Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cát bụi đường bay

03 Tháng Mười 201000:00(Xem: 12319)
Cát bụi đường bay

CÁT BỤI ĐƯỜNG BAY
 
Hàn Long Ẩn
 
Em về nắng quáng bên sông
Mộng hồn xưa đã bềnh bồng trôi xuôi
Anh đi từ độ luân hồi
Dừng chân quán gió bên đồi ngủ say.
(trích 10 đoản khúc trong thi phẩm Cát Bụi Đường Bay sẽ xuất bản vào đầu năm 2009)
Đoản khúc 1 :
Tàn thu buốt lạnh gió lay
Lên non còn nhớ mộng ngày ta xưa
Cánh chim phiêu bạt bao mùa
Chợt nghe vọng tiếng gió lùa sang sông
Đoản khúc 2 :
Ai kia khoác áo nâu sồng
Bờ kinh còn dấu nụ hồng áo hoa
Trăng kia xuống cõi Ta Bà
Dạo chơi quên cả đêm qua ngày về
Đoản khúc 3 :
Xưa em cột mái tóc thề
Sương khuya đọng ướt đề huề gió đưa
Sáng nay quét lá sân chùa
Chuyện ngày xưa đã theo mùa thu đi
Đoản khúc 4 :
Mây che suối tóc thầm thì
Đá vàng khe dựng dã quì trổ bông
Bàn tay chắp đóa sen hồng
Tặng người gieo hạt từ tâm vào đời
Đoản khúc 5 :
Nước ra biển cả mù khơi
Hỏi thăm gió bấc bên trời buồn chăng?
Đố ai thấu hiểu nỗi lòng
Đố ai đếm được mấy dòng lệ sa
Đoản khúc 6 :
Ngày em khoác áo thêu hoa
Câu thơ rớt giữa hằng sa giọt buồn
Đêm về nghe vẳng tiếng chuông
Thềm khuya bóng nguyệt gió luồn khóm tre
Đoản khúc 7 :
Rủ nhau nhặt lá Bồ Đề
Bỏ quên tiền kiếp lời thề non xanh
Tha hương khuất bóng thị thành
Đa mang cũng bởi mấy nhành tơ vương
Đoản khúc 8 :
Vó câu giẫm nát tà dương
Cũng không dứt nỗi đoạn trường yến oanh
Thì thôi xin một chữ tình
Trăm năm vẹn giữ bên ghềnh nước xuôi
Đoản khúc 9 :
Nhớ ai vàng phố mây trời
Chiều cầm sáo trúc ra đồi ngân nga
Bên trời cánh nhạn về qua
Ngoảnh đôi mắt ngó buồn ta tần ngần
Đoản khúc 10 :
Mùa đông cúc ẩm sương trong
Mùa xuân nở một nụ hồng đón ai
Thiền sư quẩy một gót hài
Chân như chợt hiện giữa đài sen
Hàn Long Ẩn - (Sacramento, 2008)

LỜI GIỚI THIỆU
thi phẩm "Cát bụi đường bay"
của HÀN LONG ẨN
Cuối năm, lật xấp bản thảo của các thi hữu gửi đến từ đầu năm, còn sót một thi phẩm chưa đọc. Châm một bình trà khuya, trong không gian tĩnh lặng, tự thưởng mình bằng những vần lục bát của một thi nhân áo nâu chưa bao giờ gặp mặt.
Đọc một hơi 89 đoản khúc, mỗi đoản khúc bốn câu, tưởng chừng mình như hạt bụi bay theo gió cuốn.
Nói cách khác, thi phẩm trên tay bạn là cuộc hành trình của một hạt bụi, đi qua chiều dài gập ghềnh của tâm cảnhthời gian, đi qua cái mênh mông bát ngát của cõi thiền. Hạt bụi, có khi hóa thân thành cánh chim, cánh nhạn, chiếc lá, hay khói sương, đã lịch nghiệm những cảnh giới ấy theo đường bay của gió. Gió xuân, gió hạ, gió thu, gió đông. Gió được, gió mất, gió vinh, gió nhục, gió khen, gió chê, gió vui, gió buồn… Nhưng đậm nét nhất, có thể nói là gió tình và gió thiền. Nếu được-mất, vinh-nhục, khen-chê, vui-buồn là những cặp vừa tương khắc vừa tương sinh, thì tình và thiền ở đây cũng là một cặp song hành. Nói thế không có nghĩa trong tình tất có thiền, hay trong thiền tất có tình. Chỉ là nói theo thể cách thiền-tình đề huề của Hàn Long Ẩn qua thi phẩm này. Tình yêu thi hóa tâm thiền. Tâm thiền tịnh hóa tình yêu. Hai ngọn gió này, lúc quyện lấy và nâng đỡ nhau, lúc lại lấn lướt loại trừ nhau, trên cuộc đăng trình về chốn miên viễn.
Khởi đầu cho cuộc đăng trình là chuyển động của gió:
Tàn thu buốt lạnh gió lay
Lên non còn nhớ mộng ngày ta xưa
Cánh chim phiêu bạt bao mùa
Chợt nghe vọng tiếng gió lùa sang sông
(đoản khúc 1)
Và gió khởi đi từ buổi tàn thu, dấy lên cả một trời ảm đạm, làm nền cho một phiến tình lãng đãng khói sương.
Xưa em cột mái tóc thề
Sương khuya đọng ướt đề huề gió đưa
Sáng nay quét lá sân chùa
Chuyện ngày xưa đã theo mùa thu đi
(đoản khúc 3)
Mượn ý giai thoại phướn và gió của Lục Tổ Huệ Năng, ở đây có thể nói theo ngôn ngữ nhà thiền rằng, trong cơn gió bụi ấy, chẳng phải gió hay bụi chuyển động, mà chính là tâm động. Tâm ấy động chuyển từ một khoảnh khắc của tình, và hành giả đang trong nỗ lực chuyển hóa tình yêu nhỏ bé thành năng lượng vô hạn của từ bi tâm. Cuộc chuyển hóa này được vẽ lại bằng những câu lục bát óng ánh sắc màu và âm thanh diễm lệ, trữ tình…
Giọng thơ của Hàn Long Ẩn đã mấp mé chạm tới đỉnh cao của thể lục-bát với lối ngắt câu, phân chữ thật điêu luyện, tài tình. Chỉ có một đôi chỗ, nếu biết chăm chút thì bức tranh cảm xúc đa diện đó sẽ hoàn mỹ hơn. Nhưng tâm điểm của thi phẩm vẫn mạnh mẽ thu hút người đọc “cuốn theo chiều gió.”
Đây, hãy thử đặt tâm trạng của mình vào tình cảnh này:
Lạc loài vết nhạn trời mây
Rã đôi cánh mỏng thêm dài thu phong
Tưởng đâu con nước xuôi dòng
Ngờ đâu nước cũng lên ghềnh xuống ao
(đoản khúc 15)
Dĩ vãng tưởng chừng đã phai nhạt theo lá thu, nhưng trong một góc mơ hồ nào đó của con tim chay tịnh, nỗi ân cần quan tâm hãy còn dùng dằng níu kéo.
Nước ra biển cả mù khơi
Hỏi thăm gió bấc bên trời buồn chăng?
(đoản khúc 5)
Có những tháng ngày tiếng chuông chùa không đánh thức được tuệ giác viễn ly, mà khơi động cả một khung trời kỷ niệm, buồn đau.
Ngày em khoác áo thêu hoa
Câu thơ rớt giữa hằng sa giọt buồn
Đêm về nghe vẳng tiếng chuông
Thềm khuya bóng nguyệt gió luồn khóm tre
(đoản khúc 6)
Người đi, kẻ ở với nỗi biệt ly đoạn trường của thế gian, đôi lúc cũng không miễn trừ những tâm hồn chân chất đơn sơ trong cửa thiền. Một lần say đắm xa xưa trong cõi bụi hồng, hay chỉ một thoáng bâng khuâng hiện tại nơi chốn tịch liêu, cũng đủ xô lệch thảo tòa của thiền sư chân thành tìm cầu giải thoát giác ngộ. Trong tình huống ấy, không có sức gì ngăn được sự tràn vỡ của những cơn đau nhói, hoặc những gặm nhấm trường kỳ rỉ rả… ngoại trừ sự quán tưởng và cảm nhận thâm sâu về tính cách vô thường huyễn mộng của vạn hữu, của bóng sắc và âm thanh, của tình yêu và những giấc mộng bình thường.
Tình chung cát bụi đường bay
Tình chung hoa nắng vàng lay giấc hồ
(đoản khúc 19)
Thú thật, nhập vai làm hạt bụi bay theo cõi thơ Hàn Long Ẩn, lòng tôi cũng mệt lắm. Mệt mà lại vừa lo lắng hồi hộp cho mình (hay cho nhà sư?), không biết “phiến tình sầu” này có làm cho mình khổ lụy không! Cả một đoạn đường dài cố quên rồi lại nhớ, đã nhạt rồi lại đậm, đã chết rồi lại sống, khiến lòng chẳng an. Cõi tình e đã lấn cõi thiền chăng? Bởi vì “cửa tùng đôi cánh gài” chưa hẳn là giải pháp hữu hiệu để ngăn chận một tâm hồn lãng mạn đa cảm. Có khi tình đã nguội nhưng lòng trắc ẩn không dễ vượt qua. Nếu đã vượt qua rồi thì ngại chi bóng nguyệt che mờ buổi bình minh!
Thiền sư khép cửa am thiền
Vẫn nghe đầu gió một miền u linh
Hàn long ẩn bóng thu mình
Nguyệt kia chẳng chịu để bình minh lên
(đoản khúc 31)
Mãi đến hai phần ba đoạn đường, tâm kia mới sáng dần lên và sự quyết liệt, dũng mãnh để giữ mình mới lộ hẳn.
Thôi em hãy cứ phiêu bồng
Để ta kiết giới tu đông một mình
Soi gương đối diện bóng hình
Đập gương chợt thấy mông mênh đất trời
(đoản khúc 61)
Tự chiếu soi rồi vượt qua phương tiện nội quán, vượt qua cả chính mình. Vẻ an nhàn tự tại bắt đầu hiển lộ. Từ đây, dù vẫn nhắc về một bóng sắc giai nhân, vẫn còn những môi mọng tóc huyền, nhưng cảm quan đã vượt khỏi cái lụy của tình trường.
Nằm đây ta ngắm mây trôi
Gửi thiên thu cả nụ cười hư vô
Môi em chín mọng bao giờ
Sáng nay rụng giữa hai bờ chân như
(đoản khúc 62)
Cái nhìn của nhà đạo đã khác. Tình yêu và giai nhân, trở thành đề mục quán tưởng thường trực để chứng nghiệm lẽ vô thường, huyễn mộng của trần gian.
Lặng thầm một cõi đời nghiêng
Xô theo suối tóc tơ huyền lênh đênh
Lên non mình đối diện mình
Xuống sông soi bóng cũng tình ảo mơ.
(đoản khúc 78)
Như kẻ chăn trâu ở giai đoạn thứ 6, cưỡi trâu về nhà (kỵ ngưu qui gia), thi nhân ở đây không còn là một lãng tử sầu tình, mà là một hành giả đã khéo điều phục tâm (tình) mình, đã an tâm, không còn sợ hãi lo âu, không sợ mất trâu, cũng không bị phiền lụy bởi trâu. Có thể để trâu bên cạnh hay cho nó đi lang thang vẫn không hề chi.
Từ nay ta ở bên người
Khép dư hương cũ mộng đời ngủ yên
Gối kinh đệm cỏ ngồi thiền
Đầu sương ẩn hiện một miền Lạc Bang.
(đoản khúc 88)
Lời kinh hiện bóng trăng ngàn
Vườn tâm hé nụ đá vàng trổ bông
Người đi trong cõi sắc không
Hành trang chỉ chút nắng hồng trên vai.
(đoản khúc 89)
Một chút nắng hồng trên vai, cũng chẳng nặng nề chi. Nắng hồng ấy, có thể là tình, có thể là huyễn sắc, đã được gió mang đến, phả nhẹ trên vai, sẽ tan biến bất cứ lúc nào, dù có gió hay không có gió. Bởi vì, tâm đã an.
Đọc xong một thi phẩm đẹp ngày cuối năm để đón chào năm mới. Hạnh phúc đến thế, còn gì để mà nói.
Nam Calif. gửi người Bắc Calif.
31.12.2008
Vĩnh Hảo
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 11071)
Thơ ca trong nền văn học Việt Nam là nét đẹp trong nếp sống của người dân.Thơ ca dong ruỗi cùng người trong suốt chặng đường đời vui buồn.
(Xem: 8573)
Lời xưa thánh triết, Minh sư trao truyền, Thành tâm tự ngộ, Xa dần đảo điên.
(Xem: 8373)
Em về Bát Nhã tinh khôi, Đêm xanh diệu pháp trăng đồi thúy hoan, Gió ru bướm mộng phương ngàn, Rừng cây cỏ thức giăng hàng đuốc hoa.
(Xem: 22432)
Trần gian quán trọ đời mình Đến chơi một chút thình lình rồi đi Trăm năm tay giữ được gì Có mang xuống dưới âm ty bạc vàng?
(Xem: 14355)
“Mùa Xuân bỏ vào suối chơi, Nghe chim hát núi gọi trời xuống hoa, Múc bình nước mát về qua, Ghé thôn mai nọ, hỏi trà mạn xưa”
(Xem: 8836)
Khi cho ra đời thi phẩm Đoạn Trường Vô Thanh, có thể Phạm Thiên Thư cũng ngầm tự ví mình như là một Nguyễn Du thời đại...
(Xem: 9787)
Vâng lời Thầy con đi quét lá, Lá vàng rơi lả tả khắp nơi. Lá khô rơi như kiếp một con người, Giờ phút cuối là về cùng cát bụi...
(Xem: 7942)
Chiều nay nắng ghé sân chùa, Đậu lung linh đủ để vừa đề thơ, Nắng vờn vạt áo thiền sư, Hình như nắng thích phù du đường trần.
(Xem: 12102)
Nét cong tuyệt mỹ cỗi rồi, Lá vàng mới khóc tiễn đời lá xanh, Tượng vàng chùa đất tâm thanh, Hào quang vần vũ tỏa quanh gốc tùng...
(Xem: 17234)
Nhón chân trong cõi hư vô, Vời trông quê mẹ mấy bờ ruộng thưa? Cúi nhìn ngọn cỏ đong đưa, Chắp tay xin một hạt mưa giữa trời.
(Xem: 8204)
Nếu ngày sẽ trôi qua, Thì kiếp người ngắn ngủi, Có đôi lúc hờn tủi, Phải buông xả, bao dung...
(Xem: 8455)
Nhìn vô tác, Thấy tỏ tường, Vọng tưởng hóa Chân Như, Cực lạc quyện từ bi, Ánh Viên Giác hốt nhiên trùm khắp chốn, Giữa vầng trăng, Một niệm vô ngôn.
(Xem: 10664)
Miền Nam Ấn Độ trước đây, Có gia đình hào phú đầy uy danh, Hai con tư chất thông minh, Ca Chiên Diên với người anh của chàng...
(Xem: 10400)
Bảy vương tử dòng Thích Ca, Đợt đầu quyết chí xuất gia lần này, A Nan có mặt trong đây, Tuổi thời nhỏ nhất nhưng đầy tương lai...
(Xem: 10099)
A Na Luật được sinh ra, Ở trong vương tộc rất là nổi danh, Thật thà, hoạt bát, thông minh, Múa ca, âm nhạc quả tình tinh thông...
(Xem: 10565)
Không làm chẳng nói, Có nói chăng chỉ nói với mình, Bình sinh một đời Tri Âm mấy kẻ, Tri Kỷ mấy người chia xẻ tâm tư!
(Xem: 7754)
Nguồn sức mạnh của trẻ thơ, Chính là tiếng khóc bất ngờ kêu la. Nguồn sức mạnh của đàn bà, Là cơn phẫn nộ bùng ra tức thời.
(Xem: 7228)
Nắng hồng rực rỡ trời mây, Chim muông ríu rít, cỏ cây rộn ràng, Hào quang chói lọi ánh vàng, Theo chân Đức Phật lên đàng sáng nay
(Xem: 11320)
Chiều tối, trời vào thu; Con về đây thăm Mẹ, Mẹ nằm đó, xác thân chừ biến đổi, bao người nằm bên Mẹ cũng thay đổi sắc màu theo định luật diệt sinh.
(Xem: 6890)
Thuở xưa ở dãy Tuyết Sơn, Có chim oanh vũ dễ thương, hiền hòa, Vì cha mẹ bị mù lòa, Một mình chim phải bay ra khu rừng
(Xem: 7659)
Thuở xưa có một nhà buôn, Nghe lời biển gọi, căng buồm ra khơi, Nổi trôi buôn bán khắp nơi, Ghé bờ xa lạ, sống đời lênh đênh.
(Xem: 22662)
Đôi khi đời đau khổ, Tập thở nhẹ và cười, Nếu không làm như thế, Chỉ thiệt mình mình thôi...
(Xem: 20208)
Ta bước xuống trần gian tìm đâu đó, Những ưu tư những ước nguyện thật gần...
(Xem: 9762)
Sáng nay hoa sen thắm nở, Nâng chân Bồ Tát vào đời, Một vầng thái dương rạng rỡ, Bao trùm vạn vật nơi nơi.
(Xem: 8138)
Cách nay trên hai ngàn năm, Là ngày thế giới hân hoan chào mừng, Một bậc mãn phúc kinh luân, Đoạn trừ kiết trược giáng trần độ sinh...
(Xem: 11268)
"Nhược dĩ sắc kiến ngã, Dĩ âm thanh cầu ngã, Thị nhân hành tà đạo, Bất năng kiến Như Lai"
(Xem: 8428)
Ai Tư Vãn là bài văn tế của Ngọc Hân công chúa bày tỏ nỗi lòng đau khổ và tiếc thương chồng là Vua Quang Trung.
(Xem: 8421)
Đêm chưa ngủ nghe dòng thác đổ, Nghiêng bờ vai nghe tiếng muôn trùng, Nghe tiếng khóc của bầy con trẻ, Nghe bình minh tràn ngập mùa xuân
(Xem: 9528)
Me suối mát thiên thu đời con tắm, Mẹ hoa thơm tươi thắm cả vườn xuân, Mẹ trăng thanh huyền diệu khắp trần gian, Mẹ gió thoảng giữa vô vàn oi bức...
(Xem: 7892)
Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca tập hợp những dòng thơ của Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 11345)
Nửa khuya đức Phật vào đời, Trong đôi cánh hạc tuyệt vời lên trăng, Cành hoa muộn nở ngoài sân, Thoảng hương xa, Phật đến gần trong hương... Trụ Vũ
(Xem: 9551)
Ngày rằm tháng bốn vô vi, Con về trước mẹ mà quỳ lệ rơi, Trên cao Phật đản hoa trời, Dưới chân có kẻ lặng rơi nỗi niềm… Nguyễn văn Nhị
(Xem: 10010)
Khi Ta thành đạo Bồ đề, Băm hai tướng tốt đề huề tụ thân, Hào quang vô lượng sáng ngần, Chúng sanh ai cũng được phần như Ta... Vi Tâm
(Xem: 7292)
Sáng nay sương động trên cành, Mà như nước mắt lanh đanh phương nào, Tuổi thơ chưa biết ước ao, Mà nay nỗi khổ ba đào ập lên... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9370)
Tuyển tập gồm Thơ, Truyện ngắn, tản bút, Tư tưởng, kinh nghiệm Thiền… Viết từ 1989 đến 2005... Tuệ Thiền Lê Bá Bôn
(Xem: 19268)
Hiệu danh Tự Tại là tôi, Bồ Tát là vị, Như Lai là lòng, Tu hành đã được viên thông, Nguyện đi quảng pháp khắp vùng thế gian... Vi Tâm
(Xem: 8162)
Hôm nay Phật Đản trở về, Ta Bà hiện cảnh hoàng quê năm nào, Từ trời Đâu Xuất trên cao, Hộ Minh Bồ Tát nguyện vào Phật (ứng) thân... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9512)
Bạn hiền ơi, nhớ nhé! Sống hãy mở lòng ra, Nhận chân lời Phật dạy, Hạnh phúc sẽ nở hoa... Hàn Long Ẩn
(Xem: 29055)
Cuộc đời sắc sắc không không, Chỉ xin ta sống thật lòng với nhau, Sống cho có trước có sau, Cõi âm ta lại gặp nhau thôi mà!... Nguyễn Thành Dũng
(Xem: 19688)
Một thường lễ kính chư Phật, Lễ Phật, tâm Phật dung Phật tuệ sanh, Kính Phật phước đức an lành, Nguyện làm Bồ Tát dưới chân Phật đài... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 7516)
Biền biệt đường bay, Mịt mờ dấu lặng, Tiếng ai gào thống thiết giữa đau thương... Hàn Long Ẩn
(Xem: 8821)
Phật tử cầu Sư, hỏi đạo Thiền, Sư ngồi tịnh tọa cười an nhiên, Chưa hiểu Phật tử liền gặng hỏi, Sư đứng dậy đi với ý Thiền... Liễu Nguyên
(Xem: 12970)
Muôn đời chánh pháp rạng ngời, Phật Phật hạo hạo, vạn đời truyền trao, Pháp luân thường chuyển đẹp sao, Đương lai Di Lạc tiếp trao Pháp thiền... Thích Liễu Nguyên
(Xem: 9277)
Ta nhốt ta trong lâu đài trú ẩn, Bởi ngôn từ và kiến thức đoanh vây, Những kinh nghiệm chập chờn bao phủ, Ánh mặt trời không lọt nổi kẽ tay... Hàn Long Ẩn
(Xem: 11153)
Ngày xưa nước bồ kết gội, Chiều về buông xõa tóc hương, Sáng nay cam lồ tịnh thủy, Tâm bồ đề lộ kiên cường... Thơ: Nhất Hạnh; Nhạc: Tịnh Thủy; Thiền ca: Chân Pháp Khôi
(Xem: 8024)
Bốn chị em lâm cảnh đời bất hạnh Linh, Huyền, Trang, Thu bé bỏng Quảng Bình Con nhà nghèo lâm nghiệt ngã điêu linh...
(Xem: 11209)
Tập thơ Thanh Âm Cuộc Lữ của Hàn Long Ẩn
(Xem: 7751)
Xuân về đất khách đẹp bao la, Toàn thể bà con người Việt ta, Buồn tiễn Rắn đi, lời tạm biệt, Vui chào Ngựa đến, tiếng hoan ca... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 7947)
Ngựa nòi giống tốt và thông minh là tiền thân Đức Phật. Vị quốc vương là ngài Ananda. Người cưỡi ngựa là ngài Xá Lợi Phất...
(Xem: 8896)
Thầy là một bậc chân tu, một cao tăng thạc đức. Thầy dày công đóng góp sâu rộng cho Phật Giáo... Tâm Thường Định
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant