Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tiếng nói của mặt trời

29 Tháng Năm 201100:00(Xem: 12140)
Tiếng nói của mặt trời

TIẾNG NÓI CỦA MẶT TRỜI

Cư sĩ Liên Hoa

blankMột cánh chim tung bay
bóng dáng mờ chân trời
bỏ trên đường thiên lý
từng bóng nắng lung linh
 
ta đi nhặt hạt nắng
về chép lại thành thơ
ướp vào tâm muôn thuở
lắng nghe tiếng mặt trời

Một đời người như cánh chim xuất hiện trên bầu trời, có đó mất đó, có chăng là sự lưu dấu trên trần gian với những suy tư, khoắc khoải cho thân phận, dòng sinh mạng của con người và muốn làm một cái gì đó cho cuộc đờiý nghĩa, giữa bao nhiêu biến thiên thay đổi. Có người ra đi mất dấu, nhưng những gì lưu lại vẫn miên viễn làm ân ích cho loài người, có người cố bám vào danh lợi để lưu lại cho đời, nhưng hình bóng đó lại chóng phai nhoà trong tâm tưởng con người.

Con ngườihiện thân của nghiệp lực, dính liền với khổ đau, dù rằng chúng tacảm tưởng rằng là mình có hạnh phúc, không bao giờ đối diện với những bất hạnh, khi đang có đầy đủ tài có sắc, có danh vọng… nhưng một lúc nào đó, tất cả đều rời khỏi tầm tay. Nhận chân được sự thật, đối diện, không phải để bi quan, chán đời, yếm thế, bỏ quên thế cuộc.. vì điều nầy rất trái với quan niệm và những người theo đạo Phật, vì đạo Phật là đạo yêu đời, yêu con người… nhưng mà để làm sao cho cuộc đời đẹp và có ý nghĩa hơn và để chúng ta đặt câu hỏi và tìm lại chính mình để trả lời cho câu hỏi của cuộc sống thực. Tại sao gọi là cuộc sống thực, khi chúng ta đang sống, đang thở, đang ăn, đang ngủ, mặc…?

chiếc võng mẹ ru bao năm thưở trước
con vào đời bằng câu hát ầu ơ
đi chập chững từng bước vào sương gió
lòng mẹ buông, để tập bước đường trần
tay bé nhỏ, sao ôm trời mộng tưởng
tâm bao la, bỗng hạn hẹp cuộc đời
lúc trống vắng, nhìn đời trôi lặng lẽ
một cõi không tràn ngập cả bầu trời
lời mẹ đó, sao con quên ước nguyện
mở bàn tay để thấy khoảng bao la
mở trái tim, nghe lại khúc vào đời
tình nhân loạituổi thơ thật đẹp..

Những hình ảnh đẹp thuở nào, dính liền với câu hát của mẹ trong suốt bao nhiêu năm trường tuổi thơ, để dấu ấn trong tâm con trẻ, sao ta bỗng nhiên quên mất. Hình như có cái gì đó, đã lôi kéo ta đi trong đêm dài mộng tưởng, bỏ rơi lại những ước mơ thật đẹp cho cuộc đời, cho tình người. Phải chăng đó là những sở hữu, tham chấp và lòng ái ngã, bám víu đã cô lập ta hạn hẹp trước vũ trụ bao la, mênh mông? Và ta đã không sống thực, khi quên cả ăn, cả mặc và ngay cả thở?

Tôn giáo là đáp án, giải pháp cho những câu hỏi của cuộc đời, vì tôn giáo từ con ngườixuất phát từ con người. Tôn giáo tạo nên và chứa đựng tình yêu thương, chia sẻ và lòng khoan dung, làm chỗ dựa cho con người trước bao nhiêu phong ba của cuộc đời. Tôn giáothực phẩm an lànhhạnh phúc, là bước chân dung dị, thanh thản, là đôi vai gánh vác nổi nhọc nhằn, là tấm lưng trần trơ trọi nằm dưới bước chân của con người, để con người bước lên trưởng thành, tạo thành đời sống nhân bản, hữu ích, an vui và hạnh phúc, vì tôn giáo là của con người.

Nhưng tiếc thay, sự thành hình và phát triển của nhiều tôn giáo lại dính liền với biết bao nhiêu thảm cảnh, gây khổ đau xảy ra cho con người trong suốt dòng lịch sử nhân loại, bởi vì dựa vào Thần quyền, độc tôn, cố chấp, tham quyền và nương vào sự yếu đuối, khuất phục, mê tín của con người để nô lệ hoá con người, gây nên những thương tích, đổ máu, bất hạnh. Cho nên, con người, ngoài những khó nhọc của đời sống thường nhật, vai thấm lạnh khổ đau của tâm và thân, oằn mình trong những những ngọn gió chướng cuộc đời, lại bị thương tích và phải gánh nặng thêm những tai họa do tôn giáo hoặc những con người nhân danh tôn giáo cuồng tín gây ra, giáng hoạ cho nhân loại qua những cuộc chiến tranh, chiếm đoạt tài sản, ban phép lành, hũy diệt văn hoá các bản xứ khi xâm chiếm, có nghĩa là hủy hoại văn hoá, nền văn minh của nhân loại …. Sự nghèo nàn tâm linhvật chất, sự bị uốn nắn khuất phục bởi những giáo điều, thần quyền… lại là tài sản lớn mạnh và giàu sang cho tôn giáo, và tôn giáo đó lại trở nên giàu có đời sống vật chất thay vì giàu có về tâm linh để chia sẻ gánh nặng cho con người, điều mà ai cũng nhận thức thấy và nhìn rõ được trong suốt chiều dài lịch sử của con người.

Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người. Một đạo Phật bình dị, khoan dung, tôn trọng mọi giá trị, nhân phẩm con người, vì lấy chúng sanh đang cưu mang những nghiệp lực với những phiền não bất hạnh và hướng dẫn chuyển hoá khổ đau, đưa địa vị con người sau khi thanh tịnh tâm, trở về với chính mình, nâng lên thành những con người nhân bản, có tình yêu rộng lớn và có tuệ giác để làm ích lợi con người, cho xã hộicứu cánhthành Thánh, thành Phật. Điều mà chưa thấy tôn giáo nào nói đến, bởi vì đức Phật nhìn thấy rằng “Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ đức tánh thanh tịnh, sáng suốt và có khả năng thành Phật”.

Trong tất cả thiên kinh vạn quyển của đạo Phật, giáo Pháp của Ngài như là “ngón tay chỉ mặt trăng”, là phương tiện thiện xảo đưa qua bể khổ, nên đều bao hàm, dung chứa những phương pháp chuyển tâm, chuyển mê khai ngộ và đưa con người đến bờ an vui, giải thoát… không phải ở nơi chốn xa xôi nào đó, mà ngay trên cuộc đời nầy và ngay bây giờ, hiện tại, nếu chúng ta biết sống thực và trở về với bản tâm thanh tịnh của chính mình, và vì đó bản hoài, nguyện lực và tấm lòng thương bao la của đức Phật khi xuất hiện trên cuộc đời, đem lại con đường thênh thanh, giải thoát, chân hạnh phúc cho nhân loại.

dẫm chân trên lá khô
tiếng kêu nghe xào xạc
như mảnh vỡ tâm hồn
đồng cất gọi tình người
 
ta dẫm trên mảnh đất
dấu chân tròn in đậm
một mảnh đời hư vô
réo gọi mãi lòng người
 
ta dẫm chân trên đời
bao ngày tháng rong chơi
có nắng rơi sáng sớm
vai gầy trơ hạt sương
 
ta dẫm chân vào tâm
tiếng gọi reo vang
từng cánh sen hé nở
mảnh mai nụ hương trầm..

Thế giới hình như đang đảo điên, say mê với các chiến tranh, chết chóc, tàn sát lẫn nhau, cũng như thiên tai càng lúc càng dồn dập hơn, tạo thành những chuổi dài bất ổn cho nhân loại. Chỗ nầy động đất, nơi kia sóng thần, chốn khác là cuồng phong, bão tố, chốn nọ là núi lửa phun trào nham thạch v.v… Như chúng đều biết, thế giới nầy được hình thành bởi tất cả nghiệp lực của con người trong cái “cộng nghiệp”. Trái đất có thể chuyển mình, xoay động tự nhiên do sự cấu thành theo thành trụ hoại không, và có phải chăng, cũng do chính bàn tay của con nguời tiếp tay, phá hoại. Cộng nghiệp tâm của con người nếu bị nuôi dưỡng bởi những tâm địa ác, xấu, gây nhiều nghiệp lực bất lành… thì trái đất sẽ trở nên nghèo nàn, thiếu màu mỡ, màu xanh tươi của tâm vũ trụ khô héo, sẽ sớm bị hũy diệt.

Hiện nay, môi trường sống đã xấu tồi tệ hơn rất nhiều, nạn phá rừng, phá núi dời sông, chiến tranh, thử tất cả các loại bom với cường độ nóng, hũy diệt thật to lớn, với tâm địa hủy hoại lẫn nhau, và với lòng tham sân si còn đầy dẫy trong tâm. Khi tâm bất an, còn bị chi phối bởi tham vọng, dục vọng …thì thế giới trở nên chao đảo, bất ổn, điều đó sẽ gây nên các bất hạnh, khổ đau cho đồng loại, môi sinh.

Đạo Phật nhìn rõ vấn nạn nầy, vì biết rằng “tất cả các pháp đều duyên sinh duyên hợp” và mọi hiện tượng dù tâm hay vật đều liên quan lẫn nhau, không có gì gọi là biệt lập, riêng biệt. Trái đất nầy trở nên nhỏ bé, mọi chấn động dù bất cứ nơi nào, cũng đều gây nên những rung động cho mọi con người, nhân loại ở khắp mọi nơi.

Trái tim em chảy máu
dù ở tận ngút ngàn
làm sao ai quên được
tim thịt nầy cũng đau
 
Bàn tay em yếu đuối
quờ quạng giữa trời không
như khuấy động vô cùng
cả trời đất mênh mông

Trái tim của nguyện lực của hằng hà sa số kiếp, dù ở bất cứ quốc độ nào… vẫn là tiếng nói thiết thực, thương yêutrí tuệ vì sống còn của cả nhân loại. Không ai có quyền nhân danh bất gì để trừng phạt con người, hũy diệt loài người, chỉ trừ nghiệp lực con người tạo ra đều xấu ác. Nhân lành đem lại quả lành, nhân ác gây nên quả xấu. “Tất cả các pháp đều do tâm tạo”.

Tiếng nói của mặt trời là ánh sáng soi rọi màn đêm tối vô minh, là tiếng Sư tử hống làm lay động tâm thức con người, là tiếng nói đánh thức lương tâm của nhân loại, là tiếng chuông cảnh tĩnh con người, là tiếng nói đi sâu vào lòng người, là tiếng gọi của ngàn tay ngàn mắt chiếu soi, chia sẻ chân thành, là tiếng gọi trở về với chân tâm, về với chính mình.

gọi tên em là vạt nắng
long lanh trên nón bài thơ thưở nào
nắng hồng hay má em hồng
có sao làn gió ngập ngừng chẳng bay
 
theo nhau vào cõi chân không
chớ quên nguyện lực thưở em tuổi hồng
một mai đời có vô thường
em là giọt nắng rong chơi giữa đời…

Quay về với chính mình, nương tựa vào Ba ngôi báu Phật Pháp Tăng của chính mình, để sống trong chánh niệm, để chuyển hoá nghiệp ác do bởi tham sân si, mạn nghi, tà kiến đã đang gieo rắc tai uơng, khổ đau cho con người và chính khi nghe được tiếng nói của mặt trời, cơ may của nhân loại sẽ được chuyển hoá tốt đẹp.

Trong Kinh thường nói, vũ trụ nằm trong tâm của Như Lai Đại Nhật (Vairocãna Tathagata) và tồn tại bởi Tình yêu thươngTuệ giác của Ngài, nếu như tình yêu và tuệ giác không có, thì bất hạnh sẽ xảy ra. Cho nên, chính mỗi con người cần phải trở về với chính mình, lắng nghe tiếng nói mặt trời của tâm, sống thực với trực tâm, khai triển tánh Phật có sẳn trong tâm, để đức Phật của tâm có mặt, để ánh sáng của Tuệ giáctình thương yêu chan hoà, xoá tan màn u tối vô minh, để chuyển hoá khổ đau cho chính mình và tránh cho hành tinh của chúng ta khỏi diệt vong, tránh cho tai trời ách nước, chiến tranh, dịch bệnh v.v… Biệt nghiệp lành của mỗi người do tu tập, do thanh tịnh tâm, được nhân lên, lớn rộng ra, tràn lan, toả sáng… sẽ chuyển hoá Cộng nghiệp xấu bị vô hiệu hoá, không còn sức tác oai, phá hoại sự an vui, hạnh phúc của nhân loại. Vấn đề nầy, khi mà con người còn nhận thứcyêu thương chính mình, con ngườivũ trụ sẽ làm được và người con Phật, hẵn nhiên, vì đi theo con đường của đức Từ phụ với nguyện lực làm đẹp cuộc đời, học hạnh lành do nuôi dưỡng tâm bồ đề, khi tâm bồ đề trưởng nở, càng lớn bao nhiêu thì sẽ mở rộng trái tim yêu thương, đem mắt tuệ để tiếp cận con người trong tinh thần Từ Bi Hỷ Xảcùng chung sự An lạcChân Hạnh Phúc.

Xin được trích lại 12 Lời Nguyện dâng lên Đức Bồ tát Quán Thế Âm- vị Bồ tát của lòng Từ và có mặt khắp cùng các quốc độ, lắng nghe tiếng gọi của muôn loài mà hằng cứu độ, chia sẻ, ban vui. (Bài nầy được soạn bởi Thầy Thích Tịnh Từ)

* Mười Hai Lời Quán Nguyện Dâng Lên Đức Bồ Tát Quán thế Âm.

Thứ 1: Con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống, niềm tin của mọi người, mọi loài (I pray and vow to open my heart and find ways to protect life and faith for everyone and every living beings)

Thứ 2: Con xin mở rộng tầm hiểu biết, để có thể thấu rõ gốc rễ khổ đau của kẻ khác mà tìm cách chuyển hoá, nâng đỡhộ trì (I pray and vow to extend my understanding, so as to be conscious of the roots of sufferings of others, in order to find ways to transform, support and assist them)

Thứ 3: Con xin nguyện từ bỏ những tập khí tham ái, hờn giận, trách móc, để con có thể vui sống với mọi người trong gia đình và chung quanh con (I pray and vow to restrain from greed, anger, and blame, so as to live happily with everyone in the family and those around me)

Thứ 4: Con xin nguyện cho tự thân, gia đình, thân bằng quyến thuộc con và mọi người, mọi loài được sống trong an toàn, hoà thuận và thảnh thơi . (I pray for myself, my family, my relatives and friends, and all beings so that they will live in peace, harmony and comfort.)

Thứ 5: Con xin nguyện ngồi vững chãi để lắng nghe người khác nói năng, tâm sự. Dù cho những lời nói ấy có xúc phạm đến cá tánh của con, con nguyện không đối đáp bằng những lời thiếu từ hoà, khiếm nhã. (I pray and vow to be impartial and composed, in order to mindfully listen to expressions and feelings of others. Even if those words may harm my nature, I vow not to reply with words that lack harmony and humility.)

Thứ 6: Con xin nguyện thường xuyên trở về với hơi thở, tập dừng lại sự suy nghĩ, nói năng, để lắng nghe tiếng chuông tỉnh thức và mọi âm thanh. Con biết rằng mỗi âm thanh đều có mang thông điệp của sự yêu thươngnăng lượng tuệ giác mầu nhiệm. (I pray to be mindful of my breathing, silence my thoughts and speech, so as to hear the awakening bell and each sound-wave . I know that each sound-wave carries the message of love and the wondrous energy of wisdom)

Thứ 7: Con xin nguyện cho người đau chóng lành bệnh, người già được săn sóc, người mệnh chung có đủ duyên lành sanh về cảnh giới an vui, trong sáng của đức Phật A Di Đà. (I pray for speedy recovery of the sick, the caring for the old, and for the deceased to have the good affinity to be reborn in the land of bliss _ the realm of Amitabha Buddha)

Thứ 8: Con xin nguyện cho kẻ nghèo đói đựơc no cơm ấm áo, kẻ tội lỗi sớm biết ăn năn, kẻ tù đày mau thoát ngục tối, kẻ tàn tật được thân tướng tốt đẹp, kẻ nghiện ngập được tỉnh cơn mê, kẻ sát nhân tự buông khí giới. (I pray for the poor and hungry to have food and clothing, the sinful to be remorseful , the emprisoned to soon be free, the crippled to have restored features, the addicted to be rehabilitated, and the murderers to surrender their weapons)

Thứ 9: Con xin nguyện cho mọi người và mọi loài sớm nhận ra tự tánh thương yêu, bình đẳng của nhau. Đừng ai xem nhẹ tánh mạng của ai, đừng ai vì oán thù, ganh tị, ích kỷ mà gây khổ đau cho nhau. (I pray that all beings may soon recognize the innate nature of love and equality embedded within them. No one should undermine the life of others, and no one should cause harm to others, because of hartred, jealousy, and selfishness)

Thứ 10: Con xin nguyện cho hành tinh xanh này, muôn đời là trái đất xinh tốt. Phương nào cũng sản sinh nhiều dòng sông tươi mát, nhiều loại dược thảo ngũ cốc, hoa trái thơm ngon để dâng hiến cho con người và muôn loài no đủ ( I pray that this blue planet, forever and ever, be a healthy and glorified world. Fresh streams will flow all directions ; fine herbals, good grains, and high-quality fruits will be plentiful to nuture mankind and all other beings)

Thứ 11: Con xin nguyện cho mọi người và mọi loài sớm thành tựu được giới đức thanh tịnh, định lực vững chãi, trí tuệ sáng suốt. (I pray for everyone and every beings to soon achieve serenity, strength of determination, and wisdom)

Thứ 12: Con xin nguyện cho mọi người và mọi loài sớm có đầy diệu lực, ngàn tay ngàn mắt và tự tại vào ra ba cõi để cứu độ chúng sanh trong mười phương thế giới . (I pray for everyone and every being to soon have subtle energy, thousand arms, thousand eyes, and to be at ease to move about in the three realms, so as to deliver all beings from suffering in the ten directions of the universe)

đạo Phật là như thế, như dòng sông quê hương chở phù sa bồi đắp đất lành cho tâm con người, như tấm lòng chân chất rộng lớn của mẹ, ngọt ngào hương vị trời cao đất rộng vì đứa con thương yêu của mình, chưa từng quay lưng lại trước nỗi khổ đau của con, của nhân loại. Tấm lòng đó do biển lớn Từ biTrí tuệ nuôi dưỡng và người con Phật đang theo học hạnh lành, đều mang tấm lòng của con người luôn luôn sống vì con người trong tinh thần chia sẻ chân chất. Người con Phật chưa bao giờ quay gót trước sự bất hạnh của đồng loại, chỉ trừ chưa đủ năng lực để chuyển hoá, nhưng tâm lượng bồ để dù còn nhỏ nhoi, bé bỏng, cũng vẫn muốn đem bàn tay nắm lấy bàn tay, đem trái tim để nói cùng trái tim, đem tình người nói với tình người: chúng tacon người, nên phải tôn trọngthương yêu lẫn nhau, chia sẻ nhau trước những bất hạnh của cuộc đời và cùng đem lại cho nhau niềm vui ngát hương thơm của sen sáng, lòng trong, tâm tịnh..

Vẫn với tấm lòng chân chất nầy, trước sự xáo trộn của trái đất đang diễn ra ở khắp mọi nơi, và với tấm lòng nhỏ bé, chưa đầy đủ năng lực tu tập, nhưng với tâm nguyện chia sẻ để cùng lắng nghe “tiếng nói của mặt trời”, để cùng nhau tay nắm lấy tay, làm đẹp cho cuộc đời, cho con người, xin được kính tặng tất cả mọi người- dù bạn có đồng ý hay không, cũng xin nhận nơi đây một tấm lòng Tin yêu và chia sẻ.

Viết xong ngày 25.05.2011
Nhân Mùa Phật Đản lần thứ 2635
www.lien-hoa.net
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2313)
Cái chết của những người thân yêunghiệp chướng của tôi hay của họ? Cuộc sống của chúng ta luôn tương tác và phụ thuộc lẫn nhau, và...
(Xem: 2777)
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy.
(Xem: 2558)
Vô ưu, Phạn ngữ Asoka, Hán ngữ phiên âm A du ca, A thúc ca, A thuật ca… dịch nghĩa là Vô ưu hoa, hoa không ưu tư phiền muộn.
(Xem: 2245)
Tu tâmtìm thấy bản tánh của tâm và sống thuần thục trong bản tánh của tâm.
(Xem: 2671)
Ajahn Lee Dhammadharo (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
(Xem: 2553)
“Xưa kia, ông Bạch Cư Dị hỏi Ô Sào thiền sư: ‘Thế nào là đại ý Phật Pháp?’ Ngài Ô Sào đáp: ‘Đừng làm các điều ác, vâng giữ các hạnh lành.’
(Xem: 2378)
Tu tập tâm linhhộ trì Chánh pháp là sự hướng nguyện của người học Phật và hành theo Phật và mục đích cuối cùngthành Phật.
(Xem: 2683)
Chúng ta nhiều khi đứng ở vào một tình thế khó xử, trước hai thái độ chủ trương bởi đạo Phật
(Xem: 2458)
Khi tôi viết về đề tài sống với cái đau, tôi không cần phải dùng đến trí tưởng tượng của mình.
(Xem: 3279)
Dưới hiên mưa vắng hồn khua nước Thả chiếc thuyền con ngược bến không
(Xem: 2334)
Trong kinh Tăng chi bộ (6.19, kinh Maraṇasati, HT.Thích Minh Châu dịch), Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 2428)
Tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm vô thường, nhưng giải thoát vô tướng là gì?
(Xem: 2562)
Tánh nghe được giảng nhiều trong Kinh Lăng Nghiêm. Sau đây, chúng ta sẽ dùng vài đoạn Kinh Lăng Nghiêm để tìm hiểunhận biết tánh nghe.
(Xem: 2482)
Ngài trụ trì thiền viện Baan Taad nằm tại vùng nông thôn gần ngôi làng nơi ngài đã sinh ra và lớn lên.
(Xem: 2560)
Tội lỗi, ác nghiệp tồn tại ở trong tâm, không nằm ở ngoài thân nên tắm rửa chỉ trừ được bụi bẩn trên người mà thôi, không chuyển hóa được tâm ô uế.
(Xem: 2237)
"Một thời Đức Phật đến Uất-bệ-la, bên bờ sông Ni-liên-nhiên, ngồi dưới gốc cây A-đa-hòa-la Ni-câu-loại vào lúc mới thành đạo.
(Xem: 2605)
Trong Tăng Chi Bộ 6.19, Kinh Maraṇasati, Đức Phật gọi các đệ tử của mình lại và nói với họ:
(Xem: 3071)
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinhlòng biết ơn.
(Xem: 2669)
Dẫu có bao công đức, Như tôn kính chư Phật và thực hành bố thí, Tích lũy qua hàng ngàn kiếp sống, Một phút sân hận sẽ thiêu hủy tất cả.
(Xem: 2733)
Bất cứ thứ gì có hình sắc đều đem đến phiền não.
(Xem: 3021)
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
(Xem: 2580)
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhận,
(Xem: 2625)
Giới, Định, Tuệ (Pāli: Tisso Sikkhā) là Tam học, cũng gọi là Tam vô lậu học – một thuật ngữ vô cùng quan trọng
(Xem: 4132)
Giới, Định và Tuệ là ba môn tu học quan trọng trong Phật giáo. Ta thường hay nói “Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ”.
(Xem: 2792)
Cầu Pháp có nghĩa là tìm hiểuthực hành Chánh pháp. Hiểu đúng về lời Thế Tôn dạy, thấy rõ con đường tu từ phàm lên Thánh,
(Xem: 3091)
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
(Xem: 3330)
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
(Xem: 2303)
Trong cuộc sống, khổ đau là điều mà con người không thể tránh được: khổ do tâm, khổ do thân và khổ do hoàn cảnh.
(Xem: 2534)
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
(Xem: 2817)
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
(Xem: 3019)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu.
(Xem: 2887)
Viên ngọc và hoa sen Phật tánh là cái không thể hư hoại, dầu trong lửa phiền não cháy mãi của thế gian sanh tử này.
(Xem: 2634)
Khi vào nhà đạo, làm con của Đức Phật thì như trăm sông hòa vào biển cả.
(Xem: 2644)
Trong kinh Tăng Chi Bộ[1] có chép: “Một hôm, có người Bà la môn đến gặp đức Phật, ông ta bạch rằng
(Xem: 3204)
Căn cứ vào lời Phật dạy căn bản trong Kinh Nam Truyền là vào các ngày mồng 1, 8, 14, 15, 23 và 30 là những ngày trai mà người Phật tử
(Xem: 2672)
Lòng Từ không chỉ là chất liệu cho sự hạnh phúc của bản thân mà nó còn là hạt giống cho sự hạnh phúc của toàn nhân loại.
(Xem: 2323)
Này thiện nam tử, ngươi trụ trong giải thoát tự tại chẳng thể nghĩ bàn của Bồ tát, thọ những hỷ lạc của tam muội Bồ tát,
(Xem: 2413)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả,
(Xem: 2506)
Trong sự tu hành, danh lợi là những thứ chướng ngại không dễ vượt qua. Lợi thì thô, dễ thấy và còn có điểm dừng nhưng danh thì vi tế và vô hạn.
(Xem: 2615)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2707)
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm hạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệmcảm thọ giác quan trong cuộc sống
(Xem: 2768)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương II, phẩm Các Hi Vọng, đức Phật dạy: “Có hai hạng người này, này các tỳ kheo, khó tìm được ở đời. Thế nào là hai?
(Xem: 3295)
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
(Xem: 2575)
Khi nhìn thấy chư Tăng – Ni xếp chân ngồi thiền định, tôi (T.Sư Goenka) nhớ lại lời dạy của đức Phật.
(Xem: 2139)
“Bấy giờ đồng tử Thiện Tài cung kính đi nhiễu bên phải đại Bồ tát Di Lặc xong bèn thưa rằng: Cầu xin đại thánh mở cửa lầu gác cho con được vào.
(Xem: 2614)
Trong kinh Tăng Chi Bộ I, chương III, phẩm Lớn, bài kinh Sở Y Xứ, đức Phật có nói về quan điểm của ngoại đạo.
(Xem: 2120)
Trước đây không lâu tôi có đọc một quyển sách của một học giả Phật giáo lỗi lạc và tôi chú ý đến nhận định sau đây:
(Xem: 2896)
Đức Phật luôn luôn nhấn mạnh vào tầm quan trọng của cuộc sống bình ổn. Ngài luôn luôn hướng dẫn nhân loại, chúng sinh hướng đến sự hòa bình
(Xem: 2995)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên?
(Xem: 3030)
Trong thế gian này hận thù không bao giờ làm chấm dứt hận thù, chỉ có không hận thù mới xoá tan hận thù. Đó là quy luật tự ngàn xưa. Kinh Pháp Cú 5
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant