Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mỗi Độ Xuân Về

18 Tháng Hai 202118:09(Xem: 3704)
Mỗi Độ Xuân Về

MỖI ĐỘ XUÂN VỀ

Tiểu Lục Thần Phong

 
Mỗi Độ Xuân Về

Cứ mỗi độ xuân về, khoảng đầu tháng chạp là nhà ngoại rộn ràng tất bật. Lò mứt bắt đầu vào mùa, mọi người trong nhà tăng tốc dần theo cái đà cận tết. Má, các dì, cậu… đều phải làm mứt cả. Khi ấy tôi thường được giao việc đi lấy nước giếng, giếng nhà ngoại nhiễm phèn, làm mứt sẽ không được trắng đẹp. Giếng nước từ nhà thờ họ cách chừng ba cây số, nước trong vắt, ngọt và mát lạnh, không chỉ làm mứt mà còn để uống ngon như nước đá.

Mẹ tôi, dì tôi rất khéo tay, cắt đu đủ xanh thành những bông thược dược, những cái nơ đủ kiểu. Sau khi rim và nhuộm màu xanh, đỏ, vàng… trông rất đẹp mắt. Những trái bí đao to và dài như trái bom được cắt nhỏ ra thành những miếng cỡ ba ngón tay, rồi cắt thành những hình chữ nhật, hình thoi, hình oval...xăm cho mềm, luộc chín và rim đường. Món khó nhất, công phu nhất và cũng ăn khách nhất là những củ gừng rim, củ gừng vừa đủ độ già thì nhổ lên, giữ một số thân cây trên củ, củ được gọt vỏ và xăm cho mềm nhưng không được gãy hay rã nát. Củ gừng sau khi rim đường trông đẹp như bàn tay con gái, có củ giống con lạc đà, lại có củ giống như núi đồi chập chùng và nhiều hình dáng khác, tùy theo sự tưởng tượng của mọi người. Mứt gừng nhà ngoại đẹp và ngon nổi tiếng khắp vùng, mùi nước đường rim gừng thơm và ấm, lan tỏa trong không khí, bay xa khắp xóm. Rim gừng thì không thề không nhắc đến dụng cụ xăm gừng, đó là những khúc gỗ gòn nhỏ vừa nắm tay, một đầu được cắm đầy những cây kim may, dù làm thủ công nhưng những cây kim ngay hàng thẳng lối và đều tăm tắp. Ngày nay những món mứt cổ truyền xem ra không còn mấy ai chuộng, nghề làm cây xăm dường như cũng mai một.

Những ngày tháng chạp bận tíu tít, người lớn trong nhà ai cũng mệt nhưng vui. Ba má tôi, dì tôi, cậu tôi vẫn thường nói:” Tháng chạp mới thật là tết, ra giêng đâu có vui”. Tôi và bọn con nít đâu có tin thường cãi rằng:” Tháng chạp đâu phải tết nên đâu có vui, tết mới vui” có lẽ vì tết mới được mặc áo mới, được lì xì, được nghỉ học chơi thả giàn mà hổng bị la.

Tháng chạp không chỉ làm mứt, nhà ngoại còn làm bì, tré và nhiều món bánh trái khác nữa. Tôi thường được giao nhiệm vụ đi hái lá ổi, lá ổi gói bì, bên ngoài dùng rơm bó lại, thường thì đến mồng hai tết là vừa ăn. Bì làm từ những món thừa thãi đầu, đuôi, thủ vĩ của con heo… ấy vậy mà làm bì ăn ngon hết biết! Tháng chạp còn là mùa nhổ củ hoành tinh, vườn nhà ngoại ở trên quê ( không phải nhà trong thị trấn dùng để ở và mua bán) trồng rất nhiều hoành tinh, khóm, ổi, lá gai ( dùng để làm bánh ít)… Tôi khoái nhổ củ hoành tinh, rồi đào bới thêm để lấy cho hết những củ còn sót hay gãy. Củ hoành tinh vừa làm bột, làm mứt nhưng trước hết luộc một nồi ăn cho khoái khẩu.

Những ngày gần cuối tháng chạp thật vui, trường cho nghỉ tết, tha hồ rong chơi. Nhà ngoại và nhà tôi quanh năm cúng kiếng chay, vì cả nhà ăn chay mười ngày mỗi tháng, duy chỉ có ngày tất niên là đặc biệt, là ngoại lệ cúng mặn. Tôi thường thắc mắc:” Nhà người ta ai cũng cúng gà, vịt, heo quay… nhà mình toàn cúng chay”. Ba tôi bảo:” Nhà mình thờ Phật, không sát sanh, không thể giết con vật rồi đem cúng. Con vật ấy có thể là thân nhân của mình trong kiếp quá khứ”

Tháng chạp với người làm nông có vẻ nhàn hạ hơn, mùa màng tạm yên nhưng với những tiểu thương mua bán như nhà ngoại tôi thì bận tối mắt tối mũi. Vừa là lò mứt lại vừa buôn bán đồ cúng như: giấy tiền, giấy vàng bạc, áo ông táo, áo cô hồn… bán rất đắt hàng. Tôi nhớ đã có lần hỏi:” Sao nghe nói trong Phật giáo không có đốt vàng mã mà nhà mình lại bán?”Ba tôi giải thích:” Đạo Phật không có mê tín, đốt vàng mã là ảnh hưởng văn hóa tập quán của người Tàu. Nhà mình không đốt, chỉ mua chín bán mười kiếm chút lời mà sinh sống, tuy biết vàng mã không phải chính mạng nhưng cũng không đến nỗi gây hại cho người và vật, vì chưa biết làm gì để sống nên tạm bán mua để làm sinh kế”. Tháng chạp với những người làm nghề mua bán thì gần như bận bịu cả ngày đêm, ăn uống thất bát, nếu năm nào tháng chạp có ngày ba mươi thì họ còn có thêm thời gian để chăm chút bản thân, nếu năm nào chỉ có ngày hai mươi chín thì họ bận cho đến sáng mồng một mới có thời gian gội đầu, làm tóc, trang điểm…

Tháng chạp là mùa hoa, hoa từ các nhà vườn khắp nơi đem về bày bán. Hoa trong chợ thường là hoa cắt cành để chưng trên bàn thờ hay để cắm trong bình. Hoa trong chậu và các loại cành cội lớn thì bán dọc quốc lộ chạy xuyên qua thị trấn, bạt ngàn là hoa, nào là: cúc đại đóa, cúc mâm xôi, cúc kim, thược dược, vạn thọ, mào gà, mai, hồng, huệ, tắc, bonsai… Những năm tháng ấy chưa thấy hoa đào, có lẽ lúc ấy phương tiện vận chuyển còn khó khăn, phương nam nắng nóng chưa quen với hoa đào, tập quán chưng hoa chưa thích ứng với hoa đào…

Ngày ba mươi ( hoặc hai mươi chín) tháng chạp, ba và ngoại thường mang gạo, bánh mứt và ít tiền lên chùa cúng, sau đó đến ngày mồng một tết mới về lễ Phật chính thức. Tháng chạp quả là tháng bận rộn nhất trong năm của nhà tôi, của những tiểu thương trong thị trấn. Tháng chạp là tháng mà thu nhập bằng hai hoặc ba tháng khác. Tháng chạp là tháng mọi người tất bật tích trữ, mua sắm chuẩn bị cho cái tết cổ truyền. Sau này lớn lên tôi mới thấy câu nói của người lớn là đúng:” Tháng chạp mới là tết, ra giêng đâu có vui”

Thế gian này vốn vô thường, thay đổi liên lỉ không ngừng nghỉ, có hợp thì có tan, các pháp hữu vi đều vì duyên sanh và cũng vì duyên mà diệt. Ngoại đã ra người thiên cổ, ba má giờ cũng đã già, trấn cũ ngày xưa giờ thay đổi cũng không còn nhận ra, phong vị tết ngày nay đã khác xưa, nhiều món sản vật và nghề thủ công cũng mai một, bánh mứt tết xưa giờ chẳng còn mấy ai chuộng. Duy cái ký ức tết xưa vẫn còn in đậm trong tâm thức tôi, mùi gừng rim thơm nồng ấm vẫn thoang thoảng trong tôi.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 01/2021

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4893)
Theo lăng kính Phật giáo, bệnh được tồn tại dưới 3 hình thức, đó là thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh.
(Xem: 5452)
Triết Học Phật Giáo và Những Luận Đề -
(Xem: 7067)
Đọc Thơ Phật Của Thi Sĩ Tâm Tấn - Viết về tập thơ “Cuối Đời Lọc Những Tinh Sương” của thi sĩ Tâm Tấn
(Xem: 6707)
Người đệ tử Phật chân chính, ngoài việc tu tập giới định tuệ để hướng đến viên mãn phước và trí, thành tựu giác ngộ giải thoát cho tự thân,
(Xem: 4166)
Đạo Phật ra đời và phát triển đến nay cũng đã hơn hai mươi lăm thế kỷ, ban đầu từ miền bắc Ấn Độ, sau đó lan truyền toàn xứ Ấn và phát triển sang các nước Trung Á, Nam Á, Bắc Á… và đến Âu, Mỹ hôm nay.
(Xem: 3640)
“Tôi được sinh ra đời là nhờ vào một ân sủng đầy sự thương yêu của con người và tạo vật. Sự thương yêu ấy có cả chính bản thân tôi..."
(Xem: 3892)
Chúng ta thường nghe tới nhóm chữ “tri kiến như thật.” Tức là biết và thấy như thật. Câu hỏi là: Đức Phật dạy gì về biết và thấy như thật?
(Xem: 3527)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh ngắt sương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau khóm bạc lá ngô đồng vàng
(Xem: 3653)
Chúng ta đã biết phải làm gì đối với cha mẹ, dù có hay không có sự yêu cầu: hãy thương kính và làm gì đó để biểu hiện niềm thương kính ấy khi cha mẹ còn sống
(Xem: 4466)
Ngày xửa ngày xưa, dưới chân Hy Mã Lạp Sơn có một vương quốc trù phú tên gọi Thắng Man. Dù là một vương quốc giàu mạnh nhưng...
(Xem: 4557)
Trong Kinh Pháp Cú có một số bài khá phong phú đề cao chánh phápchánh pháp đóng một vai trò rất quan trọng...
(Xem: 5534)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Đời Thứ 14, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng, đã sống lưu vong tại Ấn Độ kể từ năm 1959 khi chế độ Cộng Sản tại Trung Quốc xua quân xâm chiếm Tây Tạng...
(Xem: 6156)
Thuở xưa, có một đạo sư tên là Araka, người đã thoát ly sự thèm khát dục vọng. Đạo sư này có hàng trăm đệ tử.
(Xem: 3915)
Chúng ta thường nghe “tạo nhân nào hưởng quả nấy”, mà kỳ thật, đời sống của cộng đồng người trên thế giới hôm nay, được xem nhưthành quả của một đời sống mang tính tương tác tương thọ liên hệ từ quá khứ đến hiện tại.
(Xem: 4963)
Ảnh hưởng của Phật giáo ở Châu Á nói riêng, toàn thế giới nói chung là đậm nét và sâu sắc.
(Xem: 5271)
Quả vị Sa-môn hay bốn quả Sa-môn, bốn quả Thanh văn, bốn quả Thánh gồm Sơ quả Tu-đà-hoàn (Dự lưu, Thất lai)
(Xem: 4613)
Này A Nan, cũng như một cái cây, nếu nghiêng về phía nào, thì khi người ta đốn ngã nó sẽ đỗ về phía đó (trọng lực), một chúng sanh sau khi chết cũng sẽ theo nghiệp mà đi như thế ấy.
(Xem: 4908)
Giáo pháp hay kinh điển là lời dạy của Đức Phật, đó là chân lý, là sự thật, là những gì Đức Phật chứng ngộ, khám phátuyên thuyết, mang lại sự an lạc giải thoát cho người hành trì.
(Xem: 3523)
Theo tác giả, nước là trung tâm của mọi nguyên tố (element) trên trái đất. Không có nước là không có sự sống. Cho đến nay không có bất cứ vật thể gì tồn tại được nếu thiếu nước.
(Xem: 4035)
Khúc đàn Khổng-Vọng-Vi là tiếng khóc của Đức Khổng Tử, tiếc thương người đệ tử thân yêu Nhan Hồi, mệnh yểu mà chết sớm khi tuổi còn thanh xuân.
(Xem: 4119)
Đó là bài học đầu tiên đại-sư Zuigan Goto dạy cho người đệ tử ông vừa thâu nhận, sau này chính là thiền-sư Soko Morinaga, nổi tiếng của xứ Phù Tang.
(Xem: 4552)
Trọn câu mở đầu là: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng nửa sự thật thì không phải là sự thật !”
(Xem: 3167)
Bài tán dạy rằng, với công đức đầy đủ, Ngài nhìn khắp chúng sanh bằng đôi mắt từ ái, sẵn sàng đáp lại tiếng kêu thương. Trước biển phước vô lượng như thế, chúng con đều cung kính đảnh lễ.
(Xem: 3659)
... những hành giả sơ phát tâm nên học theo gương tu học của người xưa là lập chí kiên định, đức tin mạnh mẽ không lui sụt, và hành trì liên tục không xao lãng trong tứ oai nghi: Đi - Đứng - Nằm - Ngồi.
(Xem: 3243)
Đại dịch coronavirus bùng phát lần nữa tại Việt Nam, Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới. Tính tới tuần lễ đầu tháng 8/2020, thế giới có gần 700,000 người chết vì đại dịch
(Xem: 4342)
Trong kinh có ghi lại lời cảnh giác của Đức Phật, Ngài đã từng nói rằng: “Phàm tất cả chúng sinh còn lên xuống trong ba cõi, lăn lộn trong sáu đường thì...
(Xem: 3761)
Khổ đau bao trùm cả nhân loại, cả thế giới. Đó là một sự thật, không ai có thể chối cãi.
(Xem: 5297)
Chúng ta đơn thuần cứ nghĩ bệnh là do thể trạng sức khỏe không thuận không tốt, do đề kháng yếu nên vi khuẩn vi rút từ môi trường tác động vào cơ thể mà sinh bệnh.
(Xem: 5164)
Phái đoàn các vị Lệ-xa ở Tỳ-xá-ly khi đi đến Đức Phật đang ngự trong vườn xoài Am-bà-bà-lê được xem như biểu tượng của sự xa hoa, sang trọng, quý phái bậc nhất đương thời.
(Xem: 5509)
Trong cuộc sống đời thường có nhiều người vì phải đối diện với những bế tắc, khổ đau cùng cực không thể vượt qua được để rồi tìm đến cái chết
(Xem: 4934)
Chưa có khi nào Phật cười to như thế, cười sảng khoái, “cười hùng mạnh như vua sư tử…”
(Xem: 5000)
Hỏi “đi tu là đi đâu?” nghe có vẻ dư thừa. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể trả lời được câu hỏi này.
(Xem: 4240)
Trong thuật ngữ nhà Phật, không có từ tiêu diệt, triệt tiêu, loạt trừ, khống chế, áp đặt, cấm đoán…
(Xem: 4246)
“Sống” và “chết” với giáo lý vô ngã
(Xem: 4328)
Đại lâm, Mahā-vana, là khu rừng phụ cận thành Tỳ-xá-li, Trung Ấn, còn gọi Kūṭāgara-śalā, tức Trùng-các giảng đường, hay ...
(Xem: 4386)
Đức Phật khi tuổi đã 80, sắp nhập Niết-bàn mà vẫn thực hành an cư là một trong những tấm gương sáng ngời cho người xuất gia hậu thế.
(Xem: 4517)
Sống trong cuộc đời cũng thế. Từ nhỏ cho tới lúc trưởng thành, chúng ta luôn chịu ảnh hưởng bởi "hiệu ứng đám đông".
(Xem: 5472)
Vạn pháp do tâm tạo, cũng do tâm mà có khởi có diệt. Ví như nỗi buồn phiền sinh khởi là do tâm chấp vào sự vật, sự việc xảy ra
(Xem: 4576)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tenzin Gyatso, là lãnh tụ tinh thần và thế quyền của dân tộc Tây Tạng.
(Xem: 4451)
Lòng bi mẫn toàn cầu có nghĩa là mở rộng phạm vi quan tâm của chúng ta vượt ra ngoài ...
(Xem: 5582)
Trong kinh điển có rất nhiều bộ kinh quý, kinh nào cũng là tối thắng thừa, là vua của các kinh vì nương theo
(Xem: 5947)
“Vô niệm" là không vọng niệm. Hãy để cho những tư tưởng, tình cảm của bạn tự nhiên đến và đi; đừng gắn cho chúng bất kỳ ý nghĩa nào
(Xem: 4704)
Trước khi diệt độ, Đức Phật đã ban bố những di huấn quan trọng cho các đệ tử về sau nương tựa tu hành.
(Xem: 9081)
Trong cuộc sống vô thường của kiếp sống nhân sinh thì nghiệp quả luôn đi đôi song hành với kiếp sống của con người.
(Xem: 5409)
Tâm là vô hình, không thể dùng ngôn ngữ mà biết được, tâm liên kết với thân xuất xa bảy cửa ngõ là
(Xem: 4935)
Mùa mưa là mùa chư Tăng Ni bắt đầu thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 4315)
Thuở ấy nơi thành Ca Tỳ La Vệ của xứ Ấn Độ nhiều tín ngưỡng, nhiều giai cấp và nhiều bất công, đấy là nơi lý tưởng cho họ sinh ra và gặp nhau để nối mối lương duyên kết thành vợ chồng trong kiếp cuối cùng
(Xem: 3551)
Có vẻ như con người thời nay càng lúc càng trở nên lười biếng, thụ động; nhất là từ khi nhân loại bước vào kỷ nguyên tin học, truyền thông liên mạng
(Xem: 4740)
Âm thanh tụng Tâm Kinh thì thầm lan toả trong trời đất, làn sóng âm nhè nhẹ xao xuyến xuyên thấm vào lòng người và cả phi nhân.
(Xem: 6407)
Ngàn năm, Giọt nước có buồn không Sao vẫn long lanh Dưới ánh hồng
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant