Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Từ Hàn Cung Thương đến Thích Nhuận Hoài

17 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 15366)
Từ Hàn Cung Thương đến Thích Nhuận Hoài

  Từ Hàn Cung Thương đến Thích Nhuận Hoài
Bích Nhãn Hồ

Vâng, đó là cuộc hành trình đầy thử thách, cam go, ác liệt bi tráng và không khoan nhượng, khởi đầu từ một Hàn Cung Thương thi sĩ đến tuyệt đỉnh Thích Nhuận Hoài Tỳ Kheo Bồ Tát Giới.

 Tôi quen anh vào những năm 90 của thế kỉ trước trong những lần đi Từ Nghiêm và Đức Sơn đảnh lễtham vấn Hòa Thượng Viện Chủ. Dần dà tình đạo và duyên thơ gắn bó với nhau lúc nào không biết. Đọc những vần thơ bi tráng của anh thời đó, tôi cùng nhiều anh em ngưỡng mộ và cũng ngưỡng mộ luôn cái tính khí cương trực thành thật, bộc bạch không che giấu ngay cả cái dở cái xấu của mình. Đưa gia đình vào lập nghiệp ở Hắc Dịch có lẽ là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời đầy khó khăn và rủi ro thua thiệt của anh qua đó anh tiếp cận với Phật Pháp dưới sự dìu dắt của Hòa Thượng Đức Sơn và sau này là Bổn Sư truyền Tam qui y giới của anh. Lúc đó anh đã có lòng qui ngưỡng Tam Bảo tỏ ý muốn xuất gia. Anh tâm sự :”Xuất gia là phải Cát ái ly thân, việc đó mình chưa làm được trong hoàn cảnh một vợ ba con còn nhỏ”. Nhưng anh vẫn trưởng dưỡng đại nguyện cho đến một ngày…

 Hình như vào đầu thiên niên kỉ thứ III, do có chuyển biến trong gia đình, anh một thân một mình xách ba lô về khu bô rác Phan Huy Ích ở cùng với chúng tôi (Bích Nhãn Hồ) Trần Huệ Hiền, Trần Đăng Sum, Trụ Công Vũ, Lê Quốc Lư, Trương Văn Hiếu (đại đức Thích Nhuận Nghĩa), lập ra nhóm Hương Rác. Có lẽ đây là một cuộc diễn tập cho việc “Cát ái ly thân” mà anh chính thức thực hiện hai năm sau đó, khi xuống tóc thọ giới xuất gia.

 Thời gian cư ngụ ở khu bô rác Phan Huy Ích là bước ngoặt thứ hai mở ra con đường dẫn đến bờ giải thoát. Anh tâm sự: “Thật ra cái thân tứ đại này chính là đống rác đang phân hủy chẳng khác gì cái bô rác kia; chỉ có điều là mình có đủ dũng cảm hay không để nhận ra điều đó; mà dù nhận ra hay không nhận ra nó vẫn đã đang và sẽ không ngừng phân hủy. Rõ ràng:

Thì thôi giã biệt phồn hoa

Về trông núi rác biết là bể dâu

Tóc xanh thoáng chốc bạc đầu

Tình ai rồi cũng phai màu thời gian

 (Trần Huệ Hiền)

Nhóm Hương Rác do anh lập ra được sự hỗ trợ tư vấn của thầy Thích Nhuận Tâm trụ trì chùa Lá không ngừng phát triển cả về lượng lẫn chất. Nhiều thượng thủ cao thủ cư ngụ địa phương khác cũng tụ hội về tham gia giao lưu như: Triều Nguyên, Đoàn Văn Khánh, Đoàn Hoàng, Tạ Văn, Nguyễn Văn Thoại v.v… Trong những lần họp mặt giao lưu như thế ngoài thơ đạo, nhạc đạo luôn luôn là thảo luận trao đổi học hỏi nhau về nội điển cũng như kinh nghiệm tu tập.

 Cho đến một ngày, căn lành tăng trưởng, hạt giống đủ duyên, anh quay về Đức Sơn xuống tóc thọ giới xuất gia do hòa thượng Đức Sơn truyền trao giới phápban cho pháp danh Nhuận Hoài. Đến đây lại mở ra một bước ngoặt thứ ba, không phải dẫn đến một dòng sông êm ả cho anh thuận buồm xuôi gió. Mà là dẫn đến một trận chiến mới đầy ác liệt gay go. Đó là chiến đấu với chính mình. Từ nay anh phải chiến thắng những tập khí xấu huân tập từ vô lượng tiền kiếp và kiếp hiện tiền. Đúng là một cuộc chiến đơn độc tự thân, không ai làm thay. Ngay cả đấng Từ Phụ, Ngài chỉ chỉ ra con đường mà mình tự thắp đuốc để đi chứ Ngài không cho quá giang. Lắm lúc anh cảm thấy quá sức, không thể vượt qua được. Có lúc anh suýt mất giới. Những lần như thế anh thật thà thổ lộ với tôi như là để tự kiểm thảo chính mình rất thành thực. Không bao giờ anh mượn lời kinh hay lời Tổ để ngụy biện che giấu các yếu kém của mình. Anh thành tâm sám hối, phát tâm lạy hơn mười một ngàn danh hiệu Phật trong kinh Phật thuyết Kinh Vạn Phật, không xao lãng công phuthiền định. Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp, Chỉ thấy lỗi mình, không thấy lỗi người sẽ ngừa được ý nghiệp”.

 Anh công phu một cách tinh tấn và luôn luôn khiêm tốn. Anh tâm sự: “mình bán thế xuất gia tự biết căn cơ thấp kém. Không dám mong gì hơn là đời này gieo duyên với Phật pháp để đời sau có được thân người tiếp tục tu. Làm sao mỗi đời như thế tập khí giảm đi một ít, căn lành tăng trưởng thêm một ít, nhất định sẽ thành chánh quả. Anh thường nói với anh em: “Tu là để giải thoát, muốn giải thoát phải diệt ngã. Tu mà còn thấy mình hơn người, mình đúng người sai, chỉ thấy lỗi người mà không thấy lỗi mình, sao gọi là tu?”

 Với đại nguyệnhạ thủ công phu tinh tấn như thế anh sẽ xứng đáng là một Tỷ khưu Bồ Tát giớihòa thượng Đức Sơn vừa mới phương trượng truyền trao cho anh. Đúng là:

Hoa thành rác bởi thời gian

Rác thành hoa bởi vượt ngàn khổ đau

 (Trụ Công Vũ)

 Bản thân tôi tự thấy mình căn cơ thấp kém:

Mồm nguyện đi tu mòn cả lưỡi

Chân không rút nổi khỏi đường tơ

 (BNH_Tự trào)

 Nên không thể học theo các bậc thượng căn sớm xuất gia tu Phật từ lúc còn trẻ chỉ dám nguyện học theo các vị bán thế như Nhuận Nghĩa Trương Văn Hiếu, Nhuận Hoài Hàn Cung Thương …

 Hôm nay anh xả bỏ báo thân, trước kim quan anh tôi không cầu chúc quá cao siêu đôi khi ước lệ sáo ngữ như Vãng Sanh Cực Lạc, Cao Đăng Phật Quốc… chỉ xin nhất tâm cầu cho anh kiếp sau có được thân người để tiếp tục tu học và sớm xuất gia ngõ hầu được Ân Triêm công đức đúng theo đại nguyện của anh.

 Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ Đề tát bà ha.

 Bích Nhãn Hồ cẩn bút

  nhân tuần chung thất của

 Tỷ Khưu Bồ Tát giới Thích Nhuận Hoài.

 

 

Tiễn biệt Hàn Cung Thương Thương và Trăng Cửu Long

Trăm năm một giấc mộng vàng

Trăng Cửu Long siết tay Hàn Cung Thương

Rong rêu tàn cuộc miên trường

Ngộ ra diện mục hằng thường xưa nay

Giã từ cõi tạm lưu đày

Rửa tay về chốn Bồng Lai an nhàn

Người đi để lạnh thi đàn

Ai cùng ta nhặt tro tàn sưởi thơ

 Bích Nhãn Hồ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3599)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3762)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2896)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2679)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3189)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3679)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3282)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3353)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2951)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3426)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3772)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3601)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3594)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2946)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3591)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3110)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3627)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3435)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3420)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3859)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3930)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3305)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3636)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3341)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3153)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3201)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4612)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3572)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3124)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4466)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3389)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3985)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4555)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3810)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3274)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3529)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3104)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3306)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3801)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3787)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3352)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3240)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3211)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3142)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3584)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3400)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3397)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3467)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3956)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3426)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant