Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghèo Thì Làm Sao Để Bố ThíCúng Dường

03 Tháng Sáu 201910:04(Xem: 6218)
Nghèo Thì Làm Sao Để Bố Thí Và Cúng Dường
NGHÈO THÌ LÀM SAO ĐỂ BỐ THÍCÚNG DƯỜNG

Tâm Trí
 
Nghèo Thì Làm Sao Để Bố Thí Và Cúng Dường


Hỏi
: Mỗi khi đến chùa tôi thường nghe quý Tăng Niđồng đạo nhắc đến là phải nên bố thí cúng dường để được phước đức về sau. Nhưng gia cảnh tôi không mấy khá giả làm chỉ vừa đủ ăn thì làm sao mà có tiền để bố thí cúng dường? Tôi vẫn thắc mắc là chẳng lẽ những người có tiền của thường hay bố thí cúng dường lại càng được phước đức và sau này giàu có hơn. Còn những người nghèo không có tiền đúc chuông, tạo tượng, xây dựng chùa chiền, hay bố thí cho chúng sanh thì phải chịu số phận nghèo mãi hay sao? Như vậy có bất công hay không?

Đáp: Tôi xin phép được trả lời ngay là nếu phước đứcquả báo chỉ dựa trên sự đóng góp bằng tiền của thì đạo Phật rõ ràng là quá thiên vị người giàu, không thể nào gọi là “bình đẳng” được. Câu chuyện của một bà lão ăn mày với gia tài chỉ có 2 xu, nhưng đã thành tâm mua đèn cúng Phật thì ngọn đèn vẫn còn sáng mãi. Trong khi đó những ngọn đèn của các vua quan, của các trưởng giả với bao nhiêu phi dầu cúng Phật cũng điều cạn sạch và dần tắt. Khi đem duyên cớ hỏi Phật thì Phật cho biết vì bà lão đã cúng dường chư Phật với tất cả tấm lòng thành, không mong cầu vụ lợi và một lòng hướng thượng. Tuy là chỉ có 2 xu, nhưng đó là cả gia tài của bà lão. Bố thí như thế gọi là “Bố Thí Vô Trụ Tướng” là “Bố Thí Ba La Mật”, bố thí không có chỗ mong cầu và sở đắc.  Còn cho dù các vua quan cúng thật là nhiều dầu, nhưng tâm còn tham cầu thì không thể so sánh được. Qua câu chuyện chúng ta có thể thấy được phước đức không phải ở chỗ cúng nhiều hay ít, mà là ở chỗ “tâm thành”.

Đa số chúng ta thường hiểu bố thí hay cúng dường là phải ra tiền của mới gọi là bố thí cúng dường. Nhưng thật ra đấy chỉ là “ngoại tài thí”, một trong 4 cách bố thí. Sơ lược sự khác biệt giữa “bố thí” và “cúng dường”. Bố thí được dùng đối với những chúng sanh hay người bình thường. Còn cúng dường là dùng cho những bậc tôn quý ví dụ như là ông bà cha me, hay là cúng dường chư Phật.

Trong pháp tu Lục Độ của Bồ Tát thì hạnh bố thíđứng đầu tiên trong 6 hạnh. Bố thí được chia ra làm 3 loại:

1.      Tài Thí - Tài thí được chia ra làm hai loại, “Nội Tài” và “Ngoại Tài”. Nội tài là những phần đóng góp bằng công sức. Ngoại tài là phần đóng góp bằng tiền của vật chất bên ngoài. Nếu đem so sánh thì bố thí nội tài phước đức nhiều hơn vì đem tiền của bố thí thì ai làm cũng được. Nhưng chịu bỏ công sức ra thì đấy là một việc khó. Đấy là chưa nói đến có một số người ỷ có tiền đem bố thí cúng dường được chút gì thì lên mặt tự cho mình là đại thí chủ. Phước đức của những hạng người này lại càng kém xa. Người xưa cũng có nói rằng: “của một đồng nhưng công là một nén” cũng để so sánh cái công giá trị gấp ngàn lần cái tiền của bỏ ra.

2.      Pháp Thí - Pháp thínghe được, hiểu được và hành được theo kinh liễu nghĩa, làm được những cái khó tin, khó hiểu, khó làm, đem truyền đạt những lời Phật dạy khuyên chúng sanh hướng thiện, lưu truyền kinh điển của Phật, là mồi đèn nối đuốt, là “tục diện truyền đăng, tiếp dẫn hậu lai, báo Phật ân đức”.

3.      Vô Úy Thí - Vô úy thí là giúp cho chúng sanh được sự an tâm, không sợ hãi. Ví dụ có người sợ già bệnh chết, thì chúng ta nói cho người đó hiểu đó là quy luật tất yếu tất nhiên mà ai cũng phải trải qua giai đoạn đó, không có gì là đáng sợ. Một ví dụ khác là có người đi thuyền sợ sóng thì ta ngồi bên cạnh giúp đỡ trấn an tinh thần, làm cho người đó được an tâm hơn, v.vv..


Trước đây, tôi cứ ngỡ chi một số tiền để ấn tống kinh sách, CD, DVD hay đem kinh ra nói Pháp với một người nào đó là cúng dường Pháp (Pháp Thí). Nhưng thật ra đấy chỉ là một phần rất nhỏ, vẫn chưa phải là Pháp Thí đúng nghĩa mà đức Phật muốn nói. Trong kinh Duy Ma Cật đức Phật dạy rằng:

 

Này thiện nam tử! Ngươi hãy lắng nghe Như Lai sẽ vì ngươi nói rộng về ý nghĩa, người cúng dường pháp phải làm gì. Người cúng dường pháp là người có khả năng nghe những kinh điển giáo lý sâu xa của chư Phật nói ra mà những người thế gian khó tin, khó hiểu, khó tiếp thọ, vì quá ư vi diệu, thanh tịnh tuyệt trần, vô nhiễm, vô vi, vượt ngoài tư duy phân biệt của người thường. Những kinh nhiếp thuộc về pháp tạng của Bồ tát là dấu ấn của Đà la ni. Những thứ kinh đưa con người đến địa vị bất thối chuyển, hoàn thành lục độ, thuận với pháp Bồ đề, trên hết trong các kinh. Những kinh nghĩa dạy cho người tu hành thể nhập đại từ bi, xa lìa các ma sự và các tà kiến. Nghe kinh nghĩa như thế không nghi ngờ sợ hãi, như thuyết tu hành gọi là cúng dường pháp. Lại nữa, người cúng dường pháp là người có khả năng nhận thức chân lý, tùy thuận pháp nhơn duyên sanh, tỏ ngộ chân lý vô ngã, vô nhân, vô chúng sanh, vô thọ mạng. Thấu triệt nghĩa không, vô tướng, vô tác, vô khởi của vạn pháp, có thể khiến cho chúng sanh ngồi đạo tràngchuyển pháp luân. Chư Thiên, Long thần...tán thán. Có thể khiến cho chúng sanh thể nhập kho tàng pháp bảo của Phật, nắm trọn hết trí tuệ của hiền thánh, nói rõ những đạo lý của Bồ tát làm, y cứ vào nghĩa thực tướng của các pháp. Tuyên rõ nghĩa vô thường, khổ, không, vô ngãtịch diệt, để cứu hộ những chúng sanh sai phạm giới cấm và những ngoại đạo ma quân, những người nặng nghiệp tham, sân, si sợ sệt răn chừa. Những kinh điển chư Phật ngợi khen, trái đường sanh tử, chỉ nẻo Niết bàn, mười phương chư Phật hộ niệm và nói ra. Nghe kinh điển như thế mà tin sâu, hiểu kỹ, thọ trì, đọc tụng vì các chúng sanh phân biệt giải nói rõ rànggiữ gìn kinh pháp đó. Làm được những điều như thế, gọi đó là cúng dường pháp.

 

Lại nữa, người cúng dường pháp là người đối với các pháp đúng như lời dạy của kinh mà tu hành, tùy thuận pháp nhân duyên, xa lìa tà kiến, chứng nhập pháp nhẫn vô sanh, thể nhập sâu sắc diệu lý vô ngã, vô chúng sanh. Đối với chân lý nhân duyên, nhân quả không nghi ngờ chống trái, xa lìa tất cả ngã sở hữu. Trên đường học đạo tiến tu y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh, y pháp bất y nhân. Người cúng dường pháp còn là người tùy thuận pháp tướng. Đối với các pháp không có tướng sở nhập cũng không có chỗ sở qui. Vì hiểu rằng: vô minh rốt ráo tịch diệt. Khởi quán như thế nhận thấy rõ rằng mười hai nhân duyên không có tướng tận chung, cũng không có tướng khởi thủy. Học pháp như thế, hành những pháp như thế gọi đó là người cúng dường pháp tối thượng.”


Nếu đem so sánh cả 3 loại bố thí trên thì Pháp Thí là đứng hàng đầu. Vì sao thế? Cứ y theo lời Phật dạy thì thực hành được đúng nghĩa của Pháp Thí thì chúng ta sẽ có được giải thoátgiác ngộ, và cũng đồng thời hóa độ cho những chúng sanh khác. Như thế công đức chẳng phải là vô lượng vô biên hay sao?

 

Cùng với tư tưởng này, Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phât dạy rằng:

“Giả sử cúng dường Hằng Sa Thánh.

Không bằng kiên dõng cầu Chánh Giác”.


Nghĩa là giả sử có người đem của báu cúng dường chư Phật nhiều bằng số cát của Sông Hằng, thì Phước Đức cũng không bằng người này tự cầu đạogiải thoát cho chính mình. Vì sao thế? Vì chỉ lo cúng dường ông Phật bên ngoài chỉ là “phương tiện râu ria bìa chéo” mà đã quên mục đích đức Phật ra đời là để độ cho ông “Phật Tâm, Phật Tánh” của chúng sanh. Thế nên, ở bước đầu học đạo thì cần phải bố thí bằng tiền của công sức. Nhưng đấy chỉ là phương tiện ban đầu. Còn mục đích cuối cùng là phải hóa độ cho được ông “Phật Tâm” của mình. Đấy mới chính là Pháp Thí.


Trong kinh Hoa Nghiêm cũng có nói rằng:


 “Giả sử vô số kiếp

Của báu cúng dường Phật

Chẳng biết Phật thiệt tướng 

Cũng chẳng gọi cúng dường.” 

 

Ở đoạn này cũng xác định rõ ràng là nếu đem của báu cúng dường chư Phật trong vô số kiếp mà không biết được “thật tướng của Như Lai” thì không được gọi là cúng dường, nghĩa là công đức cũng chẳng có. Đấy là lý luận cao vút kinh kiếp của tư tưởng Đại Thừa. Thông thường thì ai cũng muốn ra tiền của bố thí cúng dường để đổi lấy được phước đức. Nhưng nếu phân tích ra thì anh bố thí để mong cầu được phước đức nghĩa là anh làm bố thí với mục đích vụ lợi, anh muốn ra tiền của ít mà muốn được lợi nhiều về mình. Như vậy là bố thí với mục đích vụ lợi, làm với “lòng tham”. Nói trắng ra là một cuộc mua bán đổi chác. Tôi ra công sức tiền của rồi các ngài phải chấm điểm, phù hộ ban phước đức lại cho tôi. Như vậy trên căng bản là đã đi sai với mục đích của đạo Phật. Thế nên ở các kinh điển Đại Thừa thường hay bát bõ phước đức hay công đức tu hành là ở lý do này. Làm thật nhiều việc phước đức, bố thí thật nhiều công sức và tiền của, giúp đỡ vô lượng vô biên chúng sanh mà không bao giờ được tính công hay là mong cầu được người khác đền trả. Quý vị là Bồ Tát hay phàm phu là xét ở điểm này. Đạo lực của quý vị còn non hay là thâm hậu cũng là xét ở điểm này.

 

Kết Luận:

Như vậy, nghèo không có tiền của để bố thí thì bố thí bằng nội tài, bố thí Pháp, bố thí Vô Úy. Những cách bố thí này phước đức vô lượng vô biên, vượt trội xa những người chỉ bố thí bằng tiền của. Nói như vây không phải là phủi bỏ công đức của những người bố thí bằng tiền của, mà chúng ta phải hiểu là bố thí không phải vì bỏ tiền của ra mới được gọi là bố thí. Cũng đồng thời những người bố thí bằng tiền của cũng đừng cho rằng phước đức của mình vượt trội hơn những người khác rồi sanh tâm ngã mạng làm cho công đức bố thí của mình bị tổn giảm. 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4133)
Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không ...
(Xem: 4422)
Tôi đang trên đường từ hơn hai tháng nay và bây giờ sắp đến lúc quay về phương trời cũ.
(Xem: 3874)
Xây dựng niềm tinvấn đề căn bản của người đệ tử Phật. Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật...
(Xem: 4399)
Nhìn lướt qua tin tức thế giới ngày nay có thể thấy rằng đường đứt gãy nơi Phật giáoHồi giáo giao thoa ở châu Á ngày càng...
(Xem: 3972)
"Thế giới là rỗng không. Nhận thức này tôi đã thâu lượm được trong khi nghiên cứu Phật giáo, hay nói chính xác hơn: từ các tham khảo những lời dạy của Đức Phật...
(Xem: 7280)
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người chúng ta chắc ai ai cũng từng nghe qua câu này:” Sống để bụng chết mang theo”.
(Xem: 4180)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập
(Xem: 4307)
Hai cụm từ trên đưa ra làm “chủ đề” chúng ta liền nhận ra liền đó là so sánh giữa hay thái cực.
(Xem: 4128)
Chuyện bắt đầu từ việc môn đệ của Ni-kiền Tử tranh chấp, đấu đá, triệt hạ lẫn nhau sau khi bậc tôn sư của họ vừa qua đời.
(Xem: 4341)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập theo...
(Xem: 4161)
Khi tùy hỷ lòng ta đầy thanh thản Phước Đức sanh tạo thiện cảm với người Khi đố kỵ nét mặt hết vui tươi Tạo oan trái cuộc đời đầy đau khổ.
(Xem: 3362)
Nhan đề bài viết -- Lắng Nghe Bờ Bên Kia -- là một cách viết thơ mộng, dựa theo Kinh Lăng Nghiêm, và cũng mượn ẩn dụ Đức Phật thường nói, rằng hãy nương vào bè pháp để vượt qua dòng sông sinh tử.
(Xem: 4394)
trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương.
(Xem: 4793)
Từ ái là ngọn đuốc sáng rực, không bao giờ tắt; đã có thể chiếu sáng, lại có thể tỏa nhiệt. Khi con người cho đi từ ái, nhân gian sẽ thêm sáng sủa, xã hội sẽ thêm ấm nồng.
(Xem: 2922)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung.
(Xem: 3824)
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời tham gia dự án Thế Giới Mới
(Xem: 3447)
Khổ là chứng bệnh lớn lao. Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời. Nếu ai hiểu đúng vậy rồi. Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn.
(Xem: 3873)
Nếu hoa không đẹp thì đời đã không quan tâm tới, và hoa cũng không còn tồn tại.
(Xem: 4914)
Theo Phật-luật, hàng năm, giới xuất gia, tùy hoàn cảnh và môi trường, phải câu hội về một nơi để cùng thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức.
(Xem: 4553)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser.
(Xem: 4363)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phậtquan niệm bi quan.
(Xem: 4686)
Tuổi trời thấm thoắt đã vào Thu Rừng lá vàng rơi dệt mộng mơ Dĩ vãng đã qua nào tiếc nuối Tương lai chưa tới há mong chờ
(Xem: 5502)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy ...
(Xem: 4371)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt.
(Xem: 4203)
Nền tảng thực tập giáo lý đạo Bụt không dựa trên niềm tin về luân hồi, về nghiệp và quả báo.
(Xem: 3405)
Ngôi chùa tọa lạc lưng chừng ngọn núi, sau rừng sồi, cũng tương tự như bao ngôi chùa nhỏ, xa nơi đô thị
(Xem: 2783)
Bài này sẽ phân tich một số khái niệm nhà Phật về Niết Bàn, nhưng không có ý đi sâu vào các tranh luận bộ phái, đối chiếu ưu tiên chỉ để tìm các phương tiện khả dụng thích nghi cho Thiền tập.
(Xem: 3683)
Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
(Xem: 5491)
Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy chúng đệ tử rằng: “Con à, có những điều thầy mong con ghi nhớ:
(Xem: 4109)
Cơm tù kính cẩn tay nâng, Cúng dường bậc Tối Thắng Tôn Giác Toàn, Thế gian máu hận ngập tràn, Bát dâng, mà lệ hàng hàng tuôn rơi ! …
(Xem: 4389)
Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai.
(Xem: 3894)
Như chúng ta thấy, sự tức giận là sức mạnh tinh thần bất thiện dẫn con người vào những hoàn cảnh khó chịu và đau khổ khác nhau.
(Xem: 4908)
Đạo Phật vốn là tôn giáo vô ngã, phá chấp, không có tín điều, và tuyệt đối tôn trọng sự thực;
(Xem: 4681)
Sự khác biệt giữa "Trời" và "Thượng đế" dường như là một điều thắc mắc trong tâm trí của nhiều người.
(Xem: 4453)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 3418)
Lửa. Lửa lại bùng cháy trên những cánh rừng bạt ngàn miền tây. Khói cuồn cuộn, lan xa hàng nghìn dặm, kéo qua tận miền đông.
(Xem: 4373)
Một trong những đặc trưng khu biệt của văn học Phật giáo với những dòng văn học khác chính là ở cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
(Xem: 4845)
Con đường xưa…! và con đường nay bây giờ có khác gì không nhỉ? Có những lúc mình đi trên con đường sỏi đá chông gai
(Xem: 4496)
Khi loài người chúng ta bắt đầu giải quyết mọi vấn đề, chúng ta không quan tâm theo một phương cách cẩn thận chu đáo
(Xem: 4314)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16
(Xem: 5331)
Có lần một vị Bà La Môn hỏi Đức Phật, Thưa Ngài! Biết có kiếp sau hay không mà Ngài khuyên răn chúng tôi làm thiện.
(Xem: 4808)
Kẻ cai ngục, dù nơi nhà tù lớn hay nhỏ, xa hay gần, kẻ đó cũng không thể thoát khỏi chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử được.
(Xem: 5498)
Nay kính cẩn ghi những lời này, xin gửi đến quý Phật tử nào may mắn Cha, Mẹ còn mạnh khỏe thì đó là phước lớn không gì sánh được trên cõi đời này.
(Xem: 4553)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường.
(Xem: 4961)
Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ...
(Xem: 4441)
Cuộc đời con người chỉ mấy mươi năm thôi mà có biết bao nhiêu chuyện xảy ra.
(Xem: 4641)
Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với bất cứ ai. Bất cứ khi nào chúng đến, chúng sẽ đến mà không một lời báo trước.
(Xem: 5094)
Trên đời này có rất nhiều người thường hay nhắc đến hai chữ “họa và phước” khẳng định là chúng ta ai ai cũng đều hiểu cả.
(Xem: 4303)
Có bốn pháp vật thực là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Nhờ bốn thực ấy làm duyên, trợ sanh và nuôi dưỡng cho nên ...
(Xem: 4890)
Theo lăng kính Phật giáo, bệnh được tồn tại dưới 3 hình thức, đó là thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant