Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Quét Sạch Mê Tín Đón Xuân Mới

21 Tháng Giêng 202016:43(Xem: 4413)
Quét Sạch Mê Tín Đón Xuân Mới
QUÉT SẠCH MÊ TÍN ĐÓN XUÂN MỚI

Tỳ Khưu Định Phúc


Quét Sạch Mê Tín Đón Xuân Mới


Những ngày gần Tết, người người bận rộn, nhà nhà rộn ràng để dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa đồ đạc đón một năm mới. Và cứ theo thường lệ, khi một năm mới chuẩn bị đến là đến mùa làm ăn của rất nhiều thành phần ăn theo mùa vụ và rất khấm khá, đó là các dịch vụ bói toán, xem tử vi, cúng sao, giải hạn… Dọn dẹp nhà cửa, những thứ không xài thì nên vứt bỏ, sang năm mới, cái gì không tốt thì cũng nên vứt bỏ; cũng vậy, muốn năm mới được giàu sang, an vui thì cũng nên quét sạch mê tín dị đoan trong tâm trí của chúng ta. Vì sao vậy? Vì những thứ đó là điều vô bổ, không đúng với tinh thần Phật giáo, và hơn hết là khiến cho gia đình mình hao tài tốn của, còn làm cho mình bất an, lo lắng đủ thứ.

CÚNG SAO GIẢI HẠN

Khi năm mới sang, nhiều người hay đến chùa này đền nọ để nhờ các "thầy" xem năm nay mình bị sao nào chiếu mạng? Hiện nay, những lời truyền tai như là: "Sao Thái Bạch quét sạch cửa nhà", "nam La Hầu, nữ Kế Đô", "49 chưa qua, 53 đã đến"… trở thành những câu phán, đem đến cho con người nỗi sợ hãi, xen lẫn lo âu. Thay vì dành thời gian làm việc, tuân theo các quy định của pháp luật, nhiều người quẳng tiền bạc và thời gian vào những cuộc “mặc cả” với thánh thần. Các hoạt động cúng, lễ, bói toán, dâng sao giải hạn diễn ra vô cùng sôi động vào dịp đầu năm mới.

Theo các nhà khoa học giải thích, sao (hay ngôi sao) là những thiên thể hình cầu, tự phát sáng giống như mặt trời. Nhiều ngôi sao khác có thể nhìn thấy được trên bầu trời đêm, khi chúng không bị lu mờ đi dưới ánh sáng của mặt trời. Về mặt lịch sử, hầu hết các ngôi sao sáng và nhìn thấy bằng mắt thường nằm trên thiên cầu được nhóm lại cùng nhau thành các chòm sao và các mảng sao, và những ngôi sao sáng nhất đều được đặt những tên gọi riêng.

ngan haKhoảng cách trung bình giữa mặt trời và trái đất xấp xỉ 149,6 triệu km nên ánh sáng mặt trời cần 8 phút 19 giây mới đến được trái đất. Ngôi sao gần trái đất chúng ta nhất tên là Alpha Centauri cách chúng ta khoảng 4,37 năm ánh sáng[1]. Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu một chiếc máy bay trên trái đất muốn tới được mặt trời phải bay liên tục trong 26 năm. Với mắt thường, ban đêm nhìn lên bầu trời ta có thể thấy được khoảng 5000 ngôi sao. Nếu dùng kính viễn vọng lớn, chúng ta có thể nhìn thấy hàng tỉ ngôi sao trong vũ trụ này. Thế nhưng, các nhà chiêm tinh của Trung Quốc chỉ chọn ra được chín vì sao để đưa vào sách tử vi, đó là: Thái bạch, Thái âm, Thái dương, La hầu, Kế đô, Thủy diệu, Thổ tú, Mộc đức và Văn hớn. Các chiêm tinh gia quan niệm rằng: chín ngôi sao chiếu mệnh chỉ xuất hiện vào những ngày nhất định trong tháng. Và cũng tùy theo độ tuổi của mỗi người mà tương ưng với một vì sao trong năm đó, việc tính sao sẽ đi kèm với việc tính hạn nên còn gọi là sao hạn, rồi từ đó có phát sanh ra lễ cúng sao giải hạn. Phong tục cúng sao giải hạn tồn tại từ lâu đời trong dân gian, có ảnh hưởng từ Trung Quốc. Đến nay, tục này đã đi sâu vào tiềm thức của nhiều người dân Việt Nam. Họ tin rằng, mỗi năm có một vì sao chiếu mệnh, trong đó có những sao xấu như La hầu, Kế đô, Thái bạch… Trong năm đó, con người sẽ dễ bị ốm đau, gặp phải chuyện không may, gọi chung là vận hạn. Để giải được hạn, cần phải dâng cúng sao.

Hàng tỷ ngôi sao trên dải ngân hà, vậy mà cớ sao chỉ lấy có chín sao để cúng bái? Mà những ngôi sao đó ở đâu trong dải ngân hà? Không một lời giải đápthiên hạ cứ tin theo một cách mù quáng. Giả dụ, nếu sao đó có thật, có vị thần trên sao đó chiếu mình, thì mình cầu xin, cúng bái vị đó chưa chắc vị đó đã nghe được. Hoặc có đến tai vị đó thì lúc đó hạn của mình đã qua, thậm chí đôi khi còn chưa kịp để nghe thì mình đã đầu thai rồi không chừng. Trên thực tế, đức Phật còn không thể ban phước hay giáng họa cho ai, huống chi những ngôi sao không phải là thần linh thì không thể nào tiếp nhận được lời cầu nguyện của mình, cũng như không thể ban phước hay giáng họa được. Vì lẽ đó, cúng sao giải hạn nên được coi là một tệ nạn cần dẹp bỏ. Nó đi ngược lại khoa học, đi ngược lại giáo lý Phật giáo và đi ngược lại công bằng xã hội. Những kẻ lợi dụng lòng tin mù quáng của những người thừa tiền củasợ chết để làm giàu thì còn gì là công bằng nữa. Phật giáo không dạy những việc cầu cúng như thế. Cho nên chúng ta cứ yên tâm, không phải lo gì sao tốt sao xấu, là người Phật tử chúng ta không phải sợ sao gì chiếu cả. Yếu tố sao hạn, phương hướng, giờ tốt, giờ xấu chỉ là những yếu tố do con người định đặt ra, không thể trở thành nhân tố quyết định sự thành công của công việc hay là sự hanh thông trong cuộc sống được. Và chính đức Phật cũng đã khuyên dạy các hàng đệ tử như sau :

Chờ đợi các vì sao
Kẻ ngu hỏng điều lành,
Điều lành chiếu điều lành,
Sao trời làm được gì?[2]

Tâm lý số đông, việc dâng sao giải hạn này suy cho cùng chỉ là hình thức để những con người thuộc số đông đó trốn tránh những tai họa do chính mình gây nên. Khi con người không tu thân, làm những việc sai trái, buôn gian bán lận thì chẳng thần thánh nào giúp giải được hạn. Theo tinh thần của Phật Giáo, con người muốn thành tựu những hạnh phúc, sự an vui, tránh được những tai họa thì tất nhiên không điều gì khác là làm những điều lành như là giữ thân làm điều lành, ý suy nghĩ lành, khẩu nói lời lành. Bởi vì, chính những việc lành này sẽ là phước báu trổ sanh đến cho con người chúng ta đạt được những niềm hạnh phúc, an lạc.

Đối kẻ sống thanh tịnh,
Ngày nào cũng ngày tốt,
Với kẻ sống thanh tịnh
Ngày nào cũng ngày lành.[3]

Luôn sống trong thiện pháp, an trú tam nghiệp trong việc thiện, việc lành thì chắc chắn rằng đó là điều lành, còn những người suốt ngày cứ tin tưởng vào vận mệnh, sao hạn thì không thể nào được điều an lạc, lúc nào cũng cảm thấy bất an, lo lắng vì biết rằng những vận xui rủi đang xảy ra đến với mình.

Ai thoát điềm lành dữ,
Thoát mộng và các tướng,
Vị ấy vượt qua được
Lỗi lầm do mê tín,
Hai ách được nhiếp phục,
Không còn phải tái sanh.[4]

Đức Phật không khuyến khích đệ tử của mình tin vào những vì sao. Phật Giáo không chủ trương cúng sao giải hạn, xóa tội hay là bói toán. Người Phật tửniềm tin chân chánh không nên để những thứ tà tín ấy len lõi trong tâm trí mình. Hãy dẹp bỏ nó sang một bên và bắt đầu tạo cho mình những ngày tháng an lành, tạo cho cuộc đời mình trở thành kiết tường, an lạc.

TỬ VI BÓI TOÁN

Bên cạnh việc cúng sao giải hạn, xem bói cũng là một cách con người chúng ta đi tầm cầu những thứ mình không biết nó là cái gì. Kẻ có tiền của thừa niềm tin luôn đi tìm những người tự xưng là thầy bà để hỏi xem tương lai, vận mạng, công danh như thế nào. Mà các vị quên rằng những kẻ đó cũng đang lừa gạt mình để kiếm từng đồng xu cắc bạc sống qua ngày. Nếu như có người biết được tương lai hậu vận thì họ đã giàu nứt vách đổ tường chứ đâu phải ngồi chờ quý vị đến cúng tổ cúng quẻ hoặc phải nơm nớp lo sợ chính quyền đến hốt… Quá đơn giản vậy màvô số người tìm theo và van xin được xem dùm tương lai. Có cung thì có cầu, ai thừa niềm tin thì người ta sẽ lợi dụng niềm tin đó để trục lợi kiếm ăn, vậy thôi. Vì lẽ đó, đức Phật dạy rằng:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động, không rung chuyển
Biết vậy, nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ Hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.[5]

Cứ nghe lời thầy dạy, rồi công việc làm ăn cứ theo lời thầy phán, ra đường không dám ra, ngủ cũng coi hướng, ăn cũng coi đường để rồi tự mình làm con rối cho những ông thầy phán đó, đánh mất đi chính mình. Phải chi mình biết tu tập, trong những hành động, nói năng, suy nghĩ đều chánh niệm, suy nghĩ trước sau thì đâu cần phải lo sợ như thế. Có rất nhiều trường hợp bị thầy bói phán bừa khiến biết bao gia đình tan nát, cuộc sống bất an. Vì lẽ đó, "bói ra ma quét nhà ra rác" là vậy. Bói toán cũng là một tệ nạn xã hội bị pháp luật nghiêm cấm, mọi người nên tránh xa để không phải rước muộn phiền vào thân. Cuối năm rồi, quét dọn nhà cửa thì thôi hãy quét mấy ông thầy bà gì đó ra khỏi kế hoạch của mình đi. Tự mình sẽ an lạc.

ĐỐT GIẤY TIỀN VÀNG BẠC

Đốt vàng mã là phong tục tập quán từ xa xưa của người dân Việt Nam. Quan niệm "trần sao, âm vậy", sau khi qua đời, con người sẽ sang một thế giới khác và có những nhu cầu giống như khi ở dương thế vì vậy, nhiều gia đình mua sắm, đốt vàng mã nhân ngày giỗ hoặc các dịp lễ quan trọng như Rằm tháng Bảy, Tết Nguyên đán… để người đã qua đời sử dụng ở cõi âm. Tuy nhiên, việc đốt vàng mã không phải là nghi lễ Phật giáo và cũng không đem lại lợi ích thiết thực gì cho xã hội, cá nhân người đốt và người đã mất.

Mới đây, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn đề nghị các Phật tử loại bỏ tục đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Cụ thể, Giáo hội đề nghị “chư tôn đức tăng ni nêu cao tinh thần Bồ-tát đạo, hướng dẫn đồng bào Phật tửbà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo…”. Vì những thứ đó đi ngược lại với giáo lý nhà Phật. Hơn nữa, việc bỏ tiền thật mua tiền giả về đốt là phí phạm tài sản, chẳng hạn mỗi người mua vàng mã với số tiền nào đó rồi đem đốt, đó là giá trị phải mất thật (bằng cách đốt bỏ), trong khi người chết không hưởng được gì cả. Thay vì số tiền đó ta có thể làm công đức hồi hướng cho người đã quá vãng thì hợp lý hơn. Người đốt vàng mã có thể chẳng hiểu gì về tác dụng của việc làm mà chỉ bắt chước làm theo quan niệm của dân gian, do lo sợ, do tham lam muốn mua chuộc ông bà, tổ tiên hay thậm chí là... báo hiếu một cách giả tạo. Ngoài ra, việc đốt giấy số lượng lớn như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường do khói đốt vàng mã và cũng là nguy cơ cháy nổ rất lớn cho khu dân cư. Đã có một vài trường hợp xảy ra rồi chứ không phải là không hoặc chưa. Đừng đợi tới mình rồi mới sợ. Hãy là người chính chắn suy nghĩ và hành động hợp lý. Hãy là người có chánh kiến Phật giáo chứ đừng làm đệ tử ma vương mù quáng mê muội.

Tóm lại, niềm tin rất cần thiết trong cuộc sống của mỗi con người nhưng cần phải đặt đúng chỗ, đúng đối tượng và nhất là phù hợp những lời Phật dạy. Mọi hành vi thái quá đều dẫn đến cuồng tín. Năm mới tết đến, hãy để mình sống một cách an lạc, không lo sợ về sao hạn, không phải đi đem tiền giao nộp cho những kẻ thừa công rỗi nghề… Mong sao cho quý vị có được niềm tin, trí tuệchánh kiến vững vàng để đón chào một năm mới sung túc, thành côngthịnh vượng

Xuân Canh Tý, 2020.

Bhik. Samādhipuñño Định Phúc

Nguồn: https://spunno.wordpress.com

________________________________________

[1] Năm ánh sáng là khoảng cách có thể đi được trong 1 năm với vận tốc ánh sáng, quy đổi tương đương 9.460 tỷ km.

[2] Chuyện tiền thân Nakkhatta (Jā.49).

[3] Kinh Trung bộ, kinh Ví dụ tấm vải.

[4] Chuyện tiền thân Maṅgala (Jā.87)

[5] Kinh Trung bộ, kinh Nhất dạ hiền giả.


Bài đọc thêm:
Bàn về cúng sao giải hạn (Thích Chân Tính)
Cúng sao giải hạn (TT. Thích Nhật Từ)

Dâng sao giải hạn đã ở mức tệ đoan
Cúng Sao Giải Hạn (Hoàng Liên Tâm)
03. Cúng Sao Giải Hạn
Cúng Sao Giải Hạn Một Thói Quen Cần Thay Đổi (Thích Lệ Nhật)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 780)
Qua lịch sử, người ta đã vạch ra, lên án những hành vi, những con người hung ác nhưng chưa định nghĩa thế nào là hung ác.
(Xem: 737)
Trong vài thập niên gần đây, thuật ngữ “tâm linh” trở nên rất thời thượng, tràn ngập khắp trên mặt báo chí, truyền thông, mạng xã hội,
(Xem: 734)
Trong kiếp Đức Thích Ca thành PhậtẤn Độ, người đối nghịch, thậm chí phá hoại đưa đến âm mưu sát hại Ngài là Đề Bà Đạt Đa.
(Xem: 681)
Không áo mão cân đai. Không y hồng hiệp chưởng. Một bộ y hậu thường nhật mà thôi. Nơi khám thờ hậu Tổ, một di ảnh đơn sơ, bình dị, vậy mà bao nhiêu bài viết đã xưng tánThiền Sư.
(Xem: 784)
Con người được mô tả gồm hai phần: Thể xác và tinh thần. Theo thuật ngữ Phật học thì thể xác tức thân thể con người gọi là “Sắc”, còn tinh thần là “Danh” tức là tâm.
(Xem: 751)
Tâm từ bi, lòng trắc ẩn và không làm tổn hại là những những giá trị phổ quát trong Phật giáo, cho nên đối với người dân Bhutan
(Xem: 686)
Trong đời mỗi chúng sinh, đặc biệtcon người, sinh tử vẫn là điều làm cho chúng ta bất an, lo sợ nhất, dẫu biết rằng không ai thoát khỏi quy luật này
(Xem: 799)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 718)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ? Chắc chắnkhi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương-ghét.
(Xem: 712)
Từ lâu chúng ta nghe nói nhiều về xá lợi, trong đó xá lợi Phật và chư thánh Tăng với lòng sùng tín.
(Xem: 767)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(Xem: 704)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(Xem: 959)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(Xem: 743)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(Xem: 794)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(Xem: 937)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(Xem: 1408)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(Xem: 955)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 992)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(Xem: 927)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(Xem: 794)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(Xem: 748)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(Xem: 758)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(Xem: 625)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(Xem: 1289)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(Xem: 1168)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(Xem: 1135)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(Xem: 1087)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(Xem: 1197)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(Xem: 1142)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(Xem: 1227)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(Xem: 1151)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(Xem: 1033)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(Xem: 1070)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(Xem: 1155)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(Xem: 1124)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(Xem: 1237)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(Xem: 1133)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(Xem: 1206)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(Xem: 1195)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(Xem: 1105)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(Xem: 1172)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 1155)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(Xem: 1740)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1143)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(Xem: 1174)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(Xem: 1087)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(Xem: 1287)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(Xem: 1171)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant