi khổ mà mẹ đã ngậm đắng nuốt cay chịu đựng, thật là chẳng thấm vào đâu. Về đến trường các thầy cô giáo phân tích nguyên nhân thất bại: tôi nghỉ toán hoá phát triển rất nhiều mặt, tập trung vào quá nhiều đề mục làm phân tán đầu óc, nếu chỉ chuyên về một thứ chắc chắn đạt được.
 
Tháng 9 năm 1997, cuối cùng thì tôi cũng đứng nhất cuộc thi toán toàn quốc, thuận lợi gia nhập đội tập huấn quốc gia và trong mười lần trắc nghiệm đều đạt giải nhất. Theo quy định, các khoản lệ phí dự thi tự mình lo liệu. Nộp xong lệ phí báo danh, tôi đem sách vở và các thức ăn mẹ làm gói lại, chuẩn bị kết thúc. Ban chủ nhiệm và các thầy cô giáo toán học nhìn thấy tôi bận đồ bính của người khác, màu sắc và kích cỡ không hợp tay áo vá hai miếng lớn, kéo giỏ ra chỉ có cái mũ len bạc màu và cái quần vá một miếng ba tấc dài, xót xa nói: “Kim Bằng, đó là toàn bộ quần áo của em à”? Tôi vội vàng nói “thưa thầy, em không sợ mất mặt, mẹ em luôn nói rằng: “đọc sách thánh hiền thì tự mình sẽ được thăng hoa”, em mặc đồ này đi đến Mỹ cũng chẳng có gì ngại”.
 
Ngày 27 tháng 7, cuộc thi bắt đầu, chúng tôi từ 8 giờ 30 sáng đến 2 giờ chiều. Bộ đề thi kéo dài năm tiếng rưỡi đồng hồ. Ngày hôm sau công bố kết quả. Trước là công bố huy chương đồng tôi không hy vọng nghe tên mình; tiếp đến là huy chương bạc và sau cùng là huy chương vàng,một người hai người thứ ba là tôi. Tôi vui mừng đến rơi nước mắt, thì thầm nói “mẹ ơi, con của mẹ thành công rồi”.
 
Tối hôm đó tôi và một người bạn được đài truyền hình trung ương phỏng vấn và phát sóng. Ngày 1 tháng 8 khi chúng tôi trở về, được hội khoa học và hội toán học Trung Quốc cử hành đón rước rất long trọng. Lúc đó tôi nghĩ về nhà, được gặp mẹ sớm nhất, tự tay tôi cầm cái huy chương vàng sáng chói đeo vào cổ mẹ…
 
Hơn 10 giờ 30 tối hôm đó thì tôi cũng lặng lội trong bóng đêm về đến nhà, mở cửa lại là ba, và tôi ôm chầm lấy cứ nghĩ đó là người mẹ hiền hòa kính yêu. Dưới ánh sáng của sao đêm mẹ ôm tôi vào lòng, tôi lấy huy chương ra treo vào cổ mẹ và khóc một cách rất thích thú. Ngày 12 tháng 8, trên đài chủ tịch của hàng ghế danh dự dành cho các vị giáo sư nổi tiếng toán học và các các thành viên cao cấp của bộ giáo dục Thiên Tân có chiếc ghế dành riêng cho mẹ. Ngày hôm đó tôi nói rằng: “tôi cả đời này cảm kích một người đó là người mẹ nuôi lớn tôi thành người, mẹ là người nông phu rất bình thường, người đã không những chỉ dạy tôi đạo lý làm người mà còn khích lệ trên từng bước chân tôi đi mỗi khi gặp khó khăn.
 
Tôi kể, có lần tôi muốn mua một cuốn “Anh hán đại từ điển” để học anh ngữ. Trong túi mẹ không có một đồng nhưng vẫn đồng ý tìm cách. Ăn cơm sáng xong mẹ mượn chiếc xe, hái đầy một xe rau cải trắng đẩy lên thị trấn bán. Đến nơi thì đã trưa rồi, lúc sáng tôi và mẹ chỉ ăn một tô cháo nấu với khoai lang. Lúc này bụng đói lắm nhưng chưa thấy ai lại mua, mẹ thì kiên nhẫn đi rao, cuối cùng thì bán 2,5 hào 1 cân, cả xe bán được 21 tệ nhưng họ chỉ đưa 20 tệ. Có tiền tôi chỉ muốn đi ăn nhưng mẹ nói đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến tiệm sách hỏi giá là 18 tệ 7 hào, mua xong chỉ dư lại 1 tệ 3 hào, mẹ đưa tôi mấy hào đi mua hai cái bánh nướng còn lại 1 tệ mẹ đưa tôi lo thêm việc lệ phí. Tuy ăn hai cái bánh nhưng phải vượt qua hơn 40 dặm đường về nhà, tôi lại đói mặt mày xây xẩm. Lúc đó tôi mới nghĩ đến lúc trưa quên đưa cho mẹ một cái bánh, mẹ đói cả một ngày. Tôi muốn tự tát lấy mình một cái, nhưng mẹ nói: “mẹ không có hiểu biết nhiều, nhưng mẹ nhớ lúc nhỏ thầy giáo dạy: nghèo là hoàn cảnh tốt nhất để rèn luyện ý chí học tập, con phải vượt qua những cái ải của học đường. Đại học Thiên Tân hay Bắc Kinh đều do con cả”. Lúc mẹ nói không nhìn tôi mà chỉ nhìn về phía con đường ở nơi xa, dường như nó có thể thông đến Thiên Tân thông đến Bắc Kinh vậy. Nghe lời mẹ nói tôi cảm thấy hết đói bụng rồi và chân cũng hết run…
 
Nếu như nói nghèo là hoàn cảnh tốt nhất để rèn luyện ý chí học tập thì tôi nên nói, mẹ là người nông dân thông thường mẹ cũng là người thầy tốt nhất trong đời tôi. Dưới lễ đài, không biết có bao nhiêu cặp mắt rướm lệ, tôi quay người qua, hướng về nơi có mái tóc hoa râm của mẹ cúi đầu kính lễ cảm tạ

Trích trang web: http://home.kimo.com.tw/serene_99/非常感恩站長的用心良苦

Như Nguyện dịch

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24124)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 16217)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 17357)
Tuyển tập những bài viết cho mẹ, cụ bà Nguyễn Thị Sáu của Hư Thân Huỳnh Trung Chánh
(Xem: 13991)
“Nếu chúng ta chia quả đất này thành từng mảnh nhỏ như những hạt cỏ, số lượng những mảnh này không lớn bằng số lượng lần mà mỗi chúng sanh đã là cha mẹ ta”... Karen Villanueva, Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 14138)
"Một lòng kính lạy Phật Đà, Ngàn đời con nguyện ở nhà Như Lai, Con hằng mặc áo Như Lai, Con ngồi pháp tọa Như Lai muôn đời"... Tịnh Bình
(Xem: 15187)
Càng lớn con càng thương Mẹ hơn, Tình dâng cao vút đỉnh liên sơn, Tháng năm đời có thêm cay đắng, Mẹ gánh oằn vai chút chẳng sờn... Thích Minh Tuệ
(Xem: 20370)
Thời gian trôi, tiếng đồn về Mẹ ngài bèn gửi thư đi cho ngài: "Con ơi! Mẹ nghĩ kỹ rồi Hiến mình cho Phật, cho nơi đạo mầu
(Xem: 18370)
Thiền sư bước đến lặng yên, Rồi dùng thiền trượng gõ lên quan tài Người ta nghe tiếng của ngài...
(Xem: 17518)
Khuyên con chữ hiếu lo tròn Không thời quả báo sẽ luôn dữ dằn Từ đây kính mẹ, ăn năn Ai hơn mẹ quý, ai bằng tình thâm
(Xem: 12783)
Một thời đức Phật ngự tại núi Kỳ Xà Quật gần thành Vương Xá nước Ma Kiệt với mấy nghìn Tỳ Kheo, mấy vạn Bồ Tát, và vô số trăm nghìn Chư Thiên rải hoa trỗi nhạc cúng dường Phật... Toàn Không
(Xem: 64855)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 22931)
Vu Lan của người xuất thế ngoài lắng sâu trong tiềm thức tưởng nhớ mẹ cha, hiếu nghĩa ông bà còn phải làm những việc hiếu mà người ngoài thế khó có thể đảm đương nổi...
(Xem: 23455)
Với tự thân, Rahula đã có những nỗ lực tuyệt vời, với mẫu thân, Tôn giả đã thể hiện vai trò một người con hiếu rất mực cảm động.
(Xem: 22443)
Trước mắt tôi hiện lên bao người Mẹ. Này đây nước mắt Mẹ mừng vui khi con khôn lớn, khi con nên vợ nên chồng; này đây dáng Mẹ cánh cò, cánh vạc xăm xăm sớm tối đi về...
(Xem: 19276)
Trước bàn thờ Tổ Tiên, tôi đứng yên lặng thật lâu, để quán chiếu, để đi sâu vào đời sống của hiện tại và từ đó, nhìn lại quá khứ của nhiều thế hệ ông bà, cha mẹ nhiều đời...
(Xem: 19201)
Ai đã một lần hiện hữu làm người, có mặt trên cuộc đời nầy, đều không do Cha Mẹ sanh ra, dù là Thánh nhân hay phàm tục. Cho đến khi khôn lớn, trưởng thành...
(Xem: 17297)
Trong đất trời bao la rộng lớn, em mơ thấy mẹ đang cầu nguyện cho em, mẹ đưa cho em sữa, thứ quý giá của đất trời, mẹ của em ở một nơi rất xa.
(Xem: 13166)
Nhìn đôi tay bé nhỏ của con cài cành hoa hồng vải lên ngực áo mình, nước mắt Hiền lại chực trào ra. Không như chị Ba, Hiền còn diễm phúc cài hoa hồng đỏ...
(Xem: 13351)
Từ trong tâm khảm mình con cảm ơn mẹ đã cho con một lần sinh, một lần ra đời. Mẹ đã nâng niu nhẹ nhàng từng bước đi chậm chạp, lúc cất tiếng khóc chào đời.
(Xem: 19423)
Mẹ già tần tảo tháng ngày Giành con tấm áo kịp tày lứa đôi Hiên ngoài rả rích giọt rơi
(Xem: 12503)
Tình mẹ là gốc của mọi tình cảm yêu thương. Mẹ là giáo sư dạy về yêu thương, một phân khoa quan trọng nhất trong trường đại học cuộc đời.
(Xem: 14785)
Dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã truyền lại, để nhắc nhở cho các con cháu của các thế hệ sau này phải lấy chữ “HIẾU” làm đầu, vì công ơn mẹ cha thăm thẳm như trời cao...
(Xem: 13217)
Tình thương của cha mẹ đối với con là thứ tình thương tuyệt vời, không bút nào tả xiết, không có bất cứ tình thương nào trên cõi đời này có thể so sánh được.
(Xem: 13225)
Khi Đức Phật còn tại thế, Ngài có đặt ra một giới luật cho hàng tu sĩ là: - Hằng năm, trong 3 tháng mưa (mùa hè ở Ấn Độ), chư tăng ni không được phép du hành ra ngoài...
(Xem: 12062)
Muốn loại bỏ Tham Sân Si, ta cần phải huấn luyện tâm mình, vì một cái tâm thiếu huấn luyện luôn luôn dính mắc vào ưa - ghét, lấy - bỏ: Nắm giữ cái ưa thích...
(Xem: 11855)
Pháp thế gian là mộc bổn thủy nguyên, do đó mình phải thận chung truy viễn, nghĩa là hết lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hiếu với cha mẹ, cung kính Sư trưởngđạo lý của trời đất.
(Xem: 12753)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Con cái, báo hiếu cha mẹ, không phải chỉ phụng dưỡng cha mẹ bằng tất của cải vật chất, mà còn giúp cho cha mẹ có được lòng tin chân chính...
(Xem: 11806)
Kể từ sau giấc mơ ấy, tôi ngày càng cảm thấy rằng mẹ tôi đúng là hiện thân của Bồ- tát Quán Thế Âm. Thật vậy, đối với tôi thì không ai có thể dịu hiền hơn mẹ...
(Xem: 11767)
Tình mẹ và con, một tình yêu thiêng liêng trong nhân loại. Tình yêu ấy gắn bó thiết tha như sóng và nước. Nước là mẹ và sóng là con. Sóng ôm lấy nước...
(Xem: 10461)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 11577)
Mẹ tôi qua đời đã hơn 10 năm rồi, nhưng cái bếp thân yêu, như là chỗ ghi nhớ bóng dáng mẹ, thì vẫn được các em tôi dùng làm nơi đun nước hàng ngày...
(Xem: 9658)
Ngày rằm, mồng một chị tranh thủ dẫn hai đứa lên chùa lạy Phật. Chị yêu anh Tư, thương chúng như con ruột, nên tuy cực khổ tảo tần mà mái tranh vẫn đầy ắp tiếng cười.
(Xem: 9684)
Mẹ đón mừng, không kịp nghĩ suy, không hề toan tính, với tất cả bản năng hiền từ. Mẹ nói, mẹ cười, mẹ âu yếm, mẹ trìu mến nhìn đứa con ngoan, đang bé bỏng bên mình.
(Xem: 10013)
Thứ bảy, ngày 13 là buổi lễ bắt đầu. Phần khai kinh Trai đàn Bạt độ diễn ra rất long trọng, có sự tham dự rất đông của chư Tôn đức và quý Phật tử khắp nơi.
(Xem: 10172)
Bàn tay ba không đủ làm con ấm. nhưng tình thương ba làm con ấm biết chừng nào. Chúng tôi lớn lên vì tình thương lớn lao của ba.
(Xem: 10120)
Con lớn dần lên, sự vất vả của mẹ cũng tăng dần. Không biết có bao nhiêu buổi chợ trưa như thế đã đi qua đời mẹ.
(Xem: 10066)
Và ở giữa ngạt ngào hương huệ tím Đêm Vu lan anh lặng khóc duyên mình. Em cứ thế, khi gần khi khuất dạng...
(Xem: 9691)
Đạo hiếu nếu xét cho kỹ nó đã được sách vở, kinh giảng nói đến nhiều, nhưng nó là cái đạo tự nhiên từ lúc con người mới xuất hiện.
(Xem: 15554)
Ôi Tình Mẹ dạt dào như biển lớn, Khi con đau Mẹ thức suốt năm canh, Từ sinh ra cho đến tuổi trưởng thành...
(Xem: 9879)
Chữ “Mẹ” đối với ai cũng thật cao quý, thân thương, vì không ai không có mẹ, không ai không được mẹ mang nặng đẻ đau, chăm lo săn sóc...
(Xem: 13699)
Mỗi người sinh ra và lớn lên giữa cuộc đời này, được nên danh và thành công phần nhiều đều nhờ vào công sức nuôi dưỡng dạy dỗ của mẹ cha.
(Xem: 9870)
Tình thương của mẹ là chất liệu nuôi dưỡng trái tim con, nâng đỡ cho con từng bước từ sơ sinh đến lúc trưởng thành.
(Xem: 9726)
Mẹ đã đi xa, nhưng lời dặn dò sáng sớm hôm nay vẫn còn văng vẳng quanh tôi. “Đừng làm gì có tội với tổ tiên, với cha mẹ nghe con…”
(Xem: 18373)
Con đành xa Mẹ từ lâu Đến nay mấy bận bạt màu xiêm y Thời gian còn lại những gì?! Còn hình bóng Mẹ khắc ghi trong lòng.
(Xem: 12061)
Mỗi chúng ta chỉ có duy nhất một người cha, một người mẹ ruột mà thôi. Xin đừng làm cho lòng mẹ đớn đau, đừng làm cho lòng cha chua xót.
(Xem: 9601)
Mẹ ơi! Đường về nhà sao vắng vẻ quá, vẫn ngôi nhà đó, mảnh vườn ngày nào mẹ còn ra vào nhổ cỏ, hái rau. Thế mà nay cỏ mọc đầy mà rau thì lụi tàn đâu mất.
(Xem: 9718)
Cha! Mẹ! Hai tiếng gọi đơn sơ mà cao quý vô cùng! Hãy cho chúng con một lần được quỳ bên chân cha mẹ, đôi chân phong trần đã bao năm nắng mưa xuôi ngược.
(Xem: 8735)
Mười bảy năm, về thăm ba, thắp hương khóc tràn. Nhớ nụ cười ba hiền lành, bao dung… Con đứng nơi bàn thờ, tụng cho ba bài Tâm Kinh Bát Nhã...
(Xem: 8938)
Người cha là ánh thái dương chiếu sáng khắp vũ trụ, soi đường chỉ lối, là kim chỉ nam dẫn dắt, dạy dỗ cho các con đi đúng đường, học đúng lối, trọn vẹn cả đức lẫn tài...
(Xem: 8442)
Mẹ là người đã mang tôi đến cõi đời này để tôi thấy được thế giới bao la muôn màu muôn vẻ. Mẹ là vị giáo sư đầu đời chắp cánh cho chúng tôi bay cao trong cuộc sống.
(Xem: 12359)
Tiếng “mẹ” “cha” ôi sao quá giản dị, quá mộc mạc. Thế nhưng, ẩn chứa bên trong sự mộc mạc, giản dị ấy là cả tình yêu thương bao la, là sự hy sinh bất tận...
(Xem: 13346)
PGVN cùng là hệ phái Bắc Tông, vì thế có nhiều điểm tương đồng gặp nhau và dễ chấp nhận nhau, từ đó trở thành thói quen trong nhận thức lẫn trong hình tượng.
(Xem: 8854)
Lịch sử vẫn như dòng sông xuôi chảy, trải qua bao biến thiên thăng trầm của dân tộc, Phật giáo đã hòa mình gắn liền vận mệnh mình như một định lý không thể tách rời...
(Xem: 9469)
Lòng Hiếu tức là lòng Phật, hoặc “Hiếu vi công đức mẫu” (孝為功德母) - Hiếu là mẹ các công đức... Trí Bửu
(Xem: 11963)
Ân cha, nghĩa mẹ quả thật bao la, rộng lớn, chính vì thế mà trong Kinh Vu Lan Đức Phật đã khuyên dạy các hàng đệ tử: “Dù vai trái cõng cha, vai mặt mang mẹ...
(Xem: 9256)
Đạo Phật là đạo giải thoát. Đức Phật dạy: “Hiếu tâm tức thị Phật tâm. Hiếu hạnh vô phi Phật hạnh. Nhược đắc đạo đồng chư Phật. Tiên tu Hiếu dưỡng nhị thân”
(Xem: 9104)
Xem ra bước vào cửa thiền là bước vào cửa hiếu, cửa hiếu cũng là cửa tỉnh thức, cửa chơn không diệu hữu. Nơi đó mỗi người luôn cất lên tiếng nói yêu thươnghiểu biết.
(Xem: 9706)
Đạo Phật quan niệm, khi vẫn trong cảnh sanh tử lưu chuyển, thì hiện đời có cha mẹ; quá khứ, tương lai trong bao đời sanh tử lại có vô số mẹ cha.
(Xem: 9101)
Tấm gương hiếu thảo của mình đối với cha mẹ là một bài học sống, một hình thức thân giáo đầy thuvết phục, có tác dụng rất sâu sắc đối với con cháu của chính mình...
(Xem: 9125)
Kinh Vu Lan kể rằng: sau khi đắc quả A La Hán, đạt được tâm bất sinh, Bồ Tát Mục Kiền Liên muốn độ cho mẹ là bà Thanh Ðề, bèn dùng thần thông kiếm tìm mẫu thân...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant