Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Về Hay Đi

15 Tháng Mười Một 202018:36(Xem: 4402)
Về Hay Đi
VỀ HAY ĐI

Toại Khanh


Con Đường Hạnh Phúc

Tôi đang trên đường từ hơn hai tháng nay và bây giờ sắp đến lúc quay về phương trời cũ. Ánh đèn khuya xứ người cứ bắt tôi nghĩ hoài mấy chữ nghe từ nhỏ - mà hình như mãi đến tận giờ vẫn chưa nghĩ suốt. Chỉ là hai chữ Đi với Về mà cứ làm bâng khuâng lạ.
Hai động từ đó nghe qua tưởng dễ hiểu, nhưng ngẫm lại hình như chẳng phải chuyện đơn giản. Cái rắc rối ở đây hình như chính là ý nghĩa quá đơn giản của hai chữ đó so với cái thực tế chẳng đơn giản tí nào.
Có những nơi chốn khi sắp lìa khỏi, người ta có cảm giác như vừa thoát nạn. Có những nơi chốn khi sắp lìa khỏi, người đi có cảm giác như chỉ có đôi chân mình là xê dịch, vì con tim họ đã nằm lại đó. Lúc này bảo là họ đang đi hay sắp về cũng khó nói. Tôi nhớ hoài tâm trạng lúc chia tay Tô Châu, rồi Lệ Giang năm nào. Buổi sáng hôm đó quay nhìn lần cuối mấy nhịp cầu đá rêu phong đang lùi dần sau lưng, tôi chết điếng với một lời tự hỏi: Bao giờ sẽ quay lại và biết đâu đây là lần cuối trong đời nhìn thấy nơi này. Và đổi lại, có những nơi chốn trong đời, nếu ngay lúc vừa rời đi, có ai buộc tôi phải nán lại thêm một tháng nữa, có lẽ tôi sẽ khóc thét như một thằng bé. Vì sao ư? Ai cũng hiểu rồi, không gian đó chưa bao giờ là chỗ cho chút tâm tình nào của tôi hết. Tôi chỉ ghé lại trong giây lát bằng đôi chân của tôi. Tim tôi không ghé lại đó. Nó đang ở một phương trời khác. Vậy thì chỉ cần đôi chân lìa bỏ nơi chốn đó, theo tôi, là người ta đang thực hiện một chuyến về, không phải là một cuộc đi. Người ta RA ĐI nhưng là đang TÌM VỀ một nơi khác. Từ đó, theo tôi thì trong số những người tự xưng con Phật luôn có ít nhất hai trường hợp: Có kẻ đang về với Phật như đứa con lưu lạc về lại mái nhà xưa, nhưng cũng có người quy y Phật theo cách viếng thăm một người lạ, Phật trong lòng họ chưa kịp là một chốn về. Vẫn theo kiểu nói kì cục của tôi, nhiều khi kẻ trở lại trụ xứ sau một chuyến đi dài chưa chắc là hắn đang trở về. Chỉ có hắn và trời mới biết tim hắn bây giờ đang ở đâu. Tim gửi ở đâu thì ở đó mới là chốn về. Và rõ ràng có nhiều gã trượng phu trên đời này chỉ nghe hai chữ về nhà đã muốn bật khóc. Họ y hệt như Từ Hải của nàng Kiều: “Nửa năm hương lửa đương nồng, trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương!”. Tôi từng quen biết một người mang tiếng là có nhà cửa hẳn hoi, khang trang nữa là khác, nhưng suốt bao năm trời, với họ, về chỉ là đến, để rồi ngồi chưa ấm chỗ đã tìm cách khăn gói mà đi. Chốn về thật sự của họ đã là những nơi chốn khác!
Bốn mươi tuổi đời, tôi vẫn tự hỏi mình một câu khó trả lời nhất: Nhà của mình ở đâu? Tại sao đi đâu lâu mấy rồi cũng một bình minh nào đó một mình nghe ra chút gió sớm thổi về từ bao cõi lạ, với tí hơi muối
của trùng dương, một chút mùi rêu rong của sông nước, một chút sương mù của núi cao… Nghe để mà động đậy đôi chân, để mà thấy nơi chốn nào trong cõi nhân gian cũng là một góc tù. Chỉ có rùa già mới nằm chết ở sân đình, chỉ có lão hạc mới bỏ xác ở khe núi. Nằm xuống hay ở lại đâu đó coi như đã có một chốn về. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ là, chốn về ấy có phải là một lựa chọn hay chỉ là hoàn cảnh bất lực.
Tôi nhớ từng viết ở đâu đó rằng ai cũng bắt đầu cuộc đời phù du của mình bằng một tuổi thơ trong tay mẹ. Ở tuổi lớn khôn thì người ta ngày một xa mẹ để tìm về đâu đó trong đời, khi mà tình thân và cả quê cha đất tổ hiếm khi là nơi chốn để người ta dung thân trọn đời. Vấn đề không phải chỉ nằm ở chỗ một mảnh đất hay mái nhà náu nương cho tấm thân sinh lý. Lúc này thiên hạ bỗng dưng thấm thía một điều là, thì ra cõi riêng của họ vốn nằm ngoài mấy chục ký lô xương thịt tóc tai này. Ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng đụng chuyện thì sẽ thấy rằng cái cõi sống thiết thân nhất hình như phải là cái gì đó không thể sờ chạm…
“Ai đi đấy, ai về đâu
Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu … cánh buồm”
Hai câu đó của thi sĩ Nguyễn Bính xài thiệt ít chữ, nhưng tuyệt đẹp và thâm hậu, đọc qua rồi đố ai tránh được một nỗi ngậm ngùi khó giải thích. Cuộc đi, cuộc ở, rồi cuộc về. Trong đời người, rồi đời tu, nhìn kỹ lại hình như chỉ là vấn đề của ba cuộc đó. Anh đang đi đâu, về đâu và trụ xứ thật sự của anh là phương trời nào. Và như đã nói, xin đừng bao giờ lầm tưởng mái nhà của anh là chốn về. Người Anh, người Mỹ phân biệt rất rõ chữ Home và House. Thường khi người ta có cả chục cái House mà chưa chắc có nổi một cái Home. Thế đã hết đâu, trong tiếng Anh còn có vài chữ rất lạ mà tôi cho là rất gần với Phật giáo: Habit là thói quen, nghĩa đen là cái mà người ta vẫn sống trong ấy. Từ đó mới có chữ Inhabitant (Cư dân). Và Routine là lề thói, nghĩa đencon đường (route) nào anh thường lai vãng lui tới nhất. Trong kinh Phật, chữ Vihāri (Dhammavihārī) hay Vihāra (Brahmavihāra) cũng nhằm nghĩa đó!
“Biết tìm đâu một góc trời
Phương ta, hay ở phương người hở em…!?”

Moeriken, cuối tháng 6 năm 2008
TOẠI KHANH
(http://vietheravada.net/van/120vehaydi.htm)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1747)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1608)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1485)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1262)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1396)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1347)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1392)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1354)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1311)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1521)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1601)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1655)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1533)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1501)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1276)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1433)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1397)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1471)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1508)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1584)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1432)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1559)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1456)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1410)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1494)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1406)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1583)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1852)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1539)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1836)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1419)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1357)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1568)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1425)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1507)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1658)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1859)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1887)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1708)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1902)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1581)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1531)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2068)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1664)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(Xem: 1592)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(Xem: 1528)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(Xem: 1515)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(Xem: 1592)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant