Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhịp bước đăng trình

Tuesday, November 13, 201200:00(View: 14066)
Nhịp bước đăng trình

nhipbuocdangtrinh-hoaithu-contentThời gian vẫn đi qua cùng năm tháng, cuốn trôi mọi hiện hữu của kiếp nhân sinh. Cuộc đời ảo hóa bọt bèo cứ xoay vần làm phai mờ tất cả thịnh suy của thế cuộc. Dòng đời hư thực, thực hư và nhiều cạm bẫy. Muôn loài náo động, quả đất cũng múa máy quay cuồng. Sự sống phơi bày rõ nét trạng huống trong đục khác nhau. Thế nhưng trong cõi trần ai này, sông vẫn cứ chảy, biển vẫn đón nhận sự hội nhập của dòng nước đục trong, dung hòa sự sống, đánh tan mọi phiền muộn của kiếp người. Đời cần sự chứa đựng của biển cả thế nào thì ta cần sự bao dung rộng lượng thế ấy. Làm sao xóa bỏ bức tường ngăn cách hạn hẹp trong ta, xóa bỏ tâm kỳ thị, phân biệt, chấp thủ… để sống thản nhiên, điều độ. Và rồi một chiều muộn, ta chợt bắt gặp hồn thi sĩ. Tiếng nói của những vần thơ như đối diện gần gũi trong cái nắm bắt của sự trở về. Từ đó, thơ của Mặc Giang đã đi vào lòng tôi tự bao giờ không hay, tưới tẩm sự cằn cỗi, già nua, vị kỉ của đời tôi bằng một dòng nước chan hòa, mặn mà tình người, an nhiên, bình lặng và tuyệt vời như sự dung chứa bao la của biển. Nó thôi thúc ta đứng dậy: “Sống, biết sống và phải sống!”. Đó chính là bài thơ trong tuyển tập “Nhịp bước đăng trình” của Mặc Giang lưu xuất đất Thần Kinh mà tôi bắt gặp, nó gắn bó với cuộc đời tôi như một định mệnh, nhân duyên và hội ngộ.

 Chúng ta biết rằng: Khi một tâm hồn bị bứt lìa khỏi truyền thống, nó sẽ như một con thuyền lơ lửng trôi xuôi theo định hướng mù khơi ngoài phương trời vô định. Nếu cuộc sống không có mục đích, không có tình thương hay sự cảm thông chia sẻ với lòng bi mẫn bằng bao dung độ lượng thì mấy ai vượt qua được dòng đời nghiệt ngã. Trong quỷ đói có thánh hiền, trong tâm có Phật, trong tiên có phàm, làm sao để hiển lộ được đạo đức nhân tâm và chơn tánh của mình?

 Với biển cả, thoáng nhìn qua ai cũng bảo biển là loạn động, nhưng thẩm sâu mới hiểu rõ tánh tự tại của biển thật tuyệt vời. Đến với thơ Mặc Giang, chúng ta sẽ nhận được một quy luật sống, một chân lý thiên thu bất diệt của cõi lòng mang tình lân mẫn, một sự bao dung độ lượng mà lớn lao như sự dung chứa của biển cả. Mặt đất chỗ nào trũng thấp thì chứa chất màu mỡ phì nhiêu, gò nổng nổi cao thì khô khan cằn cỗi. Biển cả còn trũng thấp hơn suối, thấp hơn sông, nên biển mới đủ sức dung chứa tất cả nước mọi nơi. Thơ Mặc Giang cũng vậy, là biển tâm sẵn sàng đón nhận chia sẻ những cảnh đời buồn vui, đau khổ hay hoan lạc. Tình cảm trong thơ Mặc Giang rộng lớn bao la như biển cả. Cho nên tất cả loại nước nào hay thứ nào từ đâu đến, kể cả đục nhơ, rác rưới, xác chết, biển sẵn sàng đón nhận, nhưng chứa đựng trong quy luật. Quy luật tự nhiên của biển cả là nhận tất cả nhưng không chứa, biển vẫn xanh trong và trỗi nhạc hải triều đưa mọi phế vật phù sinh với khỏi biển tấp vào bờ hoặc chìm sâu băng lạnh. Tuyệt nhiên như vậy đó, nếu vũ trụ không có sự trũng thấp và mênh mông của biển cả thì muôn loài vạn vật sẽ bị chết ngộp. Cũng vậy, nếu thơ Mặc Giang không có chơn tâm nhân đức, lòng vị tha rộng mở thì phiền não của thiên hạ chứa ở chỗ nào cho hết.

 Từ những điểm đó, thơ Mặc Giang luôn có mặt với ta, có mặt trong từng hơi thở, từng sự rung động khi ta phát lên ý nghĩ, lời nóiviệc làm, trong từng giờ, từng phút để soi sáng, điều chỉnh, dìu tiến và dẫn dắt ta cùng đến ánh sáng, về với chân, thiện, mỹ: Mở đầu bài thơ tác giả viết :

 “Trong nhân gian không có quyền xúc phạm

 Chỉ nâng niu trân trọng người với người

 Chỉ trao nhau trìu mến với nụ cười

 Cho tình đời không có nhiều ngăn cách”

Dù đục, dù trong, dù tốt hay xấu, dù sai hay đúng, dù sang hay hèn… ta chỉ biết nâng niu, trân trọng giữa tình người với người chứ không có quyền xúc phạm, bởi nhân vô thập toàn. Đó chính là lẽ sống và quyền được làm người. Thơ Mặc Giang đã phá bỏ hàng rào ngăn cách, xóa bỏ tâm kỳ thị, nhân ngã bỉ thử đối đãi nhị nguyên, để cuối cùng hiện lên sự sống chan hòa, hội nhập như sự hội nhập của biển và rồi “tình đời chẳng có cách ngăn”. Tất cả những điều đó thể hiện rõ nét qua các từ ngữ chân thật, cử chỉ nâng niu, âm thanh và nụ cười trừu tượng hiền hòa với tấm lòng trân trọng và ánh mắt cảm mến thương yêu:

 “Trong nhân thế tình nhân gian chuyển mạch

 Người với người kêu gọi tiếng tình thương

 Hãy tránh đi những đổ nát thê lương

 Cùng dung thứ đừng gieo chi thù hận”

Mặc Giang đã có lần viết : “Hãy trang trải tình thương cho vơi lòng nhân thế”. Đơn giản vậy thôi nhưng hàm ẩn nhiều cốt cách nhân bản. Nó giúp ta nhìn lại chính mình để sống, để thấy, để rộng mở cánh cửa tâm của cõi lòng còn hạn hẹp chưa thông thoáng, phá vỡ cái tôi vị kỷ trong ta.

 Thật vậy, cuộc sống vốn nhiều gian truân, đầy dẫy những bất trắc, khổ đau, phiền muộn. Nếu làm người mà chẳng thương nhau, khác nào trâu ngựa mà trau áo quần. Cho nên Mặc Giang đã viết những vần thơ thôi thúc chúng ta gõ cửa tình thương, tránh thê lương đổ nát, dung thứ chở che, không gieo thù hận để nhân gian tình chuyển mạch bắt nhịp yêu thương. Đó chính là lời khuyên, lời chia sẻ cảm thông, là động lực giúp ta sống từng giây phút trọn vẹn đầy sinh lực cho những nỗ lực trên cõi đời này. Những ai có duyên nắm bắt được tình thơ của Mặc Giang hòa mình trong biển tâm mênh mông không giới hạn ấy, thì sẽ không còn tranh chấp nữa : Chẳng thắng, chẳng thua, chẳng hòa, chẳng đấu.

 Đọc những vần thơ mộc mạc, chân chất tự nhiên của Mặc Giang, ta cảm nhận sự uyển chuyển linh hoạt bắt nhịp của cõi lòng. Tình người trỗi dậy trong ta dù thân phiêu bạt mấy nẻo trời, tình thương vẫn ấm nắng mưa cuộc đời. Cho dù cuộc sống có vất vả, thăng trầm bao nhiêu thì vần thơ của Mặc Giang mãi là hơi ấm, là lẽ sống, là ánh nắng ban mai chan hòa mọi cảnh vật, làm cho tâm hướng thượng:

 “Cuộc nhân thế lọc đi bao cặn bẩn

 Để tâm hồn biết hướng thượng vươn lên

 Giữa trời đất cao rộng quá, thênh thênh

 Đừng ích kỷ, hẹp hòi trong vũng tối”

 Chúng ta biết rằng, hư không vốn không dính với bất cứ một vật gì nên nó thênh thang vô cùng. Cũng như vậy, nếu tâm không vướng mắc thì vạn pháp ở đâu ra, tâm ta không hẹp hòi, ích kỷ thì nó cũng thênh thang như hư không. Vì vậy, muốn tâm hồn vươn lên sự sáng trong, cao thượng, thuần khiết thì phải tẩy đi bao cấu uế, bao vết nhơ hoen ố của cõi trần. Tác giả đã đưa ra sự đối lập giữa trời đất và tâm hồn để cho chúng ta biết nhìn lại mình để rồi thốt lên: Ôi ! Trời cao đất rộng mà tâm ta thì hẹp hòi, ích kỷ. Từ đó, thay đổi cách sống, chuyển hóa tâm thức để lòng an nhiên, tự tại, thong dong bình thản trước mọi biến động của cuộc đời. Lúc này mặt đất bao la, đại dương vô tận, trái tim ta chừng gang tấc mà chứa đựng cả vũ trụ thiên hà.

 Vậy đó, thơ Mặc Giang đã đến với con người, len lỏi vào cuộc sống, từng ngõ ngách của tâm hồn, từng hơi thở và bước đi bằng tất cả sự bao dung độ lượng, chan hòa cảm xúc với tình thương không giới hạn như một triết lý sinh động thuần túy, chảy vào chiều sâu tâm thức con người, hòa mình cùng vũ trụ bao la để sống một cuộc đời tươi đẹp có ý nghĩalợi ích. Những lời thơ nhẹ nhàng đầy sức sống, nó như là cả mùa xuân tô bồi sự sống cho con người. Ai bảo đến mùa thì hoa nở, hết mùa hoa tàn sắc phai hương. Không! Thơ Mặc Giang là đời hoa vô biên ôm cả lòng người vô tận. Và đây, giữa dòng đời xuôi ngược, lẽ nào ta lại quên ta:

 “Dòng chuyển hóa biết tô bồi đổi mới

 Theo thời gian ngày thêm một tốt hơn

 Đừng nhùng nhằng bên vết cũ lối mòn

 Đứng giậm chân dưới chân tường cổ hủ”

 Cuộc sống luôn vận động, con người cũng theo đó mà biến chuyển để hòa nhịp, vận hành trong dòng sống tương tục. Sống là phải biết thay đổi và vươn lên. Gặp khó khăn phiền não cũng không nên đứng giậm chân tại chỗ. Có như vậy, đời sống của mình mới đúng nghĩa sống chứ không phải là một sự tồn tại. Đọc những dòng thơ của Mặc Giang ta không còn phiền não, bi lụy, không còn khép cánh cửa tâm hồn mình mà ta cảm thấy tin yêu cuộc sống, mặt trời đâu còn ngủ quên mà thức giấc. Hoa, lá, cỏ, cây ươm đầy sự sống. Những chiếc lá vàng cũng thanh thản từ giã thân cây để trở về cố quận, tiếp tục tái tạo tồn sinh và nở ra những đóa hoa thơm phức cho đời. Lẽ nào ta lại quên ta, “đứng giậm chân dưới chân tường cổ hủ”.

 Thơ Mặc Giang vừa đôn hậu, nhỏ nhẹ, từ tốn, nó gói ghém một tình thương, một chữ tâm rưng rức, lấp lánh, lúc nào cũng đau đáu với tất cả mọi người trên khắp quê hương đất nước. Nó như lớp sóng ngầm giữa cái bao la của biển, và như con sóng chở đầy nỗi khát khao sức sống vượt trùng. Những lúc lòng bất an, đọc một câu thơ của ông sẽ làm lòng mình dịu lại. Tác giả đã gửi gắm đến tất cả chúng ta một triết lý sống, sống tốt, sống đẹp để mình và người đều thấy an vui. Ngược lại nếu không biết nghệ thuât và cách sống thì nơi đây chỉ là địa ngục trần gian mà ta đang vùng vẫy và lặn hụp trong đó. Vậy nên :

 “Nếu biết sống cuộc đời bao kỳ thú

 Còn nếu không nhân thế kiếp đọa đày

 Một ngày kia nếu nhắm mắt buông tay

 Cũng trả lại trần gian cho nhân thế”.

Kỳ thú và đọa đày là hai phạm trù trái ngược nhau, nó giúp ta so sánhnhận thức đúng đắn con đường đi với lẽ sống của chính mình. Đi cho trọn kiếp ân tình, đi để thấy bóng tối vô minh che lấp chơn tánh trong dòng đời sanh diệt, diệt sanh cho trái tim ta lúc nào cũng nở hoa trọn vẹn. Mặc Giang đã thôi thúc chúng ta hãy sống và biết sống, cuộc sống đẹp chỉ hiện hữu nơi cõi lòng khi vạn trái tim cùng chung nhịp đập, hãy dung hòa sự sống, yêu thương và cho nhau tất cả, lỡ mai này không có để cho nhau. Vì rằng :

 “Một ngày kia khi nhắm mắt buông tay

 Cũng trả lại trần gian cho nhân thế”

Tất cả chúng ta, hãy tỏa màu xanh hy vọng vào cuộc đời, đừng bao giờ gieo đau khổ, bi lụy cho thế nhân, đừng nhuốm nó bằng màu thê lương ảm đạm của sự phân biệt, đối đãi nhị nguyên. Sinh là ký, tử là quy. Sống gửi, chết về. Tất cả những ai sống trên cõi đời này đều phải chết. Nếu biết được điều này thì không còn tranh chấp hơn thua nữa. Chiếc lá lìa cành, hoặc vàng hoặc xanh, thân ta như ngọn đèn trước gió một hơi thở ra không trở vào lại thì thân này chẳng khác gì khúc gỗ trôi sông, lúc ấy trần gian xin gửi lại thế nhân để rốt cuộc đi về với hai bàn tay trắng. Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời. Ông đã cảnh tỉnh sự vô thường không phải để cho con người bi quan, yếm thếnhận thức được sự vô thường để giúp ta biết trở về với cái “không” thì hãy sống với cái “không”. Không xúc phạm, tranh chấp, không gieo thù hận. Muốn vậy thì phải sống “nâng niu” “trân trọng” “trìu mến” “thương yêu”. Với bút pháp đặc sắc, ông đã sử dụng nhiều từ ngữ thấm đượm tình người bằng thước đo chiều sâu của giá trị đạo đức tâm linh. Khác nào khéo nhắc ta trồng cây cam để hái quả ngọt, đừng trồng chanh mà hái quả chua. Đó chính là chân giá trị vĩnh hằng thiên thu bất diệt.

Những vần thơ của ông đã vượt lên và dung nhiếp mọi nhị nguyên, để mặt trời trí huệ khai mở chiếu rọi muôn nơi, hòng mong tất cả nhờ đó mà tìm về ngõ sáng. Mặc Giang đã khéo dẫn dắt con người len lỏi vào trong cuộc sống, trong từng ngỏ ngách của tâm hồn, từng hơi thở và bước đi như một triết lý thật sinh độngthuần túy, chảy vào chiều sâu tâm thức con người, hòa mình cùng vũ trụ bao la để học hỏi một đời sống có ý nghĩalợi ích. Để rồi từ đây, mọi con sông, dòng suối đổ nguồn đã đi về với biển, hội nhập sự sống lớn và thẳm sâu giữa cõi vô cùng tự nhiên và bình thản :

 “Mọi dòng sông đều tuôn ra của bể

 Mọi con đường đều có đích để đi

 Ai vì ai, ai như thế ai vì

 Sống biết sống, sống trong đời phải sống”.

Vũ trụ vạn hữu trùng trùng do nhân duyên hòa hợp mà thành. Vạn vật trong vũ trụ tâm và vật khơi lên đồng thời, tất cả đều nương tựa lẫn nhau, và do đó nó tạo ra một bản hòa tấu của toàn thể điệu. Nếu thiếu một thì vũ trụ không trọn vẹn. Nếu không có tất cả thì cái một cũng không. Nhưng mọi thứ đều chứa đựng trong quy luậtmục đích cả. Mọi con đường đều có chí hướngmục đích ở phía trước để ta tiến thân. Lá rụng về cội, trăm sông đều xuôi về biển cả. Dòng sông chảy không bao giờ biết mỏi, trọn đời dâng cho bãi phù sa. Và chúng ta hãy như dòng sông ấy, hòa thác ghềnh tung bọt trắng hát ca. Sông uốn khúc quanh co trăm nghìn nhánh rồi cũng hội nhập với biển. Đời vị tha hỷ xả sẽ trở về với cõi vui “ai vì ai, ai như thế ai vì, sống biết sống, sống trong đời phải sống”.

Ai đang đi về một mình ngang lối rẽ hãy dừng chân dù chỉ để cảm nhận một chút trở về giữa dòng đời bất tận, một chút lắng lòng trong vô định thời gian. Khi con tim còn ở nhịp khoan dung, ta sẽ sống từng phút giây trọn vẹn.

Bài thơ đã khép lại rồi mà dư âm vẫn còn vương vấn trong ta. Giờ đây, với chúng ta, sự sống đâu còn là tranh chấp hay nỡ để buông xuôi theo định mệnhchấm dứt tất cả. Chúng ta sẽ đi bằng những bước chân kiên cố, vững chắc với con tim đầy nhiệt huyết thấm đượm tình người. Khổ và diệt khổ không xa rời nhau nữa, chỉ cần sống và biết sống thì địa ngục trần gian hay Niết Bàn tại thế trong cùng một đời người. Mặc Giang ơi! Những vần thơ kia đã quay hết những sợi tơ đời muôn sắc và dệt nên những tháng ngày bình yên tràn ngập ánh sáng của cõi lòng tràn trề yêu thương và nhựa sống.

Vì biển đời luôn cuồn cuộn trào dâng những đợt sóng âm ỉ của thị phi, cuồng mê, vọng tưởng, tranh chấp, mang ý niệm sở hữu nên biển tâm thơ Mặc Giang luôn âm thầm lặng lẽ an nhiên đón nhận, dung hòa cảm thông, chia sẻ và dìu dắt từng cuộc đời thản nhiên đi qua cõi tạm, để trở về với nguồn cội của chân tâm, sống với từng giây phút an bình, thánh thiện.

Năm tháng qua đi, biết bao thay đổi của cuộc đời dâu bể, nhưng biển vẫn rì rào thổn thức, kể lại cho những ai biết lắng lòng nghe tiếng sóng. Thơ Mặc Giang đã thắp lên một đóm lửa tinh kỳ - đóm lửa trên con thuyền vô định trôi đi giữa dòng sông…

Cố Đô 11-11-2012

Hoài Thu 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1613)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 707)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 805)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 667)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 768)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 773)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 755)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 679)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 804)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
(View: 793)
Con người hơn loài thú vật nhờ ngôn ngữ. Ngôn ngữ giúp con người thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, thậm chí giúp cho ý nghĩ sáng tạo - vì tư duytư duy trên và bằng ngôn ngữ.
(View: 878)
Ngày từng ngày vơi đi như cát biển khô chảy qua kẽ ngón tay Đời từng đời nối tiếp như nước sông chảy ra biển
(View: 1074)
Gấn một tháng nay, hiện tượng thầy Minh Tuệ gây xôn xao trên mạng xã hội, trong và ngoài nước;
(View: 1521)
Bảo rằng mới, ừ thì là mới nhưng thật sự thì tháng năm đã từ vô thủy đến giờ.
(View: 1193)
Hình ảnh đôi chân trần, y áo vá, 1 cái nồi cơm điện, ăn ngày một bữa, xin ăn qua ngày, không cầm tiền, không tích trữ thức ăn… Thầy mang lại thiện cảm lớn, xúc động mạnh cho nhiều người.
(View: 816)
Chúng ta, những người học Phật, chẳng thể không có tổ quốc, chẳng thể khônggia đình, và cũng chẳng thể không có “tự thân”.
(View: 953)
Sống ở trên đời, ai trong chúng ta chắc cũng có mang trong lòng bốn chữ “nhớ ơn, đền ơn”.
(View: 864)
Khi tôi mới đi học lớp vỡ lòng về Phật học, tôi còn nhớ như in một trong những vị Thầy đầu tiên của tôi có nói về ước nguyện của Thầy
(View: 830)
Trước đây những người theo Đại thừa thường cho rằng giáo lý Nguyên thủy, là giáo lý Tiểu thừa, không đưa đến quả vị tối hậu thành Phật,
(View: 1049)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạc và khổ hạnhmà thành tựu đạo quả.
(View: 840)
Trên báo chí thường thuật nhiều tai nạn thảm khốc xẩy ra nhưng vẫn có người sống sót hay không hề hấn gì trong khi tất cả những người chung quanh chết hay bị thương nặng..
(View: 879)
Phật giáo đề cao sự tự giác, tự thực hành tu tập để đem lại sự thấy biết chân thật, mở lòng yêu thươngđến khắp muôn loài và an lạc cho tự thân.
(View: 962)
Chúng ta có thể xem xét bản chất của Đức Phật qua hai lăng kính: Đức Phật của lịch sửĐức Phật của đức tin (saddhā).
(View: 945)
Có một người đến vấn hỏi thiền sư, “Để phòng ngừa tai họa, xin thầy từ bi cho biết cái gì đáng sợnhất trên cõi đời này?”
(View: 885)
Người sống trên đời nhờ có ngôn ngữ mà giao tiếp được.
(View: 818)
Đức Phật ngài chỉ gia hộ, chỉ dẫn cho chúng sanh cách sống An và phương pháp Tự An, chứ Ngài không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc,
(View: 955)
Không làm các điều ác Thực hành các điều thiện
(View: 916)
Thông điệp của Đức Phật bao gồm giáo lý(dhamma) và giới luật (vinaya).
(View: 924)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 936)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 869)
Bất cứ chuyến đi nào cũng giữ lại trong tôi nhiều kỷ niệm.
(View: 961)
Bệnh tật và thống khổ không thể tách rời nhau, cho nên gọi là “Bệnh thống” [病痛], “Bệnh khổ” [病苦], “Tật khổ” [疾苦].
(View: 1014)
Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển.
(View: 1607)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(View: 1181)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(View: 1066)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(View: 925)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(View: 1091)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lựclo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(View: 1121)
Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(View: 1267)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(View: 982)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 954)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(View: 1144)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(View: 976)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(View: 1147)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(View: 1024)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(View: 1143)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(View: 1189)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(View: 1056)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(View: 819)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 1068)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant