Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuộc Cách Mạng Của Người Xuất Sĩ Trên Con Đường Sinh Tử

30 Tháng Tám 201915:47(Xem: 5274)
Cuộc Cách Mạng Của Người Xuất Sĩ Trên Con Đường Sinh Tử
Cuộc Cách Mạng Của Người Xuất Sĩ Trên Con Đường Sinh Tử 

Thích Tâm An


khat thuc

Cách Mạng chính là sự xóa bỏ đi cái cũ đã lạc hậu cũ kỹ và thay thế bởi một cái mới hơn, phát triển hơn và để cho hợp với thời đại hơn. Lịch sử đã đi qua với bao thăng trầm theo đó cũng là bao nhiêu những cuộc cách mạng không chỉ về hình thái chính trị-xã hội mà nó còn có mặt và diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế-văn hóa của đời sống của loài người. Những cuộc cách mạng luôn được nuôi dưỡng, bộc phát rồi chúng diễn ra và đi đến kết quả trong mọi thời đại, mọi tầng lớp bởi hai hiện thực của sự khách quan và chủ quan mà làm nên được điều đó. Khách quan chính là mọi vấn đề trong thời điểm đó đang diễn ra gay gắt đòi hỏi cần có một sự phát triển để thay thế cái cũ đã lỗi thời hay không còn phù hợp. Chủ quan kia, đó chính là sự phát triển về nhận thức của con người ở trong thời điểm này để đi đến việc thực hiện một cuộc cách mạng mà chưa cần bàn tới “cách mạng về cái gì, hay điều gì đó”.

Có rất nhiều những cuộc cách mạng của chính trị, công nghiệp, nông nghiệp, văn hóa… đã diễn ra trong dòng lịch sử. Phật giáo với những người xuất sĩ trong đây cũng không đặt bản thân mình ra khỏi cuộc cách mạng ấy. Nhưng có những điểm nổi bật và riêng biệt rằng, cuộc cách mạng của những người xuất sĩ ấy đều giống nhau trong mục đích, giống nhau trong tiến trình cách mạng, đều diễn ra không bao giờ có được hồi kết chung cho toàn bộ người xuất sĩ mà chỉ có được sự thành công đối với những cá nhân người xuất sĩ nhỏ lẻ. Mỗi ai khi bắt đầu đưa thân mình vào hình tướng khác xa thế tục bước đi trên con đường xuất sĩ là đều sẽ bắt đầu cuộc cách mạng cho chính mình. Một cuộc cách mạng của mọi tầng lớp xuất sĩ, mọi đứa con thơ của Bụt đều phải làm điều ấy.

Cuộc cách mạng này của người xuất sĩ đầy gian chuân, giống như người đi ngược chiều trong cơn bão tố, giống như người lái đò chèo ngược dòng chảy đang đầy dữ dội kia để tới đích cần phải đến. Mỗi người tham gia trong cuộc cách mạng này rất cần có trong mình một ý chí, một lập trường tư tưởng và một sự tinh tấn thật mãnh liệt không ngừng nghĩ mới có thể đi đặng. Trong đây, người xuất sĩ tiến hành cách mạng trên hai lĩnh vực chính là cách mạng về thân và cách mạng về tâm nhưng có cùng chung một đích đến là xây dựng một cuộc sống đầy an lạchạnh phúc. Cuộc cách mạng này với sự thật khách quan về kiếp nhân sinh đầy khổ đau luôn tiếp biến hoạt diệt trong dòng sinh tửthúc đẩy, liền đặt ra sự cấp thiết là mong muốn khỏi cái khổ đau ấy mà thay thế bằng niềm vui và hạnh phúc. Với sự thật chủ quan dẫn đến cuộc cách mạng ấy thì đó là tự nơi mỗi người xuất sĩ, họ đặt ra cho mình vấn đề cấp thiếtđi vào nhận thức rằng: muốn ra khỏi con đường của khổ đau sinh tử luân hồi, cần thiết hơn cả là đưa mình vào trong đường xuất thế để có thể một cách tốt nhất làm công cuộc cách mạng kia đối với chính mình và làm được cho người để cùng nhau đi đến một trạng thái đầy ai vui, hạnh phúcgiải thoát.

Mỗi cuộc cách mạng đều có những phương hướng, những  đường lối rõ ràngrành mạch chắc chắn để có thể đi đến thắng lợi vẻ vang. Thì ở đây những người xuất sĩ đã luôn có sẵn phương hướng và đường lối ấy cho mình  bởi nó đã được Bụt vạch ra từ trên 2500 năm trước, chỉ cần người xuất sĩ đủ dũng cảm để tiến hành bước đi bắt đầu cho cuộc cách mạng này.

Với thân, đầu tiên đó chính là cách mạng thay đổi từ hình dáng của người thế tục với trang phục đầy phong phú, đầu tóc gọn gàng đẹp đẽ và hợp mốt, trên thân phải có cái mùi thơm đặc trưng đủ để khoe cá tính… Thì người xuất sĩ sẽ phải cạo bỏ đi mái tóc và bộ râu góp phần tô điểm vẻ đẹp của dáng người của mình. Trên thân thì từ bỏ những trang phục có phần quý phái hay lộng lẫy mà khoác lên màu áo nhuộm bạc màu để làm cho mình khác biệt một cách giải thoát trong cuộc thế đầy những khác biệt của sự ganh đua.  Người xuất sĩ chẳng cần một mùi hương của loài hoa, mùi thơm của mảnh gỗ nhỏ hay mùi nước hoa toát ra trên thân thể của mình để làm cho người say đắm mà cũng đã tự có một mùi hương đặc trưng thật độc quyền, đó chính là hương của đức hạnh, hương của giới luật. Mùi hương ấy phát ra khiến cho mọi người đều sinh khởi tâm không dám coi thường, xem nhẹ. Trên bước đầu của cuộc cách mạng này đối với những người đã phát tâm xuất sĩ đều sẽ làm được  những điều đó, từ đây có nền tảng tiến thân mình trên những bước tiếp theo của cuộc cách mạng ngàn đời, muôn thế hệ.

Tiếp trên con đường cách mạng của người xuất sĩ, họ phải tăng tiến thêm với cấp bậc khó hơn đối với đời sống của mình. Họ cần phải từ bỏ sự sát hại thân mạng của đồng loại hay của những chủng loài khác để nuôi sống bản thân mình. Họ cần phải từ bỏ lối sống lấy của người mà không có sự đồng ý của họ để trợ giúp cho cuộc sống của mình thêm đầy đủ. Họ phải đoạn tuyệt trong cuộc sống của mình từ những ý nghĩ của tình ái, sự hoan ca của dục tình với không chỉ tự mình thỏa mãn hay đối với người mà còn đối với cả những loài động vật. Họ chấm dứt sự nói năng thô tháo, những lời nói mang lại những nỗi khổ niềm đau cho mình, cho người và cho vật. Họ tránh xa những thực phẩm trôi nổi trong nền kinh tế gây ảnh hưởng cho sức khỏetinh thần của mình để có được một sức khỏetinh thần thuần khiết không cần dựa vào những thực phẩm không lành mạnh trong xã hội ấy. Bởi trong tất cả những điều này họ nhận thức được khổ đau của chính mình và đối với người khác mà họ không để cho mình đi chệch quá xa với phương châm này của cuộc cách mạng. Bởi họ mong muốn mình cũng như người khác đều ra khỏi những trạng thái của nỗi khổ niềm đau nên đã không làm những điều có hại cho cả mình và người mà rộng hơn là đến mọi loài. Sự ý thức được khổ đau của giết hại, sự khổ đau của trộm cắp, sự khổ đau của tình dục, sự khổ đau của những lời nói không thiện và sự khổ đau của những chất kích thích gây ra nên người xuất sĩ đã không làm những điều đó hay xui khiến người khác làm những điều đó. Ở đây họ đã phát triển tình thương yêu của mình thật rộng lớn đối với tất cả con người hay loài vật và họ vui vẻ cũng như không chấp trước vào những điều tốt đẹp mình đã làm. Đến đây thì người xuất sĩ đã bước thêm được một bước nữa trên con đường cách mạng của mình đầy thành công buổi đầu, với sự phòng hộ bởi tường rào cao ngất ngưởng và kiên cố. Hàng rào này được gọi là Giới Luật trong cuộc cách mạng này. Thế nhưng những người tham gia cuộc cách mạng này từ trước đến đây cũng đã hy sinh vài đồng chí xuất sĩ đáng yêu bởi họ thiếu sự kham nhẫn, thiếu sự tinh tấn và chưa có được một cái nhìn hiểu thấu bằng trí tuệ.

Để thúc đẩy cho cuộc cách mạng này thành công, bước tiếp theo người xuất sĩ tiến thân mình trên những bước tiếp thật dũng mãnh. Họ phải giành nhiều khoảng thời gian của cuộc đời ban tặng cho mình để làm lắng dịu thân tâm trong những thời khóa tu tập hành trì, những sinh hoạt nghiêm khắc đúng thời giờ để rèn luyện thân thểrèn luyện tâm thức. Chuẩn bị tư trang đi vào bước đường đầy gian khó hơn của cuộc cách mạng mà mình đã chọn. Đó chính là hành trang cho bước đường cách mạng về Tâm của chính người xuất sĩ. Với những hành tướng bên ngoài thông qua sáu cánh cửa tiếp xúc là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý ngay lập tức bọn giặc mang tên phiền não xâm nhậpphát khởi trong tâm của người xuất sĩ. Nó với nhiều loại binh tướng như loại có tên hình sắc, loại có tên âm thanh, loại có tên mùi hương, loại có tên vị nếm, loại có tên cảm xúc và loại có tên ý tưởng. Chúng với những vũ khí thật tối tân, mạnh mẽ như tham lam, sân giận, si mê, tà kiến, vọng tưởngái dục, não hại, ác ý, thù nghịch… chúng luôn tiêm nhiễm vào tâm thức chúng ta những nỗi khổ niềm đau rồi từ đó phát sinh ra bản thân bởi những ngôn từ và hành động đầy vị đắng. Vì thế mà người xuất sĩ phải dùng đến một loại vũ khí đa dụng có sức đả thương mãnh liệt khiến cho quân địch kia khiếp sợ mà dần tan tác tả tơi. Vũ khí ấy đó chính là Chánh Niệm, tức là sự định tĩnh –thiền định của thân và tâm thức. Chánh niệm, là vũ khí tốt nhất của người xuất sĩ với công dụng để đánh trả lại được đối với tất cả những loại giặc. Bằng công dụng của nó, chánh niệm đã phát huy khả năng chiến đấu của mình trên chiến trường của  thân, trên chiến trường của tâm, trên chiến trường có tên cảm thọ và với những đối tượng bên ngoài sinh ra giặc phiền  não ấy.

Chánh niệm trên chiến trường thân, bằng những đường dây kết nối chỉ dẫn tân tiến, người xuất sĩ thấy rõ được hình tướng của mình, rằng nó đang thể hiện ra bên ngoài một cách thô tháo khiến kẻ địch nhận thấy mình hay uyển chuyển nhẹ nhàng làm mất đi tầm ngắm của bọn địch phiền não kia với chính ta. Điều này chính là sự quan sát, nhìn nhận đầy đúng đắn hay còn gọi là Chánh Kiến. Bằng cái máy khuyếch đại âm thanh người xuất sĩ lắng nghe được nhịp đập của con tim mình và nghe được cả những bước dịch chuyển vào ra của hơi thở để từ đó người xuất sĩ cảm nhận rõ ràng được nó và hiểu sâu về nó, đó chính là sự nhớ nghĩ thật chuyên chú và nó được gọi là Chánh Niệm của chánh niệm. Nhận diện được hơi thở, hiểu sâu và chuyển hóa nó là người xuất sĩ ấy đã hiểu được phần nào chính bản thân của mình nhờ vào sự lắng nghe và cảm nhận. Khi ấy người xuất sĩ mới có thể kết hợp được một cách hài hòa uyển chuyển mọi bộ phận của mình và của vũ khí khi tham gia chiến đấu và thậm chí là từng thớ thịt, dây thần kinh trong việc chiến đấu. Những điều này được người xuất sĩ phối hợp nhịp nhàng giữa thân thể, lời nóiý nghĩ. Chúng được coi là sự tư duy nhận định đúng đắn, những lời nói đúng đắn và những hành động đầy lợi ích. Trên đường cách mạng của mình những người xuất sĩ gọi đó là Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Ngiệp. Đồng thời với bộ phận nhìn xuyên thấu, người xuất sĩ thấy rõ được từng bộ phận trên thân thể của mình có bao nhiêu thứ, chúng hoạt động và luôn thay đổi ra sao, từ đây người xuất sĩ cũng có được cái nhìn toàn diện trân thân thể của kẻ địch để nắm bắt được đường đi nước bước mà tìm ra những điểm yếu của chúng, đó là sự nhìn nhận và phát triển thân thể một cách đúng đắn mà danh từ chuyên môn trong cuộc cách mạng này đã dùng với cái tên là Chánh Mạng. Người xuất sĩ oai nghiêm dương cao nòng súng chắc chắn để ngắm nhìn kẻ địch bằng sự vững chãi không lay chuyển , lên nòng và rồi sẵn sàng “bắn”. Sự chắc chắn ngắm nhìn để chờ thời cơ ấy là sự cố gắng-là Chánh Tinh Tấn được người xuất sĩ sử dụng và sự vững chãi ấy chính là thiền định tức là Chánh Định, sự định thân và tâm thật thảnh thơi mà ngóng chờ kẻ địch. Và rồi viên đạn bắn ra kia chính là trí tuệ, là sự hiểu biết chắc chắn không còn nghi ngờ gì về đường đi nước bước của kẻ địch để mà bắn trúng và đầu não của nó. Trí Tuệ ấy chính là Chánh Trí, điều kiện cần thiết để cuộc cách mạng của người xuất sĩ đi đến được thành công vang dội với những thắng lợi thật vẻ vang trong dũng mãnh.

Năm điều đầu tiên mà người xuất sĩ sử dụng được thành công tức là đã bảo vệ được hàng rào chính yếu có tên Giới Luật. Điều này đã làm tăng trưởng lòng Từ Bi, khoan dung, Hỷ Xả của chính người xuất sĩ với mình và với chính kẻ địch hung hãn. Đối với bước tiếp theo của cuộc chiến cách mạng, người xuất sĩ tiến hành vững chãi trên Tám bước quan trọng bằng Trí tuệ sáng suốt để kiên cường chiến đấu chống bọn giặc phiền não với lòng Dũng cảm đầy hào khí mạnh mẽ như muốn đánh tan giông ba bão táp của vũ trụ. Điều này tóm gọn lại được gọi là “Bi-Trí-Dũng” mà đức Bụt đã vạch ra thành kế sách chiến đấu toàn vẹn giống như chiếc lưới thả vào trong nước có thể bao trùm tất cả những thứ gì đang có trong dòng nước lúc ấy.

Đến lúc này thì người xuất sĩ mới chỉ thắng và giành được một vài những đồn, trạm của kẻ địch. Nhưng với trí tuệ của mình, người xuất sĩ đã không cho phép mình quá đắm chìm vào cảm giác vui sướng khi chiến thắng, hay đau khổ khi bị chút thương tích trên người hoặc có chút sợ hãi đối với kẻ địch phía sau. Người xuất sĩ làm chủ những cảm xúc của mình để không dừng lại ở đây, những chiến binh xuất sĩ tiếp tục đi và dùng một vài chiêu đã có sẵn trong kế sách ấy để chống lại sự phản kháng của bọn giặc tham lam, sân hận, giận giữ, não hại, vọng tưởng, tà kiến…còn sót lại. Người xuất sĩ trên đường chiến đấu thực hiện lý tưởng cách mạng đã mang đầy thương tích bởi thân thể này hợp bởi những thứ không vững chãi (vô thường của 5 uẩn) hễ động dao là thịt rách, bị đạn thì lòi gân lộ thịt… và rồi những sự uể oải mệt mỏi (hôn trầm-thùy miên), hay tâm dao động tán loạn (trạo cử) trước những khó khăn thử thách làm cho họ phát điên (sân) vì kẻ địch và về những thiếu thốn của mình, khiến cho họ hiếu chiến-háo thắng (tham) và thậm chí tranh giành lẫn nhau cả về chiến công lẫn những phương tiện hỗ trợ, rồi tự họ khiến mình nảy sinh những nghi ngờ (nghi) về con đường cách mạng mà mình đang đi, những phương pháp mà mình đang sử dụng. Thế nhưng với lòng tin (tín), ý chí, nghị lực, sự mong muốn an lạc (nguyện) khi đánh tan bọn giặc kia và nhớ lại mục đích (hạnh) của mình khi bước chân lên đường cách mạng. Người xuất sĩ làm cho trí tuệ của mình được sử dụng hết công năng và rồi họ tiếp tục tiến bước trên con đường cách mạng đầy gian khó. Và sự thật rằng, khi đi đến đây lại có thêm rất nhiều những chiến binh xuất sĩ bị đánh gục bởi những trở ngại ấy, làm cho họ chùn chân, rời gót khỏi đường cách mạng bởi vì họ đắm chìm vào sự yếu đuối của mình, họ đã làm cho chính mình không còn mấy đáng yêu nữa.

Những người xuất sĩ còn lại, họ tiếp tục bước trong cuộc cách mạng mà mình đã trọn bằng cả tấm chân tình trong trí tuệ chiến đấu và sự kiên cường định tâm thật bất khuất. Họ dần dần hoàn thiện toàn bộ kế sách, chiến lược mà đức Bụt đã vạch ra, ở đó họ cũng thêm thắt hay lược bớt đi một vài những chi tiết nho nhỏ để cho phù hợp với hoàn cảnh đang diễn ra của thời đại. Họ chăm chú nỗ lực hết mình, họ hướng thêm được nhiều người thay thế vào chỗ của những người xuất sĩ đã bỏ được. Và họ cùng nhau lên đường, cùng trao đổi, cùng truyền dạy cho nhau, cùng rút kinh nghiệm cho nhau và cùng nhau chiến đấu cho đến khi thế hệ trước giành được thắng lợi vẻ vang, thực hiện được cuộc cải cách nhỏ lẻ trên chính mình. Những người ấy đã đạt được kết quả của cuộc cách mạng trên đường sinh tử mà họ đã chọn làm. Họ được an lạc, hạnh phúc, thoát khỏi sự nô lệáp bức của bọ giặc gian sảo kia và rồi họ đi tiếp trong cuộc đời bằng con đường trao truyền tư tưởngphương pháp, đường lối của cuộc cách mạng ấy. Để cho những người đi sau nếu có trọn bước đi trên con đường cách mạng này đều có được phương hướng chiến đấu, cải cách thật phù hợp để rồi họ tiến hành cách mạng trong cuộc sinh tử thật thành công và rồi họ lại trở thành những người đi trước với bao chiến công lừng lẫy vang dội khắp đất trời.

Thích Tâm An
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2661)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3159)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3654)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3262)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3335)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2933)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3410)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3753)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3580)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3580)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2911)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3572)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3090)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3606)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3405)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3401)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3835)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3904)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3285)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3619)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3316)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3147)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3182)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4585)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3556)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3110)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4452)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3366)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3962)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4520)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3789)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3261)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3517)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3090)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3297)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3784)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3763)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3327)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3216)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3193)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3121)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3553)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3379)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3376)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3455)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3939)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3406)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3760)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
(Xem: 3432)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3479)
Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant