Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đau Khổ Đi Theo Sau Người Làm Ác (song ngữ)

04 Tháng Hai 201615:37(Xem: 11065)
Đau Khổ Đi Theo Sau Người Làm Ác (song ngữ)

ĐAU KHỔ ĐI THEO SAU NGƯỜI LÀM ÁC
Câu Chuyện Về Nhà Sư Cakkhupāla

Kệ 1 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa | Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến  
(Suffering Follows The Evil-Doer - The Story Of The Monk Cakkhupāla, Verse 1 - Treasury Of Truth

Dau kho

Đau Khổ Đi Theo Sau Người Làm Ác - Câu Chuyện Về Nhà Sư Cakkhupāla, Kệ 1 - Kho Báu Sự Thật, Kinh Pháp Cú Minh Họa 

BÀI KỆ 1:

Ý nghĩ dẫn đầu tất cả mọi điều chúng ta nhận biết,
ý nghĩ là chủ, là cốt yếu, mọi việc đều bắt nguồn từ ý nghĩ.
nếu một người có ý nghĩ xấu
rồi người nầy có lời nói xấu, hoặc người nầy có hành động xấu
thì đau khổ sẽ theo sau người nầy,
giống như bánh-xe-bò lăn theo chân con-bò kéo.

 

Trong khi cư trú tại Tu Viện Kỳ Viên(Jetavana) ở Xá Vệ(Savatthi), Đức Phật đã nói bài kệ nầy, về nhà sư mù Cakkhupāla.

 

một lần, nhà sư Cakkhupāla đến đảnh lễ Đức Phật tại Tu Viện Kỳ Viên(Jetavana). Trong một đêm nhà sư đi thiền hành tại nơi nầy, nhà sư vô tình đạp phải một số côn trùng. Sáng ngày hôm sau, một số nhà sư đến thăm nhà sư Cakkhupāla, và các nhà sư nầy trông thấy các côn trùng đã bị đạp chết. Họ nghĩ không tốt về nhà sư Cakkhupāla, và họ báo sự việc đến Đức Phật. Đức Phật hỏi họ rằng, họ có nhìn thấy nhà sư Cakkhupāla giết chết côn trùng không. Khi họ trả lời là không, Đức Phật nói rằng, "Giống như các ông không nhìn thấy ông ta giết chết côn trùng, cũng như thế, ông Cakkhupāla vì bị mù nên ông đã không nhìn thấy nên đạp chết các con côn trùng. Bên cạnh đó, ông Cakkhupāla không còn ý muốn sát sanh, bởi vì ông ta đã đạt được quả A La Hán, cho nên ông ta không có tội." Sau đó các nhà sư hỏi Đức Phật là tại sao nhà sư Cakkhupāla bị mù, trong khi ông là một vị A La Hán, Đức Phật liền kể câu chuyện sau đây:

 

Một trong số các kiếp trước của nhà sư, Cakkhupāla là một bác sĩ. Trong một lần ông chữa bệnh ông đã cố tình làm cho một phụ nữ, là bệnh nhân của ông, bị mù. Người đàn bà nầy đã hứa với ông là nếu ông chữa khỏi bệnh đau mắt của bà, thì bà và các con của bà sẽ tình nguyện làm nô lệ cho ông. Sau khi ông bác sĩ chữa mắt cho bà, bà đã nói với ông rằng mắt bà trở nên tệ hại hơn trước, trong khi trên thực tế, mắt của bà đã hoàn toàn được ông chữa lành. Bà đã nói dối ông bác sĩ, bởi vì bà lo sợ rằng bà và con bà sẽ trở thành các người nô lệ của ông. Ông bác sĩ biết rằng bà đang lừa dối ông, và để trả thù bà, ông đã cho bà một loại thuốc bom-mát khác, và loại thuốc xoa mắt nầy đã làm cho bà hoàn toàn bị mù. Vì việc làm ác đức nầy, kết quả là ông bác sĩ đã bị mù rất nhiều lần, trong các kiếp sống kế tiếp của ông.

 

BÀI KỆ 1, CHUYỂN NGỮ TỪ TIẾNG PALI:

 

dhammā manopubbaṅgamā manoseṭṭhā manomayā ce paduṭṭhena manasā bhāsati vā karoti vā tato dukkhaṃ naṃ anveti vahato padaṃ cakkaṃ iva.

 

dhammā: kinh nghiệm; manopubbaṅgamā: ý nghĩ đi trước; manoseṭṭhā: ý nghĩ là chủ, là cốt yếu; ce: do đó, nếu, paduṭṭhena: (có ý) xấu xa, đồi bại; manasa: ý nghĩ; bhāsati: (người) nói; karoti vā: hoặc là hành động; tato: vì lý-do đó, dukkham: đau khổ; nam: người đó; anveti: đi theo sau; vahato padam: bước chân bò nặng nề vì phải kéo xe; cakkaṃ iva: tương tự như bánh-xe bò.

 

Tất cả những gì chúng ta hiểu biết, kinh nghiệm bắt đầu bằng ý nghĩ. Lời nói và hành động của chúng ta bắt nguồn từ ý nghĩ. Nếu chúng ta nói hoặc hành động với ý nghĩ độc-ác, chắc chắc chúng ta sẽ gặp hoàn cảnh không tốt, và kết quả là chúng ta phải gánh chịu sự đau khổ. Nếu chúng taý nghĩ xấu, thì cho dù chúng ta đi đâu, chúng ta cũng sẽ gặp hoàn cảnh xấu. Nếu chúng ta tiếp tụcý nghĩ xấu, đau khổ sẽ đi theo chúng ta. Điều nầy cũng giống như là bánh-xe bò đi theo chân con bò kéo xe. Quả đúng như thế, bánh-xe bò, cùng với cái-xe bò chứa hàng nặng nề, sẽ cùng đi theo con bò kéo xe. Con bò đã bị ràng buộc với cái xe-bò chứa hàng nặng nề, nên nó không thể tự do chạy nhảy được.

 

Bài kệ 1 trong Kinh Pháp Cú nầy, anh Tâm Minh Ngô Tằng Giao đã chuyển dịch thành thơ như sau:

(1) Việc làm của bản thân ta. Do tâm, do ý tạo ra, dẫn đầu. Nói năng, hành động trước sau. Ý mà ô nhiễm: khổ đau theo kề. Tựa như là cái bánh xe. Theo chân con vật kéo lê trên đường.

 

BÌNH LUẬN:

 

Bài kệ đầu tiên trong Kinh Pháp Cú cho chúng ta thấy một khái niệm quan trọng trong Đạo Phật. Trong khi điều quan trọng trong giáo lý của nhiều tôn giáo khác, cho rằng thế giới được một vị thần linh siêu việt gọi là "Thượng Đế" tạo ra, Đạo Phật dạy rằng tất cả những gì chúng ta kinh nghiệm, hiểu biết (về thế giới, cũng như về cá nhân chúng ta) được tạo ra bởi ý nghĩ, hoặc là bởi quá trình nhận thức, thí dụ như sự nhận biết qua giác quan, và quan niệm. Điều nầy cũng chứng minh rằng, một số tác giả đã nhầm lẫn khi viết rằng Đức Phật đã im lặng khi có người hỏi ngài về chỗ bắt đầu của thế giới. Bài Kinh Rohitassa trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật có nói rõ ràng về thế giới, về chỗ bắt đầu của thế giới, và chỗ tận cùng của thế giới, và con đường đi đến chỗ tận cùng của thế giới. Tất cả nằm ở trong tấm thân, có chiều cao 1.8 mét nầy (1 fathom = 1.8 mét), qua sự nhận biếtquan niệm của chính chúng ta.

 

Từ ngữ mano thường được dịch là 'tâm'. Tuy nhiên, Đức Phật có một quan điểm hiện-tượng-luận (lý thuyết mà nói rằng mọi kiến thức bắt nguồn từ hiện tượng) nói đến sự tranh cãi về tâm-và-thân đã làm rối trí nhiều triết gia, từ trước đến nay. Đức Phật đã từ bỏ ý tưởng nhị-nguyên - 'tâm' và 'thân'. Bài Kinh Sabba trong Kinh Tương Ưng Bộ, Đức Phật giải thích rằng tất cả mọi điều chúng ta nói đến là 'kinh nghiệm qua giác quan', bao gồm ý nghĩ, hoặc là quan niệm như là giác quan thứ sáu. Từ ngữ nāma và rūpa, thường được dịch là "tâm" và "thân thể" không phải là hai 'thực thể' riêng biệt, mà chúng cùng tồn tại trong mối quan hệ với nhau. Hai từ ngữ nầy là hai cách nhìn vào một 'sinh hoạt' duy nhất gọi là 'kinh nghiệm'. Nāma (đặt tên) là 'kinh nghiệm' được nhìn một cách chủ quan như là "một quá trình tinh thần của việc xác nhận một đối tượng'(rūpa kāye adhivācana saṃpassa).

 

Rūpa (hình tướng) là 'kinh nghiệm' được nhìn một cách khách quan như là một 'thực thể(thí dụ như con người)' mà được nhận biết và hình thành qua một quá trình tinh thần của sự nhận dạng (nāma kāye pathigha saṃpassa). Mano nói về 'ý nghĩ' hoặc là quá trình tinh thần của khái niệm, trong đó có sự phối hợp và làm cho có ý nghĩa, qua những nhận biết khác nhau, được đưa-vào qua các giác-quan khác nhau. Tất cả mọi 'kinh nghiệm' quan trọng nầy chính là dhammā(Pháp), được nhìn một cách chủ quan như là 'xác nhận một thực thể(thí dụ như con người)'(nāma) và một cách khách quan như là 'một thực thể(thí dụ như con người) được xác nhận' (rūpa). Dhammā(Pháp) chính là "tất cả mọi kinh nghiệm quan trọng" thường được xem như là tình-huống dễ chịu hoặc là khó chịu (loka dhamma)

Suffering Follows The Evil-Doer - The Story Of The Monk Cakkhupāla, Verse 1 - Treasury Of Truth, Illustrated Dhammapada

 

VERSE 1:

Mind precedes all knowables, mind’s their chief, mind-made are they.

if with a corrupted mind one should either speak or act dukkha follows caused by that, as does the wheel the ox’s hoof.

 

While residing at the Jetavana Monastery in Sāvatthi, the Buddha spoke this verse, with reference to Cakkhupāla, a blind monk.

 

On one occasion, Monk Cakkhupāla came to pay homage to the Buddha at the Jetavana Monastery. One night, while pacing up and down in meditation, the monk accidentally stepped on some insects. In the morning, some monks visiting the monk found the dead insects. They thought ill of the monk and reported the matter to the Buddha. The Buddha asked them whether they had seen the monk killing the insects. When they answered in the negative, the Buddha said, “Just as you had not seen him killing, so also he had not seen those living insects. Besides, as the monk had already attained arahatship he could have no intention of killing, so he was innocent.” On being asked why Cakkhupāla was blind although he was an arahat, the Buddha told the following story:

 

Cakkhupāla was a physician in one of his past existences. Once, he had deliberately made a woman patient blind. That woman had promised to become his slave, together with her children, if her eyes were completely cured. Fearing that she and her children would have to become slaves, she lied to the physician. She told him that her eyes were getting worse when, in fact, they were perfectly cured. The physician knew she was deceiving him, so in revenge, he gave her another ointment, which made her totally blind. As a result of this evil deed the physician lost his eyesight many times in his later existences.

 

EXPLANATORY TRANSLATION (VERSE 1)

 

dhammā manopubbaṅgamā manoseṭṭhā manomayā ce paduṭṭhena manasā bhāsati vā karoti vā tato dukkhaṃ naṃ anveti vahato padaṃ cakkaṃ iva.

 

dhammā: experience; manopubbaṅgamā: thought precedes; manoseṭṭhā: thought is predominant; ce: therefore, if, paduṭṭhena: (with) corrupted; manasā: thought; bhāsati: (one) speaks; karoti vā: or acts; tato: due to it, dukkhaṃ: suffering; naṃ: that person; anveti: follows; vahato padaṃ: draught animal’s hoof; cakkaṃ iva: as the cart wheel.

 

All that we experience begins with thought. Our words and deeds spring from thought. If we speak or act with evil thoughts, unpleasant circumstances and experiences inevitably result. Wherever we go, we create bad circumstances because we carry bad thoughts. We cannot shake off this suffering as long as we are tied to our evil thoughts. This is very much like the wheel of a cart following the hoofs of the ox yoked to the cart. The cart-wheel, along with the heavy load of the cart, keeps following the draught oxen. The animal is bound to this heavy load and cannot leave it.

 

COMMENTARY

 

The first two verses in the Dhammapada reveal an important concept in Buddhism. When most religions hold it as an important part of their dogma that the world was created by a supernatural being called ‘God’, Buddhism teaches that all that we experience (the ‘world’ as well as the ‘self’) is created by thought, or the cognitive process of sense perception and conception. This also proves that writers on Buddhism are mistaken in stating that the Buddha was silent concerning the beginning of the world. In the Rohitassa Sutta of the Aṇguttara Nikāya, the Buddha states clearly that the world, the beginning of the world, the end of the world, and the way leading to the end of the world, are all in this fathom long body itself with its perceptions and conceptions.

 

The word mano is commonly translated as ‘mind’. But the Buddha takes a phenomenalistic standpoint in the mind-matter controversy that had baffled philosophers throughout history. The duality – ‘mind’ and ‘body’ – is rejected by the Buddha. The Buddha explains in the Sabba Sutta of the Saṃyutta Nikāya that all that we can talk about is ‘sense experience’, including thought or conception as the sixth sense. The terms nāma and rūpa, commonly translated as ‘mind’ and ‘body’ are not two ‘entities’ that co-exist in relation to each other. They are only two ways of looking at the single ‘activity’ called ‘experience’. Nāma (naming) is ‘experience’ seen subjectively as ‘the mental process of identifying an object’ (rūpa kāye adhivācana saṃpassa).

 

Rūpa (appearance) is ‘experience’ seen objectively as an ‘entity’ that is perceived and conceived through the mental process of identification (nāma kāye pathigha saṃpassa). Mano refers to ‘thought’ or the mental process of conceptualization, which integrates and makes meaning out of the different percepts brought in through the different senses. This meaningful total ‘experience’ is the dhammā, viewed subjectively as ‘identification of an entity’ (nāma) and objectively as ‘the entity identified’ (rūpa). Dhammā which is this “meaningful totality of experience” is normally seen as pleasant or unpleasant cir
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1542)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 1693)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 1704)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 1387)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 1271)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 1634)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 1563)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 1616)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 1642)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 1840)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 1754)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 1628)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 1791)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 2285)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 1965)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 2500)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 1866)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 2325)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 2045)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 2150)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 1735)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 2067)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 1776)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 2220)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 1713)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 2548)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 2167)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 2138)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 3242)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 2364)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 1986)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 2586)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 1872)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 2104)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 1790)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 2069)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 1910)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 2045)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 1533)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 1955)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 2503)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 2717)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
(Xem: 2506)
Thánh hiệu của Bồ-tát Quán Thế Âm, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là Thánh hiệu mà không ai chẳng biết.
(Xem: 2848)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thânnhững tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui,
(Xem: 2448)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 2239)
Duy Thức Tam Thập Tụng, tác giả: tổ Thế Thân (316-396), dịch giả Phạn - Hán: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang (602-664), có tất cả 30 bài tụng
(Xem: 2036)
Đầu Xuân năm Tân Sửu, tôi có dịp sang chùa Khánh Anh ở Pháp, đã gặp Đạo hữu Seng Souvanh Khamdeng Pháp Danh Quảng Chơn, là chồng của Cô Trung Diệp Phạm Thị Hợi, vốn là em gái của cố Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ.
(Xem: 2043)
Việc nâng cao các tiện nghi vật chấtphương tiện hỗ trợ phát triển bản thân những tưởng giúp ta cởi bỏ phiền lụy để sống an vui, nhưng thực tế, ta vẫn còn tiếp tục loay hoay giữa rối ren.
(Xem: 1964)
Nước chảy mây bay có khoảnh khắc nào ngưng, hoa rơi lá rụng bốn mùa luân chuyển, người đến rồi đi cũng chưa từng gián đoạn bao giờ.
(Xem: 2243)
Khi bạn giữ hơi thở trong tâm, bạn gom bốn niệm xứ vào một. Hơi thở là thân, các cảm giác (thọ) nằm trong thân, tâm (tưởng) nằm trong thân, phẩm chất tinh thần (pháp) nằm trong tâm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM