Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mười Điều Sáng Kiến Phát Minh của Cố HT Thích Minh Tâm

09 Tháng Chín 201518:36(Xem: 10967)
Mười Điều Sáng Kiến Phát Minh của Cố HT Thích Minh Tâm
Mười Điều Sáng Kiến Phát Minh
của Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm


Thích Như Điển

ht-minh-tam-hinh-anh-xua-103Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây v.v… vốn là những câu tục ngữ mà người Việt chúng ta vẫn hay nhắc nhở đến hằng ngày, thì không có lý do gì để chúng ta quên ơn của những người đi trước đã dày công gầy dựng lên. Các nhà Bác Học như Albert Einstein có thuyết tương đối, Văn Hào Victor Hugo, định đề Eclik, định lý Archimet v.v… tất cả đều được mọi người biết đến và về sau nầy có những công trình được cầu chứng tại tòa án để không ai có thể phát hiện trùng lặp với tên tuổi của mình đã sáng chế. Thế nhưng cũng có nhiều công trình thế kỷ thuộc diện tâm linh, phi vật thể, thì chưa ai nghĩ đến điều nầy cả. Điều nầy cũng giống như bản quyền của một tác phẩm được độc quyền xử dụng, phát hành khi đã có khai báo với tòa án. Ở đây tôi muốn nhắc đến những công trình thế kỷ về sau, mà cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm đã đóng góp cho Đạo suốt hơn 40 năm qua tại Hải Ngoại nầy. Dĩ nhiên những điều của tôi trình bày cũng có thể là không hoàn toàn đúng, vì tôi không phải là Ngài, nhưng tôi có thể nói rằng kể từ năm 1972 đến năm 2013, suốt hơn 40 năm như vậy tôi đã gần gũi và làm việc với Thầy, là vai trò Tổng Thư Ký, nên tôi xin ghi lại đây để lại cho đời.

Sáng kiến đầu tiên của Thầy là Định Kỳ hằng tháng cúng chùa. Thuở ấy Phật Tử ít ỏi, công ăn việc làm chưa có, chưa ai nghĩ đến chuyện xây chùa ở ngoại quốc nầy cả. Sau khi Thầy qua Pháp năm 1973, làm việc chung với Thầy Nhất Hạnh một thời gian, thì năm 1974 Thầy về Acceuil gần Paris lập nên Niệm Phật Đường Khánh Anh từ dạo ấy. Bây giờ nhìn lại hình ảnh đơn sơ của ngôi Niệm Phật Đường cũng như đọc lại những bài viết của Thầy về chùa Khánh Anh qua hơn 30 năm lịch sử, mới thấy cái khó khăn của Thầy lúc ban đầu là gì. Từ lúc đó Thầy nghĩ rằng: Muốn duy trì một ngôi chùa phải có Ban Hộ Trì Tam Bảo. Và Thầy đã kêu gọi bà con Phật Tử đóng góp định kỳ mỗi tháng 5 hay 10 France hoặc nhiều hơn nữa để trả tiền thuê Niệm Phật Đường. Nếu có đám cúng, Phật Tử cúng vào chùa thì dùng ngân quỹ ấy để dành lo cho những đại sự khác. Đây chính là phát minh của Thầy, mà sau nầy các chùa Việt Nam tại ngoại quốc đều áp dụng. Ngay cả ngôi Niệm Phật Đường Viên Giác đầu tiên tại Hannover được thành lập năm 1978, tôi cũng đã áp dụng phương pháp nầy và đã thành công ở giai đoạn đầu cũng như kéo dài mãi tận cho đến ngày nay và mãi mãi về sau nữa.

Sau khi thành lập Niệm Phật Đường Khánh Anh tại Acceuil vào năm 1974 rồi, Thầy đi đây đó để sinh hoạt Phật sự với các cá nhân, tổ chức, Hội Đoàn Sinh Viên thuở ấy v.v…nhất là thời điểm sau 30 tháng 4 năm 1975 người Việt ra đi tỵ nạn cộng sản càng ngày càng nhiều, nên nhu cầu về cầu an, cầu siêu, thuyết giảng, thuyết trình tại các nơi cũng như tại Niệm Phật Đường được tăng lên cấp số nhân, nên cần phải có một ngôi chùa. Nhưng khi tự hỏi rằng, tiền bạc đâu có để mà mua cơ sở lớn hơn? Lúc ấy Thầy đã nảy ra sáng kiến là kêu gọi Phật Tử đóng góp một thước đất xây chùa, sau nầy là một miếng ngói, một viên gạch… cũng nằm trong phát minh thứ hai nầy của Thầy. Ban đầu mới nghe qua thật là khó tính, vì bài toán ngân hàng không vốn nầy rất khó giải. Thế mà có kết quả vô cùng. Nghĩa là số tiền mua đất hay mua nhà được quy ra từng m2 một. Mỗi mét giá bao nhiêu, Thầy căn cứ theo đó để kêu gọi Phật Tử đóng góp. Nếu mỗi người hay mỗi gia đình đóng góp từ 1m2 trở lên thì chỉ cần 500 Gia Đình là có thể mua một cơ sở khiêm nhường rồi. Thế là Thầy đã tạo mãi được miếng đất có sẵn ngôi nhà tại đường Henri Barbusse số 14 tại Bagneux, cách Paris không xa từ năm 1978, để đến ngày 19 tháng hai âm lịch năm Kỷ Mùi (nhằm ngày 17.3.1979) nhân lễ vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Thầy đã cho làm lễ khai móng để xây dựng Chánh Điện Chùa Khánh Anh tại địa điểm trên. Sau đó số 18 rồi số 16 của đường Henri Barbusse cũng được Thầy mua lại cho chùa. Tiền có được dĩ nhiên là do nhiều nguồn khác nữa. Ví dụ như tiền để dành từ năm 1974 đến năm 1978, rồi làm bánh, phát hành kinh sách, sáng tác ra Lịch Nhựt Thanh (bây giờ gọi là lịch Khánh Anh)…. Đây chính là những nguồn vốn cần thiết để Thầy thành tựu 3 cơ sở trên.

Ngày 18 tháng 6 năm 1995 là ngày lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng chùa mới tại Evry trên mảnh đất 4.000 m2 như hiện nay cũng là do sáng kiến của Thầy. Muốn thành tựu một dự án to lớn như vậy phải có nhiều nguồn tài lực hơn, nên Thầy mới nghĩ ra Hội Thiện hay nói rõ hơn là cho chùa mượn không có lời,  để rồi sau năm ba năm chùa rút thăm để hoàn lại số tiền ấy cho người đã cho mượn. Sau nầy Thầy còn gọi là “Ngân Hàng Cấp Cô Độc” và cũng chính từ ngân hàng nầy mà Thầy đã cho xây được ngôi chùa Khánh Anh một cách hùng vĩ, độc đáo nhất tại Âu Châu nầy với số tiền lên đến 22 triệu Euro, cũng không dưới 30 triệu USD. Số tiền ấy làm sao có được khi không có sự tính toán, suy nghĩ để tạo ra một phương pháp mà người đóng góp, cho mượn không lấy gì làm nặng gánh mấy. Đây là phát minh thứ ba của Thầy về việc xây chùa, tạo tượng, đúc chuông v.v…

Để cho việc điều hành một ngôi chùa luôn sống động và hài hòa cũng như không bị kẹt về vấn đề tài chánh và nhất là không bị lệ thuộc vào chỉ một cá nhân hay tổ chức nào, Thầy đã nghĩ ra cách thứ tư là mua Hậu Sống và phương pháp thứ năm là Hậu Chết. Thế nào là Hậu Sống và thế nào là Hậu Chết? Đây là câu trả lời. Có nhiều người không có con cái nối dòng, hoặc giả không có người kế tự, hoặc  về già bị con cái bỏ bê, không lo phụng dưỡng cha mẹ như phong tục của người Việt Nam mình xưa nay vốn được gìn giữ, nên quý Cụ lo trước hậu sự cho mình. Các Cụ để dành được một số tiền khả dĩ để có thể lo cho ma chay, tuần thất, kỵ giỗ v.v… đem đến gửi cho Thầy. Số tiền nầy không nhất định là bao nhiêu, có thể nhiều mà cũng có thể ít, nghĩa là tùy theo khả năng của mỗi người và nhất là không phải đóng một lần vào chùa, mà có thể chia ra nhiều lần và nhiều năm như thế, cho đến lúc mãn phần thì nhà chùa sẽ lo cho tất cả. Nếu lúc ấy con cháu có đến lo chung với chùa càng tốt, nếu không ai đoái hoài đến thân nhân của mình thì chùa sẽ đứng ra lo. Ngày xưaViệt Nam thì các Cụ nghĩ rằng, phải có “mồ yên, mả đẹp”, nhưng ở ngoại quốc nầy được ký linh, ký tự tại chùa cũng đã là một phước báu rồi, huống nữa mỗi tuần thất và mỗi lần giỗ quảy đều có nhà chùa lo cho thì còn gì quý hơn cho người quá vãng nữa.

Có nhiều người lúc sống chưa lo được thì khi mãn phần thân nhân ký gửi tro cốt vào chùa, rồi mỗi năm ngày giỗ, ngày kỵ con cháu về chùa để thăm tro cốt của Ông Bà Cha Mẹ mình tại Tháp Địa Tạng. Nơi đó đang lưu giữ nhiều người thân cũng như Đạo Hữu của mình lúc còn sinh tiền. Nếu tro cốt nầy đem ra nghĩa địa của Pháp cũng phải tốn tiền, nhưng quanh năm suốt tháng quạnh hiu, đâu có ai đốt cho một nén nhang khi thăm mộ, còn ở chùa hầu như ngày nào cũng có tiếng kinh lời kệ. Rõ ràngđịa táng, hỏa táng hay thủy táng không bằng gửi tro cốt vào chùa. Mỗi năm có lễ Thanh Minh, Vu Lan, Phật Đản, ngày Tết con cháu dầu sống có xa chùa, nhưng những ngày lễ hội nầy có thể hẹn nhau cùng về chùa để thăm viếng tro cốt của Mẹ Cha, bằng hữu, thật là vô cùng tiện lợi. Đây có nghĩa là hậu chết và cũng là phát minh thứ năm của Thầy nhằm duy trì cũng như phát triển ngôi chùa suốt thời gian năm tháng mà không bị khổ tâm khi phải nghĩ ngợi làm cách nào để duy trì một ngôi chùa, nhất là chùa to lớn như ngôi Đại Tự Khánh Anh trong hiện tại.

Trên đây là 5 sáng kiến phát minh của Thầy về sự xây dựng cũng như bảo trì một ngôi chùa ở Hải Ngoại ngày nay. Chắc hẳn những điều nầy không xảy ra ở trong nước hay một vài nơi khác trên thế giới, nhưng ngay cả ngôi chùa Viên Giác tại Hannover nầy, chúng tôi đa phần cũng đã áp dụng nhiều phương pháp trong những phương pháp trên mà Thầy đã phát minh ra. Ân ấy, nghĩa nầy đàn hậu bối biết làm sao đền trả được, chỉ biết khắc vào lòng, ghi vào  dạ để nhớ ơn Thầy, mặc dầu Thầy không còn hiện hữu trên cõi đời nầy nữa kể từ ngày 8 tháng 8 năm 2013. Thời gian dẫu có trôi quakhông gian nầy dẫu có thay đổi, nhưng những gì Thầy đã đóng góp, phát minh cho Phật Giáo Việt Nam tại Hải Ngoại ngày nay bao người và bao đời cũng phải nên ghi nhớ.

Việc sáng kiến thứ sáu là tổ chức thành công Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu. Đây là công việc văn hóa, văn học, giáo dụcsuốt đời Thầy đã cưu mang. Ngay cả ngày ra đi của Thầy tại Phần Lan cũng là những ngày mãn khóa Tu Học kỳ thứ 25 tại đó. Từ năm 1983 mỗi năm chùa Khánh Anh tại Bagneux đều tổ chức Khóa Tu Học cho 30 người đến 100 người, mãi cho đến năm 1987 Khóa nầy đã dời sang Thuỵ Sĩ và cũng chính khóa nầy chư Tôn Đức trong Giáo Hội Âu Châu đề nghị Thầy thành lập Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu và Thầy đã thuận. Do vậy Khóa Tu Học Kỳ I được tổ chức tại Hòa Lan kể từ năm 1988, năm 1989 tổ chức kỳ II tại Berkhof, Đức Quốc và năm nầy cũng là năm đã khởi công xây dựng chùa Viên Giác tại đường Karlsruherstr, tồn tại mãi cho đến ngày nay. Nếu tính chung tất cả các khóa được tổ chức tại chùa Khánh Anh thì Âu Châu năm nay (2015) đã được 32 năm như thế, trong khi đó Hoa Kỳ mới tổ chức được 5 khóa và Úc Châu được 15 khóa. Như vậy Hòa Thượng Minh Tâm cũng là người tiên phương trên phương diện tổ chức các Khóa Tu Học nầy.  Ở những Quốc Gia khác có đông người cư ngụ như Úc Châu, Hoa Kỳ v.v… thì Quý Thầy, Cô tổ chức cơm chay gây quỹ cho Khóa Tu Học, nhưng ở Âu Châu điều kiện địa lý và bị  ngăn cách bởi nhiều Quốc Gia trong một lục địa, nên để nuôi dưỡng sự phát tâmlòng từ của người Phật Tử, Thầy đã có sáng kiến phát minh ra việc kêu gọi một bao gạo cho khóa học. Mới đầu nghe cũng lạ tai và cũng đã có nhiều Phật Tử nhiệt tình mua cả 2 hay 30 bao gạo đến cúng cho Khóa Tu Học, nhưng đa phần là Phật Tử ở xa hay gửi tịnh tài về chùa Khánh Anh cũng như các nơi tổ chức để cúng dường. Đây là phát minh thứ bảy của Thầy trong nhiều khóa trước. Đến Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 27 vừa rồi tổ chức tại Neuss, Đức Quốc từ ngày 20 đến ngày 30 tháng 7 năm 2015, số tịnh tài Quý Phật Tử khắp nơi gửi về ủng hộ “một bao gạo” lên đến 46.000 Euro. Đây là con số ủng hộ một bao gạo cao nhất từ trước đến nay, là điều chưa hề đạt đến, mặc dầu Thầy đã ra đi khỏi cõi đời nầy đã trên hai năm rồi. Từ đây và mãi mãi về sau bao gạo nầy sẽ nuôi sống Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu trải qua nhiều năm tháng nữa. Thầy không cho mỗi người một cái bánh để dùng, mà dẫu cho cái bánh ấy có lớn đến đâu đi chăng nữa thì dùng trong một vài ngày cũng hết. Còn ở đây ngược lại, Thầy đã cho chúng ta một cái khuôn làm bánh và cách thức làm bánh, pha bột chế đường làm sao cho nó ngon, có hương vị thơm tho, được nhiều người ưa chuộng, thì quả là cái cung cách ấy nó có giá trị vô song, không gì có thể sánh bằng được.

Phát minh thứ tám của Thầy là “Đại Học Oanh Vũ”. Mới đầu nghe cũng lạ tai, nhưng nghe riết rồi cũng quen đi. Điều nầy hẳn nhiên không phải là Thầy không biết, vì lẽ trước khi đi du học Nhật Bản năm 1967, Thầy đã là Hiệu trưởng Trường Trung Học Bồ Đề Nguyên Thiều Bình Định, lúc Thầy 27, 28 tuổi. Dĩ nhiên là Thầy phải có cử nhân mới đảm nhận được vai trò ấy và ở Nhật Bản từ năm 1967 đến năm 1973, Thầy đã học Nhật Ngữ và thi vào Cao Học Đại Học Lập Chánh (Risso), rồi nghiên cứu sinh Ph.D, lẽ nào Thầy không rõ danh từ Đại Học là gì mà đem danh từ nầy gán cho các em Oanh Vũ tuổi còn Tiểu Học? Dĩ nhiên Thầy có mục đích khi sáng tạo ra lớp học nầy, cũng giống như Thầy đã thành lập ra Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu và các chùa hay các Niệm Phật Đường trên các xứ nầy, đó là chưa kể đến chùa Quan Âm tại Montréal, Canada hay vài chùa mà Thầy đã đỡ đầu ở Hoa Kỳ. Công đức nầy khó ai sánh kịp. Nguyên là mỗi khi Giáo Hội tại Âu Châu tổ chức các Khóa Tu Học như vậy, bao giờ Gia Đình Phật Tử Âu Châu cũng luôn tham gia chuyên môn của mình bên cạnh những hoạt động của Giáo Hội. Hình ảnh nầy thật đẹp mà mãi cho đến ngày nay Âu Châu vẫn còn trân quý, giữ gìn. Các em Oanh Vũ không bao giờ đi một mình đến lớp học được mà phải có Mẹ Cha đi kèm, nhưng nếu các em không có ai chăm sóc thì Cha Mẹ cũng bị phân tâm. Do vậy Thầy đã đặc cách cho các Huynh Trưởng chuyên lo cho các em Oanh Vũ để cho Cha Mẹ cùng học và cùng tu. Từ đó hình ảnh cả Gia Đình cùng đi tu học tại các Khóa Học tại Âu Châu mà chúng ta thường hay thấy. Đây chẳng phải là tinh thần “Phật Hóa Phổ Gia Đình” là gì và nếu không phải là sáng kiến của Thầy thì mấy ai nhìn xa thấy rộng được như vậy?

Ba điểm trên liên quan về vấn đề Tu HọcGiáo Dục. Mặc dầu Thầy chưa chính thức biên hay dịch một tác phẩm nào để lại cho đời, vì quá bận rộn với những công việc hành chánh của Giáo Hội, nhưng những sáng tác phát minh như thế, hẳn bao đời sau người Phật Tử vẫn còn nhắc đến tên Thầy. Nó cũng giống như những định đề toán học: (a+b)2=a2+b2+2ab. Nếu học sinh nào thuộc phương trình nầy thì trọn đời có thể giải được bài toán đang vây bủa chúng ta. Đây là những phương pháp, cách hành xử mà ai trong chúng tatrong đời, chắc chắn sẽ có lần cần đến.

Cách đây chừng hơn 25 năm khi mà tình hình Tôn Giáo tại Việt Nam vẫn còn bị đàn áp khốc liệt thì Thầy và Đức Ông Philipp Trần Văn Hoài đã đứng ra thành lập Hội Đồng Liên Tôn, nhằm kêu gọi các Tôn Giáo đứng lại gần nhau để tranh đấu cho vấn đề Nhân QuyềnTự Do Tôn Giáo tại Việt Nam phải được tôn trọng. Điều nầy chứng tỏ Thầy cũng có một cái nhìn thật sâu và thật xa, để đối phó với những oan nghiệt  của cuộc đời mà người Phật Tử hay Tín Đồ của các Tôn Giáo khác phải gánh chịu. Mặc dầu từ khi xa quê năm 1967 đến năm 2013, tổng cộng cũng đã trên dưới 46 năm chưa một lần Thầy về thăm viếng quê hương xứ sở, nhưng hình ảnh của Hòa Thượng Thích Huyền Quang, vốn là vị Bổn Sư Y Chỉ của Thầy khi Thầy còn học tại Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang, bị câu lưu, vào tù ra khám không biết bao nhiêu lần, cùng những vị khác như Hòa Thượng Thích Thiện Minh bị bức tử trong tù vào năm 1979, rồi Hòa Thượng Quảng Độ, Hòa Thượng Thiện Hạnh, Thượng Tọa Tuệ Sỹ, Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải, Giáo Sư Trí Siêu Lê Mạnh Thát v.v… tất cả phải cần có tiếng nói ở ngoại quốc hỗ trợ, nên Thầy đã không ngại gian lao khó nhọc, dầu cho bao tử đã bị cắt đi hai phần ba, nhưng tinh thần tranh đấu cho một quê hương Tự Do Việt Nam ở trong Thầy luôn luôn đầy đủ, không bao giờ vắng bóng và khiếm khuyết ở bất cứ thời điểm nào trên lộ trình tranh đấu của Thầy. Nay Paris, mai Washington DC, mốt Nam Bắc Cali, rồi bữa kia Sydney, Tokyo v.v… bất cứ nơi nào cần, Thầy luôn có mặt, chưa bao giờ than thở mà cũng chưa bao giờ trách hờn hay nói xấu bất cứ một ai trong suốt hơn 40 năm mà tôi đã có cơ duyên thân cận, gần gũi Thầy. Nhiều lắm là Thầy bảo rằng: “Sao mà kỳ lạ nhỉ!”. Chỉ đơn giản vậy thôi, nhưng nghe ra cũng thấm thía nhiều ý nghĩa lắm.

Cuối cùng, đây là phát minh thứ 10 của đời Thầy. Đó là sự hình thành Liên Châu của các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hoa Kỳ, Canada, Úc Châu cũng như Âu Châu. Nghĩa là sau khi Giáo Chỉ số 9 được ban hành, ai cũng ngẩn ngơ (xem bài “Chỉ còn là đống gạch vụn” mà Thầy đã viết), Thầy là người đầu tiên điện thoại cho Hòa Thượng Như Huệ tại Adelaide, Úc Châu; sau đó gọi cho Hòa Thượng Thắng Hoan, Hòa Thượng Tín Nghĩa (Hoa Kỳ); Hòa Thượng Bổn Đạt (Canada), rồi Hòa Thượng Bảo Lạc, Hòa Thượng Tánh Thiệt và cá nhân chúng tôi…thảo luận phải làm một cái gì đó để giữ lại những Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã được thành lập lâu nay tại Hải Ngoại và cuối cùng cách đây 9 năm, nhân Khóa Tu Học Phật Pháp Úc Châu được tổ chức gần Sydney, Quý Ngài bốn châu đã ngồi lại với nhau bàn bạc mọi vấn đế và Thầy là người được đề cử nhận chức Trưởng Ban Điều Hợp của Tổ Chức nầy đầu tiên và cứ luân phiên mỗi hai năm, một châu lục điều hành. Nếu không có những cao kiến ấy phát ra từ Quý Thầy thì thử hỏi ngày nay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Hải Ngoại nầy còn lại được gì, ngoại trừ một đống tro tàn, một khối gạch vụn bị đổ nát, tang thương. Đúng là chư Tổ Sư truyền thừa bao đời nay đã cứu chúng ta và chư Phật, chư Bồ Tát đã thùy từ gia hộ, nên mới được như vậy.

Trên đây là 10 điều phát minh sáng kiến của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, nguyên là Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, Viện Chủ chùa Khánh Anh tại Pháp, mà tôi đã tuyển chọn ra. Dĩ nhiên còn nhiều nữa, nhưng tôi chỉ nêu lên những điều nổi bậc, để chúng ta biết được mà tri ân, báo ân cho những người đã vì đời sau mà hiến dâng tâm trí của mình cho đại cuộc. Riêng Thầy, chắc không bao giờ Thầy nghĩ đến việc nầy cả. Nhưng ngày nay, sau hai năm Thầy viên tịch, cứ công tâm mà nói, ai chê, ai khen… rồi cũng trôi qua với thời gian năm tháng, nhưng những phát minh như thế nầy chắc chắn vẫn mãi còn hiện hữu với thời gian. Người ta có thể xóa đi vết nhăn trên vầng trán, nhưng sâu thẳm bên trong da thịt vẫn còn dấu vết của thương đau, còn ở đây thì ngược lại, dầu cho Thầy đã ra đi, nhưng khi nhắc đến Thầy, Cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm thuở nào, không ai mà không thầm cảm tạ.

Viết xong vào một sáng mùa Thu tại thư phòng chùa Viên Giác, Hannover, Đức Quốc – 2015.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8502)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 9013)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8796)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11505)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8938)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8271)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9648)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
(Xem: 10410)
Trong kiếp sống nhân sinh ai cũng phải trãi qua những thăng trầm của cuộc sống để kinh nghiệm được những bài học vố giá của trường đời.
(Xem: 9519)
Tính viên mãn vốn sẵn là một chủ đề chính trong kinh Hoa Nghiêm. Sự viên mãn vốn sẵn có này biểu hiện khắp cả vũ trụ, trong thế giới vĩ mô và thế giới vi mô.
(Xem: 9748)
Nếu chúng ta có một trái tim tràn đầy tình thương yêu thì có phải sẽ mang lại bình an không? Một trái tim tràn đầy thương yêu mà ta đang nói tới có nghĩa là gì?
(Xem: 11389)
Dân gian ta có câu: “Dầu xây chin bậc Phù đồ, Không bằng làm phúc cứu cho môt người”.
(Xem: 9691)
Ni Sư Thubten Chodron thường chú trọng đến việc áp dụng những điều Phật dạy vào đời sống hằng ngày của chúng ta
(Xem: 10187)
Sự hiện hữu của ta bao gồm thân và tâm. Ta cần quan tâm đến cả hai, dầu thiền là một hoạt động của tâm, chứ không phải thân.
(Xem: 9424)
Theo truyền thống Phật giáo Nam truyền (Theravāda), mùa an cư của chư Tăng bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 âm lịchkết thúc vào ngày rằm tháng 9 âm lịch.
(Xem: 9040)
Sinh sống có chánh niệm là một trong các quan niệm của đạo Phật nói về thái độ cẩn trọngsáng suốt của người xuất gia trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
(Xem: 11373)
Hiện nay có rất nhiều người trên thế giới thực hành ăn chay. Có người ăn chay trường, có người ăn chay kỳ, có người ăn chay tùy thích…
(Xem: 11411)
Tâm kinh Bát-nhã có câu nói nổi tiếng đề cập phương pháp giải thoát khổ đau rất truyền thống của đạo Phật Nguyên thủy, được nhấn mạnh trong các bản kinh Nikàya.
(Xem: 9698)
Để có hạnh phúc cho mình, người ta quên bẵng đi những thiệt thòi, tổn hại và khổ đau của kẻ khác. Đến khi khổ đau, mất mát, thì oán trách, đổ lỗi cho tha nhân.
(Xem: 8265)
Nếu chúng ta biết cố gắng làm việc tốt và chuyển tâm xấu ác thành tâm tốt thì quả sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt.
(Xem: 9627)
Chánh mạngphương kế sinh nhai chân chánh (còn gọi là phương tiện sống chân chánh). Trong Kinh DI GIÁO Đức Phật dạy các Tỳ kheo về Phương tiện thanh tịnh:
(Xem: 9894)
”Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ-tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”.
(Xem: 9285)
Chắc hẳn quý vị đều nghĩ rằng sau khi đạt được Giác Ngộ thì Đức Phật nhất định phải có một cuộc sống thật thoải mái, có đúng thế hay chăng?
(Xem: 9788)
Đức Phật đã từng nói rằng: "Nầy các Tỳ Kheo, bất cứ ai muốn chăm sóc ta, người ấy phải muốn chăm sóc người bệnh"
(Xem: 9794)
Bái sám nhiều mà tội diệt phước sinh là không đúng về nhân quả.
(Xem: 8196)
Giáo pháp do Đức Phật dạy có rất nhiều nhưng trọng tâm vẫn là Bát Chánh đạo.
(Xem: 9170)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu,
(Xem: 22620)
Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống.
(Xem: 9405)
Thiền là một cách huấn luyện tâm, do đó, nếu chúng ta càng thực tập nhiều, càng thực tập đều đặn, chúng ta càng nhìn thấy sự tiến bộ của chúng ta.
(Xem: 17872)
Suy cho cùng, chính bạn chứ không phải ai khác là người chịu trách nhiệm cho việc bạn sử dụng số ngày còn lại của mình trong cuộc đời này ra sao.
(Xem: 10158)
Đức Phật dạy: “Nhứt thiết duy tâm tạo” tất cả đều do tâm tạo, “...Duy ngã độc tôn” “cái ta” là tối cao và quan trọng nhất, quyết định tất cả,
(Xem: 10735)
Đức Phật nêu lên Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất và gọi Sự Thật này là dukkha. Thuật ngữ dukkha trong tiếng Pa-li thường được dịch là "khổ đau" (suffering)
(Xem: 10905)
Phát Bồ-đề tâm là phát sanh một ý nguyện đạt đến giác ngộ để cứu thoát tất cả chúng sanh.
(Xem: 9783)
Khi chưa biết tu, thân ta có khi làm việc thiện lành tốt đẹp, có lúc ta làm việc xấu ác gây nhiều tội lỗi, miệng có khi nói lời ngọt ngào dễ thương, có lúc nói
(Xem: 9415)
Nếu chúng ta phản ứng mạnh mẽ với tiếng ồn, nghĩa là chúng ta dấn thân vào cuộc chiến mà chúng ta không thể nào dành được phần thắng.
(Xem: 10414)
Trong nhiều pháp thoại, Thế Tôn thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài.
(Xem: 9482)
Nói đến tình thương, theo thế tục, chúng ta liên tưởng đến đối tượng của tình thương với những điều kiện (như một sự trao đổi tương xứng).
(Xem: 10674)
Đạo Phật dứt khoát không bao giờ chấp nhận việc mê tín Thần quyền, nhứt là những vấn đề tin nhảm nhí, theo một niềm tin mù quáng, không được điều động bởi lý trí.
(Xem: 9680)
Theo sự chỉ dạy của Thế Tôn, người Phật tử cũng có quyền làm giàu để nâng cao sự sống ngoài việc lo tròn trách nhiệm, bổn phận đối với gia đìnhxã hội.
(Xem: 15491)
Khi đến chùa bạn hãy nhớ những điều dưới đây không được nghĩ tới và cũng không được cầu khẩn mong muốn thành hiện thực nhé, những điều này là không nên.
(Xem: 8575)
Một vị lãnh đạo đất nước muốn giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, có được cơm no áo ấm và sống an vui, hạnh phúc trên tinh thần vô ngã, vị tha phải là người có ...
(Xem: 11188)
Từ bisức mạnh thế nào, tới mức độ nào, và có thể chuyển hóa được thế gian hay nhân loại hay không
(Xem: 9352)
Người ta thường ngạc nhiên khi khám phá ra rằng thiền rất khó hành. Nhìn bề ngoài nó có vẻ là việc đơn giản, chỉ ngồi xuống chiếc gối nhỏ và theo dõi hơi thở.
(Xem: 8597)
Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa.
(Xem: 8844)
Thế giới loài vật cũng có sự sống sinh hoạt song hành với loài người nên cũng bị vô minh chi phối.
(Xem: 14655)
Chùa Khánh Anh - Paris Pháp Quốc
(Xem: 12760)
Tìm hiểu về quá trình tu tập của Sa-môn Cồ-đàm - nhất là khi từ bỏ vị thầy thứ hai (Uất-đầu-lam-phất) cùng hội chúng, Ngài đi đến Khổ hạnh lâm trải qua 6 năm khổ hạnh;
(Xem: 9671)
Có nhiều người thích trang sức bằng những viên ngọc quý. Tuy nhiên, viên ngọc đẹp đẽ, và to lớn nhất, là viên ngọc trong tâm.
(Xem: 9313)
Môi trường sống để tu học rất quan trọng cho tiến trình thành quả của người thực hành, nếu không nhận ra sự khác biệt trên giáo pháp Đức Thế Tôn dạy và...
(Xem: 9945)
Thí dụ về chiếc bè là một trong những ngụ ngôn và ẩn dụ, quen thuộcnổi tiếng nhất của Đức Phật.
(Xem: 14783)
Khi chim còn sống trên đời Chim ăn kiến nhỏ thấy thời khó chi, Nhưng khi chim bị chết đi Kiến thời ăn nó có gì khó đâu.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant