Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chuyển Hóa Stress

16 Tháng Bảy 201901:12(Xem: 5285)
Chuyển Hóa Stress

CHUYỂN HÓA STRESS


Sri Dhammananda
 
Thích Trung Hữu 

Sự Buông Xuống Sau Cùng

 

Stress là từ được mượn từ bộ môn vật lý học và kỹ thuật, nghĩa chính xác của nó là “tạo một lực đủ mạnh lên một vật để làm cho vật đó biến dạng”. Tuy nhiên, trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần thì stress liên quan đến sự phản ứng của một người (về thể chấtcảm xúc) đối với áp lực từ môi trường cũng như từ chính bản thân.

Có hai loại stress căn bản. Một là stress liên quan đến sự mất mát như mất người thân yêu, mất việc làm hay mất sự tôn kính đối với bản thân. Hai là stress liên quan đến sự đe dọa đối với tình trạng, mục tiêu, sức khỏe hay an toàn

Stress là một phần tất yếu của cuộc sống, nó làm cho ta lúc nào cũng bị khích động (căng thẳnglo lắng). Tình trạng có thể vượt quá sức chịu đựng của con người, gây đau khổ về thể chất hoặc tinh thần hoặc cả hai. Stress có thể là kết quả của những vấn đề như sự thay đổi, những rắc rối của cá nhân, bịnh tật, cái chết của vợ chồng hay bè bạn, ly thân, ly dị, vấn đề tình dục, thay đổi chỗ ở, bỏ nhà đi hoang, mang thai ngoài ý muốn, bị sa thải, thất nghiệp, quan hệ không tốt với cấp trên, đồng nghiệp… 

Mỗi giai đoạn của cuộc đời sẽ có những loại stress khác nhau. Trẻ em thì gặp những vấn đề từ gia đình và trường học, như cha mẹ bất hòa, áp lực của việc học, quan hệ không tốt với thầy cô và bạn bè. Khi bước vào cao đẳng hay đại học thì phải đối mặt với việc lựa chọn ngành học hay lo lắng về công ăn việc làm sau khi ra trường. Rồi vấn đề hôn nhânsự nghiệp, v.v… 

Stress không chỉ là vấn đề tinh thần hay cảm xúc mà nó còn có thể dẫn đến những căn bịnh từ nhẹ cho tới chết người như loét đường tiêu hóa, rối loạn tiền đình, cao huyết áp, đột quỵ. Nếu tình trạng stress kéo dài sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể làm cho cơ thể không còn đủ khả năng chống lại các loại bịnh truyền nhiễm. Các chuyên gia còn cảnh báo rằng tình trạng stress nặng và kéo dài có thể gây ra cả bịnh ung thư.

Stress có nhiều tác hại như thế cho nên chúng ta cần phải làm sao để quản lý tâm trạng tiêu cực này. Những việc chúng ta cần làm để tránh hay giảm thiểu stress là phải ăn uống khoa học, ngủ đủ giấc, tập thể dục mỗi ngày và dành thời gian làm những điều chúng ta thích. Không hút thuốc và lạm dụng các chất kích thích như bia, rượu, ma túy. Đối với những người quá nhạy cảm, dễ bị ngoại cảnh tác động thì cần phải cố gắng tránh những nguyên nhân gây ra stress cũng như học những phương pháp thư giãn và cân bằng tâm lý. Đặc biệt là những bước thực tập/ tu tập sau đây của Phật giáo có thể giúp chúng ta quản lý, điều tiết được những cảm xúc tiêu cực như stress đồng thời đưa đến hạnh phúc lâu dài.

Phát triển đạo đức

Phật giáo có những phương pháp để giải tỏa stress và từng bước đem lại hạnh phúc, trong đó giữ gìn 5 giới cấm là điều đầu tiên cần phải làm. Năm giới bao gồm không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu. Một trong những nguyên nhân làm cho con người bị căng thẳng, lo lắng, bất an là do mặc cảm tội lỗi, và năm giới này chính là để giúp người ta tránh được mặc cảm đó. Trong kinh Pháp cúĐức Phật dạy rằng, người làm ác sẽ đau khổ ở đời này và đời sau

Ngược lại, người làm lành sẽ hạnh phúc ở đời này và đời sau. Phật giáo nhấn mạnh rằng hành vi bất thiện sẽ làm tăng thêm stress trong khi việc làm thiện sẽ đem lại cảm giác an vui. Ngoài 5 giới ra, Phật giáo còn khuyến khích Phật tử tu thêm 3 giới nữa là không trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát; không nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ và không được ăn quá giờ ngọ (Bát quan trai giới). Giữ 8 giới này nhằm rèn luyện chúng ta sống giản dị, chỉ sở hữu những gì chúng ta cần hơn là chúng ta muốn. Một cuộc sống đơn giản với ít sở hữu và biết đủ là điều rất được tán thán trong Phật giáo. Ngược lại, tích trữ và hám lợi sẽ làm cho người ta bị căng thẳng.

Phòng hộ các giác quan

Bước tiếp theo của quá trình tu tập để đạt được hạnh phúc là phòng hộ và làm chủ các giác quan. Nếu như các giác quan không được phòng hộ thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều thứ rắc rối. Ví dụ như khi mắt thấy những hình tướng ưa thích thì sinh tham ái và đắm nhiễm, còn thấy những hình tướng không ưa thích thì ta chán ghét, sân si. Đối với tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy. Nếu không tu tập để làm chủ các giác quan thì chúng ta sẽ rất dễ dàng bị tác động (ưa và không ưa thích) bởi các đối tượng bên ngoài. Nếu chúng ta để cho các giác quan sai sử chúng ta thì chúng ta sẽ gặp rất nhiều phiền phức

Ngược lại nếu làm chủ được các giác quan thì chúng ta sẽ có được niềm vui thuần khiết. Đó là niềm vui trong sáng từ nội tâm không bị cảnh trần làm cho ô nhiễm và niềm vui của một người tự do không bị ai (các giác quan và đối tượng của giác quan) sai khiến. Những niềm vui do giác quan đem lại thường kéo theo sự căng thẳng (stress) bất mãn, còn niềm vui nội tâm thì không bị như vậy mà chỉ có sự bình anmãn nguyện mà thôi.

Thiền định

Bước thứ ba để kiểm soát stress và tạo ra hạnh phúctu tập thiền định. Cũng như chúng ta chăm sóc và nuôi dưỡng cơ thể bằng những thức ăn thích hợp và chế độ y tế đúng mức, tinh thần của chúng ta cũng cần sự quan tâmnuôi dưỡng như vậy. Khi cái tâm chưa được huấn luyện thì nó rất manh động, nhưng khi nó được điều phục và làm cho vững chãi thì nó sẽ mang lại hạnh phúc lớn. Có hai loại thiền căn bảnthiền Chỉ (Samatha) và thiền Minh sát (Vipassana). 

Thiền Chỉ là cách tập trung tư tưởng để tịnh chỉ vọng tưởng, còn thiền Minh sátquán sát và thấu hiểu bản chất thật của các hiện tượng của thân và tâm. Cả hai loại thiền này đều rất hữu ích để vượt qua stress. Trong kinh Đức Phật đã đưa ra những ví dụ để minh họa cho lợi ích của thiền trong việc giảm thiểu stress như sau. Ví như một người mượn nợ để kinh doanh. Anh ta kinh doanh thành công và không chỉ trả được hết nợ mà còn có dư ra một số vốn để tiếp tục kinh doanh. Cảm giác của anh ta lúc này rất nhẹ nhõm và khoái lạc. Thiền cũng đem lại cho hành giả cảm giác thơ thới như vậy. 

Ví dụ thứ hai diễn tả một người chịu đựng căn bịnh trầm kha trong một thời gian dài. Sau đó nhờ chữa trị mà anh ta khỏi bịnh, khỏe mạnh và có thể sinh hoạt lại bình thường. Cảm giác anh ta lúc này là rất tuyệt vời. Ví dụ thứ ba nói về cảm giác của một người tù được thả ra sau một thời gian dài bị giam hãm trong nhà giam. Ví dụ thứ tư là cảm giác của một người thoát kiếp nô lệ, được làm người tự do. Và ví dụ thứ năm nói về một người bị lạc đường trong sa mạc không có nước uống và thức ăn. Sau đó được cứu thoáttrở về nơi an ổn. Thiền định cũng làm cho người ta thấy an ổn như vậy trước những biến động của cuộc sống, những căng thẳng, bất an, lo lắng của hệ thần kinh.

Phát triển cảm xúc tích cực

Những cảm xúc tích cực như từ, bi, hỷ, xả có khả năng điều trị tình trạng stress của con người. Mối quan hệ không tốt của bản thân với người khác và hoàn cảnh xung quanh là một trong những nguyên nhân gây ra stress ở gia đìnhcông sở. Tâm Từ là một thái độ tích cực mà một người có thể tu tập để đem lại an vui cho mình và người khác, tạo nên mối quan hệ lành mạnh và hài hòa giữa người và người với nhau. Bi là lòng thương xót đối với người khác trong cơn hoạn nạn, cứu giúp họ thoát khỏi khổ đau. Hỷ nói cho đủ là tùy hỷ, tức vui với cái vui, cái được, cái thành tựu của người khác. Đây là điều thật ra không phải dễ làm với bản tính hay đố kỵ của con người nói chung. Nơi nào có đố kỵ nơi đó không thể có sự đoàn kết. Không đoàn kết thì sẽ không có sự tiến bộ

Do đó tu tập tâm tùy hỷ có thể giúp cho con ngườicộng đồng tiến bộ cả về vật chất lẫn tinh thần. Xả không có nghĩa là từ bỏ không cần thứ gì mà là thái độ bình thản trước sự thăng trầm của cuộc sống. Có 8 yếu tố thăng trầm, bao gồm “lợi suy, hủy dự, xưng cơ, khổ lạc” (hưng thịnh và suy tàn, hủy nhục và tôn vinh, ca ngợichỉ trích, khổ đau và hạnh phúc). Nếu một người có thể tu tập, rèn luyện bản thân mình để có thể giữ được thái độ bình thản, không kiêu căng cũng như không chán nản khi đối mặt với 8 ngọn gió này thì họ có thể tránh được tâm trạng stress và sống được một cuộc đời giản đơn với sự bình anmãn nguyện.

Chúng ta không thể thay đổi thế giới để làm cho chúng ta hạnh phúc nhưng chúng ta có thể thay đổi thái độ của mình đối với thế giới để không bị tác động bởi những điều bất như ý xảy ra xung quanh ta. Và Phật pháp đã dạy cho chúng ta cái cách để làm được điều đó, như những bước đã trình bày trên đây.


Sri Dhammananda
Thích Trung Hữu
 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1344)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1315)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1362)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1327)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1283)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1488)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1558)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1604)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1488)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1443)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1239)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1379)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1347)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1437)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1455)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1534)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1386)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1497)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1401)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1363)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1430)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1371)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1548)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1803)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1488)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1792)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1383)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1306)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1528)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1372)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1441)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1602)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1816)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1844)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1653)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1842)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1546)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1500)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2024)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1614)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1548)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1490)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1468)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1547)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(Xem: 1407)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(Xem: 1690)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(Xem: 1667)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(Xem: 1525)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant