Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Bài Đọc Ba

19 Tháng Bảy 201200:00(Xem: 21867)
Ngày Về Nguồn - Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư - Bài Đọc Ba

NGÀY VỀ NGUỒN - HIỆP KỴ LỊCH ĐẠI TỔ SƯ

Bài Đọc Ba

{Xem bản PDF}

Trong thế gian, con người ai cũng có Cha, có Mẹ, có Ông Bà Tổ Tiên, người còn sống thì lo phụng dưỡng sớm hôm, người quá vãng thì lo hương hoa, giỗ cúng. Ấy là cái nhân, cái nghĩa, muôn đời trong cuộc sống con người. Nền văn hóa dân tộc Việt Nam không quên cái nhân, cái nghĩa ấy. Hằng năm, cộng đồng người Việt tị nạn khắp nơi trên thế giới đều tổ chức lễ tưởng niệm đức Quốc Tổ Hùng Vương, đức Thánh Tổ Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng... Những ngày lễ đó làm sống lại tánh đức, hùng khí của chư vị anh hùng, liệt nữ dân tộc Việt, để cho lớp người hôm nay được chiêm nghiệm lại cái hùng, cái dũng, cái tấm lòng vì nước quên mình, cái tính đức hy sinh cao cả bảo vệ giang sơn Tổ quốc. Đồng thời lễ tưởng niệm để cho đàn con cháu nhớ cái ân, cái đức của Tiền nhân mà mong đền đáp đúng nghĩa của đạo làm người, mà nhất là làm người Việt Nam, luôn tưởng nhớ về cội nguồn Tổ tiên, nòi giống. Đây là một nền văn hóa tâm linh, một nếp sống tinh thần cao quý mà suốt một dòng lịch sử mấy ngàn năm qua luôn sáng chói và tồn tục sâu xa trong mỗi tâm thức của người con dân Việt Nam.

Cũng vậy, trong chốn nhà chùa, Thầy Tổ Bổn Sư là Người đã từng dày công xây dựng, kiến tạo nếp sống đạo hạnh nơi chốn Thiền môn, Tự viện, cho hàng đệ tử. Thầy Tổ đã nuôi dưỡng giới thân huệ mạng thành bậc tai mắt của trời người, công đức ấy của Thầy Tổ, Bổn Sư lẽ nào hàng đệ tử, hậu học lại không tưởng nhớ.

Phật Giáo Việt Nam, kể từ khi mới du nhập đến nay, có nhiều Tông phái, Hệ phái. Do vậy, quý Thầy thuộc hệ phái nào thì có Tổ Sư, người khai sáng ra hệ phái ấy, dòng Kệ ấy mà luôn tưởng niệm, Hiệp Kỵ vào thời gian vị Tổ Sư viên tịch. Thí dụ như, pháp phái Liễu Quán, Lâm Tế Tào Động, Chúc Thánh, Thảo Đường...

Tổ Liễu Quán là đời thứ 35 dòng Lâm Tế Chánh Tôn, Ngài khai sơn chùa Thiên Thai Thiền Tôn, Huế. Bài Kệ pháp phái của Ngài như sau:

Thiệt Tế đại đạo, tánh hải thanh trừng

Tâm nguyên quảng nhuận, đức bổn từ phòng

Giới định phước huệ, thể dụng viên thông

Vĩnh siêu trí quả, mật khế thành công

Truyền trì diệu lý, diễn xướng chánh tôn

Hạnh giải tương ứng, đạt ngộ chơn không.

Đây là bài Kệ truyền thừa từ Thầy xuống đệ tử. Tổ Liễu Quán húy là Thiệt Diệu, chữ đầu của bài Kệ, rồi Tổ truyền xuống đệ tử là Tế..., và cứ như vậy cho hết bài Kệ. Ngày nay, phần đông Phật tử miền Trung có pháp danh là chữ Tâm, chữ Nguyên, chữ Quảng...

Hành trạng tu tập sự chứng đắc của Tổ, như chúng ta thấy, Thầy của Tổ là Tử Dung Hòa thượng dạy Tổ tham cứu câu: “Vạn pháp quy nhứt, nhứt quy hà xứ?” Vạn pháp dồn về một, vậy một dồn về chỗ nào ? Tổ mất cả thời gian 8-9 năm để tham cứu nhưng chưa tỏ ngộ. Về sau, nhân đọc truyện Truyền Đăng Lục đến câu: “Chỉ vật truyền tâm, nhân bất nội xứ”, nhân đấy mà tỏ ngộ. Đến năm 1708, Tổ gặp lại Tử Dung Hòa thượng và trình Hòa thượng ấn chứng. Hòa thượng nói:

“Huyền nhai tán thủ, tự khẳng thừa đương. Tuyệt hậu tái tô, khi quân bất đắc.”

Người bước ra trên đỉnh vực thẳm mà buông thả tay ra, sự chết sống tự mình phải nhận lấy, chết đi sống lại mới không bị người ta lừa đảo.

Hành trạng tu chứng của Tổ còn nhiều, đây chỉ là một vài dẫn chứng tiêu biểu để chúng ta cùng chiêm nghiệm. Về sau, trước khi Tổ thị tịch, Ngài để lại bài Kệ:

“Thất thập dư niên thế giới trung

Không không sắc sắc diệc dung thông

Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý

Hà tất bôn man vấn Tổ tông.”

Dịch:

Ngoài bảy mươi năm trong thế giới

Không không sắc sắc thảy dung thông

Ngày nay nguyện mãn về nơi cũ

Nào phải ân cần hỏi Tổ tông.”

(Sđd - tr 205-206)

Được tin Tổ thị tịch, vua sắc phong bia ký và Từ hiệu: Đạo Hạnh Thụy Chánh Giác Viên Ngộ Hòa thượng.

Hàng năm môn đồ pháp phái đều tổ chức lễ tưởng niệm Tổ.

Tổ Minh Hải Pháp Bảo khai sơn chùa Chúc Thánh, Quảng Nam. Bài Kệ truyền thừa như sau:

Minh thiệt pháp toàn chương

Ấn chơn như thị đồng

Chúc Thánh thọ thiên cửu

Kỳ quốc tộ địa trường

Đắc chánh luật vi tuyên

Tổ đạo hạnh giải thông

Giác hoa bồ đề thọ

Sung mãn nhơn thiên trung

Tổ Nghĩa Huyền Lâm Tế với Kệ truyền thừa:

Tổ đạo giới định tôn

Phương quảng chứng viên thông

Hạnh siêu minh thực tế

Liễu đạt ngộ chơn không

Như nhựt quang thường chiếu

Phổ châu lợi ích đồng

Tín hương sanh phước huệ

Tương kế chấn từ phong.

Trên đây chỉ là đôi dòng pháp phái và ít Kệ truyền thừa mà thôi. Tuy nhiên, chừng ấy cũng đủ cho chúng ta thấy mà đem tâm thành, ý chánh mà giỗ, mà cúng vào những ngày húy, năm kỵ để đền đáp ân sâu nghĩa trọng của chư vị Lịch Đại Tổ Sư.

Sự cúng kính, Hiệp Kỵ là một lễ nghi nhắn nhủ đàn hậu duệ luôn tưởng nhớ công đức của Tổ Sư, cũng như quý Ngài trong môn phái có dịp gặp lại nhau hàn huyên, thăm hỏi; đó là cái tình của người sống và cái ân với người đã khuất, chính việc làm này là nét văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc Việt Nam, là nếp sống hài hòa, tương thuận, tôn ti trật tự của xã hội con người, giữ gìn giềng mối Tông phong gia tộc. Cứ mỗi lần Từ Đường của dòng họ A, dòng họ B... có lễ Hiệp Kỵ của dòng tộc ấy thì tất cả các hàng con, cháu, chắt... bà con xa, bà con gần từ bên nội đến bên ngoại thảy đều kéo nhau về mà tham dự lễ Hiệp Kỵ Tổ Tiên dòng họ. Kẻ lớn người nhỏ, tay bắt mặt mừng, trò chuyện, hỏi han. Trên bàn thờ Tổ tiên thì đèn chưng rực rỡ, hương trầm nghi ngút, bông hoa trà quả đủ màu. Giữa thế giới người sống như hòa quyện vào thế giới tâm linh của người đã khuất. Tâm tình của người sống dường như cảm thông được nỗi niềm của người đã ra đi, bàn thờ trên cao là bài vị của Cao Huyền Tổ Khảo, bên phải là di ảnh của ông Nội bà Nội, bên trái là di ảnh của ông Ngoại bà Ngoại, lần lượt di ảnh những người quá cố được tôn thờ theo thứ tự trên án cao của nhà Từ Đường. Trong dịp này, mối thâm tình trong dòng họ được thắt chặt, gần gũi hơn, dù biết rằng sau lễ Hiệp Kỵ mỗi người đi mỗi ngả để lo cho đời sống gia đình. Đây chính là cái ân, cái đức mà hàng con cháu có dịp để tưởng nhớ.

Khoa nghi của buổi lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư vô cùng trang nghiêmxúc động. Lời văn thắm thiết, siêu phàm để nói lên cái lẽ vô thường, diệt sinh, sinh diệt, giữa chốn hồng trần, phù vân ảo ảnh. Sự đến, sự đi, cái còn, cái mất như mộng, như huyễn, phù hư chẳng thật, để từ đó thấy lẽ đạo uyên thâm, sự thị hiện, hóa thân của chư Tổ Đức là huyền vi, mầu nhiệm bất khả tư nghì. Chúng ta hãy nghe cung bậc siêu nhiên, ý văn thoát tục để xướng cúng chư Tổ mà thấy lòng thanh thản giải thoát.

“Cái văn: Vô thường thị thường, Thế Tôn thượng song lâm diệt độ. Tịch diệt phi diệt, Đạt Ma tằng chích lý Tây quy. Sanh tự hà lai, tử tùng hà khứ ?”

Từng nghe, cái vô thường chính là thường, đức Thế Tôn diệt độ nơi chốn song lâm. Tịch diệt nhưng chẳng phải diệt, Tổ Đạt Ma đã từng quảy dép về Tây, sinh từ đâu lại, chết đi về đâu?

Sự hóa thân của chư vị Tổ đức không lưu hình ảnh, chẳng nệ cố tình, cũng không hữu ý, tự tại như nhiên, như bài thơ của Hương Hải Thiền Sư:

“Nhạn quá trường không

Ảnh trầm hàn thủy

Nhạn vô di tích chi ý

Thủy vô lưu ảnh chi tâm”

Dịch:

“Nhạn liệng giữa không

Bóng chìm dưới nước

Nhạn không để dấu ở lại

Nước chẳng lưu bóng làm chi.”

(Việt Nam Sử Lược - T.T. Mật Thể, tr 181)

Để nói lên tấm lòng thành kính, tán thán giác linh an nhiên tự tại qua bài Cung Bạch:

“Cung duy: Giác linh nhất tánh trạm nhiên, vạn duyên không tịch. Thác ngũ ấm chi hữu, liễu tứ đại chi bổn không. Thuận thế vô thường yểm quy chơn giới. Thâu Đàm hoa ư thử độ. Thục thiện quả ư Kỳ viên. Nguyện bằng nhất lụ chi hương vân. Dụng trở Tam thừa chi giác ngộ. Đốn minh huyễn mộng, đổng hiển chơn nguyên, quyết sinh tửgiai không, liễu khứ lai nhi tự tại.”

Thành kính, giác linh nhất tánh lặng trong, vạn duyên rỗng suốt. Thọ lấy năm ấm chẳng phải là có, hiểu rõ tứ đại chẳng phải vốn không. Thuận lẽ vô thường không về chơn giới. Hoa Đàm không nở nơi đây. Thiện quả chín mùi tinh xá. Nguyện cho một nén hương thơm, giúp nên Tam thừa đường giác. Liền rõ mộng huyễn, hiểu rộng gốc chơn, sanh tử chắc chắc vốn không, rõ ràng đến đi tự tại.

Hiệp Kỵ chư Lịch Đại Tổ Sư để tưởng niệm công hạnh của chư Tổ, qua một thân một bóng dằng dặc chân mây, chích ảnh cô thân vạn dặm. Công ơn là đó, nhân nghĩa là đó.

Nhất bát thiên gia phạn

Cô thân vạn lý du

Kỳ vị sanh tử sự

Giáo hóa độ xuân thu

Dịch:

Một bát cơm ngàn nhà

Thân đi muôn dặm xa

Chỉ vì việc sinh tử

Giáo hóa chóng ngày qua

Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư để thấy cái hạnh, cái nguyện, cái tu, cái chứng, cái đến, cái đi không lưu vết tích của chư Tổ. Cái mà kẻ phàm tình chưa làm được, để từ đó mà phải học thêm, tu thêm, noi gương Tổ đức, qua bài Kệ:

Thiền thất đăng quang lãnh

Kinh song nguyệt ảnh không

Nhất triêu hề chích lý

Thiên tải mích vô tung

Dịch:

Thiền thất bóng đèn lạnh

Kinh song ánh trăng không

Một sớm mai quảy dép

Nghìn trùng chẳng vết trông

Dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại, đã ghi lại những bậc Kỳ Túc Thiền gia, mà hàng hậu học chúng ta phần lớn đều biết, ấy là Đức Đệ Nhất Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết, Đức Đệ Nhị Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Đức Đệ Tam Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Đức Phó Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Thiện Hòa... cứ đến ngày mồng 5 Tết, các Tòng Lâm, Tự Viện, Tổ Đình của Sơn Môn Huế đều cử hành lễ Hiệp Kỵ để tưởng nhớ những hình bóng thân yêu, quý kính của chúng Tăng, của Đạo pháp, mà một thời công hạnh của quý Ngài đã tỏa sáng nơi chốn rừng Thiền âm u, tĩnh mịch. Từ Tổ Đình Thiền Tôn đến Tường Vân, Linh Mụ... tất cả đều lưu giữ hình bóng quý Ngài như một Pháp bảo trân quý vô giá. Hình ảnh ấy là bài học tinh cần, là ngôn từ sách tấn hằng ngày cho chúng tăng trên tinh thần tu tập, hoằng pháp.

Để ôn lại công hạnh của chư Tổ, Tôn Sư, một thời đã giáo huấn mà cứ mỗi lần Hiệp Kỵ, chư Sơn Thiền Đức đều trùng tuyên lại những lời sách tấn, giáo dục Tăng Ni. Đức Đệ Nhị Tăng Thống Đại Lão Hòa Thượng Thích Giác Nhiên dạy:

“Đạo Pháp tồn tại, không chỉ ở những hình thức Chùa Tháp, lễ nghi, Kinh điển. Mặc dù Kinh điển là kim chỉ nam hướng dẫn ta đến đạo quả vô thượng Bồ Đề. Nhưng sự tồn tại đích thực chính là ở sự thể hiện Đạo phong. Những nếp sống gương mẫu của các bậc Tăng già nghiêm trì giới luật và biết tận lực phục vụ Chánh pháp, để Chánh pháp mãi mãi tồn tại với thế gian và làm điều lợi ích chúng sanh...” (Thư Gởi Tăng Ni, nhân mùa An Cư 1976. Kỷ Yếu Tang Lễ. Tr. 13)

Trong bài Minh Khắc nơi tháp của Tổ đã nói lên đức hạnh hoằng hóa một thời lưu danh cho hậu thế noi gương:

“Từ Phiếm Xuân Phong

Bi Triêm Hạ Vũ

Thu Nguyệt Cô Viên

Đông Tùng Độc Tú...”

Dịch:

- “Từ phong là gió xuân về

Bi lòng mưa thắm bốn bề hạ rang

Trăng thu rọi ánh tâm quang

Tùng đông xanh thẳm giữa ngàn tuyết sương...”

“Phi Y Trì Bát

Lợi Phổ Nhân Thiên

Phú Kệ Đàm Kinh

Đạo Thông Tri Tố

Tăng Cang Nhĩ Nhật

Hải Chúng Hàm Y...”

Dịch:

- “Ca sa bình bát ân cần

Lợi người lợi vật thiên nhân cúi đầu

Đàm Kinh thuyết Kệ thâm sâu

Người Tăng kẻ tục đạo mầu cảm thông.

Tăng cang thuở ấy vua phong

Đạo đời thất chúng một lòng quy y...”

Thi sĩ Trụ Vũ đã cảm niệm Tổ bằng những vần thơ chí thành. Sự thành tâm được cô đọng lại như những hạt ngọc xâu thành chuỗi để cảm thành lời thơ:

“Một trăm lẻ hai tuổi

Hơn thế kỷ làm người

Thanh tịnh, thanh tịnh giới

Trang nghiêm, trang nghiêm đời

Thiền định, đại thiền định

Du hý nước mây chơi

Giới, quét sạch tâm kỉnh

Huệ, mở toang mặt trời

Mặt trời huệ minh chiếu

Quạt vàng phất phất vui

Trong cánh quạt chiếu diệu

Mười phương hoa tuyệt vời...

Một ánh đạo đông phương

Thêm một lần vụt tắt

Đại Hòa Thượng Thuyền Tôn

Thiền tịnh Ba La Mật.

Tuy tướng mạo thoảng mất

Thể đạo vẫn trường tồn

Thường trụ giữa quê hương

Đạo tràng Tam Thế Phật.”

(10 tháng Giêng Kỳ Mùi - Phật tử Trụ Vũ - Kỷ Yếu Tang Lễ, Tr. 41-42)

Giờ đây đang mùa An Cư Kiết Hạ, chúng Tăng các Tự Viện hầu hết đều An Cư để trưởng dưỡng đạo tâm, trang nghiêm giới đức, cũng như thể hiện tình thương nuôi lớn muôn loài. Đây chính là đức tánh Từ Bi được ban bố cho đến tất cả.

Trong Chánh điện vang rền tiếng chuông trống Bát Nhã thỉnh Phật thượng đường, thỉnh chư đại Tăng bước vào cửa Ba La Mật để triển khai đàn tràng pháp hội. Tiếng chuông mõ, hòa âm cùng tiếng niệm Nam Mô A Di Đà Phật của đại chúng đều đặn, nhịp nhàng, âm ba thanh thoát, làm lắng đọng bao lớp bụi trần đã phủ mờ tâm thức từ bao vạn kiếp. Tôn tượng Đức Thế Tôn ngự tọa trên đài sen, đang mỉm miệng cười từ ái, hiền hòa. Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương. Chúng con xin chắp tay, cúi đầu, cám ơn Phật đến vô lượng hằng hà sa. Lời kinh chấm dứt, chuông mõ kết thúc, tang linh dừng lại, không gian trầm mặc, yên lặng, hòa tan vào vô lượng cảnh giới Phật tâm.

Nguyên Siêu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13362)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13975)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13160)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13615)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13279)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13188)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
(Xem: 12937)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12496)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14106)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12407)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 12967)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13320)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11704)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12570)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13242)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13102)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19429)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13352)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13512)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17661)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14079)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12937)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 14022)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12129)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11873)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13077)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13361)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11925)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 17030)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12392)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12714)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12289)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 13981)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12366)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11725)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12411)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12961)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 13057)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12254)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12291)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11698)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11770)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12086)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13112)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12638)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 13101)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11672)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
(Xem: 14882)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đã làm rõ ràng việc chúng ta có thể tha thứ ra sao nhưng vẫn tin rằng trong ý chí tự do chọn lựa, tất cả chúng tathể không phải hành động tổn hạithực hiện những điều tốt đẹp.
(Xem: 13852)
Có một ý thức trực giác về nghiệp quả - một sự hiểu biết rằng hạnh phúc, và bất hạnh của chúng ta tùy thuộc vào hành động của chúng ta...
(Xem: 14014)
Con rùa nói: “Tôi không biết chiếc vòng vàng ở đâu? Tôi không thể nhìn thấy, nhưng tôi đã nghe nói rằng tinh túy của toàn bộ Phật giáo là sự phát triển Bồ đề tâm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant