Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vực Thẳm (song ngữ)

03 Tháng Bảy 201514:52(Xem: 16595)
Vực Thẳm (song ngữ)
VỰC THẲM 

Gil Fronsdal - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Vực Thẳm (song ngữ)

Vực Thẳm

Nhà sư lãnh đạo các công việc của tu viện, đã kể câu chuyện nầy như sau:

Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện. Nhờ tôi trải qua nhiều nỗ lực thực hành, nên những nguồn năng lượng trong tâm tôi như sự tập trung, sự tỉnh thức, và lòng từ bi, đã trở nên rất mạnh mẽ, nhiều đến nỗi vị sư trụ trì chưa bao giờ trông thấy ai như thế, trước kia. Mọi người đều cảm thấy sự an lạc, cùng với sự thanh thản, khi họ tiếp xúc với tôi. Tôi chỉ còn rất ít sự dính mắc, mà người khác trông thấy được.

Tuy nhiên, tôi vẫn chưa giác ngộ. Ở tu viện nầy, có những nhà sư khác đến tu hành sau tôi, và họ cũng đã thực hành ít kỹ lưỡng hơn tôi, nhưng họ đã đạt được những cấp độ khác nhau của sự giác ngộ. Mọi người đều cho rằng trường hợp của tôi là kỳ lạ nhất.

Rồi một ngày kia, vị sư trụ trì kéo tôi ra bên cạnh ông, rồi ông nói chuyện với tôi thật lâu. Chúng tôi bàn luận về lý do tôi đã không có sự tiến bộ, lý do con người tôi như bị ai kéo ghì lại, bởi vì tôi đã sợ hãi để buông xả hoàn toàn. Mặc dù tôi tin tưởng rằng tôi đã đặt niềm tin vào đời sống tinh thần, nhưng tận trong trái tim tôi là một sự hoài nghi không-rõ-ràng, nhưng dai dẳng. Từ hồi còn bé đến giờ, một phần của tâm trí tôi như đứng trên ngọn đồi cao, nhìn xuống đợi chờ một thảm kịch kinh hãi, đe dọa đến gần. Vào phút cuối của buổi nói chuyện, nhà sư trụ trì bảo tôi rằng ông đã nghĩ ra một cách duy nhất, để thắp lửa vào ngọn đèn giác ngộ của tôi. Khi ông cho tôi cơ hội nầy, mắt tôi đầy lệ vì vui mừng ... nhưng rồi ông bảo tôi, điều nầy có nghĩa là tôi phải bước xuống căn phòng dưới tầng hầm, có tên là "Vực Thẳm".

Đã qua rất nhiều thế hệ, không có một ai bước vào căn phòng nầy. Chỉ có những nhà sư trụ trì là biết được các điều bí mật xảy ra bên trong căn phòng. Và, không còn một ai khác. Cánh cửa mầu đỏ của căn phòng luôn khóa chặt, nhưng chắn chắn, đây là một điều không cần thiết. Một bầu không khí kinh hãi, phát ra từ phía bên trong, làm các nhà sư lo sợ khi họ phải đi ngang qua, gần cánh cửa phòng.

Trong lúc chúng tôi đi bộ xuống tầng hầm, vị sư trụ trì giải thích cho tôi biết rằng, đây là cơ hội cuối cùng, và duy nhất của tôi vào căn phòng nầy. Một khi tôi bước vào căn phòng, tôi sẽ không có đường quay trở lại. Đứng trước cửa phòng, tôi có cảm giác buồn vui lẫn lộn trước khi bước vào. Vị sư trụ trì cẩn thận giải thích những lời hướng dẫn, mà vị thầy của ông đã truyền lại cho ông. Lời hướng dẫn của ông, tôi nhớ như sau: "Tôi sẽ phải bước vào phòng. Nhà sư trụ trì sẽ đóng ập cửa, rồi cánh cửa sau lưng tôi được khóa lại, và trong mọi trường hợp ông không được mở cửa ra nữa. Khi tôi vào phòng rồi, tôi đơn giản chỉ cần đi bộ đến phía bên kia của căn phòng, rồi bước ra ngoài bằng cánh cửa bên đó. Chuyện nầy nghe có vẻ khá dễ dàng".

Sau đó, đột nhiên, nhà sư trụ trì mở cửa, rồi ông đẩy tôi ngay vào phòng. Trước khi tôi kịp bình tĩnh lại, tôi nghe thấy tiếng khóa cửa sau lưng tôi.

Căn phòng nầy thật sự rất lớn, có lẽ chiều rộng khoảng 30 mét (tương đương với 100 feet). Ở mặt bên kia của căn phòng là cánh cửa, giống y hệt như cánh cửa tôi vừa bước vào.

Căn phòng không có sàn nhà. Tôi đang đứng trên chỗ-nhô-ra-của-mỏm-núi-đá, chiều ngang 60 xăng-ti-mét (tương đương với 2 foot), và có chiều dài bằng cánh cửa. Ngay chính giữa tôi và cánh cửa bên kia là một vực thẳm. Vực thẳm mà tôi chẳng nhìn thấy đáy. Từ đáy vực sâu, đưa lên âm thanh ken két như tiếng ghiền đá, cùng với âm thanh vỡ nứt. Thỉnh thoảng, một quả cầu lửa bắn lên trên.

Tôi đã sợ hãibối rối. Tôi cần phải làm gì đây, làm sao tôi có thể đi qua phía bên kia được? Tôi đã dành trọn ngày đầu tiên đứng trên chỗ-nhô-ra-của-mỏm-núi-đá để học hỏi về căn phòng, vì tôi tưởng rằng tôi sẽ tìm ra được cách bí mật để đi qua phía bên kia. Tôi đã dành trọn ngày thứ hai đập mạnh vào cánh cửa, để hy vọng rằng ai đó sẽ mở cửa cho tôi ra ngoài. Tôi đã khóc gần như trọn ngày thứ ba, rồi trong khi ngồi trên chỗ-nhô-ra-của-mỏm-núi-đá, một chiếc dép đã rơi ra khỏi chân tôi. Khi chiếc dép rơi xuống vực, những âm thanh ken két như tiếng ghiền đá, vang vọng lên còn nhiều hơn trước.

Vào ngày thứ tư, sau nhiều lần tôi suy nghĩ về lời hướng dẫn, tôi cảm thấy tuyệt vọng. Lời hướng dẫn thật đơn giản: Hãy đi bộ đến bên kia của căn phòng, rồi bước ra bằng cánh cửa bên đó. Tôi có thể tin tưởng vào Nhà Sư Trụ Trì không?

Mệt mỏi và đói bụng, vào ngày thứ năm tôi đã chẳng còn chút hy vọng nào nữa. Tôi tự thuyết phục tôi rằng, tôi không còn sự lựa chọn nào khác, ngoài việc cố gắng đi đúng theo lời hướng dẫn, tôi quyết định bước chân ra ngoài chỗ-nhô-ra-của-mỏm-núi-đá. Tôi cố gắng không tưởng tượng, những điều gì đang chờ đợi tôi dưới vực sâu. Vì quá hãi sợ, nên tôi nhìn thẳng về phía trước, và đưa chân đi một bước về phía bên kia phòng, chân tôi đang bước vào nơi-tôi-không-biết. Khi tôi đặt chân xuống, chỗ-nhô-ra-của-mỏm-núi-đá tự kéo dài ra về phía trước, nên giúp cho chân tôi đứng vững vàng.

Phải mất thêm một ngày nữa, tôi mới dám bước chân thêm bước thứ nhì, và cuối cùng khi tôi quyết định đi tiếp, chỗ-nhô-ra-của-mỏm-núi-đá một lần nữa tự kéo dài ra phía trước, để nhận lấy chân tôi. Tôi tiếp tục bước đi vào chỗ-hư-không (còn gọi là tánh-không, dưới cái nhìn Phật Giáo), và theo cùng với mỗi bước chân tôi đi, chỗ-nhô-ra-của-mỏm-núi-đá kéo dài thêm ra. Và cứ như thế, chẳng mấy chốc, tôi đã đến phía bên kia phòng.

Kể từ ngày hôm ấy, tự tôi buông xả, rồi tôi bước chân vào nơi tự do của sự giác ngộ, thật dễ dàng.

 

The Abyss 

The work leader of the monastery told this story:

I had reached an impasse after twenty-five years in the monastery.  I had devoted myself diligently to monastic practice.  Through much effort my powers of concentration, mindfulness, and compassion were among the strongest the Abbot had ever seen. I was known for my peace and equanimity. I had few obvious attachments.

However, I had not yet attained realization.  Other monks, with less time in the monastery and less thorough practice had reached various levels of awakening. Everyone thought my circumstance was most strange.

Then one day the Abbot took me aside for a long talk. We discussed how I was held back by my fear of completely letting go. As much as I trusted the spiritual life, at my core was some deep, unarticulated nagging mistrust. As long as I could remember, a part of me was on the lookout for impending tragedy.  At the end of the conversation the Abbot told me he could think of only one more catalyst for my enlightenment. Just the possibility brought me tears of joy … until he told me it meant entering a basement room called “the Abyss.”

No one in many generations had entered this room. Only the abbot was entrusted with the secret knowledge of what was inside. No one else knew.  While the red door to the room was kept locked, it didn’t need to be.  An atmosphere of terror emanated from within and the monks were afraid to walk anywhere close to the door.

Walking down to the basement the Abbot explained that my one and last opportunity was inside this room.  Once I entered this room, there would be no turning back.  Standing in front of the door I had mixed feelings about entering.  The abbot carefully explained the instructions that had been transmitted to him. I was to step into the room.  The abbot was to close and lock the door behind me and under no circumstance was he to unlock it again. On entering the room I was simply to walk to the other side of the room and exit through the door there. It sounded easy enough.

Suddenly, the abbot opened the door and pushed me inside. Before I could get my bearings, I heard the door lock behind me.

The room proved to be huge, perhaps 100 feet wide. On the other side of the room was a door just like the one I had entered.

The room had no floor.  I was standing on a two foot ledge as wide as the door. Between me and the other door was a gaping abyss. I could not see the bottom.  From the depths came horrible grinding and cracking sounds.  Occasionally a ball of flame shot upward.

I was scared and perplexed.  How was I supposed to walk across?  I spent the first day standing on the ledge studying the room, certain that I was meant to discover some secret way to get across.  I spent the second day banging on the door hoping that someone would let me out.  I cried most of the third day until, while sitting on the ledge, one of my slippers fell off my foot. As it fell the grinding noises seemed to get worse.

On the fourth day I desperately and repeatedly reviewed the instructions.  They were so simple: Walk across the room and out the other door. Could I trust the Abbot?

Tired and hungry, on the fifth day I gave up all hope.  Convinced I had no other choice but to try the instructions, I decided to walk out off the ledge.  I tried not to imagine what awaited me down in the depths. Terrified, I looked straight ahead and took a step into the room, into the unknown.  As my foot came down, the ledge stretched forward, receiving me with a firm, stable base.

It took me another day to take the second step, but when I finally did, the ledge again extended itself outwards to receive my foot.  I continued walking into the emptiness and with each step the ledge became longer. Soon enough I had reached the opposite side.

From that day on, letting go into the freedom of realization has come easily.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3596)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3761)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2895)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2679)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3186)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3673)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3274)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3346)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2950)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3424)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3772)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3599)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3591)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2941)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3591)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3107)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3620)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3430)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3418)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3856)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3929)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3302)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3633)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3336)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3151)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3198)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4596)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3570)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3124)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4463)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3386)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3985)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4548)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3808)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3273)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3529)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3101)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3305)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3800)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3786)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3346)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3236)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3209)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3139)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3573)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3398)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3394)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3466)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3952)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3424)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant