Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thánh Ngôn Và Phi Thánh Ngôn

05 Tháng Mười 201905:08(Xem: 5503)
Thánh Ngôn Và Phi Thánh Ngôn

THÁNH NGÔN VÀ PHI THÁNH NGÔN

TRÍCH TỪ BẢN VIỆT DỊCH A-TÌ-ĐẠT-MA TẬP DỊ MÔN TÚC LUẬN
ABHIDHARMA SANGĪTIPARYĀYA PĀDAŚĀSTRA
阿毘達磨集異門足論

blank
***
Thích Phước Nguyên dịch và chú

Mã số sách tiêu chuẩn quốc tế ISBN: 978-604-89-6649-2
(Trích từ bản dịch Việt, A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận, đã xuất bản, 1/2019, phát hành tại Sách Hà Nội)


Bốn phi Thánh ngôn (I)

Bốn phi thánh ngôn: 1. Không thấy nói thấy; 2. Không nghe nói nghe; 3. Không cảm nhận nói cảm nhận; 4. Không nhận biết nói nhận biết[1].

i. Thế nào là phi Thánh ngôn: không thấy nói thấy?

Nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã thấy. Có ai nếu nhãn thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã thấy”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: không thấy nói thấy.

Có ai thực tế đã thấy, nhưng khởi ấn tượng không thấy, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã thấy”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không thấy nói thấy”, vì thực tế người đó đã thấy.

ii. Thế nào là phi Thánh ngôn: không nghe nói nghe?

Nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã nghe. Có ai nếu nhĩ thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nghe”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: không nghe nói nghe.

Có ai thực tế đã nghe, nhưng khởi ấn tượng không nghe, mà ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nghe”. Như thế trường hợp này tuy gọi là phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không nghe nói nghe”, vì thực tế người ấy đã nghe.

iii. Thế nào là phi Thánh ngôn: không cảm nhận nói cảm nhận?

Ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã cảm nhận. Có ai nếu ba thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã cảm nhận”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: không cảm nhận nói cảm nhận.

Có ai thực tế đã cảm nhận, nhưng khởi ấn tượng không cảm nhận, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã cảm nhận”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không cảm nhận nói cảm nhận”, vì thực tế người đó đã cảm nhận.

iv. Thế nào là phi Thánh ngôn: không nhận biết nói nhận biết?

Ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã biết. Có ai nếu ý thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nhận biết”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: không nhận biết nói nhận biết.

Có ai thực tế đã nhận biết, nhưng khởi ấn tượng không nhận biết, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nhận biết”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không nhận biết nói nhận biết”, vì thực tế người đó đã nhận biết.

 Bốn Thánh ngôn (I)

Bốn Thánh ngôn: 1. Không thấy nói không thấy; 2. Không nghe nói không nghe; 3. Không cảm nhận nói không cảm nhận; 4. Không nhận biết nói không nhận biết[2].

i. Thế nào là Thánh ngôn: không thấy nói không thấy?

Nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã thấy. Có ai nếu nhãn thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không thấy”. Như thế gọi là thánh ngôn: không thấy nói không thấy.

Có ai thực tế đã thấy, nhưng khởi ấn tượng không thấy, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không thấy”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không thấy nói không thấy”, vì thực tế người đó đã thấy.

ii. Thế nào là Thánh ngôn: không nghe nói không nghe?

Nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã nghe. Có ai nếu nhĩ thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà không ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nghe”. Như thế gọi là thánh ngôn: không nghe nói không nghe.

Có ai thực tế đã nghe, nhưng khởi ấn tượng không nghe, mà không ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nghe”. Như thế trường hợp này tuy gọi là Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không nghe nói không nghe”, vì thực tế người ấy đã nghe.

iii. Thế nào là Thánh ngôn: không cảm nhận nói không cảm nhận?

Ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã cảm nhận. Có ai nếu ba thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không cảm nhận”. Như thế gọi là thánh ngôn: không cảm nhận nói không cảm nhận.

Có ai thực tế đã cảm nhận, nhưng khởi ấn tượng không cảm nhận, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không cảm nhận”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không cảm nhận nói không cảm nhận”, vì thực tế người đó đã cảm nhận.

iv. Thế nào là Thánh ngôn: không nhận biết nói không nhận biết?

Ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã biết. Có ai nếu ý thức chưa từng tiếp thọ, chưa từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nhận biết”. Như thế gọi là thánh ngôn: không nhận biết nói không nhận biết.

Có ai thực tế đã nhận biết, nhưng khởi ấn tượng không nhận biết, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nhận biết”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “không nhận biết nói không nhận biết”, vì thực tế người đó đã nhận biết.

Bốn phi Thánh ngôn (II)

Lại có bốn phi Thánh ngôn: 1. thấy nói không thấy; 2. nghe nói không nghe; 3. cảm nhận nói không cảm nhận; 4. nhận biết nói không nhận biết[3].

i. Thế nào là phi Thánh ngôn: thấy nói không thấy?

Nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã thấy. Có ai nếu nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không thấy”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: thấy nói không thấy.

Có ai thực tế không thấy, nhưng khởi ấn tượng thấy, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không thấy”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “thấy nói không thấy”, vì thực tế người đó không thấy.

ii. Thế nào là phi Thánh ngôn: nghe nói không nghe?

Nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã nghe. Có ai nếu nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nghe”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: nghe nói không nghe.

Có ai thực tế không nghe, nhưng khởi ấn tượng nghe, mà ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nghe”. Như thế trường hợp này tuy gọi là phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “nghe nói không nghe”, vì thực tế người ấy không nghe.

iii. Thế nào là phi Thánh ngôn: cảm nhận nói không cảm nhận?

Ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã cảm nhận. Có ai nếu ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không cảm nhận”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: cảm nhận nói không cảm nhận.

Có ai thực tế không cảm nhận, nhưng khởi ấn tượng đã cảm nhận, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không cảm nhận”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “cảm nhận nói cảm nhận không”, vì thực tế người đó không cảm nhận.

iv. Thế nào là phi Thánh ngôn: nhận biết nói không nhận biết?

Ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã biết. Có ai nếu ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nhận biết”. Như thế gọi là phi thánh ngôn: nhận biết nói không nhận biết.

Có ai thực tế không nhận biết, nhưng khởi ấn tượng đã nhận biết, mà ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi không nhận biết”. Như thế trường hợp này tuy gọi phi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “nhận biết nói không nhận biết”, vì thực tế người đó không nhận biết.

Bốn Thánh ngôn (II)

Lại có bốn Thánh ngôn: 1. thấy nói thấy; 2. nghe nói nghe; 3. cảm nhận nói cảm nhận; 4. nhận biết nói nhận biết[4].

i. Thế nào là thánh ngôn: thấy nói thấy?

Nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã thấy. Có ai nếu nhãn thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã thấy”. Như thế gọi là thánh ngôn: thấy nói thấy.

Có ai thực tế không thấy, nhưng khởi ấn tượng đã thấy, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã thấy”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “thấy nói thấy”, vì thực tế người đó không thấy.

ii. Thế nào là Thánh ngôn: nghe nói nghe?

Nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã nghe. Có ai nếu nhĩ thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà không ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nghe”. Như thế gọi là thánh ngôn: nghe nói nghe.

Có ai thực tế không nghe, nhưng khởi ấn tượng đã nghe, mà không ẩn tàng ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nghe”. Như thế trường hợp này tuy gọi là Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “nghe nói nghe”, vì thực tế người ấy không nghe.

iii. Thế nào là Thánh ngôn: cảm nhận nói cảm nhận?

Ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã cảm nhận. Có ai nếu ba thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã cảm nhận”. Như thế gọi là thánh ngôn: cảm nhận nói cảm nhận.

Có ai thực tế không cảm nhận, nhưng khởi ấn tượng đã cảm nhận, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã cảm nhận”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “cảm nhận nói cảm nhận”, vì thực tế người đó không cảm nhận.

iv. Thế nào là Thánh ngôn: nhận biết nói nhận biết?

Ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri nên gọi là cái đã biết. Có ai nếu ý thức đã từng tiếp thọ, đã từng thông tri; mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nhận biết”. Như thế gọi là thánh ngôn: nhận biết nói nhận biết.

Có ai thực tế không nhận biết, nhưng khởi ấn tượng đã nhận biết, mà không ẩn tàng: ấn tượng như thế, chấp nhận như thế, kiến chấp như thế, xu hướng như thế, rồi phát ngôn: “tôi đã nhận biết”. Như thế trường hợp này tuy gọi Thánh ngôn, nhưng không gọi là: “nhận biết nói nhận biết”, vì thực tế người đó không nhận biết.

Sách đọc thêm: Bản dịch A-tì-đạt-ma Tập dị môn túc luận (Phước Nguyên)
Dẫn nhập Tập dị môn luận



[1] Skt. catvāro ’nāryavyavahārāḥ | adṛṣṭe dṛṣṭavāditānāryavyavahāraḥ | aśrute śrutavāditā | amate matavāditā | avijñāte vijñātavāditānāryavyavahāraḥ; Chúng tập: bất thánh ngữ 不 聖 語: 1. không thấy nói thấy; 2. không nghe nói nghe; 3. không cảm thấy, nói cảm thấy; 4. không biết nói biết. Pāli: Aparepi cattāro anariyavohārā—adiṭṭhe diṭṭhavāditā, assute sutavāditā, amute mutavāditā, aviññāte viññātavāditā. Cf. T 12: bốn phi a-duệ-ra hành 非阿曳囉行.

[2] Skt. catvāra āryavyavahārāḥ | adṛṣṭe ’dṛṣṭavāditāryavyavahāraḥ | aśrute ’śrutavāditā amate ’matavāditā | avijñāte ’vijñātavāditāryavyavahāraḥ; Chúng tập: bốn thánh ngôn: 1. thấy nói thấy; 2. nghe nói nghe; 3. hay nói hay; 4. biết nói biết. Pāli: Aparepi cattāro ariyavohārā—adiṭṭhe adiṭṭhavāditā, assute assutavāditā, amute amutavāditā, aviññāte aviññātavāditā.

[3] Skt. catvāro ’nāryavyavahārāḥ | dṛṣṭe ’dṛṣṭavāditānāryavyavahāraḥ | śrute ’śrutavāditā | mate ’matavāditā | vijñāte ’vijñātavāditānāryavyavahāraḥ; Pāli: Aparepi cattāro anariyavohārā—diṭṭhe adiṭṭhavāditā, sute assutavāditā, mute amutavāditā, viññāte aviññātavāditā.

[4] Skt. catvāra āryavyavahārāḥ | dṛṣṭe dṛṣṭavāditāryavyavahāraḥ | śrute śrutavāditā | mate matavāditā | vijñāte vijñātavāditāryavyavahāraḥ; Pāli: Aparepi cattāro ariyavohārā—diṭṭhe diṭṭhavāditā, sute sutavāditā, mute mutavāditā, viññāte viññātavāditā.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9982)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12835)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10929)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 10021)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10334)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11236)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9963)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
(Xem: 10217)
Tu hành quan trọng là phải thấy được cốt lõi trọng yếu và giữ ở mức trung đạo, không để nghiêng lệch qua bất cứ bên nào.
(Xem: 9664)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 10040)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8802)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8547)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 10071)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 10026)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9452)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10596)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9132)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10514)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11317)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8515)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12642)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10162)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8457)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9684)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9523)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8143)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 10001)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9254)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13378)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9571)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8691)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10349)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8659)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8643)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14226)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10235)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8632)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11518)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11883)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8811)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8148)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9449)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10435)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8777)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8870)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16151)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9981)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11462)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10205)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8371)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant