Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vu vơ ... Mẹ

21 Tháng Mười 201000:00(Xem: 13431)
Vu vơ ... Mẹ



Vu vơ ... Mẹ

Du Trốc Tử


Bỗng dưng ! tôi chợt muốn viết về Mẹ.

Vu vơ ? Ừ thì vu vơ, chứ biết viết gì, nói gì ? Nếu có gì để viết, để nói, thì thiên hạ đã nói giùm tôi hết rồi. Còn tôi, mỗi chữ "con thương Mẹ" tôi cũng chưa một lần nói ra được, nữa là ...

Người Việt Nam khác với người nước ngoài nhiều lắm ! Chỉ một chữ "thương Mẹ", không bao giờ ta nói ra được. Nó linh thiêng quá ! Nó kỳ diệu quá ! Linh thiêngkỳ diệu đến nỗi giả sử có ai đó nói từ ngữ này trước mặt mẹ thì thành ra giả tạo, trâng tráo. Trong âm nhạc Việt Nam chỉ có một lần, một lần duy nhất, ở bài Bông Hồng Cài áo nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ mới cho mọi người được một lần ấp úng, một lần ngần ngại : "Mẹ ơi ! mẹ ơi ! Mẹ có biết hay không ? Biết gì ? Biết là ... biết là ... CON THƯƠNG MẸ lắm không ?"

Chỉ có một lần liều lĩnh, như thu hết cả can đảm, và mượn lời nhạc chuyển giao, con mới thốt lên được lời thầm kín thiêng liêng ấy !

* * *

Con về lại Di Linh trong mùa mưa ngâu vần vũ. Ngồi bên mộ mẹ, mưa hay sương không biết, cứ từng đợt giăng hàng qua chiều vàng cổ độ (!). Chiều nay, trên lưng đồi này, chiều nay. Ngày qua, năm năm, mười năm, một ngày, một giờ, chiều nay. Mẹ vẫn nằm đó, từ độ con qụy xuống hôn vào lòng đất lạnh, từ độ bỏ thầy bỏ mẹ ra đi, lang thang khắp chợ cùng quê, vất vưởng trở về bên xác mẹ. Từ bữa nọ tới bữa nay, từ mỗi phút giây hay từ vô lượng kiếp giữa thiên thu vời vợi ? Mẹ nằm cô liêu trên lưng đồi gió lộng, nhìn xuống mặt hồ biêng biếc giữa hoàng hôn. Phía Đông là rặng núi xanh, quanh năm mây trắng chít khăn tang buồn trên đỉnh. Chập chùng đồi núi Di Linh, ngan ngát hương đồng cỏ nội. Con ngồi đây, nén hương ấm để nói rằng trời lạnh, áo con ấm để nói rằng đời lạnh, lạnh vì mẹ không còn ở bên con.

Ngôn ngữ của con đã hóa thành ngọng nghịu. Sao mẹ lại không còn ? Mẹ còn đó chứ ! Trên mảnh đất này, giữa bầu trời này, nơi ngọn cỏ, cành hoa, nơi cánh chim trời, vệt nắng. Bây giờ con thèm hát, bài hát mà con yêu thích nhất : Quán Thế Âm. "Có bà mẹ đi tìm con, trên đỉnh đồi lan trắng, có bà mẹ đi tìm con, trên động hoa lan vàng..."

Bên thung lũng chiều vàng

Cỏ hoa bừng trỗi hát

Thoát nhiên tự trần gian

Mẹ hóa thành Bồ-tát.

Con tự hỏi nhân duyên gì mà mẹ làm mẹ con ? Nhân duyên gì mà con làm con mẹ ? Với con, con nghĩ rằng mẹ đã từng phát một đại nguyện đời đời làm mẹ của con chứ đâu phải đầu thai vào trả nợ. Không những thế ! Mẹ còn là mây trời cho con ngắm, làm mặt nước cho con soi. Mẹ làm đá sỏi ngân vang giữa bụi đường đìu hiu quạnh vắng, mẹ làm tiếng thác rì rào giữa rừng khuya cô tịch. Nắng sớm, sương tà, trăng khuya, gối mộng, đâu đâu con cũng thấy mẹ hiện hữu, như chẳng bao giờ lìa xa con nửa bước.

Mẹ hiển hiện trên đường về, trong từng ngõ ngách của cuộc đời đầy đau khổ. Mẹ ban cho con hình hài ấm lạnh, mẹ ban cho con tình cảm ghét thương. Nhưng con giận mẹ, con trách mẹ nhiều lắm, bởi mẹ chẳng nói lời nào bằng ngôn ngữ thế nhân. Con làm sao hiểu được lời mẹ trong đường chiều là rụng ? Con làm sao thấy được mẹ trong gió sớm trời quang ? Con chỉ thích thấy mẹ mang tơi đội nón ra ruộng hái rau má về cho con ăn. Con chỉ thích thấy mẹ ngồi bên bếp lửa hồng à ơi câu cổ tích. Con đã từng yêu sách mẹ như thế, mẹ đã hứa với con, mẹ hứa mẹ sẽ suốt đời ở bên con, sao mẹ lại thất hứa ?

Giờ mẹ nằm đó, trên lưng đồi này, chiều nay. Giờ thì con hiểu rằng mẹ thất hứa để tròn nguyện, nguyện của mẹ lớn quá, nên lời hứa với con trẻ trở thành vô nghĩa khi tấm hình hài của mẹ về với đất, hương hồn mẹ trở về với trời, và con về lại với đời, cuộc đời của con, cuộc đời mà mẹ cho con. Phật đã dạy con như thế !

Phật còn dạy rằng chỉ vì chữ Ái mà mọi chúng sanh phải tự ràng buộc nhau, đau khổ với nhau. Mẹ nghĩ đi ! Có con nào không là con của mẹ, có ai trong cuộc đời này chẳng đã từng là con của mẹ, tất cả chì vì nhân duyênràng buộc với nhau, đau khổ với nhau. Rồi bao nhiêu nước mắt, máu xương phải chất chồng để trả vay vì chữ Ái. Có Ái là có Thủ, có Thủ là có Hữu, có Hữu là có Sanh, có Sanh thì có Tử. Rồi vòng vô minh cứ mãi xoay tròn, xoay tròn như thế. Khi nào lượng Từ của mẹ không còn xem con là CON CỦA TA nữa, vô ngã, thì mẹ mới thoát khỏi ái ân triền miên muôn kiếp. Con tiếc nuối lắm, nhưng con vẫn muốn mẹ dứt hẳn nguồn yêu suối lệ, hóa thân thành vạn vật trong pháp nghĩa nhiệm mầu mà con đang phảng phất thấy nơi từng ngọn cỏ, cành hoa. Mẹ có hiểu ý con không ?

Con vẫn thèm nghe điệu hát ru à ơi theo nhịp võng, con vẫn thèm hơi ấm bàn tay mơn trớn lúc bế bồng, ánh mắt ấy, nụ cười ấy còn hơn ngàn lời kể lể, nhưng con vẫn ước ao mẹ giũ sạch oan thân để về bên cõi Phật, làm một vị Bồ-tát, làm một Quán Thế Âm, làm một bà mẹ của tất cả chúng sanh, như đã từng làm mẹ của con. Chắc lúc ấy, mẹ là người đẹp nhất trên đời (!)

* * *

Hoàng hôn. Tiếng tù và của mục tử gọi trâu về du dương dưới chân đồi gió lộng, nhắc tôi trở về với mình trong hiện tại. Đàn trâu dấy bụi đỏ lên quyện với sương chiều bảng lảng, rồi thong thả đàn trâu lội xuống hồ xanh, đằm mình dưới nước, ngước đôi mắt long lanh lên nhìn trời mây lá cỏ. Từng vệt sáng tự trời cao nối dài xuống chân trời xa thẳm, như muốn pha màu cho bức tranh chiều Di Linh thêm phần huyền ảo.

Chiều theo gió xuống tự chân mây

Chiều xuống lưng đồi bên khóm cây

Chiều leo xuống cỏ, vờn thăm cỏ

Lìa cỏ, chiều ra bến nước đầy.

Tôi vẫn còn ngồi bên mộ mẹ, nghe bóng tối chìm dần vào cõi hồn ngát lạnh. Bất giác, từ vô ngôn mặc ngữ, tôi cất tiếng hát : Mẹ ơi ! Mẹ ơi ! Mẹ có biết hay không ? Biết gì ? Biết là... biết là... con thương mẹ lắm không ?

Một cánh hạc bay qua, vạch một đường sáng cho bóng đêm dựng hình cô tịch. Tôi xuống đồi, vất vưởng, không biết rằng hai ống quần ướt đẫm vì cỏ ngậm hơi sương, và côn trùng đã dạo đầu bản giao hưởng đêm đêm giữa tư bề trống vắng.

source: buddhismtoday.com

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3194)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3602)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3763)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2900)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2681)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3193)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3680)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3289)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3356)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2953)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3430)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3774)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3606)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3598)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2948)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3593)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3114)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3629)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3441)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3423)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3863)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3932)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3305)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3640)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3342)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3161)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3203)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4617)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3575)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3133)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4468)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3393)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3991)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4559)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3813)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3278)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3529)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3112)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3310)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3807)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3789)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3352)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3247)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3213)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3148)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3598)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3401)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3400)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3469)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3962)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant