Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đồng Thời, Đồng Hiện Và Sẵn Đủ

13 Tháng Mười 201510:20(Xem: 8593)
Đồng Thời, Đồng Hiện Và Sẵn Đủ

ĐỒNG THỜI, ĐỒNG HIỆN, và SẴN ĐỦ  

Nguyễn Thế Đăng

Đồng thời, đồng hiện và sẵn đủ

Những ý niệm như vô ngại, đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ, viên mãn… không chỉ có trong kinh Hoa Nghiêm mà có trong tất cả kinh điển, nhất là Đại thừa. Nhưng ở trong kinh Hoa Nghiêm, những ý niệm đó được nhìn thấy ở mức độ cao rộng nhất, vi tế nhất. Thế nên, kinh Hoa Nghiêm được cho là kinh cao nhất của các thừa và được Đức Phật thuyết ngay sau khi ngài giác ngộ.

Sự vô ngại của Tánh không, quang minh, như huyễn, của thân Phật ở mức độ rộng lớn nhất, vi tế nhất đưa đến những đặc tính sau đây:

Đồng thời

Kinh thường nói: “Ba đời chỉ là một niệm”, “Trong một niệm chứa cả ba đời”,… nghĩa là một niệm, một khoảnh khắc, là đồng thời với cả ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai. Sự đồng nhất, đứng về mặt thời gian, là đồng thời.

Phẩm Thập Hồi Hướng nói: “Trí vi tế đem bất khả thuyết kiếp làm một niệm; trí vi tế đem một niệm làm bất khả thuyết kiếp; trí vi tế thấy tất cả kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai trong một niệm”. Thấy được như vậy, làm được như vậy vì một niệm và tất cả kiếp của ba đời quá khứ, hiện tại, vị laiđồng thời.

Kinh Hoa Nghiêm vẫn dựa trên nguyên lý duyên sanh, duyên khởi chung cho Phật giáo. Nhưng duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm không phải duyên khởi theo thời gian tuyến tính, mà duyên khởi trong đồng thời. Một duyên khởi thì tất cả duyên khởi. Một và tất cả đồng thời duyên khởi.

Chính trong sự đồng thời như vậy mà thời gian không có nữa. Nhân thì duyên khởi đồng thời với quả, nhân quả đồng thời. Nhân chính là quả. Đây cũng là một lý do để nói kinh Hoa Nghiêm thuộc về Quả thừa, thay vì là Nhân thừa. Hay nói theo Phật giáo Trung Hoa, là Viên giáo.

Tại sao duyên khởi hay duyên sanh là đồng thời? Vì duyên sanh đặt nền tảng trên tánh Không. Thế nên duyên sanhvô sanh. Vô sanh là không có thời gian, và không có thời gian nên đồng thời. Duyên sanh đặt trên nền tảng vô sanh, nên duyên sanhđồng thời.

Trang đầu tiên của kinh, khi diễn tả đức Phật, đã nói về tính đồng thời của Phật:

“Lúc đó, Đức Thế Tôn ngự trên tòa sư tử thành vô thượng chánh giác: trí Phật chứng nhập tất cả thời gian ba đời  đều bình đẳng, thân Phật khắp đầy tất cả thế gian, tiếng Phật thuận khắp cõi nước mười phương”.

Về mặt thực hành tính đồng thời, chúng ta trích một đoạn để thấy sự thực hành đồng thời với tất cả chúng sanh là thế nào:

“Bồ-tát ở nhà nên nguyện tất cả chúng sanh biết nhà tánh Không, khỏi sự bức bách. Lên trên lầu gác nên nguyện tất cả chúng sanh lên lầu chánh pháp, thấy suốt tất cả. Nếu có bố thí nên nguyện tất cả chúng sanh xả bỏ được sở hữu, lòng không bám luyến”.

“Tự quy y Phật nên nguyện tất cả chúng sanh nối thịnh giống Phật, phát tâm vô thượng. Tự quy y Pháp nên nguyện tất cả chúng sanh sâu vào kinh tạng trí huệ như biển. Tự quy y Tăng nên nguyện tất cả chúng sanh thống lý đại chúng, tất cả vô ngại” (Phẩm Tịnh hạnh, thứ 12).

Thực hành đồng thời với tất cả chúng sanh như vậy, tâm chúng ta sẽ dần dần rộng mở để tương ưng với pháp giới, một pháp giới mà tất cả là đồng thời.

Đồng hiện

                          Như Lai trang nghiêm cõi rộng lớn

                          Đồng với tất cả số vi trần

                          Phật tử thanh tịnh đều khắp đầy

                          Mưa bất tư nghì Pháp vi diệu.

                          Như trong hội này thấy Phật ngồi

                          Tất cả vi trần đều như vậy

                          Thân Phật không đến cũng không đi

                          Bao nhiêu quốc độ đều hiện rõ.

                                           (Thế chủ Diệu Nghiêm, thứ 1).

Trong kinh nói đến sự đồng hiện này bằng những từ: hiện khắp, cùng khắp, đầy khắp, khắp đến, thấy khắp…

Nếu đồng thời không có thời gian thì đồng hiện nghĩa là không có không gian, không có sự ngăn ngại, chia cắt trong không gian.

Lưới trời Đế-thích làm bằng vô số hạt ngọc trong suốt. Có một cái gì hiện ra trong một hạt ngọc thì tất cả các hạt ngọc khác đều có hiện ra. Đó là đồng hiện. Đồng hiện là không có sự ngăn ngại, che chướng giữa các sự vật. Các sự vật là tánh Không, trong suốtvô ngại. Thế nên các sự vật trùng trùng phản chiếu lẫn nhau, trùng trùng đồng hiện một cách vô ngại.

Nếu đồng thờisự giải thoátgiác ngộ về mặt thời gian, thì đồng hiện là sự giải thoátgiác ngộ về mặt không gian. Không có sự cách hở ngăn ngại, không có các tướng che chướng.

Đồng hiện cũng phá tan ảo tưởng về duyên sanh duyên khởi theo lối tuyến tính: cái này có thì cái kia có, cái này sanh ra cái kia, cái này sanh trước cái kia sanh sau, cái này thanh tịnh trước cái kia thanh tịnh sau… Đồng hiện là không có đến không có đi, không có một không có khác; nghĩa là duyên sanh được hiểu ở nghĩa vi tế nhất, là vô sanh, tịch diệt.

                          Thân Phật thường hiển hiện

                          Đầy đủ khắp pháp giới

                          Như Lai khắp hiện thân

                          Thế gian đều vào khắp.

                          Phật tùy tâm chúng sanh

                          Hiện khắp ở trước họ

                          Quang minh chiếu vô biên

                          Thuyết pháp cũng vô lượng

                          Phật tử tùy trí mình

                          Vào được, quan sát được.

                          Thân Phật vốn vô sanh

  Mà thị hiện xuất sanh
  Pháp tánh như hư không

                          Chư Phật trụ trong đó.

                          Không trụ cũng không đi

                          Mọi nơi đều thấy Phật

                          Quang minh chiếu cùng khắp

                          Danh tiếng nghe khắp cõi

                          Vô thể, không chỗ trụ

                          Cũng không có chỗ sanh

                          Không tướng cũng không hình

                          Chỗ hiện đều như bóng.

                          Tất cả thân chư Phật

                          Đều có tướng vô tận

                          Dầu thị hiện vô số

                          Sắc tướng không cùng tận.

                                  (Như Lai hiện tướng, thứ 2).

Sự đồng hiện, sự vô ngại giữa tất cả các pháp được nói rất nhiều trong kinh, chẳng hạn, phẩm Quang Minh giác nói:

“Như nơi đây đang thấy Đức Thế Tôn ngồi tòa sư tử Liên Hoa tạng, có mười Phật sát vi trần số Bồ-tát vây quanh, trong trăm ức Diêm-phù-đề khác cũng đều có Như Lai an tọa như thế cả”.

Trong pháp giới Hoa Nghiêm, mọi sự là đồng hiện, như Bồ-tát Văn-thù:

“Và trong mỗi cõi, do thần lực Phật, mười phương đều có những Đại Bồ-tát cùng mười Phật sát vi trần số Bồ-tát đồng đến chỗ Phật, những vị ấy là Bồ-tát Văn-thù… Bấy giờ, ở tất cả những chỗ ấy, trước mỗi Đức Phật, Văn-thù-sư-lợi đồng thời nói lên kệ rằng”.

Sự đồng thời và đồng hiện này cho thấy một điều nữa, là pháp giới Hoa Nghiêm không có trung tâm. Trung tâm của kinh Hoa Nghiêm là Phật Tỳ-lô-giá-na, mà Phật Tỳ-lô-giá-na thì ở khắp tất cả chỗ, trong mỗi vi trần cũng như trong mỗi sát-na, mỗi niệm, cho nên “không có trung tâm hay trung tâm ở khắp tất cả” là một đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm.

Lòng sùng mộ của người thực hành kinh Hoa Nghiêm hướng về một Phật Tỳ-lô-giá-na, nhưng đồng thời hướng về tất cả Phật Tỳ-lô-giá-na ở khắp pháp giới. Hướng về một đồng thời hướng về tất cả, vì một đồng thời đồng hiện thành tất cả.

Sự không có trung tâm này được bồ-tát ứng dụng để tu. Tu tất cả, tu khắp cả mà vẫn trụ trong pháp tánh không động lay. Việc này được diễn tả, chẳng hạn như trong phẩm Quang minh giác:

                          Tối sơ cúng Phật ý nhu nhẫn

                          Nhập thiền định sâu quán pháp tánh

                          Khiến mọi chúng sanh hướng giác ngộ

                          Do đây mau thành quả vô thượng.

                          Mười phương cầu chân lòng không tán

                          Vì tu công đức cho tròn đủ

                          Hai tướng có không đều dứt trừ

                          Người này chân thật thấy được Phật.

                          Qua khắp các cõi nước mười phương

                          Nói rộng diệu pháp hưng lợi ích

                          Trụ nơi thật tế chẳng động lay

                          Công đức người này đồng với Phật.

                          Như trong hư không vô lượng cõi

                          Không đến, không đi khắp mười phương

                          Sanh thành diệt hoại không chỗ y

                          Phật khắp hư không cũng như vậy.

Sẵn đủ

 Sẵn đủ nghĩa là vốn có sẵn, vốn hoàn hào, vốn toàn thiện, vốn viên mãn.

Mỗi chúng sanh đều sẵn đủ Phật:

                          Như tâm, Phật cũng vậy

                          Như Phật, chúng sanh đồng

                          Tâm, Phật và chúng sanh

                          Cả ba không sai khác.

                                  (Dạ-ma cung kệ tán, thứ 20).

Phật ở đây là Phật Tỳ-lô-giá-na, Phật đã thành, nghĩa là trí huệ sẵn đủ, công đức trang nghiêm sẵn đủ… khắp cả pháp giới, cho nên gọi là biển Quả

                          Phật Tỳ-lô-giá-na

                          Hay chuyển chánh pháp luân

                          Pháp giới các cõi nước

                          Như mây đều cùng khắp.

                          Tất cả biển thế giới

                          Trong tất cả mười phương

                          Nguyện và thần lực Phật

                          Chuyển pháp luân khắp chỗ.

                          Như Lai oai lực lớn

                          Phổ Hiền nguyện tạo thành

                          Trong tất cả cõi nước

                          Diệu âm đều khắp đến.

                          Thân Phật vô sai biệt

                          Đầy khắp cả pháp giới

                          Đều khiến thấy sắc thân

                          Tùy cơ khéo điều phục.

                                           (Như Lai hiện tướng, thứ 2).

Phật ở đây là sự viên mãn trí huệcông đức, viên mãn Chân KhôngDiệu Hữu. Nói cách khác, Chân Không đồng thời đồng hiện với Diệu Hữu, bởi vì Chân KhôngDiệu Hữu vốn sẵn đủ.

Sự hoàn hảo, toàn thiện, viên mãn này, biển Quả này sẵn đủ trong mỗi vi trần, trong mỗi niệm:

                          Thân Như Lai vi diệu

                          Sắc tướng chẳng nghĩ bàn

                          Người thấy lòng vui mừng

                          Cung kính tin Phật pháp.

                          Tất cả tướng thân Phật

                          Đều hiện vô số Phật

                          Vào khắp mười phương cõi

                          Trong mỗi mỗi vi trần.

                          Vô lượng vô biên Phật

                          Của mọi biển quốc độ

                          Đều ở trong mỗi niệm

                          Mỗi đều hiện thần thông.

                                           (Như Lai hiện tướng, thứ 2).

Trong mỗi vi trần, trong mỗi niệm và trong mỗi tâm niệm đều đầy đủ tất cả Phật. Đây gọi là sự toàn thiện, viên mãn, vốn sẵn đủ của tất cả các pháp, từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất. “Toàn cả ba cõi chỉ là nhất Tâm” (phẩm Thập địa) cho nên toàn cả ba cõi chỉ là Phật, sẵn đủ Phật, đầy đặc Phật.

Khi nói rằng tâm sẵn đủ Phật, đầy đặc Phật thì bất cứ hoạt động nào của tâm, bất cứ động dụng nào của tâm cũng đều là Phật. Như vậy, bất cứ khởi niệm nào cũng đều là Phật. Đó là điều mà hành giả Hoa Nghiêm cần phải khám phá. Như khi nguyên liệu là vàng thì sản xuất ra món gì, dầu khác biệt nhau thế nào cũng đều là vàng. Như sóng khởi lên từ đại dương, dù sóng to hay nhỏ, trắng hay vàng… sóng ấy đều là đại dương.

Toàn cả pháp giới đều bằng vàng. Nhưng không thể tường tượng, không thể hình dung hơn, là trong mỗi vi trần, trong mỗi niệm đều chứa tất cả số vàng tạo ra vũ trụ bằng vàng này. Pháp giới lý sự vô ngại là như vậy.

Và tới mức không thể nghĩ bàn, là một vi trần chứa tất cả mọi vi trần khác, nghĩa là chứa vô lượng vũ trụ bằng vàng khác. Một nhân với tất cả, và tất cả nhân với tất cả.

Nếu dùng thuật ngữ duyên khởi, thì đây là sụ duyên khởi trùng trùng vô tận. trùng trùng vô tậnđồng thời, đồng hiện, không trung tâm và vốn sẵn đủ.

Với các đặc tính này, chúng ta thấy rõ hơn khía cạnh Diệu Hữu trong Chân Không Diệu Hữu của Đại thừa. Chứng ngộ được Diệu Hữu này là giải thoátgiác ngộ theo Viên giáo của kinh Hoa Nghiêm.

Chứng ngộ được đồng thời, hay đồng hiện, hay không trung tâm, hay toàn thiện sẵn đủ là chứng ngộ được Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na. Trí và Bi đồng thời, đồng hiện, vì trí và bi sẵn đủ trong Phật pháp thân Tỳ-lô-giá-na. Nguyện hạnhcông đức đồng thời, đồng hiện vì chúng sẵn đủ trong Phật pháp thân Tỳ-lô-giá-na. Chân KhôngDiệu Hữu đồng thời, đồng hiện vì chúng sẵn đủ trong biển Quả Tỳ-lô-giá-na.

Khi ấy một cử chỉ đồng thời, đồng hiện với tất cả pháp giới là một cử chỉ Phật. Một tư tưởng đồng thời, đồng hiện với tất cả pháp giới là một tư tưởng Phật. Một hoạt động không trung tâm như pháp giới không trung tâm là một hoạt động Phật. Một vi trần hay một niệm viên mãn sẵn đủ là một vi trần Phật hoặc một niệm Phật.

Nếu trong thời kỳ thuyết pháp thứ hai nói về tánh Khônggiải thoát giác ngộ là nhờ tánh Không, thì thời kỳ thuyết pháp thứ ba nói về Như Lai tạng, Phật tánh, tức Chân Không Diệu Hữu. Sự giải thoát giác ngộ theo thời kỳ thứ ba này thì không những chứng ngộ tánh Không mà còn cả diệu hữu. Chứng ngộ sự vô ngại của diệu hữugiải thoát.

Sở dĩđồng thời, đồng hiện, không trung tâmviên mãn sẵn đủ vì kinh Hoa Nghiêm dạy về tánh khởi, hay Chân Như duyên khởi, Như Lai tạng duyên khởi… ở mức độ cao nhất. Khi nói tánh khởi, như trong phẩm của Bồ-tát Như Lai Tánh Khởi Diệu Đức, nghĩa là tất cả mọi sự, trong đó có tất cả mọi phương tiện tu hành, đều lưu xuất từ tánh hay Chân Như. Thế nên mỗi pháp môn tu hành đều có tánh hay Chân Như, nơi mỗi pháp môn phương tiện đều có cứu cánh là Phật Tỳ-lô-giá-na. Phương tiệncứu cánh đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ; nhân và quả đồng thời, đồng hiện, sẵn đủ. Đó là sự tu hành của kinh Hoa Nghiêm, và được gọi là viên tu.

Mọi phương tiện pháp môn đều dựa vào mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp…, nơi tất cả những cái ấy đều có Phật Tỳ-lô-giá-na. Trong tất cả thân tâm và những hoạt động của thân tâm này đều có Phật Tỳ-lô-giá-na. Nói theo quan kiến tánh khởi, thì sáu căn, sáu trần, sáu thức đều là sự biểu lộ của Phật Tỳ-lô-giá-na. Vấn đề của hành giảáp dụng tất cả mọi pháp môn (tất cả đều là Bồ-đề phần) một cách đồng bộ để tương ưng được với Nền tảng của mọi pháp môn là Phật Tỳ-lô-giá-na. Đó gọi là ngộ pháp tánh, tức là tánh của tất cả các pháp. Tánh của tất cả các pháp thì phải có nơi mỗi một pháp.

                          Pháp luân vi diệu của Phật dạy

                          Tất cả đều là Bồ-đề phần

                          Nếu được nghe rồi ngộ pháp tánh

                          Những người như thế thường thấy Phật.

                                           (Quang minh giác, thứ 9).

Bốn đặc tính của kinh Hoa Nghiêm, đồng thời, đồng hiện, không trung tâm, sẵn đủ đưa đến một đặc tính nữa là luôn luôn hiện tiền. Những vị chứng ngộ có được sự xác quyết là pháp giới Hoa Nghiêm luôn luôn hiện tiền trước mắt mỗi chúng ta:

Bồ-tát Nhất Thiết Huệ nói kệ:  

                          Tất cả pháp vô sanh

                          Tất cả pháp vô diệt

                          Nếu thấu hiểu như vậy

                          Chư Phật thường hiện tiền.

                          Tôi quán tất cả pháp

                          Thảy đều thấu hiểu rõ

                          Nay thấy được Như Lai

                          Quyết định thoát nghi ngờ…

Bồ-tát Tinh Tấn Huệ nói kệ:

                          Pháp tánh vốn thanh tịnh

                          Vô tướng như hư không

                          Không sao có thể nói

                          Người trí quán như vậy.

                          Xa lìa ý tưởng pháp

                          Chẳng chấp một pháp nào

                          Đây cũng không chỗ tu

                          Thấy được Đại Mâu-ni

                          Như ngài Đức Huệ nói

                          Đây gọi là thấy Phật

                          Chỗ tất cả các hạnh

                          Thể tánh đều tịch diệt.

                                           (Tu-di đảnh kệ tán, thứ 14).

(Văn Hóa Phật Giáo số 217)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12539)
Buổi lễ khai giảng diễn ra trong bầu không khí trang nghiêmtrầm lặng đầy nước mắt, bao trọn hình ảnh của cố Hòa Thượng Minh Tâm trong những lời phát biểu.
(Xem: 13040)
“Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
(Xem: 13836)
Loài cỏ bệnh úa tàn thân xác, Đã gầy hao từ gốc rễ cằn khô, Chắc tại nắng, tại mưa, tại bao điều khác, Nằm co ro đợi chết đến giờ
(Xem: 11282)
Trước khi khởi sự tu tập để phát huy lòng từ bi và tình thương, cũng cần nên tìm hiểu ý nghĩa của hai chữ ấy là gì...
(Xem: 11483)
Tất cả chúng sanh vì chẳng thấy Phật tánh nên thường bị phiền não trói buộc mà phải lưu chuyển trong sanh tử.
(Xem: 9916)
Phàm những gì có hình tướng thì tất cả đều bị chi phối bởi sự vô thường, mà đã vô thường thì nguyên nhân chính của nó là khổ...
(Xem: 11385)
Lúc ấy Đức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới luật làm thầy.”
(Xem: 9194)
Tất cả những giáo lý của Đức Phật căn cứ trên Bốn Chân Lý Cao Quý. Trong giáo lý Bốn Chân Lý Cao Quý chúng ta nhận ra hai tập hợp của nguyên nhân và hệ quả.
(Xem: 9759)
Thầy dìu dắt từ đó tôi được tiếp xúc gần và rất gần Ngài do vậy tôi học ở ngài được nhiều thứ trong cuộc sống, giờ giấc, tinh tấn, chuyên cần , nhất là việc tu tập v.v...
(Xem: 9840)
Một trong bốn chân lýĐức Phật dạy là chân lý về sự khổ, khổ đế trong Tứ diệu đế. Đức Phật dạy bản chất của thế gian là bất toàn, bất toại nguyện, là vô thường, là đau khổ.
(Xem: 13812)
Chẳng có gì đơn độc sinh ra, tồn tại, chuyển động, và biến mất giữa cõi đời. Chẳng có gì gọi là độc hành, độc lập, độc bộ, độc cư, cô thân, cô độc, cô đơn…
(Xem: 9833)
Đâu hay tất cả đều là sự công bằng tuyệt đối khi ta soi vào nhân duyên nghiệp báo không chỉ ở kiếp này mà từ những kiếp quá khứvị lai được giải thích cặn kẽ trong kinh điển nhà Phật.
(Xem: 12917)
Vận nước như dây quấn, Trời Nam mở thái bình, Vô vi ở điện các, Chốn chốn dứt đao binh...
(Xem: 9916)
Trong giáo lý của đạo Phật, “cho sự không sợ hãi” được xem là một hạnh nguyện cao quý gọi là vô úy thí (abhada-dàna), là Thánh hạnh (Ariya-cariyà), thiện hạnh (kusala- cariyà)
(Xem: 10479)
"Này Angulimala! Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chính anh mới là người chưa dừng lại..."
(Xem: 17256)
Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ - Trôi chảy mãi ngày đêm không ngừng nghỉ như thế này ư?
(Xem: 9378)
"Từ lúc này cho đến hết ngày hôm nay, tôi sẽ đưa vào sự thực tập những gì tôi tin tưởng một cách tối đa như tôi có thể"...
(Xem: 10605)
Khi trải qua một cơn bạo bệnh hay tuổi đã xế chiều thì ý niệm về lão-bệnh-tử, tức phải đối mặt với sự chết hiện ra ngày một rõ ràng hơn...
(Xem: 14284)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10027)
Tôi đến chùa Viên Đức, Đức quốc vào thứ 6, tưởng là sớm, tới nơi lúc 22 giờ 30 Phật tử đã đông nghẹt, mọi phòng đều chật cứng nằm xếp lớp...
(Xem: 11486)
“Vũ trụ mà tôi và bạn thể nghiệm bây giờ, với cây cối, nhà máy, con người, nhà cửa, xe cộ, hành tinh và các thiên hà, chính là ý thức biểu hiện ở một tần số đặc biệt nào đó."
(Xem: 9310)
Sau khi quy y Tam bảo, trở thành Phật tử rồi thì kính lễ, cúng dường Phật-Pháp-Tăng mỗi ngày, mỗi lúc là một trong những hạnh tu căn bản của người con Phật.
(Xem: 11416)
Đọc trong “Tưởng Niệm và Tri Ân,” người đọc sẽ thấy nhà thơ trẻ của chúng ta lúc nào, ở đâu và đối với bất cứ điều gì cũng nghĩ đến ân đức và tình nghĩa.
(Xem: 10894)
Bài phát biểu của của đô đốc William McRaven, người đứng đầu Bộ chỉ huy Các chiến dịch liên hợp đặc biệt - NAVY SEAL - MỸ
(Xem: 14620)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 10589)
John Stuart Mill: “Tôi đã học cách tìm hạnh phúc bằng cách giới hạn các ham muốn của mình hơn là nỗ lực để thỏa mãn chúng”
(Xem: 9423)
Có lẽ ngày nay nhân loại đã thực sự thức tỉnhnhận ra rằng, không ai có thể cứu rỗi được cho ai hết. Và sẽ không có một thiên đường nào ở ngày mai...
(Xem: 13482)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 9828)
“Người ngu thấy là ngọt, Khi ác chưa chín muồi; Ác nghiệp chín muồi rồi; Người ngu chịu khổ đau”.
(Xem: 14043)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 20354)
“Nhất thiết hữu vi pháp; Như mộng, huyễn, bào, ảnh; Như lộ diệc như điện; Ưng tác như thị quán.”
(Xem: 10245)
Ta giao tiếp với bạn bè điều tối kỵ nhất là nói về lợi và đừng bao giờ dùng thủ thuật về lợi để mưu cầu.
(Xem: 8668)
Bệnh tật là một nỗi khổ căn bản của chúng sanh, sanh lão bệnh tử khổ. Hễ có thân thì có bệnh, mà đã bệnh tật đau yếu thì không ai muốn và chẳng vui chút nào.
(Xem: 9745)
Nghiệp là một thói quen được tích lũy từ ba nghiệp thân, khẩu, ý, đồng hành với chúng ta trong từng hơi thở, gắn bó thủy chung từ khi ta vừa lọt lòng mẹ cho đến ngày ta nhắm mắt xuôi tay.
(Xem: 8797)
... những câu chuyện buồn và bất hạnh bao giờ cũng để lại những vết khắc sâu thẳm trong tim, khó mà nguôi ngoai dễ dàng.
(Xem: 11045)
Chúng ta đến đây với những giọt nước mắt để hết sức mở một con đường, để rẽ sóng mà đi trên biển đời vô tận.
(Xem: 12565)
Phật tử, chúng ta cần phải nhận định rõ ràng, đức Phật không phải là một vị thần hay thượng đế để ban ơn, giáng họa cho bất cứ ai.
(Xem: 28120)
Tôi tin rằng mọi khổ đau đều sinh ra từ ngu muội. Người ta gây ra đau đớn cho người khác, khi ích kỷ theo đuổi hạnh phúc hay thỏa mãn riêng mình...
(Xem: 10659)
Một vài chiếc thuyền máy lướt qua, tạo những vòng sóng từ nhỏ đến lớn, tỏa ra rồi tan biến trên mặt hồ. Bọt trắng lao xao nổi bật trên giòng nước xanh.
(Xem: 9827)
Đạo Phật là đạo giác ngộ. Giác ngộ là thấy tánh. Muốn thấy tánh thì tu thiền, như đức Thích Ca Mâu Ni do thiền dưới gốc cây Bồ Đềgiác ngộ thành Phật.
(Xem: 11882)
Nhờ chút công đức phóng sanh ngày ấy cho mẫu thân mà tôi cũng được hưởng phước lây, bởi căn bệnh lạ tôi phải chịu đựng 25 năm qua bỗng dưng ra đi không nói lời từ biệt.
(Xem: 10449)
Sống làm sao cho cuộc đời trở nên đáng sống, có ý nghĩa, có lý tưởng, có thương yêu hiểu biết thì đó là Đời Đạo.
(Xem: 8906)
Nhà Phật thường nêu châm ngôn “Bi – Trí – Dũng” để khuyến khích hành giả vận dụng đầy đủ ba đức tính này trong đời sống, không để khiếm khuyết mặt nào.
(Xem: 10573)
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu.
(Xem: 9014)
Cuộc đời của đức Phật rất vĩ đại, vô vàn những điều hay, chúng ta không tài nào học hết được.
(Xem: 9981)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever.
(Xem: 9639)
Ngọn núi cao như Hy Mã Lạp Sơn cũng từ một hạt bụi mà thành. Đại dương mênh mông như Biển Thái Bình cũng do từng giọt nước mà có.
(Xem: 14078)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 16221)
“Con lớn rồi vẫn là con của mẹ, Suốt cuộc đời mẹ vẫn theo con…”
(Xem: 11842)
Hoan hỷ trong mùa Phật Đản đang về, xin cung kính đảnh lễ đức Thế Tôn, bậc Thầy vĩ đại của thế gian, bậc trí tuệ tối thắng không ai bằng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant