Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người Thầy Nghệ Sĩ Và Hạnh Phúc Xuất Sĩ

12 Tháng Giêng 202119:03(Xem: 4598)
Người Thầy Nghệ Sĩ Và Hạnh Phúc Xuất Sĩ
Người Thầy Nghệ Sĩ Và Hạnh Phúc Xuất Sĩ 

Thích Nguyên Hùng

Cùng Nghiệp Thì Kết Duyên Với Nhau


Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi. Những bản nhạc được thầy biểu diễn nghe rất êm tai. Thầy hát cũng rất hay. Mỗi khi thầy vừa đàn vừa hát thì tiếng đàn hòa điệu với lời ca, lời ca nhịp nhàng với tiếng đàn, trầm bỗng du dương nghe hoài không chán. Nhà thầy lại rất giàu, cha mẹ cực kỳ phú quý, lắm tiền nhiều của. Vậy mà thầy đã bỏ tất cả để đi tu.

Sau khi đã đi tu, Tôn giả Nhị Thập Ức rất nỗ lực, “đầu đêm, giữa đêm và cuối đêm đều học tập không ngủ, tinh cần chánh trụ, tu tập đạo phẩm.” Thầy đã từng nghĩ “Nếu có đệ tử nào của đức Thế Tôn tinh cần học tập pháp luật chân chánh thì ta là người bậc nhất.” Vậy mà, sau bao nhiêu cố gắng, tâm của người trai trẻ vẫn “chưa giải thoát được các lậu.” Điều này khiến thầy Soṇa ray rứt! Thầy cảm thấy có lỗi, hay mặc cảm tội lỗi. Mình là người chí tín xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không có gia đình, không vật sở hữu, ăn ngày một bữa và tối ngủ dưới gốc cây, rất hết lòng thực tập pháp mà tại sao không thoát khỏi được những phiền não? Tu tập không có kết quả thôi thì trở về nhà, sống đời cư sĩ, bố thí cúng dường cầu phước, vì gia đình mình rất giàu có, chứ sống đời xuất gia lây lất qua ngày tháng không nếm được pháp vị như vậy thật đáng xấu hổ!

Bằng tha tâm trí, Đức Phật biết được tâm niệm của thầy Soṇa, thấy được nỗi niềm ray rứt của bậc trượng phu, chứ không như những kẻ yếu hèn giới rách, giới thủng mà không biết tàm quý, cứ vênh vênh tự mãn. Thế Tôn cho gọi Soṇa đến. Khi ấy Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức thẹn thùng xấu hổ, không thể không hoang mang. Thế Tôn nhìn tôn giả, ân cần thăm hỏi:

- Này Soṇa, khi con sống tại gia, giỏi đánh đàn cầm nên tiếng đàn hòa điệu với lời ca, lời ca ăn khớp với tiếng đàn, có phải vậy chăng?

Tôn giả Sa-môn Nhị Thập Ức thưa:

- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.

Thế Tôn lại hỏi:

- Ý ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn căng quá thì tiếng hòa âm có đáng ưa không?

Sa-môn Nhị Thập Ức đáp:

- Bạch Thế Tôn, không!

Đức Thế Tôn lại hỏi:

- Ý ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn chùng quá thì tiếng hòa âm có đáng ưa chăng?

- Bạch Thế Tôn, không.

- Ý ngươi nghĩ sao, nếu dây đàn vừa phải, không căng quá, cũng không chùng quá, thì tiếng đàn có đáng ưa không?

- Bạch Thế Tôn, đáng ưa.

- Cũng vậy, này sa-môn, quá sức tinh tấn sẽ khiến tâm rối loạn, nhưng chẳng tinh tấn thì tâm sẽ biếng lười. Vì vậy ngươi hãy phân biệt thời gian nào nên quán sát tướng nào, chớ nên buông lung (Trung A-hàm 123, Kinh sa-môn Nhị Thập Ức).

Lãnh thọ ví dụ đàn cầm do Đức Phật dạy rồi, tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức liền sống một mình ở nơi xa vắng, tâm không buông lung, tu hành tinh tấn, liền đạt được mục đích mà một thiện nam tử cạo bỏ râu tóc, mặc áo ca-sa, chí tín, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình, học đạo, duy chỉ mong thành tựu phạm hạnh vô thượng, ngay trong đời này tự tri, tự giác, tự thân chứng ngộ, thành tựu và an trụ, biết một cách như thật rằng: ‘Sự sanh đã dứt, phạm hạnh đã vững, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sanh nữa.’ Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức chứng quả A-la-hán, tìm được hạnh phúc, an lạc trong sáu trường hợp: an lạc nơi vô dục, an lạc nơi viễn ly, an lạc nơi vô tránh, an lạc nơi ái tận, an lạc nơi thủ tận, và an lạc nơi tâm không di động.

An lạc nơi vô dục

Niềm vui, niềm hạnh phúc ở giữa cuộc đời trần tục gọi là dục lạc, tức những niềm vui, niềm hạnh phúc có được khi thỏa mãn những nhu cầu tham muốn, dục vọng của con người. Niềm vui này, đối với bậc giác ngộ, bậc thánh trí thấy nó thô tục, thấp hèn. Cho nên, người tu học theo Phật pháp là hướng đến đời sống phạm hạnh, thanh tịnh, vui niềm vui vô dục, vô cầu, thanh tịnh, giải thoát.

Tôn giả Nhị Thập Ức cho biết, chúng ta không thể chỉ bằng niềm tinđạt được giải thoát, có được niềm vui nơi vô dục. Kinh ghi: “Bạch Thế Tôn, hoặc có người nghĩ rằng: ‘Hiền giả này do y tín tâm nên an lạc nơi vô dục.’ Người ấy không nên quán như vậy.” Vậy thì, bằng cách nào và cho đến khi nào mới có được niềm vui an lạc thật sự là vô dục? “Chỉ khi nào dứt trừ được tham dục, sân nhuếngu si thì mới an lạc nơi vô dục.” Rõ ràng, căn bản của sự tu tập, của mọi pháp môn đều nhằm mục đích đoạn tận phiền não. Nếu căn bản phiền não tham, sân, si… chưa dứt trừ thì người xuất gia không thể có niềm vui được gọi là niềm vui nơi vô dục.

An lạc nơi viễn ly

Viễn lyxa lìa, là buông bỏ, là vượt thoát mọi chướng ngại trên con đường tu hành hướng đến Phật quả. Bản thể của pháp vô vi là không, tức là thoát ly mọi sự tướng của pháp hữu vi, cho nên có khi người ta gọi pháp vô viviễn ly. Người tu hành Phật đạo, điều quan trọng trước hết là phải xa lìa mọi tội ác từ nơi thân và nơi tâm, để thân tâm thanh tịnh, gọi là thân viễn ly và tâm viễn ly. Theo tổ sư Thế Thân chỉ dạy thì Bồ-tát muốn lìa xa những chướng ngại, tiến đến quả vị bồ-đề, cần phải thực hành ba pháp. Một là phải buông bỏ cái tâm chấp ngã, không tham trước tự thân, tức lấy trí tuệ để phá tâm chấp ngã, không mong cầu an lạc của tự thân. Hai là phải buông bỏ cái tâm bỏ mặc sự an vui của chúng sinh, tức là phải lấy tâm từ bi để bạt trừ mọi khổ đau của chúng sinh, để cho hết thảy chúng sinh được an vui. Ba là phải bỏ đi cái tâm ưa được cúng dường, cung kính, phụng dưỡng cái thân giả tạm này.

Một cách tổng quát, viễn lyxa lìa ác hạnh, buông bỏ dục vọng, khước từ hưởng thụ vật chất, từ bỏ chốn phồn hoa ồn ào, và quan trọng nhất là xa lìa phiền não. Do đó, những ai “thích được khen ngợi, muốn được cúng dường” mà bảo rằng có “an lạc nơi viễn ly” là điều không thực vậy!

An lạc nơi vô tránh

Vô tránh là dứt trừ sự tranh cãi. Công đức của người tu được xây dựng từ việc “nội cần khắc niệm chi công, ngoại hành bất tranh chi đức.” Bên trong luôn giữ gìn chánh niệm, bên ngoài luôn thể hiện đức tính không tranh đua với đời. Luận Du-già nói rằng, “phương tiện hoà hợp, cùng nhau làm Phật sự, ấy là vô tránh.” Cho nên, để phụng sự Tam bảo làm lợi lạc chúng sinh, hãy gạt bỏ đi cái bản ngã của riêng mình, cùng hoà hợplàm Phật sự. Tránh (phạn araṇā) là tranh luận, là tên gọi khác của phiền não. Lẽ nào người tu lại ưa chuốc lấy phiền não với những tranh luận, hơn thua?

An lạc nơi ái tận

Ái tận là nhổ tận gốc rễ tâm ái dục, đoạn tận không dư tàn gốc ái dục. Luận Du-già nói “ái tận là không mong cầu sự hiện hữu đời sau,” bởi cái gốc của sinh tử luân hồi chính là khát ái, cho nên đoạn tận cái nhân cho đời sau gọi là ái tận. Ái tận thì an lạc vào niết-bàn. Pháp cú Bắc truyền, kệ 550, ghi: “Như gốc cây sâu, chắc/ Dù chặt vẫn còn lên/ Tâm ái chưa trừ hết/ Đau khổ còn chịu thêm.” Vì vậy, “Đốn cây không tận gốc/ Chồi nhánh sẽ lại sanh/ Đốn cây luôn gốc, ngọn/ Tỷ-kheo vào niết-bàn” (Kệ 554).

An lạc nơi thủ tận

Do ái mà chấp thủ, cho nên ái tận thì thủ tận, thủ tận thì hữu không còn, hữu không còn thì già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não… cũng không còn. Thủ, upādāna, tức nắm giữ, ôm giữ lấy. Gồm có dục thủ, ôm giữ những thứ mình yêu thích. Yêu quê hương, đất nước mà dẫn đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan là điều mà cả thế giới lo lắng, sợ hãi bởi những kinh nghiệm thương đau do nó để lại từ quá khứ! Yêu tôn giáo đến cuồng tín, chấp nhận hy sinh bản thân mình và đồng loại để thoả mãn ước muốn, tham vọng xây dựng nhà nước tôn giáo của riêng mình là một thứ dục thủ đang nuôi dưỡng chủ nghĩa khủng bố. Kiến thủ là ôm giữ những quan điểm, kiến thức, hiểu biết hẹp hòi, chống lại quy luật phát triển tự nhiên, chống lại khuynh hướng toàn cầu hoá, chống lại sự thật. Giới cấm thủ là chấp giữ những quy luật, những nguyên tắc, những giáo điều, những giới luật không đưa đến giải thoát và gây khổ đau cho mình, cho người, cho muôn loài. Giới cấm thủ trói buộc chính những con người ôm giữ nó vào những hình phạt dã man vô nhân tính. Ngã ngữ thủ, ātma-vādopādāna, là ôm giữ những lý luận về bản ngã, chấp giữ những lý thuyết hay quan điểm về bản ngã, linh hồn.

Khát áitrạng thái khao khát ở trong tâm, làm phát sinh ra ý niệm thương ghét; còn thủ là hành động thực tế tương ứng với ý niệm thương ghét đó, hoặc sẽ chiếm đoạt, hoặc sẽ ghét bỏ đối tượng mà mình yêu thích hay không yêu thích. Những hành vi của thân và khẩu như sát sinh, trộm cắp, tà dâm, nói dối, nói lời hung ác, nói lời gây mâu thuẫn, nói những lời dụ dỗ… đều được thúc đẩy bởi thủ. Có thể nói thủ chính là hành vi tạo nghiệp. Cho nên, thủ tận thì nghiệp cũng tận. Nghiệp tận thì hết sinh tử luân hồi!

An lạc nơi tâm không di động

Tâm không di độngthong dong tự tạivô nhiễm giữa cuộc đời ô trược, nhiễu nhương, biến loạn… Đối với các dục, như tài, sắc, danh, thực, thuỳ… tâm không hề dính mắc. Để tâm không dính mắc vào các dục thì phải phát khởi cái tâm không an trụ vào đâu cả, phải để cái tâm vào chỗ không (ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm). Kinh Đại không, nói: “Tỳ-kheo hãy bằng nội ngoại không thành tựu an trụ. Vị ấy sau khi nội ngoại không thành tựu an trụ, tâm không di động, hướng đến gần, được lắng trong, an trụ, giải thoát” (Trung A-hàm, kinh số 191). Với cái tâm như vậy, Tôn giả Nhị Thập Ức “ví như núi đá, gió không lay nổi. Tức là đối với các pháp sắc, thanh, hương, vị, thân xúc, những pháp khả ái và không khả ái… không thể làm cho tâm lay động!

Tóm lại, để có được đời sống “an lạc nơi sự an lạc của bậc Thánh, an lạc do vô dục, an lạc do viễn ly, an lạc do tịch tịnh, an lạc do chánh giác, an lạc phi vật dục, an lạc phi sanh tử”, chúng ta phải dứt trừ được tham dục, sân nhuế và ngu si! Đó chính là kinh nghiệm của thầy Nhị Thập Ức, người vốn là nghệ sĩ chơi đàn.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3194)
Sự phát triển của thời đại công nghệ số, cám dỗ vật chất và những thách thức từ khủng hoảng môi trường, dịch bệnh, kinh tế, xã hội,…
(Xem: 3602)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3763)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2900)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2681)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3193)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3680)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3289)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3356)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2953)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3429)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3774)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3606)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3598)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2948)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3593)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3114)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3628)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3441)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3423)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3863)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3932)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3305)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3639)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3342)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3161)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3203)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4617)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3574)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3127)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4467)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3393)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3991)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4558)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3812)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3278)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3529)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3112)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3309)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3806)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3789)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3352)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3247)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3213)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3148)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3598)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3401)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3400)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3469)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3962)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant