Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần Tư Thế Kỷ Tu Học

13 Tháng Tám 201300:00(Xem: 11162)
Phần Tư Thế Kỷ Tu Học

 

Phần Tư Thế Kỷ Tu Học

 auchau

Phật tử Âu Châu có gì để „hãnh diện“ không nhỉ? Có nhiều lắm! Nhưng đáng kể nhất phải là những Khóa Tu học Phật Pháp Âu Châu hằng năm vào dịp hè. Mùa hè năm nay tại đất nước có vạn hồ ngút ngàn thông reo của xứ Bắc Âu, đã được vinh dự tổ chức Khóa Tu học Phật Pháp Âu Châu kỳ 25 tại Turku xứ Phần Lan từ ngày 25 tháng 7 đến mùng 4 tháng 8 năm 2013.

Vị Hòa Thượng „bất khả tư nghì“ của chùa Khánh Anh đã khai thị cho 25 khóa, với hạnh nguyệnNgày nào Phật tử Âu Châu chưa thành Phật, thì ngài cũng nhất quyết không thành Phật“ (câu này tôi nghe được từ thầy An Chí, MC điều khiển chương trình trong ngày khai mạc). Nhìn dáng vóc bên ngoài của Hòa Thượng trông thật kham nhẫn, nhưng ai có biết chăng bên trong chứa cả một trời… vĩ đại từ những câu nói dí dỏm đến cách tổ chức chu đáo thấm tình đạo hạnh. Người bắt đầu tổ chức „Khóa học Phật Pháp Khánh Anh“ vào năm 1984 gồm khoảng 30 người, sau đó số học viên tăng dần theo cấp số nhân, để rồi đến năm 1989 Khóa Tu học Phật Pháp Âu Châu kỳ 1 đã thành hình tại Hòa Lan và đến nay chặng đường tu học đã đi được một phần tư thế kỷ. Theo thống kê trong bài khai thị của Hòa Thượng, số học viên đông nhất là trên một ngàn tại khóa tu ở Ý, đứng nhì tại Áo với trên chín trăm học viên và hôm nay ở nơi xa xôi khó đến như Phần Lan cũng lên đến con số 837 người tham dự từ 17 quốc gia, gồm 741 học viên và 96 Tăng Ni.

Danh sách các vị Hòa Thượng tham dự khóa tu tương đối khá dài, các giảng sư nổi tiếng đến từ Hoa Kỳ như Hòa Thượng Thắng Hoan, HT Đổng Tuyên và HT Nguyên Siêu. Các vị này dù bận lo tổ chức Khóa Tu học Bắc Mỹ gồm Hoa Kỳ và Canada cùng thời gian khít khao với khóa của Âu Châu, cũng không quản ngại đường xa tuổi già sức yếu sang giảng dạy cho các Phật tử Âu Châu. Các học viên cấp 3 phải nhớ rõ điều này, nên phát nguyện tịnh khẩu và đừng nhập thiền trong giờ học để khỏi phụ công ơn của các ngài.

Đến từ Pháp có HT Minh Tâm và HT Tánh Thiệt, bên Đức chỉ có một HT Như Điển, ba vị này là nồng cốt của ban điều hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu được thành lập năm 1990, nghĩa là có sau Khóa Tu Âu Châu một năm. Vị Hòa Thượng đến sau cùng từ „miệt dưới“ của Úc Châu, có dáng dấp của ngài Di Lặc, làm thầy Quảng Đạo phải tự nguyện đứng hàng thứ hai, đó là HT Quảng Ba nổi danh phong độ một thời với tài thuyết PhápChẩn Tế. Cùng với sự hiện diện của trên 50 Chư Tăng đến từ các chùa trên thế giới.

Bên Ni Chúng có sự hiện diện của Sư Bà Như Tuấn chùa Phổ Hiền bên Pháp, cùng với gần 40 Ni Chúng của các chùa.

 Địa điểm khóa học là một trường Đại học danh tiếng của thành phố Turku, cố đô của xứ Phần Lan khi hãy còn lệ thuộc vào Thụy Điển. Với bàn tay khéo léo của thầy Thiện Thuận cùng các cộng sự viên của Thầy đến từ Việt Nam, nơi tập thể thao rộng lớn của trường đã biến thành một ngôi Chánh Điện trang nghiêm lộng lẫy, với khung cảnh một ngôi chùa làng mái tranh vách chiếu, hoa thơm cúng Phật bằng những lẵng hoa kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông Tây, bông lau cũng phất thành cờ cắm chung với những nhánh thông biểu tượng cho xứ sở Phần Lan.

 Các quan khách cơ quan chính quyền hay đại diện của Phần Lan tại tỉnh Turku đã đến tham dự buổi lễ khai mạc, đặc biệt nhất vẫn là ông Hiệu trưởng của trường, một vị Hộ Pháp đáng kể khi ông quyết định cho mượn trường không lấy xu nào, chỉ phải trả tiền điện nước tiêu dùng mà thôi.

 Đây là khóa đầu tiên trong 25 khóa có Kiết giới an cư cho Chư Tăng Ni trong 10 ngày, buổi tối tụng kinh Pháp Hoa. Trong suốt khóa tu có 1 ngày dành riêng để Bái SámNiệm Phật.

 Bắt đầu từ đây các học viên đã đi vào quy củ trường lớp rõ ràng, lớp 1 a và b dành riêng cho Oanh Vũ với một tên rất kêu là „Đại học Oanh Vũ“ khoảng 70 em, lớp 2 dành cho người sơ cơ mới đi tu học lần đầu, hay không tự tin vào vốn liếng Phật Pháp sẵn có của mình, lớp 3 dành cho các tay cao thủ thượng thừa chuyên đi dự khóa tu và chỉ có cạo đầu mới được lên lớp 4 mà thôi. Do đó lớp 4 chỉ dành riêng cho các Chư Tăng Ni.

 Thời khóa biểu tu học ngày nào cũng giống như ngày nào, sáng mai thức giấc theo tiếng lắc chuông của một vị Thầy có gương mặt thật hiền hòa rất thích hợp cho việc đi khua chúng. Sau đó mọi người với y áo chỉnh tề vân tập đầy đủ trên Chánh điện để tụng một thời Kinh Lăng Nghiêm, còn gọi là Công phu khuya để thu nạp thêm một số thần lực của Thần chú Thủ Lăng Nghiêm. Trong khi chờ đợi ban hành đường và trai soạn lo cho bữa điểm tâm, các học viên đủ mọi lứa tuổi kéo nhau ra sân hoặc theo thầy Hạnh Định luyện khí công và Tài chi, hay theo chị Nguyên Hạnh tập hít thở vận động chân tay múa may quay cuồng cho thân thể thêm cường tráng để còn đủ sức tu học. Chả là chương trình học căng lắm, một ngày ít nhất 3 thời, chưa kể các học viên tinh tấn sau giờ học còn lẽo đẽo bám theo các Thầy để hỏi bài thêm.

 

Buổi trưa nào cũng có ăn cơm Quá đường trong đại sảnh sát bên Chánh điện, cách bài trí rất đơn sơ chỉ cần 2 câu đối một bên trích lời Phật dạy, bên kia lời Đức Dalai Lama cũng đủ trang trọng đạo khí ngất trời:

 

 Học rộng, hiểu nhiều, đắm say đạo lý thì Đạo khó hội nhập.

 Kiên trì tâm chí, thực hành thì Đạo rất lớn lao.

Đức Phật dạy.

Tôn giáo là liều thuốc làm giảm thiểu xung đột và khổ đau của con người chứ không phải làm chúng thêm trầm trọng.

Đức Dalai Lama.

 

Một buổi tối cuối tuần khi các Chư Tôn Tăng Ni đi họp ban điều hành, các học viên được dồn hết vào Chánh điện để nghe một đôi „Song kiếm hợp bích“ gồm 2 Thầy: Thiện Thuận và Hạnh Bảo thuyết Pháp. Đề tài rất nóng bỏng, thích hợp với đại đa số người nghe, có gì đâu chẳng qua cũng chỉ một chữ Tình người ơi! Thầy Thiện Thuận rất được các Phật tử trẻ ái mộ trên „online“, nhất là bài „Bóng mây“ ôi thôi đã làm rơi lệ không biết bao nhiêu người.

Thầy Hạnh Bảo là người trong ban điều hành khóa tu này ở địa phương, Thầy là trụ trì chùa Liên Tâm mới được xây dựng lại sau 20 năm dài yên nghỉ ở thành phố Turku. Nghĩ cũng tội cho Thầy, đang từ một lá ngọc cành vàng con cháu của „Ôn Mệ“ bây giờ trở thành một Thượng Tọa „bán rau“ độ nhật qua ngày, tôi cũng cầu mong cho Thầy tu hành tinh tấn để sau này sẽ trở thành một „Hòa Thượng Cua“.

 

Một ngày đầu tuần, Giáo hội Phật giáo Thống nhất Âu Châu tổ chức buổi lễ tưởng niệm 50 năm Bồ Tát Thích Quảng Đức vị Pháp thiêu thân. Khi tiếng hát của chị Huynh trưởng Gia đình Phật tử vang lên với „Lửa từ bi“, khiến mọi con tim của người nghe cũng hòa theo „trái tim bất diệt“ của vị Bồ Tát này.

 au_chau_1

Đi tu học mà không nói sơ qua các đề tài giảng của các Thầy là cả một điều thiếu sót. Vì thân này không thể sẻ ra làm 4 được nên tôi chọn lớp 3 có nhiều giảng sư thượng hạng để giải trình. Bình thường các Pháp sư hay ngồi trên Pháp tòa cao nhìn xuống để giảng, nhưng lớp 3 lại ngồi ngược theo dòng đời làm các giảng sư phải nhướng cổ nhìn lên trên, chẳng ổn tí nào!

. HT Thắng Hoan: chuyên gia về Duy thức học, khi cầm Micrô đứng trên bục giảng, ngài thao thao bất tuyệt giảng không biết mệt. Nào là “Tôi đi tìm lại cái tôi”, ngoại quán là nghe tiếng lòng đừng nghe tiếng nói, nội quán là xóa “memory” quán ngược trong tâm. Đừng để anh Mạc Na Thức “control” ý thức, khi ý thức trổi dậy phải “clean up” ngay. Nhờ chút vốn liếng Anh ngữ nhỏ nhoi còn sót lại, tôi mới hiểu nổi bài giảng của Thầy, nhưng có một chữ Thầy hay dùng tôi đành chịu thua không nhận ra mặt chữ như câu: “nếu chưa “xì-kiu” thì đừng xuống núi”.

. HT Minh Tâm: Sư Ông lúc này rất mệt nên không soạn sẵn đề tài, chỉ giảng theo câu hỏi của các học viên. Tuy nhiên chất lượng và sự dí dỏm của Sư Ông lúc nào cũng tràn đầy khiến bao nhiêu người yêu mến.

. HT Như Điển: với đề tài muôn thuở Tư tưởng của Tịnh Độ Tông, ngoài ra người hay thuộc lòng các bài thơ đã in sâu vào tâm thức hằng nửa thế kỷ vẫn không quên, một trí nhớ khá siêu phàm. Thầy đã tặng các Phật tử tuyển tập “50 năm nhìn lại” của 99 tác giả và khảo bài về lịch sử xem có ai còn nhớ tí nào không? Nhất Chi Mai là ai? Là một nữ Phật tử đã tự thiêu ở Sài Gòn năm 1967 để phản đối Chiến tranh Việt Nam hay câu thơ “Đêm qua sân trước một cành mai” của Thiền sư Mãn Giác.

. HT Thái Siêu: khi nào ngài là Luật sư Đổng Tuyên và khi nào người là HT Thái Siêu tôi còn chưa rõ. Chỉ biết rằng Thầy rất đắc ý với đề tài “thiếu và sai”. Thầy giảng về Bồ Tát Giới tại gia và hôm sau cùng đã cùng cả trăm Bồ Tát tại gia vừa đắp Y lẫn rớt Y đi tụng giới. Thầy có tài kể chuyện thật cứ như chuyện giả cười đến quên cả ngủ gật.

. HT Nguyên Siêu: sở trường về Kinh Pháp Hoa, nhưng bài giảng kỳ này về Kinh Đại Bảo Tích, phẩm Pháp Hội với Úc Già Trưởng giảBồ Tát tại gia, ở tại nhà mà học tu giới xuất gia. Bài giảng hôm sau là Thắng Man giảng luận, chị Nguyên Hạnh ngồi bên cạnh không chịu nghe Thắng Man phu nhân nói về Phật thừa, mà cứ nhìn tướng hảo tuyệt vời của Thầy rồi liên tưởng đến ngài A Nan.

. HT Quảng Ba: giảng về đề tài Phật, Pháp, Tăng. Thầy nêu cao “tình thầy trò” của Phật giáo Việt Nam, chưa xứ nào sánh kịp. Một điểm làm tôi tâm đắc nhất là sự dũng cảm của Thầy, dám nêu rõ tên của một vị Pháp sư nổi tiếng nhất hỉện nay, được bao nhiêu tín đồ cuồng tín ngày đêm nghe thuyết giảng trên băng tần. Trong 10 câu giảng, vị này đã nói đúng chánh pháp đến 9 câu, nhưng chỉ 1 câu tà đạo thôi cũng đủ làm tiêu diêu cả cuộc đời. Đây là lần đầu tiên tôi được nghe Hòa Thượng giảng, mặc dù tôi đã gieo duyên với người từ 20 năm về trước, lần Thầy đến chùa Linh Thứu thuyết pháp tôi chưa bước chân vào đạo, lần Khóa Tu kỳ thứ 11 ở Na Uy tôi ngủ quên không dự buổi Trai đàn chẩn tế, chỉ được ăn một viên kẹo lạc phủ mè đen do một chị ở Thụy Sĩ giật về chia cho và gọi là “thèo lèo cứt chuột”. Ôi, chỉ một viên kẹo lạc mè đen thôi mà hôm nay tôi phải sang Phần Lan dự khóa thứ 25 để nghe Thầy giảng một lần cho biết mặt.

. TT Tâm Huệ: cũng giảng về Duy thức học, nhưng đi sâu vào các loại tâm, nào là tâm vương không diệt được chỉ nằm cho tâm sở hoạt động. Nếu chỉ kể các loại ngũ độn xử hay ngũ lợi xử không, chắc các học viên sẽ nhập thiền đi vào chánh định ngay không còn biết trời trăng gì nữa, nhưng Thầy đã biết cách dẫn dắt lái đề tài đi vào cõi mộng ngoài đời, để mọi người có những trận cười liễu ngộ.

. TT Thông Trí: giảng về Tâm thức tức là nghiệp, tu tâm là tích tập các nghiệp thiện. Định nghĩa Tâm là gì? Là điều mình suy nghĩ hay là sự hiện hữu, tất cả đều sai. Vậy Tâm chỉ là tích tập danh tâm, ai chịu khó nghe giảng sẽ được 10 điểm cho câu hỏi này trong bài thi cuối khóa.

Cơm nấu rồi cũng phải chín, học mãi rồi cũng phải thi. Ngày cuối các học viên được nghỉ ngơi buổi chiều để ôn bài vở, ai không thi cũng có bằng đóng dấu hẳn hòi. Tấm lòng đến khóa tu học đã được Chư Phật chứng giám cho hết cả rồi. Các cô bạn viết văn của tôi mải lo sửa soạn văn nghệ cuối khóa, nên giao trách nhiệm cho tôi phải gạo bài thi giật lấy nếu không bảng vàng thì cũng hạng ba. Tuy trên vai mang trọng trách như thế, nhưng tinh thần Bồ Tát đạo của tôi lại bắt tôi phải đi kiếm bàn ủi để ủi chiếc áo dài tím mộng mơ cho một chị ca “hò Huế”. Tôi chỉ còn một chút thời gian thật khiêm nhường để học bài thi, bỏ cả buổi tụng Kinh Pháp Hoa với Phẩm Đà La Ni, nói thế các bạn đã đủ hiểu làm sao tôi trả lời trúng được câu hỏi: “Trong Kinh Pháp Hoa, Phẩm nào dạy cho chúng ta cách tu để thành Phật”. Thế mà sau khi phát bài thi ra bài của tôi bị giữ lại, cả phòng số 23 gồm 14 người vỗ tay reo hò, kẻ cho mượn xâu chuỗi, người cho mượn vòng đeo tay rồi hứa sẽ quay phim chụp ảnh. Vinh dự của tôi là của chung, tùy hỷ công đức mà! Họ còn bắt tôi phải sửa soạn vài câu phát biểu nếu lỡ trúng thủ khoa. Tôi định bụng sẽ đem “Tứ trọng ân” ra kể lể, ơn Thầy tổ, ơn Hòa Thượng Sư phụ đã dẫn dắt tôi vào con đường Đạo, giọng run run, mắt rơm rớm nữa là hoàn hảo. Nhưng may quá, tôi chỉ đậu hạng ba các bạn ạ!

 

Buổi tối theo truyền thống có buổi văn nghệ cuối khóa, chị Nguyên Hạnh đã gom hết các tài năng quen biết để đưa lên 4 tiết mục đặc sắc gồm hò Huế, ngâm thơ, dân ca 3 miền và một vở kịch. Dĩ nhiên các phe cánh khác lực lượng cũng hùng hậu không kém, lại thêm ca sĩ Gia Huy cùng các ca sĩ của ban nhạc Helsinki cùng nhau đòi trình diễn sớm. Lần này nhiều nhân tài quá, nên tôi đã từ chối lời mời của Nhật Hưng nhận vai bà Tám trong vở kịch “Mẹ là Phật” của nàng. Sau cô nàng tìm được một nhân vật lúc xưa là kịch sĩ của đoàn Kim Cương, nên đến cám ơn Hoa Lan rối rít về việc đã từ chối không nhận lời đóng kịch. Nhờ thế vở kịch diễn quá hay đến Hòa Thượng Phương Trượng cũng phải khen. À quên! Cô nàng Nhật Hưng và các tay phụ tá khác đã xả thânđại nghĩa, thành lập một công ty cắt tóc để lấy tiền cúng dường cho khóa tu của Sư Ông. Tuy làm chơi nhưng ăn thật, cắt vớ vẩn như thế mà thu được đến trên 600 Euro. Nàng đòi bỏ nghề viết lách để đi nắm đầu nắm cổ thiên hạ. Tôi khuyên Nhật Hưng nên chia bớt số tiền cắt tóc để cúng dường nâng đỡ các mầm non, chủng tử của Như Lai mới đi tu họcẤn Độ về còn gặp nhiều khó khăn như thầy Như Tú. Chứ khóa tu đã có HT Thái Siêu lo, lời lỗ bao nhiêu các Mạnh Thường Quân của Thầy sẽ bao hết. Một khuôn mặt khả ái hay xuất hiện với các ống kính quay phim và chụp hình trong suốt khóa tu học, đó là nhà văn, nhà thơ, ca sĩ Bích Xuân. Người này rất đa tài khi chị trình diễn màn dân ca 3 miền thật tự nhiênlôi cuốn.

Vài hàng về xứ Phần Lan và người Việt ở xứ sở này. Nước Phần Lan không to lắm, Tây giáp Thụy Điển, Đông giáp nước Nga và Bắc giáp Na Uy, gồm khoảng 5 triệu rưỡi dân và người Việt khoảng 5 ngàn rưỡi sống rải rác trên 10 thành phố, đông nhất có lẽ tại thủ đô Helsinky. Họ theo chính thể cộng hòa có Tổng Thống và có đời sống xã hội khá cao. Nhìn vào dân số ta đoán ngay đất nước này đang trong cảnh đất rộng người thưa, nên họ đón nhận các người Việt tỵ nạn một cách ưu ái.

Cảm giác đầu tiên của tôi về người Việt Nam ở Phần Lan là biết giữ gìn văn hóa, biết bảo tồn “tiếng mẹ đẻ” qua các em thiếu nhi xách hộ vali cho các cô chú bác lên phòng. Các em nói tiếng Việt thật hoàn hảo đến độ phải giật mình. Ban vận chuyển của khóa tu cũng thật tuyệt vời, từ phi trường Helsinky đến Turku hơn 200 cây số đi gần 2 tiếng rưỡi, mỗi người mỗi nhóm đến khác giờ từ 17 quốc gia, thế mà vẫn chu toàn. Tôi nhớ mãi câu chào đón đầu tiên của anh tài xế xe buýt ở phi trường Helsinky rất mộc mạc nhưng dùng chữ rất đặc thù:

- Con xin chào các Thầy Cô và quý cô bác, tuy con chưa có “quốc tịch Phật” nhưng có một tấm lòng xin các Thầy Cô dùng tạm khăn lau mặt, một thỏi kẹo Sô-kô-la và một hộp nước giải khát để ở thành ghế, đó là tất cả tấm lòng của con. Dạ, xin hết ạ!

 

Đáng lẽ đến đây tôi có thể chấm dứt cho bài tường thuật về khóa tu học, nhưng một biến cố xảy ra bất ngờ khiến tôi phải viết thêm vài dòng cho đầy đủ. Đấy là tin Sư Ông Khánh Anh thân thương của chúng ta đã xả bỏ xác thân. Lúc nghe tin qua điện thoại, tôi sững sờ tắt máy vi tính không viết bài được nữa, định cho bài viết tiêu diêu luôn, nhưng định thần lại qua ngày hôm sau quyết định phải viết tiếp để truyền thông thành quả của Sư Ông qua khóa tu học kỳ thứ 25. Còn đâu lời hứa của Sư Ông sẽ có mặt tại Thụy Sĩ trong khóa thứ 26. Tôi biết Sư Ông đã biết rõ bệnh trạng và ngày giờ ra đi của mình, nên đã sắp đặt trước tất cả. Không dễ gì thỉnh được HT Thắng Hoan sang Âu Châu thế mà Sư Ông đã nói gì khiến người phải sang. Hôm về lại Berlin cũng hơi trễ, lúc bước nhanh vào cổng số 24 để lên máy bay, tôi giật mình thấy HT Thắng Hoan ngồi đợi ở cổng số 25, nhìn lên thấy bảng về Paris. Thầy không chịu về Bắc Mỹ để tổ chức khóa tu hay sao? Thầy Pháp Quang phải bỏ vé máy bay ở lại Phần Lan, vào nhà thương để săn sóc Sư Ông là chuyện bình thường, nhưng còn các vị Hòa Thượng khác? Sư Ông đã sắp đặt đâu vào đấy cả rồi!

giới tử được Sư Ông trao truyền Bồ Tát Giới (1999), được người mở cho con đường Bồ Tát hạnh để vươn lên, công ơn ấy tôi nào dám quên. Chỉ mong sao đi tiếp con đường Sư Ông đã vạch ra là người đã mỉm cười.

 au_chau_2

Hoa Lan - Thiện Giới.

Mùa hè 2013.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12447)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11190)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13253)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13420)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 14011)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
(Xem: 13261)
Ngài có công lớn đem Phật giáo vào thế giới phương Tây, mang lại hòa hợp giữa các tôn giáo, trồng cây Bồ Đềvị trí tương xứng với nhân loại ngày nay.
(Xem: 13657)
Cuộc sống là phụ thuộc lẫn nhau. Để có được hạnh phúc, một người cần phải cống hiến nuôi dưỡng hết mình cho xã hội và cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 13306)
Ờ, thì nôn nao, thì nhớ, thì… nôn nao. Nhớ hình bóng quê nhà, là nhớ mẹ. Nhớ lúc mẹ lật đật chạy từ trong nhà ra ngõ đón mình về.
(Xem: 13232)
Một vị Bồ tát đạt được giải thoát như một vị a la hán bồ tát trên con đường trở thành một vị Phật. Nhưng ngài không dừng ở đấy; ngài sẽ hoạt động xa hơn để đạt đến giác ngộ.
(Xem: 13028)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả)...
(Xem: 12542)
Kính đa tạ quý Ôn giảng sư, quý thầy, quý ni sư, quý sư cô luôn hiện diện đầy đủ trong lớp học để thời gian an cư ngắn ngủi tại PHVQT năm 2011
(Xem: 14154)
Đời sống của ngài hàng ngày theo một thời khóa giản dị. Ngài dậy trước khi hừng đông, một thời gian hoàn toàn êm ả và tĩnh lặng thật tuyệt hảo để thiền quán.
(Xem: 12431)
Mỗi ngày được lên trang nhà và đọc một câu chuyện đêm khuya cũng giúp mình tịnh tâm học hỏi được chút ít gì làm hành trang cho chính mình trên con đường tu tập nên mình vui lắm.
(Xem: 13019)
Với dân số khoảng hơn 6 triệu người và có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, Lào là nước có tỉ lệ chùa cao nhất thế giới so với số dân.
(Xem: 13362)
Phật giáo vượt qua giới hạn của cá nhân-nhận ra sự thật của sự liên kết lẫn nhau có nghĩa là cùng tham gia với mọi người trong một thế giới rộng lớn hơn.
(Xem: 11740)
Giới trí thức Phật giáo luôn quan tâm đến nghiệp vận tôn giáo mình trên quê hương cũng như nơi đất khách. Họ vẫn ngồi lại mỗi khi có dịp, nỗi ưu tư được nêu ra...
(Xem: 12594)
Về phương diện tinh thần, hơi thở còn có khả năng làm lắng dịu và chữa trị những cảm xúc tuyệt vọng, lo âu, sợ hãi, bất an v.v... trong ta được bình phục.
(Xem: 13282)
Con người ta nếu sống chân thành, thật thà với chính mình, với người thì cái tâm ấy như vàng, như kim cương nên không sợ chi lửa.
(Xem: 13138)
Văn học Phật giáo có kể về những kỹ nữ là những Phật tử thuần thành. Trưởng lão ni kệ có kể về hai kỹ nữ, cũng là hai chị em Vimala và Sarama.
(Xem: 19487)
Thủ Dầu Một đầu tiên là địa danh vùng, rồi địa danh các đơn vị hành chính các cấp: hạt TDM (1869), tỉnh TDM (1899), thị xã TDM (1975).
(Xem: 13369)
Dù lý giải như thế nào đi nữa thì cũng dễ dàng nhận thấy là mối quan hệ tình cảm của con người là cái quan trọng nhất vượt lên trên cả tiền bạc, vật chất...
(Xem: 13553)
Ta phải thực tập chính niệm để duy trì cái thấy vô thường; cái thấy các pháp tương tác duyên khởi ở trong thế gian, đang bị vô thường bức hại...
(Xem: 17710)
Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ...
(Xem: 14127)
Tại biên giới của tỉnh Tây Khương sát với Tây Tạng có một bà lão sống cô độc, chồng và đứa con trai duy nhất của bà đã qua đời.
(Xem: 12991)
Một vị thiền sư nọ cất túp lều tranh trong rừng sâu sống ẩn dật tu luyện không tranh đua với đời. Thiền sư tiếp xúc với cỏ cây nhiều hơn con người cho nên tâm hồn ông rất thanh thản vô vi.
(Xem: 14065)
Thanh lọc tâm mình bằng cách thiền tập hoặc niệm Phật để tiếp xúc với năng lượng tĩnh lặng từ bên ngoài lẫn bên trong là cách làm của người tin Phật, có trí.
(Xem: 12169)
Có một thứ mà khi càng cho đi thì càng có thêm nhiều, đó là lòng tốt. Có một loại năng lượng nào càng sử dụng, thậm chí càng xài phí thì càng có nhiều thêm, đó là lòng tốt.
(Xem: 11899)
Thời giansự thật, nơi bôi xóa, giấu che và hiển lộ tất cả. Trong nghĩa ấy, thời gianlịch sử. Lịch sử được làm nên từ những ánh rực rỡ và những lặng thầm, trên đường đi của nhân loại.
(Xem: 13097)
Một ngày nọ, chàng trai muốn đi xuất gia. Chàng nói ý định này với người bạn thanh mai trúc mã của mình. Nàng thiếu nữ nghe xong thoáng buồn và hỏi lại...
(Xem: 13385)
Sơ suất có thể làm hại mình, hại người, nhất là trong những quyết định quan trọng. Đó là bài học tôi nghe được từ một người thầy.
(Xem: 11944)
Dầu cuộc đời có bận rộn và nhiêu khê đến đâu, hãy nhớ dừng lại để thở, để nhìn nụ cười trong những đóa hoa, mây bay trong tách cà phê thơm...
(Xem: 17144)
Công việc sẽ chiếm phần lớn cuộc đời bạn và cách duy nhất để thành công một cách thực sự là hãy làm những việc mà bạn tin rằng đó là những việc tuyệt vời.
(Xem: 12497)
Đức Phật đã khẳng định rằng nữ giới và nam giới đều bình đẳng trong khả năng chứng ngộ, và vì lý do đó Ngài đã cho phép họ được xuất gia...
(Xem: 12748)
Hè đến, những cánh phượng nhuộm đỏ một góc đường. Ta lại bồi hồi nhớ lại ký ức xưa cũ. Con đường đất, mái nhà xiu vẹo...
(Xem: 12333)
Hành trang đi vào trong vô thường để tìm chân thường, biết huyễn mộng vẫn đi vào huyễn mộng, để tìm lại con người chân thật, con người của thảnh thơi, thanh tịnh, hạnh phúc...
(Xem: 14074)
Mỗi bước chân và mỗi cái nhìn của mình có thể chế tác được năng lượng an lạc. Mình bước tới và mình biết là mình đang chạm vào tịnh độ.
(Xem: 12396)
Hạnh phúc luôn có mặt trên những chặng đường ta đi qua chứ không phải ở cuối con đường. Hạnh phúc có thể được tìm thấy trong từng phút giây ta sống...
(Xem: 11759)
Nếu mọi người, mọi nhà đều thực hành Luật Nhân Quả họăc biết sợ Nhân Quả thì thế giới này biến thành một Cung Trời mà chẳng cần phải bôn ba tìm kiếm Thiên Đường ở đâu khác.
(Xem: 12493)
Chư Phật Bồ tát xuất hiện ở đời vì chúng sinh mà khởi đại bi tâm, khải mê khai ngộ. Các Ngài đã phát đại nguyện ban vui cứu khổ, phụng sự cho chúng sinh mà không quản nại mọi khó khăn...
(Xem: 12986)
Khi bạn đau khổ, có những vấn đề, mắc bệnh ung thư, bệnh aids, rắc rối trong mối quan hệ, bất kỳ điều gì, hãy nghĩ: “Nguyện đại dương khổ đau sinh tử của tất cả chúng sinh khô cạn.”
(Xem: 13071)
Ở đây, mình đi tìm mùa xuân của lòng người, lòng mình, nên chỉ cần ngồi thật im, thật vững chãi và chế tác năng lượng mùa xuân...
(Xem: 12343)
Để có được sự trưởng dưỡng nội tâm, chúng ta cần phải sống chậm lại, chú ý lắng nghe nhiều hơn, nói ít đi, quan tâm nhiều hơn tới tiếng nói của nội tâm mình...
(Xem: 12421)
Trong cuộc sống cần rất nhiều thiện hạnh để nâng đỡ cho tinh thầnđời sống của chúng ta. Nếu không có những thiện hạnh, chúng ta sẽ dễ sao nhãng tinh thần...
(Xem: 11810)
Một phê bình luôn phải đặt vững trên nền tảng thực tại riêng của nó – thực tại mà nhãn quan của nó làm phát lộ, cái thực tại đặc thù bởi trong cách thức đặc thù mà liên hệ đến cái thực tại...
(Xem: 11854)
VNPG không phải là một phong trào hay một giai đoạn làm ăn phát đạt nhờ mua bán giỏi, mà là một nền tảng đạo đức chuyên biệt, dung chứa những tâm nguyện cao cả...
(Xem: 12140)
Chúng ta may mắn có một đạo Phật, dưới ánh sáng của Đấng Giác ngộ với tấm lòng Từ bi và Trí tuệ, xuất hiện trên cuộc đời uế trược nầy vì lợi ích cho trời người.
(Xem: 13208)
Lắng nghe mọi người, để hiểu và thương. Đó cũng là một cách nói rằng: tôi luôn có mặt cho mọi người, nhất là những người đang khổ đau.
(Xem: 12739)
Khi mình niệm hơi thở, nụ cười, là khi mình làm cho tâm mình lắng dịu, như hồ nước không gợn sóng, có nghĩa là mình có định.
(Xem: 13167)
Giác ngộ mới là cái cần làm, trong đó trước tiên là hiểu mình, đến hiểu bản chất của cuộc sống vạn vật, rồi quay lại với cuộc sống sôi động.
(Xem: 11771)
Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant