Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thiền ChỉThiền Quán

16 Tháng Mười Một 201805:12(Xem: 6547)
Thiền Chỉ Và Thiền Quán

THIỀN CHỈTHIỀN QUÁN

Thích Trung Định

Thiền Chỉ Và Thiền Quán

 

Thiền chỉ (samantha) và Thiền quán (vipassana) là hai nội dung lớn trong vấn đề “phát triển của tâm” được đề cập trong Kinh tạng Nikāya. Cả hai phương pháp thiền tập này được coi là phương tiện tuyệt vời nhất đưa đến nhất tâmtăng trưởng trí tuệ.  Cụ thể, thiền chỉ làm dừng lại các dục và bất thiện pháp, đưa đến sự hỷ, lạc, nhất tâm; trong lúc thiền quán nhờ quan sát sự vật hiện tượng như thật mà đoạn trừ vô minh phiền não đưa đến trí tuệ giải thoát. Như vậy cả hai đưa đến “tâm giải thoát”, “tuệ giải thoát”, thành tựu đạo quả, đoạn tận khổ đau sinh tử luân hồi. Tôn giả Ᾱnanda nói rằng tất cả những ai đạt được A-la-hán có thể thực hiện theo bốn cách: Một là bằng cách thực tập thiền chỉ trước, sau đó thực tập thiền quán (theo trình tự chuẩn). Hai là bằng cách thực hành thiền quán trước, sau đó thực hành thiền chỉ. Thứ ba, hoặc thực hành kết hợp cả hai, thiền chỉ quán song tu. Và cuối cùng có thể khởi tâm “thao thức về Giáo pháp” cũng sẽ đạt đến sự nhất tâm1 .

Thiền chỉThiền quán  được so sánh với các cặp sứ giả nhanh  nhất  (Sīghaṃ dūtayugaṃ), người đã mang thông điệp của sự thật, đó là, Niết-bàn cảnh giới của Phật, tức là các khoa về chánh niệm (sati) là người gác cửa sáu giác quan (phòng hộ sáu căn môn), và Bát Chánh đạocon đường dẫn đến niết bàn2 .

Mục đích của thiền chỉ là để an định tâm trí, không để tâm phân tán loạn động (vikshepa). Bản chất của thiền quán là để nhìn thấy sự thật như nó là (ānupassanā). Cả hai  cùng nhau  hành động  như một thực thể  duy nhất hài hòa như là cách để đạt đến Niết-bàn3 . Thiền chỉnhiệm vụ thâu gom vọng tưởng lại, còn thiền quáncông năng chặt đứt phiền não.

Sự đào luyện tâm trí đều phải dựa vào phương pháp thực hành thiền chỉthiền quán. Hai phương pháp thiền này có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Thiền chỉ nhằm mục đích phát triển sự an tịnh nội tâm bằng cách tập trung vào một chủ đề thiền định. Chức năng của nó là để an tịnh tâm hành và tạm thời làm lắng dịu các tâm như tham dụcsân hận, sự chấp thủ cho người hành thiền, đồng thời vượt qua năm triền cái. Mặt khác, thiền quántrí tuệ như là chức năng của nó nhằm tiêu diệt tà kiến (moha) và tất cả những phiền não khác để đạt được giác ngộ. Thiền chỉ làm dừng lại hoặc tập trung tâm vào một đối tượng, trong khi thiền quán vipassanā là cái nhìn sâu sắc, cả hai đều bổ sung cho nhau để hoàn thiện thực hành thiền định.

THIỀN CHỈ (samatha)

Chỉ là dừng lại. Tịnh chỉ là dừng lại sự tán loạn, sự quên lãng, vọng niệm, chấm dứt sự đuổi bắt của tâm đến các đối tượng của trần cảnh. Thiền chỉtrạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, là cách buộc chặt tâm ý vào một pháp làm cho tâm ý chuyên nhất đưa đến hỷ lạcnhất tâm.

Thiền chỉ là sự an tĩnh, tĩnh lặng của tâm, sự chấm dứt của tâm hành (sankhāra), giải quyết các câu hỏi pháp lý (adhikaraṇa)4 . Chỉ có nghĩa là dừng sự phân tâm, quên lãng, lang thang, chấm dứt sự theo đuổi của tâm đến sáu đối tượng tương ứng (viṣaya). Thiền chỉ là tập trung làm dịu các trạng thái tâm đối lập như dục vọng (kāmacchanda),  vv. Thiền định (samādhi) loại bỏ những cảm xúccăng thẳng tà ác được gọi là thiền chỉ (samatha). Trong các bản văn, ý nghĩa của  samatha  được giải thích là: ‘Paccanīkadhamme same-tīti samatho’, có nghĩa là pháp đã thanh lọc và loại bỏ được pháp đối nghịch được gọi là samatha5 .

Lại nữa, ‘samatha’ có nghĩa là tĩnh lặng, đó là trạng thái  tập trung  tâm ý, không còn  lay động,  tịnh  và yên bình của  tâm trí.  Nó được gọi là  thiền chỉ  bởi vì nó làm lắng dịu xuống năm triền cái. Khi tâm được chuyên chú tập trung sâu vào các đối tượng của thiền định,  tất cả  những  triền cái  như tham dục, sân hận, thùy miên, trạo hốihoài nghi  vắng mặt  từ  trong nội tâm mà được hấp thụ trong các đối tượng thiền. Khi tâm được tịnh hóa từ tất cả các chướng ngại này, hành giả cảm thấy bình tĩnhthanh bình, hạnh phúc và bình yên.  Các  kết quả của  thiền  samatha  đó  là  một mức độ  hạnh phúc  thông qua  việc đạt được  sự nhất tâm, định (samadhi) như định cận hành (upacara) hay định an chỉ  (appana).  Sự nhất tâm  gọi là  thiền,  nhưng  nó không cho phép  một  hành giả  hiểu  một cách đúng đắn rằng cơ thể và các hiện tượng tinh thần là như thật6 .

Thiền chỉ liên quan trực tiếp đến sự an định tâm trí của hành giả về một đối tượng thiền thích hợp, nhằm ngăn chặn sự phóng túngvọng tưởng trong tâm. Khi tâm trí tập trung sẽ phát sinh niềm an lạc tinh tế, sự thú vị bởi chấm dứt các dục và các bất thiện pháp. Samatha là một công cụ mạnh mẽ để thực hành thiền minh sát có hiệu quả. Bất cứ ai đạt được thiền chỉtâm trí của họ trở nên vắng lặng, giống như một hồ nước hoàn toàn yên lặng trong suốt vô ngần không có một gợn sóng lăn tăn làm khuấy động mặt hồ.

THIỀN QUÁN (Vipassanā)

Thuật ngữ Pāli, Vipassanā là một sự kết hợp của hai từ: Vi + passana. Vi nghĩa sự khác nhau và passana dịch là hiểu đúng hay chánh niệm (sati) tỉnh giác về thân và tâm. Thuật ngữ Vipassanā cũng được hiểu là ‘sự thấu hiểu’, nghĩa là cái nhìn sâu vào ba đặc tính phổ quát của sự tồn tại (tam pháp ấn): vô thường, khổ và vô ngã. Nói cách khác, thực hành pháp môn thiền này được gọi là Thiền Minh sát, bắt nguồn từ ý Pāli có nghĩa là tuệ minh sát7 . 

Om Prakash Pathak giải thích rằng, Vi là tiền tố có nghĩa là “tiết lộ” và passanā có nghĩa là “nhìn, quan sát, nhìn vào bên trong, cái nhìn sâu sắc, trực giác…”. Nó có nghĩa là để nhìn thấy mọi thứ như chúng đang là, và để quan sát về bản chất thật của sự vật hiện tượng. Nó đi sâu vào trong bản chất, một kỹ thuật quan sát, quan sát thật sự, khám phá bản thân8 .

Theo Bimalendra Kumar, Passanā có nghĩa là nhìn bằng đôi mắt mở. Vipassanā có nghĩa là xem xét theo cách đặc biệt, tức là quan sát mọi sự vật như thật, không phải như chúng xuất hiện. Nói cách khác, Vipassanā là một kỹ thuật tự quan sáttu luyện những tiềm năng đó để hoàn thiện và phát triển các giới luật. Kỹ thuật này cũng được biết như là thiền định của chánh niệm hoặc nhận thức về cái nhìn sâu sắc9 .

Theo Phra Athikan Somsak Sorado, vipassanā là sự kết hợp của chữ Vi và Passana. Vi có nghĩa là rõ ràng, trung thực, tuyệt vời. Passana  có nghĩa là nhìn thấy, nhận thức trực tiếp và chánh tri kiến (trí tuệ). Vì vậy, ý nghĩa của vipassanā được hiểu như sau:

1. Nhìn thấy rõ ràng với trí tuệ về sắc và tâm (rūpanama), và về Chân lý Cao thượng Tứ diệu đế (Ariyasacca);

2. Minh sát rõ về Tam pháp ấn: vô thường, khổ và vô ngã (Tilakkhana), và Duyên khởi (Paticcasamuppada);

3. Nhìn thấy rõ những biểu hiện của các tâm hành, đều bất thường hoặc lạ thường (thấy trong khi hành thiền)10.

Có rất nhiều cách giải nghĩa từ vipassanā, tuy nhiên, bất cứ lời giải thích nào cũng không thể vượt quá ý nghĩa  vipassanā  là tuệ minh sát rõ ràng trực quan đến những hiện tượng như sắc và tâm khi chúng xuất hiện và biến mất. Nhìn thấy chúng một cách như thật trong chính nó về ba đặc điểm: vô thường, khổ và vô ngã.  Vipassanā  là con đường dẫn đến sự thành tựu Niết-bàn, giải thoát đích thực. Trong thực hành  vipassanā, cái nhìn sâu sắc phát sinh qua một quan sát thiền định trực tiếp về sự vận hành của thân và tâm. Định (samādhi) sự tập trung tâm trí làm hữu ích cho việc thực hành vipassanā, vì chúng đưa đến sự nhất tâm, dễ dàng trong quán chiếu.

Thiền quán là đường lối tự chuyển hóa bằng tự quan sát. Nó chú trọng đến sự tương quan mật thiết giữa tâm và thân, là điều có thể cảm nghiệm được trực tiếp bằng cách chú tâm đến những cảm giác thực thụ trên thân, nó luôn luôn liên hệchi phối tâm. Căn cứ vào sự quan sát này, và hành trình tự khám phá đi vào gốc rễ chung của tâm và thân để xóa bỏ những bất tịnh tinh thần, đưa đến một tâm quân bình tràn đầy tình thươnglòng từ bi.

Mục đích của thiền quánđạt được sự chấm dứt của đau khổ thông qua sự hiểu biết đúng về sự vận hành của thân và tâm đúng như bản chất thật của nó. Đối với điều này, chúng ta cần một mức độ tập trung. Sự tập trung tâm ý này có thể đạt được qua chánh niệm liên tục và không gián đoạn về sự giác niệm thân thể và các tâm hành.

Như vậy,  Vipassanā  có nghĩa là “nhìn thấy theo những cách khác nhau” và khi áp dụng cho thiền, nó đề cập đến việc nhìn thấy tất cả các đối tượng hoặc hiện tượng vô thường (anicca), khổ (dukkha) và vô ngã (anatta). Nguyên lý thiền Vipassanā là quan sát, sự vận hành, hay sự biểu hiện của thân và tâm trong giờ phút hiện tại, để kịp thời điều chỉnh, chuyển hóa là làm lắng dịu chúng. Như vậy, tập trung không phải là cố định trên một đối tượng duy nhất mà là tập quán thời gian (khanika samadhi) phát sanh khi tâm thoát khỏi những chướng ngại của các triền cái. Ở giai đoạn này, tâm trí có thể ghi nhận bất cứ vật gì phát sinh chủ yếu, do đó tiết lộ bản chất thật của chúng (yathabhuta)10.

Đó là một cách tự chuyển đổi thông qua việc tự quan sát. Nó tập trung vào mối tương quan sâu sắc giữa thân và tâm. Nó giúp để trải nghiệm trực tiếp bằng sự chú ý kỹ thuật đối với những cảm giác vật chất hình thành nên cuộc sống của cơ thể và liên tục kết nối với các điều kiện cuộc sống. Chính hành trình khám phá dựa trên tự khám phá này đến tận gốc rễ của tâm và thân mà giải thể sự ô uế, dẫn đến một tâm cân bằng đầy tình thươngtừ bi.

Thanh tịnh đạo luận (Visuddhimagga) đưa ra liên kết  vipassanā  với  passanā, có nghĩa là nó vượt qua nhận thức/ ký ức/ công nhận và vipassanā là ý thức/ tỉnh giác, và tiến tới giải thoát cuối cùng. Sự phát triển của thiền passanā nhằm đoạn tận các lậu hoặc (những bất tịnh tinh thần), mang lại niềm vui cho chúng ta trên con đường cao thượng, và sự giải thoát cuối cùng từ mọi khổ đau12, đạt đến Niết-bàn. Visuddhimagga lại cho rằng passanā được tu luyện thông qua sự hiểu biết các pháp hay những khía cạnh cơ bản của sự tồn tại. Chúng bao gồm, ví dụ, danh (nāma) tâm: ý thức về cái gì đó, và sắc (rūpa) thân thể vật lý, các đối tượng vật chất của ý thức), Ngũ uẩn (pañcakkhandha), Thập nhị xứ, Thập bát giới, Tứ diệu đếThập nhị nhân duyên13. Như vậy, chúng ta sẽ thấy đây là những đối tượng thiền quán trong phương pháp thiền Tứ niệm xứ (satipaṭṭhāna), thiền chánh niệm hơi thở, quán niệm pháp chết như đề cập trong Kinh tạng.

Tóm lại, thiền chỉthiền quán là hai phương pháp hành thiền vô cùng quan trọng của Phật giáo. Đây là con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, an lạcgiải thoát. Trong kinh Tăng chi bộĐức Phật giải thích  rõ ràng  về  bản chất  và chức năng của  thiền chỉ và thiền quán như sau: “Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán. Để thắng tri tham, này các Tỷ-kheo, hai pháp này cần phải tu tập. Để biến tri tham, này các Tỷ-kheo,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ tham, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán… Để thắng tri… để biến tri sân, si, phẫn nộ, hiềm hận, giả dối, não hại, tật đố, xan tham, man trá, phản trắc, cứng đầu, cuồng nhiệt, mạn, quá mạn, kiêu căng, phóng dật,… để biến tận, để đoạn tận, để trừ diệt, để biến diệt, để ly tham, để đoạn diệt, để xả bỏ, để từ bỏ sân… phóng dật, hai pháp này cần phải tu tập. Thế nào là hai? Chỉ và Quán… hai pháp này cần phải tu tập”14.

Ghi chú:
1. Bhikhu Bodhi, (trans.),    Aṅgutt ara nikāya, The Numerical Discourse of the Buddha, Boston: Wisdom publication, 2012, p.47.
2. Bhikhu Bodhi, (trans.),  Saṃyutta nikāya, vol. 3, Pāli publication Board,    Nalanda, 1960, p.174.
3. Harcharn Singh Sobti, (ed),  Vipassanā, The Buddhist Way, Delhi: EBL, 2003, p.85.
4. T.W. Rhys Davids & W. Stede (ed.),  Pali-English Dictionary, Munshhiram Manoharlal, New Delhi, 2001, p.682.
5. Nandamālābhivaṃsa,  Samatha and Vipassanā, Concentration and insight meditation, English version, Sagaing, 2013, p.2.
6. Edward Conze, Buddhist Meditation, London, 1956, p.221.
7. Ven. Pannyavaro,  The Vipassana Retreat, Buddha Dharma Education Association Inc, p.4.
8. See, Harcharn Singh Sobti, Vipassanā, The Buddhist way, EBL, Delhi, 2003, p.134.
9. Ibid, p.134.
10. Phra Athikan Somsak Sorado,  Handbook Vipassana Meditation for beginners, Bangkok, Thailand, 2009, p.22.
11. Buddhist Meditation, p.221.
12. Paravahera Vajiranana Mahathera, Buddhist Meditation in Theory and Practice, (Colombo: M. D. Gunasena Co. Ltd., 1962), p.345.
13. Ibid, p.345.
14. Bhikhu Bodhi, (trans.), Aṅguttara nikāya, The Numerical Discourses of the Buddha, Boston: Wisdom publications, 2012, p.152-53 (Thích Minh Châu, Tăng chi bộ kinh, chương 2 pháp, phẩm thứ 17).

Thích Trung Định
Văn Hóa Phật Giáo 308 1-11-2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7347)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 3512)
Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúatác phẩm có tính đặc trưng nhất về thủ pháp nghệ thuật lồng ghép truyện trong truyện, đan xen tình tiết, cài cắm tư tưởng khi trần thuật của nhà văn Thích Như Điển
(Xem: 4447)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3698)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3368)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4262)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
(Xem: 4118)
Gần đây, tại Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ), Đức Dalai Lama đã có cuộc trò chuyện trực tuyến với TS.Anupam Sibal, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gốc Ấn Toàn cầu
(Xem: 3662)
Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya.
(Xem: 3579)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học
(Xem: 4010)
Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội ...
(Xem: 12215)
Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương...
(Xem: 4041)
Cầu siêu, cầu nguyện cho người chết sinh về cõi lành là một Phật sự phổ biến trong Phật giáo.
(Xem: 4367)
Giống như ảo ảnh của nhà huyển thuật, những giấc mơvà mặt trăng phản chiếu trong nước,
(Xem: 4447)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó...
(Xem: 4592)
Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi.
(Xem: 4683)
Đúng vậy, cuộc đời không thể yên ổn như mình tưởng, dòng sông nào cũng có lúc dậy sóng, không thể nào bình lặng mãi như mặt nước mùa Thu.
(Xem: 3926)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4182)
Trong cõi ta bà trần lao này, các pháp biến đổi chuyển hóa luôn luôn chứ không phải ở yên hay cố định mãi được.
(Xem: 4046)
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm ...
(Xem: 4214)
Bình anhạnh phúc là niềm mong ước của cả nhân loại, không phân biệt màu da, tôn giáo.
(Xem: 4371)
''Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ cũng ở đây, người ngu tâm tưởng vậy, không tự giác hiểm nguy.''
(Xem: 3789)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4863)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen
(Xem: 4228)
Thiền sư nói với tên trộm: “Ngươi muốn trộm bát vàng của ta, ta muốn trộm trái tim của ngươi”
(Xem: 3373)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3633)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm...
(Xem: 3694)
Thành Phậtthành tựu đức đại từ đại bi do đã khai mở hoàn toàn Phật tánh:
(Xem: 4208)
Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn.
(Xem: 3756)
Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 4273)
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi.
(Xem: 4327)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
(Xem: 3164)
“Vì cái này có nên cái kia có. Vì cái này không nên cái kia không. Vì cái này sinh nên cái kia sinh. Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”
(Xem: 4309)
Khi nói đến đạo Phật thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến tính từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha… nhưng đạo Phật còn có một tính chất rất tuyệt vời
(Xem: 5067)
thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
(Xem: 3995)
“Không có tôn giáo nào không có chân lý.” Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
(Xem: 4452)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
(Xem: 4179)
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu
(Xem: 4275)
Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ
(Xem: 3834)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 5219)
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận
(Xem: 4191)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn
(Xem: 4184)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học...
(Xem: 4009)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 4102)
Khi chúng ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”,
(Xem: 4354)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.
(Xem: 4685)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 4275)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
(Xem: 4107)
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
(Xem: 4503)
Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào thánh giới thì dù thế sự có thế nào thì ...
(Xem: 4637)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant