Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu 2013

16 Tháng Năm 201300:00(Xem: 10897)
Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu 2013


Chuyến Hoằng Pháp Âu Châu 2013

 

Năm nay 2013, Phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu do Hòa Thượng Phương Trượng Chùa Viên Giác – Hannover, Đức Quốc làm trưởng đoàn đến hoằng pháp tại 9 nước: Pháp, Thụy Sỹ, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan, Đức, Ý và Áo. Phái đoàn gồm có 9 vị: HT Phương trượng Thích Như Điển, TT Thích Nguyên Tạng (Phó trụ trì Tu viện Quảng Đức – Úc Châu), TT Thích Thông Triết (Trụ trì Thiền viện Chánh Pháp – Oklahoma, Hoa Kỳ), TT Thích Hạnh Đức (Trụ trì Tu viện Tây Phương – Minnessota, Hoa Kỳ), ĐĐ Thích Hạnh Bảo (Trụ trì Chùa Liên Tâm – Phần Lan), ĐĐ Thích Thiện Đạo (Phó trụ trì Chùa Phật Tổ, Long Beach, Hoa Kỳ), ĐĐ Thích Viên Giác (Trụ trì Chùa Đôn Hậu – Na Uy), ĐĐ Thích Hạnh Tuệ (Tri sự Chùa Phật Đà – San Diego, Hoa Kỳ) và Ni sư Thích Nữ Minh Huệ (Trụ trì Tịnh thất Thanh Lương – Sacramento, Hoa Kỳ). Chương trình tu học Phật pháp tại các tự viện thường được tổ chức vào các ngày cuối tuần từ sáng thứ sáu đến chiều chủ nhật. Riêng tại Chùa Viên GiácTu Viện Viên Đức, khóa tu học được tổ chức vào ngày thứ 3 đến thứ 5 và sau đó là chương trình của Đại lễ Phật Đản PL.2557 của Chùa từ thứ 6 đến chủ nhật. Chương trình tu học tại các chùa hầu hết tương tự như nhau, thường là 3 ngày. Ngày đầu tiên có lễ khai mạc, Chư tôn đức Tăng Ni mỗi vị tự giới thiệu về bản thân và đề tài của mình thuyết giảng từ 10 đến 15 phút. Tiếp sau đó, chương trình thuyết giảng được chia đều cho các vị giảng sư trong Đoàn. Các buổi ngồi thiền, công phu khuya, quả đường, kinh hành niệm Phật… được thực hiện nghiêm túc. “Phật pháp vấn đáp” là chương trình cuối cùng của mỗi khóa tu học. Trong chương trình này, người Phật tử tham dự viết câu hỏi về bất cứ những gì còn chưa rõ, đặc biệt là những vấn đề cụ thể trong các bài thuyết pháp hay những ưu tư bấy lâu nay mà chưa có lời giải đáp. Đan xen vào đó là những tiết mục giúp vui văn nghệ để cúng dường đại chúng…

Để bắt đầu trong 8 tuần vân du hóa độ, ngày 25/3/2013, Chư tôn đức Tăng Ni trong Đoàn có mặt tại Chùa Khánh Anh cũ – Pháp quốc do HT Thích Minh Tâm làm trụ trì. Đến đây rồi mới thấy, với vai trò Chủ tịch HĐĐH GHPGVNTN Âu Châu, Hòa Thượng giống như cây cột chính để chống đở ngôi nhà Giáo Hội {Xem hình Phái đoàn thăm viếng và đảnh lễ Hòa Thượng}. Không những vậy, những Phật sự xây dựng Chùa Khánh Anh mới {xem hình} và những Phật sự ở các nơi khác khắp nước Pháp nói riêng, hay cả Âu Châu, Mỹ Châu và Úc Châu nói chung cũng đều mong muốn có sự hiện diện chứng minh, sách tấn của Hòa Thượng.

Chúng tôi đến Paris vào buổi chiều, cái lạnh của những ngày cuối đông còn phảng phất. Bên đường, những cụm băng đã đóng đá chưa tan hết còn lác đác đó đây. Những hàng cây bên đường trụi lá, trơ cành, dường như đang cất giấu sự sống, đợi chờ một ngày ấm áp của đất trời mà phục sinh. Trong mấy ngày ngắn ngủi ở đây, phái đoàn được TT Thích Quảng Đạo, Phó trụ trì Chùa Khánh Anh, cùng quí Sư CôPhật tử tiếp đón nồng hậu. Những bữa ăn sáng kiểu Tây: bánh mì - pâté - café, những chuyến đi thăm thành phố bằng xe điện ngầm, những chuyến đi “by night”, thăm thành phố Paris {Xem hình}, những con đường với các lâu đài cổ kính, những viện bảo tàng lộng lẫy, những chiếc cầu tình yêu bắt ngang dòng sông Seine thơ mộng {xem hình}… tất cả hình ảnh ấy, vừa gần vừa xa trong ký ức của những ai đã sống trên mảnh đất Sài Gòn. Tôi bổng dưng nhớ tới Phật trong niềm tri ân sâu xa nhất, vì nhờ đến ân đức của Phật mà tôi được tái sinh vào nhà của Như Lai để giờ đây có thể tận hưởng được những ân phước này.

Khóa tu tại Chùa Khánh Anh từ ngày 29 đến 31/3/2013, dưới sự hướng dẫn HT Phương TrượngChư Tăng Ni tại bổn tự {xem hình}. Chư Tăng Ni còn lại trong phái Đoàn được chia ra làm hai; TT Thông Triết, ĐĐ Thiện Đạo và NS Minh Huệ đi qua Chùa Phổ Hiền (Strassburg - Pháp Quốc) nơi Sư cô TN Như Quang trụ trì, Sư bà TN Như Tuấn cố vấn; ĐĐ Hạnh Đức và ĐĐ Hạnh Tuệ đi Thụy Sỹ hướng dẫn khóa tu học của GĐPT Thiện Trí. Chùa Phổ Hiền có những điều rất đặc biệt, chúng tôi sẽ trình bày sau.

Khóa tu học của GĐPT Thiện Trí được tổ chức tại một khu nhà nghỉ trên núi cao, cách xa xóm làng, phố thị {xem hình khóa tu - Phần [1] [2]}. Tại đây, chúng tôi được gặp HT Thích Bổn Đạt – Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành GHPGVNTN Canada cũng đến để hướng dẫn khóa tu học. Cảnh tuyết trắng phủ khắp nơi, cảnh mây bay ngang lưng chừng núi, cảnh các anh chị em trẻ trong GĐPT “tay xách nách mang” vân tập… tất cả đã được chúng tôi viết lại trong bài “Chút kỷ niệm trong Khóa Tu học Phật pháp của GĐPT Thụy Sỹ”. Đó là tấm lòng, đó là niềm tin, đó là hạnh nguyện của những người con Phật dấn thân vào đời phụng sự ngôi Tam Bảo, làm lợi lạc hữu tình. “Chúng ta là chim bốn phương bay về đây…”, câu hát thân quen của một thời oanh vũ năm nào, nay tôi được hát cùng các em, ký ức của hơn 25 năm trước lùa về gần gũi, thân quen đến lạ…

Tuần thứ 2, từ ngày 5 đến ngày 8/4/2013, Phái đoàn đến chùa Đôn Hậu (Na Uy) do ĐĐ Thích Viên Giác (Nhạc sĩ Phi Long) trụ trì {xem hình [1] [2] [3]}. Ngôi Chùa Đôn Hậu được xây dựng trên mảnh đất rộng 3200m2, gồm có một tầng hầm làm sân khấu, tầng trệt là trai đường và phía trên cùng là chánh điện. Hình ảnh ngôi chùa Việt với kiểu dáng và màu sắc đặc trưng nổi lên giữa bốn bề tuyết phủ ấy nhẹ nhàng như thể hoa sen hồng trên tuyết trắng. Đặc biệt, ở đây có một phòng trà lợp bằng kiếng. Ngồi trong gian phòng này nhìn những bức tượng Phật Thích Ca, Phật Tara, Quan Âm Tứ Tí theo phong cách Tây Tạng, và nhìn tuyết rơi… cũng đủ để tâm hồn tấu lên những bài ca thanh thản. Chùa cách xa khu dân cư của người Việt và tưởng như rất ít người có thể tham dự; nhưng ngược lại, khóa tu học được đông đảo Phật tử địa phương và các nơi xa đến học. Trong thời gian này, Đại Đức trụ trì đã tổ chức một lớp học cho người bản xứ, gồm các giáo viên, sinh viên và học sinh; những người đã và đang tìm hiểu về các tôn giáo phương Đông, mà đặc biệtPhật giáo. Họ đến để thấy, để nghe, để thực tập, để chuyển hóa và để rồi chất liệu này đây sẽ thấm dần vào nền văn hóa của cộng đồng người dân bản xứ Na Uy.

Chia tay với vương quốc cực Bắc này, phái đoàn đến Chùa Phật Quang, Thụy Điển, nơi đây khóa tu diễn ra từ ngày 11 đến ngày 14/4/2013 {xem hình Chùa Phật Quang}. Ấn tượng nhất ở đây ngôi chánh điện với bao lam, liễng đối, tủ thờ và đặc biệt nhất là ba bức tượng Phật bằng gỗ chiên đàn nguyên khối cao 3,2 mét. Giá trị nghệ thuật của những tượng Phật này lại được nâng cao thêm theo thời gian vì sự hiếm quý của gỗ chiên đàn. HT Thích Minh Tâm là bổn sư của ĐĐ trụ trì Thích Tịnh Phước. Đại Đức là một vị Tăng trẻ tài năng và (đúng như đạo hiệu của Thầy) có phước. Thầy đã mở rộng vòng tay để chư Tăng Ni về đây cùng nhau tu học và tạo cho huynh đệ có cơ hội để phát triển, hoàn thiện chính mình {xem hình khóa tu [1] [2]. Trong những ngày tại đây, phái đoàn còn được đi thăm viếng các tự viện và các địa danh nổi tiếng của Thụy Điển và Đan Mạch {xem hình}.

Sau khóa tu tại Chùa Phật Quang, phái đoàn lại phải chia ra làm hai: HT Phương Trượng, TT Thông Triết và ĐĐ Thiện Đạo đi Chùa Liên Tâm, Phần Lan {xem hình}. Chùa này do ĐĐ Thích Hạnh Bảo (đệ tử Hòa Thượng Phương Trượng) làm trụ trì. Đại Đức cũng là trưởng ban tổ chức địa phương cho Khóa tu học Phật pháp Âu Châu lần thứ 25 tại thành phố Turku, Phần Lan từ ngày 25/7 đến 4/8/2013. Tại Chùa Liên Tâm, khóa tu học bắt đầu từ ngày 19/4 đến ngày 21/4/2013. Tuy chùa đang xây dựng, nhưng Đại Đức trụ trì và quý Phật tử cũng rất hân hoan đón tiếp phái đoàn nồng hậu. Ngày chủ nhật cuối khóa học, chùa tổ chức buổi hội luận Phật pháp rất sôi nổi.

Chúng tôi gồm có ĐĐ Hạnh Đức, ĐĐ Hạnh Tuệ và NS Minh Huệ đến chùa Quan Thế Âm ở Đan Mạch {xem hình khóa tu [1] [2]}. Chùa do Sư cô Thích Nữ Hạnh Khánh làm trụ trì. Chùa Quán Thế Âm nằm ở giữa đồng của ngoại ô thành phố Odense và được thành lập vào tháng 7 năm 2012. Mảnh đất ruộng này rộng 9,000m2 có sẵn một căn nhà 3 phòng ngủ, chỉ đủ chỗ ở cho quý chư Ni. Hai Đại Đức cùng quý thiện nam tín nữ từ xa về tham dự được quý Phật tử địa phương cho ngủ ở tư gia. Chánh điện ở tầng trệt nối liền với nhà bếp, ấy vậy mà cũng chứa được cả 100 người. Những ngày của khóa tu, Sư cô trụ trì thuê một chiếc rạp che ở ngoài sân để làm trai đường. Tuy đã che kín mích từ trên trần xuống dưới đất nhưng cũng không ngăn nỗi cái lạnh cuối đông cứ len vào tay áo. Ngày chủ nhật cuối khóa, trời bổng dưng ấm áp lạ lùng, có lẽ do ĐĐ Thích Pháp Trú đến thăm và ủng hộ tinh thần, chùa mới! Những tia nắng ấm trải dài trên cánh đồng trụi lũi cuối đông. Quả đường trưa xong, Chư Tăng Ni và hơn 150 Phật tử đi kinh hành niệm Phật quanh cả mảnh đất chùa như để đánh thức cái tánh Phật sẵn có của từng gốc cây, ngọn cỏ nơi đây, bị hoang vu tháng ngày chưa tỉnh mộng…

Tuần thứ 5 của chuyến Hoằng pháp, phái đoàn đến Chùa Linh Thứu ở Berlin {xem hình Chùa}. Đây là ngôi chùa Việt lớn và đẹp nhất ở Thủ đô Berlin do NS Thích Nữ Diệu Phước trụ trì. Chùa có hơn 120 gường ngủ cho nam nữ Phật tử tham dự các khóa tu học như Bát Quan Trai. Chùa có cả trai đường rộng lớn, thư viện, nhà thiền, phòng trà, các lớp học và sinh hoạt cho GĐPT… Những sinh hoạt của phái đoàn tại chùa Linh Thứu được Phật tử Thiện Giới (bút hiệu Hoa Lan) ghi chép trong bài “Hoằng Pháp Độ Sinh” một cách cặn kẽ mà hài hước {xem hình khóa tu [1] [2] [3]}. Tại đây, ngoài chương trình hoằng pháp của phái đoàn, chúng tôi còn được đi thăm một số nơi di tích lịch sử như: bức tường Berlin, mồ chôn người Do Thái, các viện bảo tàng, tòa nhà quốc hội, nhờ thờ “cụt đầu”, hoàng cung Vô Ưu, và cả những khu công viên thơ mộng, yên bình như miền quê sông nước… Tất cả đó được Hòa Thượng Phương Trượng ghi lại trong bài Berlin có gì lạ?{xem hình thăm viếng Berlin [1] [2] [3]}.

Rời Berlin, phái đoàn tạm thời chia làm hai. TT Nguyên Tạng, ĐĐ Thiện Đạo và NS Minh Huệ đến Chùa Bảo Quang ở Hamburg do Sư Bà Thích Nữ Diệu Tâm trụ trì để khai mạc và hướng dẫn khóa tu học từ ngày 04/5 đến 05/5/2013 {xem hình}. Chư Tăng còn lại trong phái đoàn trở về lại Chùa Phổ Hiền (Strassburg - Pháp Quốc) do Sư bà TN Như Tuấn cố vấn để tham dự hai sự kiện quan trọng vào chiều thứ sáu và sáng thứ bảy. Chiều thứ sáu ngày 3/5/2013, chính quyền thành phố Strassburg tổ chức tiệc đứng để trao giấy phép xây dựng cho chùa Phổ Hiền trên khu đất mới {xem hình}. Khu đất mới này khoảng 3000m2 và cũng được chính quyền thành phố bán với giá tượng trưng 15€/năm trong 50 năm sẽ ký lại. Thuận duyên còn được tăng thêm khi cô hàng xóm của mảnh đất mới là người Pháp cũng phát tâm cúng thêm cho chùa 1000m2 đất giáp ranh nữa. Sáng thứ 7, lễ cầu nguyện và trồng cây trên khu đất ấy được diễn ra viên mãn trong những chiếc lều dựng tạm bợ dưới mưa {xem hình}. Và trong buổi lễ này, Sư Bà đã chính thức giao lại trọng trách trụ trì Chùa Phổ Hiền cho đệ tửSư Cô TN Như Quang… Giây phút ấy thật xúc động cho bao người. Cả hai buổi lễ được quang lâm chứng minh của HT Thích Minh Tâm, HT Thích Tánh Thiệt, HT Thích Như Điển và phái đoàn hoằng pháp, cũng như quý Thượng Tọa, Đại Đức, Ni Sư, Sư Cô ở các nơi, các quốc gia về chứng dự. Xong buổi lễ này, phái đoàn dùng cơm trưa lên xe để về chùa Bảo Quang cho kịp bữa cơm chiều. Chương trình tu học của ngày chủ nhật tại Chùa Bảo Quang được rất đông Phật tử mong đợi. Vì không có thời giờ nhiều, mỗi thời pháp được 2 vị giảng sư đảm trách và riêng chương trình “Phật Pháp Vấn Đáp” buổi chiều kéo dài thêm 60 phút.

Thứ 2 ngày 6/5/2013, phái đoàn khởi hành đi về Chùa Viên Giác ở thành phố Hannover, Đức Quốc {xem hình Chùa}. Trên quảng đường gần 150 km ấy, tôi cảm nhận được cái nhanh của những đoạn đường không có giới hạn tốc độ chạy xe. Hai bên đường là những chiếc quạt gió cao vút. Những khu rừng thông xanh ngát, chen nhau vươn thẳng thân mình để đón lấy ánh nắng. Trên quảng đường này phái đoàn đã thăm các Tự viện, thành phố cổ "Hội An" của người Đức, và trường đại học Hannover - nơi HT Phương Trượng tốt nghiệp MA chuyên ngành giáo dục {xem hình}.

Chùa Viên Giác được thành lập vào mùa Lễ Phật Đản năm 1978 và trải qua hai lần di dời. Chùa được xây dựng hoàn toàn mới vào năm 1989 và hai năm sau làm lễ khánh thành. Đây là ngôi Chùa Việt lớn và có tầm ảnh hưởng nhất nước Đức. Chùa có một hệ thống quản lý thật chặt chẽ, một mô hình đáng để học hỏi. Chùa có đầy đủ phương tiện sinh hoạt: Chánh điện rộng thoáng, hậu Tổ, nhà Linh, trai đường cho Chư Tăng, trai đường cho Phật tử, nhà bếp, sân khấu đa dụng, thư viện, phòng thiền cho người Đức, phòng phát hành, phòng học cho Tăng Ni, đoàn quán cho GĐPT, Bảo tháp thờ 10,000 tượng Phật, cổng Tam quan, 56 phòng ngủ, nhiều phòng vệ sinh – phòng tắm, phòng giặt… Đặc biệt, khâu quản lý thư viện, văn phòngthư ký, tòa soạn báo Viên Giác… đều có nhân viên làm việc hành chánh. Xem thêm bài tóm tắtChùa Viên Giác – Hannover, Đức Quốc”.

Khóa tu học tại Chùa Viên Giác rơi vào thứ 3, thứ 4 và thứ 5 nên chỉ có trên dưới 100 Phật tử tham dự {xem hình khóa tu [1] [2]}, vì những Phật tử của Chùa và các nơi khác đều để dành quỹ thời gian cho ngày thứ 6, thứ bảy và chủ nhật; đó là 3 ngày lễ hội kỷ niệm Đại lễ Phật Đản PL.2557 được tổ chức tại chùa. Hằng năm, những ngày lễ lớn như: Tết Nguyên Đán, Rằm tháng giêng, Phật Đản, Vu Lan, Lễ Hội Quán Âm và Rằm hạ nguyên, Phật tử về chùa đều rất đông đúc. Chỉ riêng Lễ Phật Đản năm nay, chúng tôi thấy được không khí của mùa lễ hội mang tính văn hóatín ngưỡng được chuyển tải vào lòng xã hội phương Tây này một cách nhẹ nhàng và uyển chuyển. Hơn 5,000 Phật tử đến lễ Phật trong Đại lễ này {xem hình Lễ Phật Đản [1] [2] [3]}. Điểm nhấn ở đây là giới trẻ đến chùa rất đông, đến để học hỏi và đến để tu tập. Đó là niềm vui cho thế hệ kế thừa của Chùa Viên Giác nói riêng và Phật Giáo Âu Châu nói chung.

Rời Chùa Viên Giác lúc 2 giờ chiều ngày 13/5/2013, phái đoàn đi về Chùa Viên Đức ở vùng quê Ravensburg, nơi tịnh tu của Hòa Thượng Phương Trượng. Trên đường đi, Đoàn ghé thăm Tu Viện Vô Lượng Thọ do ĐĐ Thích Hạnh Tấn (đệ tử của HT Phương Trượng) làm trụ trì và Chùa Phổ Bảo của TT Thích Đồng Văn. Ấn tượng trong tôi là Tu Viện Vô Lượng Thọ; tu viện nằm ven triền đồi hoa vàng, thông xanh bao bọc, suối reo chim hót hữu tình {xem hình}. Đây là nơi thích hợp cho những ai chỉ muốn hạ thủ công phu, muốn biệt lập để rời xa thế thái nhân tình. Tu Viện có 3 chánh điện phù hợp cho hành giả thực tập: Thiền, Tịnh và Mật. Xem thêm hình ảnh tại đây.

Từ Tu Viện Vô Lượng Thọ, phái đoàn về Tu Viện Viên Đức lúc 10 giờ 30 đêm vì trải qua đoạn đường dài 500 km. Tu Viện Viên Đức được thành lập năm 2007 với diện tích 10,000 m2. Hai mươi năm trước mảnh đất này là nông trại nuôi bò và sau đó được một hãng làm phim mua lại. Cho đến năm 2007, Hòa Thượng Phương Trượng mua mảnh đất này làm nơi tịnh tu, nghỉ dưỡng. Nhiều cây ăn trái quanh vườn, giàn bầu, giàn mướp và vài luống rau ăn sống tạo nên khung cảnh mộc mạc, thân thương giữa miền quê êm ả. Trái ngược với một Viên Giác đồ sộ, nhộn nhịp, phố thị… bao nhiêu, Viên Đức đơn sơ, yên tỉnh, nhà quê bấy nhiêu. Khóa tu học Phật pháp tại đây được tổ chức từ thứ 4 ngày 15/5 đến thứ 6 ngày 17/5 {xem hình [1] [2]}. Đây là tuần cuối của phái đoàn, quý Chư Tôn Đức do di chuyển nhiều và liên tục nên sức khỏe có phần giảm sút. Thứ bảy ngày 18/5, phái đoàn tham dự đại lễ Phật Đản PL.2557 do Tu Viện Viên Đức tổ chức. Sau đó, phái đoàn đi Ý, Thụy Sỹ và Neuss cũng để chứng dự Đại Lễ Phật Đản và giảng dạy giáo lý ở các nơi ấy. Ngày 21.5.2013 là hoàn mãn chương trình Hoằng Pháp tại Âu Châu năm 2013.

 “Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp” – đó là trách nhiệm, bổn phận của người Thích tử. Chuyến Hoằng pháp năm nay, đối với cá nhân tôi, có thật nhiều ý nghĩa. Trải qua 8 tuần vân du, tôi đi qua chín nước, thăm viếng gần hai chục ngôi Chùa, giảng hơn 16 bài pháp, chụp và phổ biến hơn 7,000 tấm hình, gặp gỡ biết bao nhiêu Chư Tôn Đức Tăng Ni và Phật tử, những viện bảo tàng, những lâu đài lịch sử, những khu du lịch nổi tiếng… Những tâm tư, những nguyện vọng, những hoài bảo và cả những muộn phiền… của chúng nhân giữa dòng sanh diệt nơi đâu cũng có. Nhưng tất cả đều bị phủ mờ dưới lớp bụi thời gian, tất cả thoáng đến thoáng đi như chưa từng đi đến. Tất cả thoáng hiện thoáng ẩn mặc cho tâm thức ai kia có cố tình nắm giữ hay vô ý bỏ quên. Tất cả đã “bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm” trong tự thể uyên nguyên của nó. Tất cả đã như nhiên, viên mãn ngay tại chổ bắt đầu.

Một chuyến hoằng pháp năm 2013 đến Âu Châu đáng nhớ. Tôi viết lên những điều này cho tôi bây giờ, và cũng cho những tháng ngày xưa cũ sau này. Nếu cát bụi của thời gian có phủ mờ đi ký ức thì những dòng chữ hôm nay sẽ nhắc lại cho mình. Nhắc lại cho mình để không quên chí nguyện, để nuôi dưỡng sơ tâm, để nhìn tất cả mọi người với cái tâm thuần hậu như buổi đầu tiên gặp gỡ hôm nay.

Con xin đảnh lễ tri ân Hòa Thượng Phương Trượng, người đã để lại cho từng thành viên của đoàn hoằng pháp một bài học thân giáo tràn đầy pháp vị; xin tri ân quý Thầy Cô trong đoàn qua những bài học dí dỏm, thâm thúy suốt chuyến đi chung. Chúng tôi xin cảm ơn tất cả quý Phật tử, những người con Phật với bồ đề tâm kiên cố đã đến để nghe và thực hành giáo pháp. Chúng tôi xin chấp cao đôi tay, cầu nguyện chư Phật gia hộ cho chư vị chân cứng đá mềm để thiện thệ qua bờ sinh - tử vô cùng trong từng sát na của sự sống nhiệm mầu hiện tại.

Viên Đức, ngày 16/5/2013

Thích Hạnh Tuệ

Xem thêm chương trình hoằng pháp 2013 bao gồm MP3 Thuyết Pháp và đầy đủ Hình Ảnh


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2345)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 2885)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 2872)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(Xem: 2483)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(Xem: 2419)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(Xem: 2688)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(Xem: 2486)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(Xem: 2594)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(Xem: 2236)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 2266)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(Xem: 2094)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(Xem: 2490)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(Xem: 2539)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(Xem: 2165)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(Xem: 2191)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
(Xem: 2245)
Các đặc điểm hợp lý trong giáo lý Phật giáo sơ kỳ đã có sức hấp dẫn lớn đối với các học giả châu Âu khi họ nghiên cứu vềPhật giáo.
(Xem: 2409)
Là người Việt Nam, chúng ta ai lại không biết bài hát “Lòng mẹ” của Y Vân với những câu hát như “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình rạt rào/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào…”.
(Xem: 2390)
Ngày Lễ Vu Lan để mỗi người con nhớ đến sự hy sinh, tình thương bao lacông ơn của Cha Mẹ,
(Xem: 2513)
Ngày lễ Vu Lan, những người con ở xa thương nhớ cha mẹ, lòng vẫn luôn hướng về cha mẹ, hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình.
(Xem: 3026)
Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não. Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh.
(Xem: 2512)
Đạo Phậttôn giáo từ bỏ bạo lực một cách mạnh mẽ nhất trong mọi hình thức.
(Xem: 2485)
Trong mọi truyền thống Phật giáo đều có việc tụng kinh, từ Nam tông, Bắc tông cho đến Mật tông.
(Xem: 2768)
“Hãy ví khổ như rác và hạnh phúc như những đoá hoa… Chuyển hóa khổ đau chính là biết cách biến rác trở lại thành hoa” (Thiền sư Nhất Hạnh).
(Xem: 2877)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.
(Xem: 2743)
Bất kỳ ai trên thế gian này đều mong muốn tìm cho mình hạnh phúc, an lạc, mà những niềm vui, lạc thú trên đời này rất nhiều.
(Xem: 3019)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn
(Xem: 2780)
Phật giáo thời Hậu Lê tuy không phát triển mạnh như thời Lý-Trần, nhưng thể hiện nên nét đặc sắc về nhiều mặt của Phật giáo
(Xem: 2421)
Những phương cách để đối phó với bệnh khi nó xảy ra là gì? Bình thường phản ứng của chúng tacảm thấy ...
(Xem: 2644)
Phật pháp quả là biển học vô bờ, muôn ngàn pháp môn phương tiện, tùy theo căn cơ trình độ chúng ta chọn và thích hợp với các pháp môn tu khác nhau.
(Xem: 2301)
Hiện nay, vấn đề Bảo vệ Môi trường đang rất được quan tâm ở khắp các nước trên thế giới.
(Xem: 2348)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 2700)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 2968)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 2874)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 3418)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 3034)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 2727)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 2266)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 2532)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 2404)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 2606)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 2410)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 2510)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 2803)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 2893)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 3163)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 2736)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 2580)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 2411)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM