Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đừng Mất Thì Giờ Đánh Giá Những Tranh Luận Thị Phi Của Người Khác!

25 Tháng Sáu 202007:03(Xem: 5401)
Đừng Mất Thì Giờ Đánh Giá Những Tranh Luận Thị Phi Của Người Khác!
Đừng Mất Thì Giờ Đánh Giá Những Tranh Luận
Thị Phi Của Người Khác!

Tuệ Nhiên hỏi
HT. Viên Minh trả lời

Khéo Điều Phục Các Căn

Melbourne, ngày 25 – 10 – 2012

Kính thưa Thầy,

Thời gian gần đây con có đọc một số bài viết trên mạng Internet của nhiều người tranh luận với nhau rất kịch liệt về hiện tượng một số Đạo Sư xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Tuy những Đạo Sư này muốn độc lập nhưng ít nhiều cũng có liên hệ đến Phật Giáo, Ấn Giáo và các Tôn Giáo khác nên đôi lúc đưa đến sự va chạm giữa các hệ tư tưởng. Con thấy những tư tưởng mới này được nhiều người ca ngợi và cũng bị nhiều người chỉ trích, không biết Thầy có đọc những dư luận đối nghịch ấy không? Và nếu có thì xin Thầy chia sẻ với chúng con được không ạ?

Hầu hết những nhà tư tưởng mới trong cận và hiện đại, điển hình như Krishnamurti, Mahasi, Osho, Eckhart Tolle... đều nhấn mạnh đến Tánh Biết và Thực Tại đang là giống như Thầy thường giảng về thiền Vipassanà trong các Pháp Thoại và trong sách Thầy viết mà chúng con đang học hỏi và ứng dụng tu tập... Mặc dầu chiều sâu của từ trường tâm linh và cách diễn đạt mỗi người một vẻ... và mặc dù con thấy thích hợp với cách thuyết giảng thực tế rõ ràng, cũng như cách biểu hiện đời sống giản dị tự nhiên của Thầy hơn, song cách dùng ngôn ngữ phổ thôngthực dụng và mới mẻ, không nặng ngôn ngữ kinh viện của họ đã thu hút được sự chú ý của giới trí thức cũng như được quần chúng ưa thích mến mộ, và bản thân con cũng học hỏi được ở họ nhiều điều.

Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít người chỉ trích chống đối, phải chăng vì những tư tưởng mới này tuy đúng trên một số phương diện nào đó nhưng lại nông cạn so với sự thâm sâu vô tận của những truyền thống đạo học cổ xưa, hoặc do các vị Đạo Sư này vô tình hay cố ý đã hủy báng những điểm giáo lý của một số Tôn giáo hoặc giáo phái đang bị thoái hóa và lỗi thời nên đã đụng chạm đến tự ái tôn giáo của họ?

Con biết Thầy là một vị Tăng không những có chiều sâu trong Phật Pháp mà còn nghiên cứu rộng rãi về các tư tưởng triết họctôn giáo Đông Tây, kim cổ, do đó chúng con xin Thầy hoan hỷ cho chúng con biết nhận định của Thầy như thế nào về dư luận hiện nay, giữa một bên là truyền thống uy tín lâu đời của các Tôn giáo cổ xưa và bên kia là những tư tưởng mới mẻ hiện đại của các vị Đạo Sư xuất hiện gần đây. Qua sự thể nghiệm và chứng nghiệm của thầy, chúng con hy vọng sẽ được chỉ rõ điều gì đúng điều gì sai một cách minh bạch để chúng con không còn bị lầm lạc giữa một rừng tư tưởngquan niệmphương pháp quá phong phú mà cũng rất phức tạp như hiện nay.

Con xin thành kính tri ân Thầy.

Con Tuệ Nhiên.

____________________

 

Bửu Long, ngày 30 – 10 – 2012

Tuệ Nhiên con,

Chắc con còn nhớ, trong mục Hỏi Đáp trang web Trung Tâm Hộ Tông con đã thấy khi có ai hỏi thầy về một phương pháp tu, một quan điểm sống hay về đạo đức cá nhân của một vị nào, thầy thường trả lời là thầy không thích bình phẩm về quan điểm của người khác. Cái đúng cái sai của mỗi người cũng chính là bài học điều chỉnh thái độ nhận thức và hành vi mà người ấy chịu trách nhiệm, do đó thầy không muốn xen vào tư tưởng của bất cứ ai.

Cũng như xưa kia khi có người hỏi về những quan điểm tu tập của các tôn giáo khác, Đức Phật thường không trả lời mà chỉ nói: "Hãy gác chuyện đó qua một bên" rồi Ngài giảng về Tứ Diệu Đế hoặc những pháp khai thị sự thật đúng với căn cơ trình độ của người hỏi thôi. Tại sao chúng ta lại để mất thì giờ đánh giá những tranh luận thị phi của người khác, trong khi Đức Phật dạy lời di huấn cuối cùng rằng "Các pháp hữu vi là vô thường, hãy thận trọng chớ có phóng dật". Và khi được hỏi sau khi Phật nhập Niết-bàn chúng con sẽ nương tựa vào ai, Ngài dặn dò hàng tứ chúng là chỉ y cứ trên PHÁP chứ không nương tựa bất cứ người nào. Y pháp bất y nhân là vậy, không nên vội chấp nhận hay phủ nhận hẳn quan điểm cá nhân của một người nào, mà thấy điều gì họ nói đúng sự thật thì chấp nhận điều gì nói sai sự thật thì không chấp nhận mới là thái độ phân minh sáng suốt.

Thời kỳ còn nghiên cứu học hỏi thầy cũng đã từng nghiền ngẫm đọc các tông phái Phật Giáo, đọc Dịch Lý, đọc tư tưởng các Tôn giáoTriết học... nhưng từ khi thấy ra ý nghĩa của đời sống thì hàng ngày thầy chỉ lo sống tùy duyên thuận pháp, vô ngã vị tha, nên thật tình mà nói là thầy không có thời gian để đọc những quan điểm tranh luận sau này của những người theo các trường phái triết học hay Tôn giáo khác nhau. Bao lâu còn đứng trên bình diện tình cảm và lý trí thì vẫn còn bất đồng, vẫn còn đối kháng và thậm chí vẫn còn oan trái với nhau từ kiếp này qua kiếp khác... Nếu họ có nghiệp duyên với nhau thì âu cũng là bài học nhân quả của họ nên thầy không muốn xen vào để cộng hưởng nghiệp duyên ấy. Vì lý do đó mà thầy không còn quan tâm đến những quan điểm dị biệt hay bất đồng nữa. Nếu phải so sánh thì thầy chỉ nêu lên những điểm đồng nhất hơn là triển khai những điều dị biệt.

Con nên thận trọng trong việc đánh giá đúng sai. Cái đúng cái sai cứ để hạ hồi phân giải, giống như khi trái cây chưa chín khó kết luận được ngọt chua. Đó là lý do vì sao Chúa nói chớ nên phán xét ai, đợi đến ngày phán xét cuối cùng mới thật sự biết rõ ai công ai tội. “Phán xét cuối cùng” đó chính là sự thể hiện luật nhân quả một cách công bằng và phân minh mà thường được ví von là “lưới Trời lồng lộng tuy thưa mà không lọt”. Vì chưa thấy hết mọi mặt của sự thật nên binh vực ai vô tình chấp nhận luôn mặt xấu của họ, bài xích ai vô tình phủ nhận luôn cái tốt của họ. Nhân vô thập toàn nên đàng sau cái đúng ẩn chứa cái sai và đàng sau cái sai cũng có cái đúng. Trong dương có âm, trong phúc có họa là lẽ thật rất bình thường. Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v... Những điều con cho là đúng trước đây bây giờ con lại thấy sai, nhưng một ngày kia con thấy nó cũng đúng với trình độ căn cơ của con lúc đó. Hoá ra tất cả đều sai mà tất cả cũng đều đúng, đúng sai chỉ là tương đối và tùy duyên. Một sự kiện chỉ có thể được gọi là đúng khi đúng lúc, đúng chỗ và đúng với bản chất thật của nó, nên Dịch Lý gọi đó là “thời vị trung chính".

Con thích hợp với pháp thầy hướng dẫn không có nghĩa là pháp thầy hay nhất thiên hạ mà chỉ vì căn duyên con hợp với pháp đó vậy thôi. Thật ra thầy chỉ đúng với những người hữu duyên với thầy, còn với những người không có duyên thì họ vẫn thấy sai. Hơn nữa, dù điều thầy nói đúng với chân thiện mỹ nhưng nếu ứng dụng không đúng chỗ, không đúng lúc, không đúng căn cơ trình độ của người nghe, người hành thì vẫn sai con ạ. Giống như bác sĩ cho toa thuốc, toa ấy chỉ có giá trị khi trị đúng bệnh. Dùng đúng liều lượng thì một vị thuốc độc vẫn có thể chữa lành bệnh, nhưng không dùng đúng chỗ thì một vị thuốc bổ lắm khi vẫn có thể hại người! Pháp cũng vậy, đúng sai khó lường nên Phật dạy: "Pháp như thuyền đưa người qua sông pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp".  Vậy tốt nhất là:

“Một lòng rỗng lặng sáng trong
Thị phi, xấu tốt, thong dong cõi ngoài
Từ bitrí tuệ chẳng hai
Mỉm cười chợt ngộ đúng sai… “thế à!”

Chúc con sống hồn nhiên như thị với vạn pháp.

 

Thầy

Trích: 

Thư Thầy Trò 46
Trung Tâm H
ộ Tông
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4310)
Có bốn pháp vật thực là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Nhờ bốn thực ấy làm duyên, trợ sanh và nuôi dưỡng cho nên ...
(Xem: 4895)
Theo lăng kính Phật giáo, bệnh được tồn tại dưới 3 hình thức, đó là thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh.
(Xem: 5453)
Triết Học Phật Giáo và Những Luận Đề -
(Xem: 7072)
Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn - Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn
(Xem: 6709)
Người đệ tử Phật chân chính, ngoài việc tu tập giới định tuệ để hướng đến viên mãn phước và trí, thành tựu giác ngộ giải thoát cho tự thân,
(Xem: 4168)
Đạo Phật ra đời và phát triển đến nay cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu từ miền bắc Ấn Độ, sau đó lan truyền toàn xứ Ấn và phát triển sang các nước Trung Á, Nam Á, Bắc Á… và đến Âu, Mỹ hôm nay.
(Xem: 3641)
“Tôi được sinh ra đời là nhờ vào một ân sủng đầy sự thương yêu của con người và tạo vật. Sự thương yêu ấy có cả chính bản thân tôi..."
(Xem: 3892)
Chúng ta thường nghe tới nhóm chữ “tri kiến như thật.” Tức là biết và thấy như thật. Câu hỏi là: Đức Phật dạy gì về biết và thấy như thật?
(Xem: 3527)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh ngắt sương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau khóm bạc lá ngô đồng vàng
(Xem: 3655)
Chúng ta đã biết phải làm gì đối với cha mẹ, dù có hay không có sự yêu cầu: hãy thương kính và làm gì đó để biểu hiện niềm thương kính ấy khi cha mẹ còn sống
(Xem: 4470)
Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có một vương quốc trù phú tên gọi Thắng Man. Dù là một vương quốc giàu mạnh nhưng...
(Xem: 4558)
Trong Kinh Pháp Cú có một số bài khá phong phú đề cao chánh phápchánh pháp đóng một vai trò rất quan trọng...
(Xem: 5538)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng...
(Xem: 6160)
Thuở xưa, có một đạo sư tên là Araka, người đã thoát ly sự thèm khát dục vọng. Đạo sư này có hàng trăm đệ tử.
(Xem: 3916)
Chúng ta thường nghe “tạo nhân nào hưởng quả nấy”, mà kỳ thật, đời sống của cộng đồng người trên thế giới hôm nay, được xem nhưthành quả của một đời sống mang tính tương tác tương thọ liên hệ từ quá khứ đến hiện tại.
(Xem: 4965)
Ảnh hưởng của Phật giáo ở Châu Á nói riêng, toàn thế giới nói chung là đậm nét và sâu sắc.
(Xem: 5271)
Quả vị Sa-môn hay bốn quả Sa-môn, bốn quả Thanh văn, bốn quả Thánh gồm Sơ quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu, Thất lai)
(Xem: 4617)
Này A Nan, cũng như một cái cây, nếu nghiêng về phía nào, thì khi người ta đốn ngã nó sẽ đỗ về phía đó (trọng lực), một chúng sanh sau khi chết cũng sẽ theo nghiệp mà đi như thế ấy.
(Xem: 4913)
Giáo pháp hay kinh điển là lời dạy của Đức Phật, đó là chân lý, là sự thật, là những gì Đức Phật chứng ngộ, khám phátuyên thuyết, mang lại sự an lạc giải thoát cho người hành trì.
(Xem: 3528)
Theo tác giả, nước là trung tâm của mọi nguyên tố (element) trên trái đất. Không có nước là không có sự sống. Cho đến nay không có bất cứ vật thể gì tồn tại được nếu thiếu nước.
(Xem: 4036)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân.
(Xem: 4127)
Đó là bài học đầu tiên đại-sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử ông vừa thâu nhận, sau này chính là thiền-sư Soko Morinaga, nổi tiếng của xứ Phù Tang.
(Xem: 4561)
Trọn câu mở đầu là: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không phải là sự thật !”
(Xem: 3168)
Bài tán dạy rằng, với công đức đầy đủ, Ngài nhìn khắp chúng sanh bằng đôi mắt từ ái, sẵn sàng đáp lại tiếng kêu thương. Trước biển phước vô lượng như thế, chúng con đều cung kính đảnh lễ.
(Xem: 3659)
... những hành giả sơ phát tâm nên học theo gương tu học của người xưa là lập chí kiên định, đức tin mạnh mẽ không lui sụt, và hành trì liên tục không xao lãng trong tứ oai nghi: Đi - Đứng - Nằm - Ngồi.
(Xem: 3246)
Đại dịch coronavirus bùng phát lần nữa tại Việt Nam, Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới. Tính tới tuần lễ đầu tháng 8/2020, thế giới có gần 700,000 người chết vì đại dịch
(Xem: 4346)
Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức Phật, Ngài đã từng nói rằng: “Phàm tất cả chúng sinh còn lên xuống trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì...
(Xem: 3762)
Khổ đau bao trùm cả nhân loại, cả thế giới. Đó là một sự thật, không ai có thể chối cãi.
(Xem: 5299)
Chúng ta đơn thuần cứ nghĩ bệnh là do thể trạng sức khỏe không thuận không tốt, do đề kháng yếu nên vi khuẩn vi rút từ môi trường tác động vào cơ thể mà sinh bệnh.
(Xem: 5164)
Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời.
(Xem: 5510)
Trong cuộc sống đời thường có nhiều người vì phải đối diện với những bế tắc, khổ đau cùng cực không thể vượt qua được để rồi tìm đến cái chết
(Xem: 4935)
Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử…”
(Xem: 5001)
Hỏi “đi tu là đi đâu?” nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này.
(Xem: 4242)
Trong thuật ngữ nhà Phật, không có từ tiêu diệt, triệt tiêu, loạt trừ, khống chế, áp đặt, cấm đoán…
(Xem: 4247)
“Sống” và “chết” với giáo lý vô ngã
(Xem: 4329)
Đại lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay ...
(Xem: 4392)
Đức Phật khi tuổi đã 80, sắp nhập Niết-bàn mà vẫn thực hành an cư là một trong những tấm gương sáng ngời cho người xuất gia hậu thế.
(Xem: 4518)
Sống trong cuộc đời cũng thế. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, chúng ta luôn chịu ảnh hưởng bởi "hiệu ứng đám đông".
(Xem: 5480)
Vạn pháp do tâm tạo, cũng do tâm mà có khởi có diệt. Ví như nỗi buồn phiền sinh khởi là do tâm chấp vào sự vật, sự việc xảy ra
(Xem: 4577)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng.
(Xem: 4452)
Lòng bi mẫn toàn cầu có nghĩa là mở rộng phạm vi quan tâm của chúng ta vượt ra ngoài ...
(Xem: 5583)
Trong kinh điển có rất nhiều bộ kinh quý, kinh nào cũng là tối thắng thừa, là vua của các kinh vì nương theo
(Xem: 5950)
“Vô niệm" là không vọng niệm. Hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi; đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào
(Xem: 4706)
Trước khi diệt độ, Đức Phật đã ban bố những di huấn quan trọng cho các đệ tử về sau nương tựa tu hành.
(Xem: 9086)
Trong cuộc sống vô thường của kiếp sống nhân sinh thì nghiệp quả luôn đi đôi song hành với kiếp sống của con người.
(Xem: 5411)
Tâm là vô hình, không thể dùng ngôn ngữ mà biết được, tâm liên kết với thân xuất xa bảy cửa ngõ là
(Xem: 4936)
Mùa mưa là mùa chư Tăng Ni bắt đầu thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 4317)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng
(Xem: 3553)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng
(Xem: 4741)
Âm thanh tụng Tâm Kinh thì thầm lan toả trong trời đất, làn sóng âm nhè nhẹ xao xuyến xuyên thấm vào lòng người và cả phi nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant