Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những Cái Nhìn Khác Nhau Về Phật Giáo

17 Tháng Chín 202318:16(Xem: 1451)
Những Cái Nhìn Khác Nhau Về Phật Giáo
Những Cái Nhìn Khác Nhau Về Phật Giáo 

Vu Lăng Ba
Thích Nguyên Hùng


phat giao

Thỉnh thoảng, có vài vị nhân sĩ đạo Gia-tô níu kéo tôi vào đạo, nhưng vì những lý luận trong cuốn Cựu ước cũng như Tân ước không thể nào làm cho tôi tin và tiếp nhận được, cho nên tôi không theo.

Nơi tôi sống lại không có chùa chiền, không gần gũi được với những bậc thiện tri thứcvì vậy đối với Phật giáo, tôi cũng chẳng biết tí gì. Vậy mà cách đây hai năm, vô tình tôi đọc được một cuốn sách do Lương Nhậm Công viết có tựa đề Cương yếu giáo lý Phật-đà thời nguyên thủy và hiện đại, khiến cho tôi có hứng thú nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Từ đó, tôi phát sinh chánh tínquy y Tam bảo và trở thành một Phật tử tại gia.

Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả, tôi hết ngày đến đêm lần mòkhám phátìm kiếm. Trong quá trình nghiên cứu, tôi cảm thấy Phật pháp thật cao thâm, viên dungtinh tếPhật pháp đã phá trừ những mê muộicủa tôi và cho tôi trí tuệ. Từ đó, tôi càng tinh tấn hơn, không dám lười biếng. Tôi đã bỏ đi lòng tự kỷ, và đem những chỗ hay trong Phật pháp mà tôi biết được giới thiệu cho bạn bè, người thân, hy vọngrằng họ cũng có thể phát khởi được chánh tínquy y cửa Phật.

Có một điều, bản thân tôi luôn cảm thấy mình là người từ mê vào ngộ, được đi trên con đườngchân chính. Nhưng trong mắt bạn bè, tôi là người từ ngộ vào mê, tức tin theo Phật là sai lầm, là đi vào con đường tiêu cựcbi quan yếm thế. Về điểm này, tôi không muốn biện bạch. Tôi thấy mình tin Phật là đúng, mà người khác chê cười tôi tin Phật cũng là đúng. Đã vậy, có thể nói là người mê tự mê, kẻ ngộ tự ngộ, hà tất biện bạch làm gì.

Ở một phương diện khác, khi tôi chưa quy y Tam bảo, tôi không có tín ngưỡng bất kỳ tôn giáo nào, cũng không quan tâm đến tín ngưỡng tôn giáo của người khác, đồng thời cũng rất ít khi thảo luậnvề vấn đề này. Sau khi quy y Tam bảo, nhân vì thấy sự lợi ích của Phật pháp, tôi mới đem giới thiệucho người khác. Tôi thường cùng với các bạn đồng tu tham gia hoằng dương Phật pháp, đem Phật pháp đến với mọi ngườihy vọng có thể làm cho mọi người phát khởi niềm tin.

Nhờ cơ duyên này tôi mới phát hiện ra rằng, trong xã hội hiện nay, còn rất nhiều người kỳ thị Phật giáo, rất nhiều người hiểu sai về Phật giáo, rất nhiều người còn xa lạ với Phật giáo, và ngay cả những người mệnh danh là Phật tử cũng không hiểu gì về Phật giáo bao nhiêu. Cho nên, phần nhiều giới nhân sĩ trí thức mới dùng những từ như lạc hậumê tíntiêu cực, yếm thế… chụp lên đầu Phật giáo. Trong khi đó, Phật giáo là một tôn giáo lấy từ bi làm gốc, lấy nhẫn nhục làm hạnh, cho nên, dù người ta nói gì thì nói, người Phật tử không hề biện bác, cũng không giải thích. Đó cũng là một nguyên nhân khiến cho xã hội ngày càng nhận thức sai lầm về Phật giáo.

Tôi nhận thấy, mọi tầng lớp trong xã hội, hoặc vô tình, hoặc cố ýnhận thức sai lầm về Phật giáo, có mấy loại sau đây:

1- Những người kỳ thị Phật giáo: Nhóm người này, có hai. Một là kỳ thị một cách có ý thức. Hai là a dua theo một cách mù quáng. Loại thứ nhất là trong não bộ đã có sẵn thành kiếncố ý nói xấu. Loại thứ hai là nghe người ta nói sao mình nói lại vậy, kiểu a dua, phụ họa. Nhóm người thứ nhất phầnlớn là những người truyền giáo ngoại đạovì lợi ích tôn giáo mình, bất chấp thủ đoạn đổi trắng thay đen, luôn cho Phật giáo là lạc hậumê tíntiêu cực, yếm thế… tôn vinh tôn giáo mình là tiến bộ, khoa học.

Nhóm người thứ hai là tín đồ của nhóm thứ nhất, luôn cảm thấy rằng “trăng ở xứ người sáng và tròn hơn trăng ở xứ mình”. Cho nên, hễ ông thầy xứ nọ đã nói Phật giáo là lạc hậumê tín thì liền hùa theo đồng tình cho rằng Phật giáo lạc hậumê tín. Nhưng nếu bạn hỏi họ vì sao nói Phật giáolạc hậu? Thế nào là mê tín? Thì họ không biết trả lời thế nào, dù chỉ một câu. Bởi vì họ vốn không biết một chút gì về Phật giáo hết.

Có một vị bác sĩ danh tiếng hỏi tôi: “Tại sao anh lại tin Phật giáo, và còn đốt hươngtụng kinhnữa?”. Tôi trả lời“Tin Phật có gì không tốt?”. Ông ta nói: “Do xu thế tiến hoá của nhân loạitôn giáophải từ đa thần trở về nhất thần”. Tôi giải thích“Thần là thần, Phật là Phật, căn bản là không giống nhau. Dù từ đa thần trở về nhất thần đi nữa, thì chung quy đó cũng chỉ là những tôn giáo có tín ngưỡng nhờ tha lực. Trong khi đó, Phật giáo dạy con người phải nương vào tự lực, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, người nào cũng có thể tu tập thành Phật”. Dù nói lý lẽ phải trái, ông bác sĩcũng không thể nào tiếp thu được. Tôi nghĩ, hoằng pháp phải khế cơnếu không, nói cũng vô dụng, không được gì.

2- Những người hiểu sai Phật giáo: Những người này không phản đối, bôi nhọ Phật giáo, nhưng bởi vì không nhận thức đúng đắn về bản chất của Phật giáo, cho nên cho rằng Phật giáo cũng như những đạo thờ thần, cúng tế, lễ bái… từ đó vướng mắc rất nhiều sai lầm. Nhóm người này chiếm tỷ lệ rất nhiều. Có người đã lợi dụng thần linh để kiếm tiền, thậm chí lấy những chuyện kiểu như hiển linh này nọ… rồi gán ghép cho Phật giáo. Sự hiểu lầm lệch lạc này không hề được giải thích rõ ràng.

Cách đây một năm, có một tờ báo đăng bài có tiêu đề“Lợn béo ngàn cân, Bồ-tát có phước”. Nội dung bài báo tường thuật chuyện ở một làng nọ nhân kỳ lễ vía thần Đại đế, đã giết rất nhiều lợn để tế lễ. Vị ký giả thấy sự cúng tế hậu hĩ như vậy nên mới đặt tiêu đề “Bồ-tát có phước”. Tôi nghĩ, vị ký giả đó đã phạm hai sai lầm lớn. Một là, ông ta đã ngộ nhận Đại đế của đạo thờ Thần thành Bồ-tát của Phật giáo. Hai là, ông ta không hiểu rằng tinh thần cơ bản nhất của Phật giáo không được sát hại chúng sanhVì vậysai một ly đi một dặm. Kiểu nhận thức về Phật giáo như bài báo nọ đã đăng càng làm cho giới trí thức trong xã hội đánh đồng Phật giáo với đạo thờ Thần làm một.

3- Những người chưa biết về Phật giáo: Nhóm người này, Phật giáo đối với họ rất xa lạ và chiếm tỷ lệ rất nhiều trong xã hội. Có người vì cơm ăn áo mặc, có người vì sự nghiệp công danh, suốt ngày họ đắm chìm trong năm món dục tài, sắc, danh, thực, thùy, cho nên không còn thời gian biết đến những chuyện khác. Trong đầu óc của những người này, căn bản là không có ấn tượng tôn giáo.

Tôi đã từng có dịp nói chuyện với một người bạn là thương nhân về vấn đề tôn giáo và khuyên anh ấy phát khởi niềm tin ở Phật giáo - anh ta là một người rất bận rộn, vì phải xử lý mọi việc lớn nhỏ trong công ty, khó khăn lắm anh ta mới có được một chút thời gian chuyện trò với tôi. Tôi chưa nói hết nửa câu, thì anh ta thể hiện ngay rằng, đối với Phật giáo anh không xa lạ gì, anh nói với vẻ tự đắc: “Có phải trong Phật giáo có ông Phật tổ Như Lai to thiệt to ở Tây thiên không?”. May mà ông ta đã xem qua bộ phim Tây du ký, bằng không, sợ rằng mấy chữ Như Lai Phật tổ anh ta cũng không biết.

Trong kinh Phật nói: “Thân người khó được, Phật pháp khó được nghe, tín tâm khó phát”. Thật đúng như vậy! Phật giáo lưu truyền ở đất nước ta (Trung Quốc) trên hai ngàn năm, nền Phật học từ thời Nam Bắc triều, đến đời Tùy, đời Đường trở đi, đã ảnh hưởng rất sâu rộng trong văn hóatư tưởngcủa dân tộc. Vậy mà cho đến hôm nay, trong xã hội, phần lớn là những người không hề biết gì về Phật giáo. Thực trạng như vậy, không biết là nên buồn cho Phật pháp, hay buồn cho văn hóa nước nhà!

4- Những người mượn danh Phật tử: Những người này chỉ mặc bên ngoài một chiếc áo Phật giáo, rồi tự xưng là đệ tử của Phật. Họ cũng đốt hươngniệm Phậttụng kinhbái sám. Nhưng mục đíchchính là lợi dụng lòng mê tín và thiếu hiểu biết của những người nông dân quê mùa chất phác để kiếm tiền.

Trong chùa miếu của họ thì thờ đủ loại, Chân nhânTiên cô, và cả Bồ-tát nữa; phương pháp tu trìcủa họ là vận khí, niệm chú. Loại này như nhà võ, xem bốn biển một nhà. Nếu như họ không đề hai chữ Phật giáo thì thôi, khổ nỗi họ đã dùng chiêu bài tín đồ Phật giáo khiến cho những người Phật tửchân chính nhầm lẫn? Ngoài ra, còn có một số người khởi xướng cái phong trào“tam giáo quy nhất”, đánh đồng Phật, Nho, Lão với nhau, khiến cho giới tín đồ Phật tử chánh tín dở khóc dở cười!

5- Những người muốn tìm hiểu Phật giáo mà không có cơ duyên: Nhóm người này cũng tương đốiđông, phần nhiều là giới trí thức, họ biết được rằng giáo lý của nhà Phật rất sâu sắc, có ảnh hưởngvà quan hệ mật thiết với văn hóa Trung QuốcVì vậy, họ rất muốn tìm hiểu một chút về đại ý Phật học, nhưng khổ nỗi là không có cơ duyên. Thứ nhất là, rất khó gặp thiện tri thức để học hỏi; thứ hai là, không tìm được sách để đọc. Họ muốn tìm hiểu Phật giáo, nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Cho nên, họ không có cơ hội hiểu được Phật giáo, và vì vậy không thể nào phát khởi được niềm tin.

Một người bạn của tôi làm công tác giáo dục, nói chuyện về vấn đề Phật giáo, ông ta phân trần: “Trước đây tôi rất muốn biết tình hình tổ chức và nội dung kinh điển của Phật giáo, cho nên tôi đã từng thỉnh giáo một vị trưởng bối, vị này ăn chay và niệm Phật. Nhưng vị ấy không biết gì nhiều, bèn đưa cho tôi một cuốn Thiền môn nhật tụng và vài cuốn kinh gì đó. Tôi xem qua một lần, rồi xem lại nhiều lần, nhưng càng xem càng mờ mịt, và cuối cùng là cái ý niệm tìm hiểu Phật giáo ban đầucủa tôi biến tiêu mất”.

Những trường hợp tương tự như trên còn nhiều không kể hết. Điều đó khiến cho tôi nghĩ đến hiện nay trong xã hội vẫn còn có quá nhiều người nhận thức sai lầm hoặc còn quá xa lạ đối với Phật giáo. Làm thế nào để những người này có một nhận thức chính xác và cơ bản về Phật giáo? Đó là vấn đề mà tất cả chúng ta phải suy nghĩ.

Phật pháp rất cao thâm, viên dung và tinh tếgiới học giả có duyên nghiên cứu Phật giáo đã công nhận như vậy. Ngay cả giới trí thức không theo Phật giáo cũng thừa nhận rằng lý luận của Phật giáo rất chính xác và vĩ đại. Nhưng, cũng chính vì Phật pháp vi diệu như vậy cho nên khó lãnh hội; vì cao thâm cho nên khó hiểu. Tam tạng thánh điển gồm mười hai bộ kinh mênh mông như biển cả. Danh và tướng đã nhiều, mà từ và ý thì càng sâu sắc. Cho nên, đem Phật pháp mà nói cho những người chưa từng tiếp xúc với Phật giáo thì thật khó vô cùng. Cũng giống như đem viên ngọc báu ma-ni để trước mắt người mù, thì dù viên ngọc sáng đến bao nhiêu, người ấy cũng không cảm nhận được.

Xã hội đang đứng trước nhiều tệ nạn, Phật pháp thì suy vi. Khắp nơi nổi lên nhiều tà thuyếtdị đoan. Cho nên, việc hoằng dương Chánh phápcứu vãn tình thế xã hội, là trách nhiệm của mỗi người Phật tử, mà đặc biệt là những người xuất gia. Mong rằng chư tôn đức Tăng Ni đẩy mạnh công cuộc hoằng dương Phật pháp hơn nữa để những trường hợp nhận thức sai lầm và lệch lạc về Phật giáo như trên không còn nữa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2422)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(Xem: 1853)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(Xem: 1925)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(Xem: 1793)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(Xem: 2171)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(Xem: 2148)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(Xem: 2288)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(Xem: 1781)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(Xem: 2086)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(Xem: 1798)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(Xem: 1779)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(Xem: 1955)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(Xem: 1951)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(Xem: 1606)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(Xem: 1790)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(Xem: 2123)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(Xem: 1872)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(Xem: 2468)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(Xem: 1774)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(Xem: 1775)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(Xem: 1742)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(Xem: 2187)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(Xem: 2008)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(Xem: 2153)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(Xem: 1691)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(Xem: 2304)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(Xem: 1634)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(Xem: 1927)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(Xem: 1829)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(Xem: 1877)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(Xem: 1717)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(Xem: 2463)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(Xem: 2175)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(Xem: 2115)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(Xem: 1925)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(Xem: 2324)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
(Xem: 1883)
Thực hành Tịnh độđơn giản. Cách tu tập này không yêu cầu hành giả phải được học về tư tưởng Phật giáo hoặc đặc biệt về giới, về thiền hoặc kỷ luật tâm linh.
(Xem: 1968)
Một trong những kết luậnPhật giáo và các nhà khoa học đều đồng ý là không có đấng tạo hóa.
(Xem: 2211)
Thiền pháp tỉnh thức (mindfulness meditation) đang trở thành một trong các khuynh hướng ưu thắng của nhiều lĩnh vực hoạt động tại Hoa Kỳ và nhiều nước khác.
(Xem: 1727)
Đức Phật giảng dạy tám mươi bốn ngàn pháp môn, mỗi pháp môn phù hợp cho trình độcăn cơ của chúng sinh tiếp nhận,
(Xem: 1988)
Niềm tin là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tin, con người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết
(Xem: 2002)
Tu, rốt cuộc là để nhìn vạn pháp đúng như chính nó.
(Xem: 2215)
Niệm Phật là một pháp môn dễ học, dễ tu, được đức Phật dạy rất sớm, rất nhiều trong các kinh, từ kinh Nikaya hệ thống ngôn ngữ Pali của Phật giáo Nguyên thủy.
(Xem: 1981)
Bài kinh “Bốn Hạng Người Hiện Hữu Ở Đời” được ghi lại trong Tăng Chi Bộ Kinh I, chương 4, phẩm Bhandagàma, phần Thuận Dòng.
(Xem: 1825)
Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luật sử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật).
(Xem: 1810)
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không là một câu hỏi không mới nhưng không cũ đối với những ai đến với đạo Phật chỉ bằng con đường tín ngưỡng đơn thuần.
(Xem: 1829)
Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sự, nghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”.
(Xem: 1946)
Đúng là nếu giữ được năm giới thì cơ bản sẽ không rơi vào ba đường ác và được tái sinh ít nhất là vào cõi người,
(Xem: 2241)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1778)
Trong các kinh Bát nhã ba la mật giảng nói nhiều về tánh Không với những phẩm tính như vô tự tánh, vô sở hữu, bất khả đắc, vô sanh, như huyễn…
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant