Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Kinh Hộ Trì (paritta) Trong Kinh Tụng Phật Giáo Nam Tông

06 Tháng Sáu 202119:46(Xem: 3656)
Ý Nghĩa Kinh Hộ Trì (paritta) Trong Kinh Tụng Phật Giáo Nam Tông
Ý Nghĩa Kinh Hộ Trì (paritta) Trong Kinh Tụng Phật Giáo Nam Tông  

Định Phúc Samādhipuñño


An Lạc Ở Đâu

Phật giáo Nam tông Theravāda tuy không chú trọng về lễ nghi, cúng bái hoặc sám tụng nhưng trong các nghi lễ Phật giáo thì dĩ nhiên không thể thiếu phần nghi thức lễ bái. Nhất là đối với đời sống xuất gia, công phu hai buổi sáng – chiều chính là thời gian để các vị tu sĩ đọc tụng lại những bài kinh, những lời dạy của Đức Thế Tôn được lưu giữ trong Tam tạng Tipitaka. Kinh tụng của Phật giáo Nam tông đa phần được trích lại từ Tam tạng Tipitaka với mục đích trùng tụng lại Phật ngôn và còn giúp cho người tụng đọc phản tỉnh tự thân, được thêm phước báu hộ trì. Vì nhiều cơ duyên khác nhau, Thế Tôn đã thuyết những bài kinh này đến chư Tỳ kheo đệ tử và về sau, các vị trùng tụng lại những bài kinh này. Chính vì vậy, các vị trưởng lão đời sau chọn ra những bài kinh tiêu biểu như kinh Châu báu (Ratanasutta), kinh Lòng từ (Mettasutta), kinh Điềm lành (Mangalasutta)… để chư Tăng và các cư sĩ tụng đọc hằng ngày. Ở các nước theo Phật giáo Nam tông Theravāda như: Thái Lan, Campuchia, Myanmar,… những bài kinh hộ trì (paritta) được chư Tăng tụng đọc bằng tiếng Pāli và tiếng bản xứ trong những buổi công phu, nghi thức cầu phúc lành…

Phật giáo Nam tông Theravāda du nhập vào Việt Nam từ năm 1938 do chư vị Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Thiện Luật… là những vị sơ Tổ có công đầu trong việc truyền báhoằng pháp buổi sơ khai. Trong những ngày đầu, Hòa thượng Hộ Tông đã biên soạn quyển Kinh Nhật Hành [1] dành cho các vị cư sĩ và Kinh Tụng [2] dành cho chư Tăng. Đây chính là hai quyển kinh tụng đầu tiên của Phật giáo Nam tông Kinh tại Việt Nam. Về sau, Hòa thượng Tăng Định đã kế thừa, biên soạn, hiệu đính và xuất bản Kinh Nhật Tụng Cư Sĩ [3] dựa vào tác phẩm của Hòa thượng Hộ Tông. Cho đến ngày nay, kinh tụng Phật giáo Nam tông đều y cứ vào hai tác phẩm này để sinh hoạt trong các nghi lễ Phật giáo.

NGUỒN GỐC VÀ NHÂN DUYÊN NHỮNG BÀI KINH PARITTA

Paritta được hiểu là che chở, hộ trì, nên kinh Paritta được biết đến là những bài kinh hộ trì cho những người tụng đọc. Theo ngài Sayadaw U Sīlanandābhivamsa (Hiệu trưởng Đại học Quốc tế Hoằng pháp Phật giáo Theravāda – Myanmar), những ai tụng đọc hoặc lắng nghe kinh Hộ trì (Paritta) thì sẽ tránh xa những điều nguy hại, không bị đói khát… [4] Truyền thống tụng đọc kinh không phải mới bắt đầu sau này, mà từ thời Đức Thế Tôn đã được các vị tôn giả, chư vị trưởng lão hành trì. Xưa kia, Trưởng lão Sonakotikanna đã tụng lại những bài kinh trong phẩm Tám (Atthakavagga) thuộc bộ Kinh Tập (Suttanipāta) cho Đức Thế Tôn nghe [5], hoặc Đức Thế Tôn đã bảo vị thị giảTrưởng lão Mahācunda đọc lại kinh Bojjhanga cho Ngài nghe, trong khi Ngài đang thọ bệnh [6]… Và từ những nhân duyên của các bài kinh được Đức Thế Tôn thuyết giảng, chư vị trưởng lão về sau đã phân loại và sắp xếp một số bài kinh tiêu biểu thành những bài kinh hộ trì (paritta) để chư Tăng và các cư sĩ trì tụng như là phương cách để hộ trì cho chính mình và người lắng nghe.

Chúng ta có thể tìm thấy trong Milinda vấn đạo (Milindapañha) và những bản Chú giải (Atthakathā) của ngài Luận sư Buddhaghosa có nhắc đến những bài kinh hộ trì gồm kinh Châu báu (Ratanasutta), kinh Các uẩn (Khandhasutta), kinh Khổng tước (Morasutta), kinh Đầu ngọn cờ (Dhajaggasutta), kinh Ātānātiya (Ātānātiyasutta), kinh Angulimāla (Angulimālasutta) [7]. Về sau, chư vị trưởng lão đã bổ sung thêm những bài kinh khác như là kinh Điềm lành (Mangalasutta), kinh Lòng từ (Mettasutta), kinh Chim cút (Vattasutta), kinh Giác chi (Bojjhangasutta), kinh Ban mai (Pubbanhasutta) [8]. Như vậy có tất cả mười một bài kinh Paritta được phổ biến trong các nghi lễ tụng đọc theo truyền thống Theravāda. Bài viết sẽ giới thiệu về nguồn gốc và ý nghĩa của những kinh Paritta này.

Kinh tụng Phật giáo không phải là những bài kệ chú để tụng suông mà là cả quá trình nhận thứctu tập, vì lẽ đó, tụng đọc hay lắng nghe kinh Paritta là tự phản tỉnh chính mình, nỗ lực tu tậpthực hành những lời dạy trong bài kinh đó. Kinh tụng Phật giáo Theravāda không nặng tính cầu xin hay nương nhờ các vị thánh thần mà là những lời chân thật, những lời tán dương Tam bảo và rải tâm từ đến tất cả chúng sanh. Ở mỗi bài kinh, đều có những hoàn cảnh ra đời và nhân duyên đặc biệt khiến cho bài kinhý nghĩa sâu sắc và tạo nên oai lực riêng.

1. Kinh Điềm lành (Mangalasutta) [9]

Được Thế Tôn thuyết tại Tự viện Jetavana gần thành Sāvatthī đến vị Thiên tử, là sứ giả của Thiên chủ Sakka. Trước thời gian này mười hai năm, trong dân gian có sự tranh luận rộng rãi về vấn đề: Cái gì là điềm lành của nhân loại? Việc tranh cãi xôn xao từ cõi người cho đến cõi Phạm thiên, và không ai có thể đưa ra lời giải thích thỏa đáng. Và rồi, Thiên chủ Sakka sai một vị Thiên tử xuống đảnh lễ Thế Tôn và bạch hỏi Ngài về vấn đề này. Do nhân duyên đó, Thế Tôn đã thuyết giảng về ba mươi tám điều thiết thực được gọi là điềm lànhthế gian này [10]. Ba mươi tám điềm lành này chính là những nguyên tắc thực hành trong đời sống như là không gần kẻ ngu (asevanā ca bālānam), thân cận người hiền trí (panditānam ca sevanā), cúng dường bậc đáng cúng dường (pūjā ca pūjanīyānam)… Những điềm lành này được Thế Tôn thuyết giảng cho nhân loại trong xã hội để phát triển tâm từ sơ cơ đến khi nào chứng đắc Thánh quả cao quý, tâm không còn sầu não (asoka), vô nhiễm (viraja) và an tịnh (khema), chính là điềm lành tối thượng nhất.

2. Kinh Châu báu (Ratanasutta) [11]

Được thuyết tại thành Vesāli trong chuyến du hành của Ngài theo lời thỉnh cầu của các Licchavī để giải trừ tai ương đang giáng xuống kinh thành này. Theo Chú giải, lúc bấy giờ thành Vesāli bị thất mùa, nạn đói phát sanh khiến dân chúng chết đói, bệnh dịch tràn lanphi nhân quấy phá. Do lời thỉnh mời của các Licchavī, khi Thế Tôn ngự đến Vesāli, một cơn mưa lớn đổ xuống, nước dâng cao và cuốn trôi đi các tử thi, khiến cho toàn kinh thành không còn ô uế nữa. Sau đó, Đức Thế Tôn đã thuyết kinh Châu báu cho Đại đức Ānanda nghe và bảo Đại đức đi quanh ba vòng thành Vesāli, đọc tụngbài kinh này. Đại đức Ānanda lấy bình bát bằng đá của Thế Tôn, đổ nước và suy niệm những công hạnh của Đức Thế Tôn từ khi Ngài bắt đầu thực hành mười pháp Ba-la-mật bờ kia (pāramī), mười pháp Ba-la-mật bờ trên (upapāramī), mười pháp Ba-la-mật bờ cao thượng (paramatthapāramī) [12], năm pháp đại thí [13], ba pháp hành [14], Bồ-tát giáng sanh vào lòng mẹ trong kiếp chót, Bồ-tát đản sanh, Bồ-tát xuất gia, Bồ-tát tu khổ hạnh, Bồ-tát cảm thắng Ma vương, chứng quả Chánh Biến Tri, chín pháp Thánh [15]. Suy tưởng như thế, Đại đức Ānanda đi vòng quanh ba vòng thành Vesāli và đọc tụng lại kinh Châu báu. Vừa đi vừa rải nước, những giọt nước vừa chạm vào các loài phi nhân, chúng đều biến mất; những người bệnh đều được thoát khỏi bệnh tật. Rồi, các vương tử dòng Licchavī cùng vô số chư thiên đã vân tập xung quanh Thế Tôn, Ngài đã thuyết lại kinh Châu báu một lần nữa. Bảy ngày tiếp theo, Thế Tôn cũng thuyết lại bài kinh này. Sau khi nhận thấy những tai ương tại thành Vesāli đã được giải trừ, Thế Tôn đã rời kinh thành Vesāli [16]. Kinh Châu báu gồm có mười bảy bài kệ: hai kệ đầu là lời thỉnh chư Thiên thọ hưởng vật thực cúng dườnghộ trì chúng sanh thoát khỏi mọi tai ương; mười hai kệ tiếp theo là lời tán thán ân đức Tam bảo; ba kệ cuối là lời của Thiên chủ Sakka thay mặt chư Thiên tán dương Tam bảo [17].

3. Kinh Lòng từ (Mettasutta hoặc Karanīyamettasutta) [18]

Đức Thế Tôn thuyết tại Sāvatthī, đến năm trăm vị Tỳ kheo. Khi ấy, có năm trăm vị Tỳ kheo nhận được đề mục thiền quánđi vào một khu rừng nọ để tu tập. Chư thiên ngự ở trong rừng ấy không dám ở trên cao hơn các vị Tỳ kheo nên xuống dưới đất cư ngụ hết. Chư thiên nghĩ: các vị Tỳ kheo chắc chỉ ở qua đêm rồi sẽ đi nơi khác. Nhưng rồi, ngày này qua ngày nọ, chư Tỳ kheo vẫn ngụ tại đấy hành thiền khiến chư thiên cảm thấy không được an vui. Do đó, chư thiên hiện ra những hình ảnh ma quái để hù nhát các vị Tỳ kheo, khiến cho các vị mất ăn mất ngủ, tinh thần sa sút và không thể an trú trong đề mục của mình. Chư Tỳ kheo quay về đảnh lễ Đức Thế Tôn và trình bày sự kiện trên. Rồi Thế Tôn giảng kinh Lòng từ đến chư Tỳ kheo ấy và bảo chư vị Tỳ kheo hãy niệm tụng thường xuyên, từ lúc đến khu rừng đến lúc về tự viện sẽ được an lạc. Chư Tỳ kheo vâng lời, đi đến bìa rừng, đồng loạt tụng lại bài kinhđi vào chỗ cư ngụ. Chư thiên tại khu rừng đều có cảm tình thân thiện với chư Tỳ kheo ấy nên họ đến nhận y bát, dâng nước rửa tay chân, bố trí canh gác bảo vệ khắp nơi. Do đó, năm trăm vị Tỳ kheo tiến tu trên đề mục của mình và chẳng bao lâu chứng đắc được Thánh quả A-la-hán cao thượng [19].

Nội dung kinh Lòng từ gồm mười bài kệ, và nhắc lại những đức tính cao quý của người sống với lòng từ (metta) như là: tinh cần, trực tánh, nhu hòa, không cao mạn, không tham ái, không nhỏ nhen vụn vặt, mong mọi chúng sanh an lạc, mong không ai lừa dối ai, mong không có ai giận hờn nhau, làm khổ cho nhau, mong làm như mẹ trọn đời lo che chở… Đức Thế Tôn đã giảng dạy cho chúng ta những lời khuyên rõ ràng để thanh tịnh hóa thân tâm, chỉ cho ta cách xếp đặt cuộc đời mình trong ngoài vẹn toàn. Nội dung bài kinh là những điều chúng ta cần làm để mang đến bình an cho chính bản thân mình. Và khi có được lòng từ, sự an lạc nơi tự thân thì mọi người xung quanh sẽ được hưởng phúc lợi từ lòng từ của chúng ta.

4. Kinh Uẩn (Khandhasutta) [20]

Đức Thế Tôn thuyết tại Tự viện Jetavana do nhân duyên có một vị Tỳ kheo bị rắn cắn. Do đó, Đức Thế Tôn cho phép chư Tỳ kheo hướng tâm từ đến bốn dòng tộc rắn chúa là Virūpakkha, Erāpatha, Chabyāputta và Kanhāgotamaka để hộ trìbảo vệ bản thân. Nội dung kinh ngoài việc hướng tâm từ đến bốn dòng rắn chúa thì còn hướng tâm từ đến các loài chúng sanh từ không chân, hai chân, bốn chân và nhiều chân.

5. Kinh Khổng tước (Morasutta)

Trích từ chuyện tiền thân Con công vàng (Morajātaka) [21]. Thuở xưa, khi Bồ-tát sanh làm con công sắc vàng sống trên đồi vàng ở Dandaka. Con công thường đọc bài kệ tán thán mặt trời và chư Phật để hộ trì mình. Khi ấy, Hoàng hậu Khemā của vua trị vì Bārānasī nằm mộng thấy con công vàng thuyết pháp, nên muốn có được con công vàng ấy. Nhà vua ra lệnh cho người đi săn và bắt con công vàng nhưng không được. Hoàng hậu héo mòn và qua đời. Nhà vua cho khắc bảng vàng: ai ăn thịt công vàng sẽ bất tử. Sáu vị vua kế nghiệp về sau cũng ra lệnh săn con công vàng nhưng cũng đều thất bại. Vị vua thứ bảy thuê một người thợ săn biết được chỗ công vàng đang sống. Người thợ săn nghĩ: con công vàng này chắc phải có bùa chú chi đó nên đi qua bẫy mà bẫy không sập. Ông bắt một con công mái làm mồi nhử. Sáng ngày nọ, nghe tiếng con công mái kêu, con công vàng khởi lên dục vọng, không đọc bài kệ tán dương thường ngày, và cuối cùng bị sập bẫy. Công vàng bị bắt và đem trình đến đức vua. Con công ấy đã nói: ăn thịt công vàng không thể bất tử vì chính công vàng cũng không thể trường sanh; còn sắc vàng của công là do công đức giữ giới đã tạo trong tiền kiếp làm một Chuyển luân vương. Đức vua nghe vậy, khởi tâm tịnh tínhoan hỷ đưa công vàng trở về Dandaka. Con công vàng chính là tiền thân của Đức Thế Tôn.

6. Kinh Chim cút (Vattasutta)

Trích từ bài kệ trong chuyện tiền thân Con chim cút (Vattakajātaka) [22]. Thuở xưa, khi Bồ-tát sanh làm con chim cút con. Một hôm, khu rừng nơi bị cháy, chim cút con không thể tự thoát thân nên đã phát nguyện lời chân thật và niệm tưởng các công đức đã được chư Phật quá khứ chứng đắc. Do đó, ngọn lửa lụi dần và tắt hẳn.

7. Kinh Đầu ngọn cờ (Dhajaggasutta) [23]

Đức Thế Tôn thuyết tại Jetavana. Nội dung bài kinh được Thế Tôn nhắc lại trận chiến giữa Thiên chủ Sakka và chúng Asūra. Thiên chủ Sakka đã bảo các thân hữu rằng: khi lâm chiến, nếu sợ hãi, hoảng hốt, hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của Thiên chủ thì sợ hãi, hoảng hốt sẽ tiêu tan. Hay là hãy nhìn nơi đầu ngọn cờ của các Thiên vương Pajāpati hay Varuna hay Īsāna cũng được. Sau đó, Thế Tôn dạy các Tỳ kheo rằng: khi các Tỳ kheo đi vào rừng, đi đến gốc cây hay đi đến nhà trống, nếu run sợ, hoảng hốt, hãy niệm nhớ đến ân đức Tam bảo thì sợ hãi hoảng hốt không bao giờ khởi lên.

8. Kinh A-sá-năng-chi (Ātānātiyasutta) [24]

Thuyết tại núi Gijjhakūta. Khi ấy, sau khi sắp đặt trấn giữ bốn phương, bốn vị Thiên vương đã đến đảnh lễ Thế Tôn. Thiên vương Vessavana bạch Thế Tôn cho rằng có nhiều dạ-xoa không tin tưởng lời Phật dạy phải giữ ngũ giới, và thỉnh Thế Tôn cho phép chư Tỳ kheo, Tỳ kheo ni và hàng cư sĩ tại gia học thuộc bài Hộ kinh Ātānātiya để tạo tín tâm cho các dạ-xoa chưa có tín tâm mong họ trở thành những người hộ trì, không làm hại các đệ tử Phật và che chở cho những ai hành trì Phật Pháp. Đức Thế Tôn cho phép: “Này các Tỳ kheo, hãy học Ātānātiya hộ kinh này, hãy thuộc lòng Ātānātiya hộ kinh này. Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ được che chở, được hộ trì, được ngăn khỏi ai làm hại, được sống thoải mái hạnh phúc” [25]. Phần đầu bài hộ kinh Ātānātiya tán thánkính lễ bảy vị Phật quá khứhiện tại, bắt đầu bằng Đức Phật Vipassī, Đức Phật Sikhī, Đức Phật Vessabhū, Đức Phật Kakusandha, Đức Phật Konāgamana, Đức Phật Kassapa, Đức Phật Angirasa (tên tộc của Đức Phật Gotama). Phần kế đề cập đến các Thiên tử với bốn vị Đại Thiên vương đứng hàng đầu; phần sau cùng mô tả các vị Thiên tử khác bằng những vần kệ ngôn.

9. Kinh Angulimāla (Angulimālasutta) [26]

Trích từ lời chân ngôn của Tôn giả Angulimāla trong kinh Angulimāla. Một buổi sáng nọ, Tôn giả Angulimāla đi vào Sāvatthi để khất thực. Trong khi đi khất thực, Tôn giả nhìn thấy một thai phụ đang đau đớn quằn quại vì không sanh con ra được khởi tâm thương xót. Tôn giả trình bạch với Đức Thế Tôn và được Ngài dạy rằng: hãy đi đến người thai phụ đó và nói như sau: “Thưa bà chị, vì rằng tôi từ khi được Thánh sanh đến nay chưa bao giờ cố ý giết hại mạng sống của chúng sanh, mong rằng với sự thật ấy, bà được an toàn, và sanh đẻ được an toàn”. Do lời chân ngôn của Tôn giả, người thai phụ ấy được sanh nở an toàn. Vì nhân duyên này, lời nói của Tôn giả Angulimāla cũng được xem là một bài kinh Paritta hộ trì cho người đọc tụng và người lắng nghe.

10. Kinh Giác chi (Bojjhangasutta) [27]

Gồm ba bài kinh thuyết cho người bệnh nghe, trường hợp này là Tôn giả Mahākassapa, Tôn giả Mahāmoggallāna và Đức Thế Tôn. Sau khi hai vị trưởng lão nghe đọc bảy pháp giác chi thì các Ngài liền sanh tâm hoan hỷ, căn bệnh cũng được dứt trừ, không còn tái phát nữa.

11. Kinh Ban mai (Pubbanhasutta) [28]

Đức Thế Tôn dạy chúng sanh nào vào buổi sáng, buổi trưa hay buổi chiều, sống với tâm niệm lành, làm lành, nói lành thì được an lạc, tốt đẹp.

Đây là mười một bài hộ kinh Paritta thường được chư Tăngcư sĩ tụng đọc thường xuyên tại các nước theo truyền thống Theravāda. Tuy chỉ là những đoạn kinh ngắn, những bài kinh trích ra từ những bộ kinh nhưng những bài kinh hộ trì này có oai lực hộ trì nếu như người tụng đọc hoặc lắng nghe một cách đúng đắn.

Ý NGHĨALỢI ÍCH CỦA VIỆC TỤNG ĐỌC VÀ LẮNG NGHE KINH PARITTA

Kinh tụng không chỉ là đọc tụng suôn mà còn có giá trị thực tế là phải thực hành thì mới đem đến lợi ích thiết thực. Phật giáo không chủ trương việc cầu nguyện hay van xin tha lực nào đó ban phước hay cứu rỗi mà “tự mình nương tựa chính mình, chớ nương tựa một điều gì khác” [29]. Ngoài những bài kinh như kinh Châu báu, kinh Khổng tước, kinh Chim cút, kinh A-sá-năng-chi, kinh Angulimāla, kinh Ban mai chỉ để trì tụng thì những kinh còn lại như kinh Điềm lành, kinh Lòng từ, kinh Uẩn, kinh Đầu ngọn cờ đều có giá trị trì tụng và còn thực hành.

Ở các nước Thái Lan, Campuchia, Myanmar việc trì tụng những bài Kinh hộ trì đều có ý nghĩa với người trì tụng và người lắng nghe. Từ duyên sự của bài kinh mà chư vị trưởng lão đã phân loại ý nghĩalợi ích của việc tụng đọc những bài kinh như sau [30]:

1. Kinh Điềm lành: cầu mong sự an lạc, hạnh phúc.
2. Kinh Châu báu: tránh khỏi sự bệnh tật, đói khátphi nhân quấy phá.
3. Kinh Lòng từ: rải tâm từ đến mọi chúng sanh, phi nhân.
4. Kinh Uẩn: rải tâm từ đến các loài côn trùng, bò sát,… không bị xâm hại.
5. Kinh Khổng tước: tránh xa những cạm bẫy, được sự an toàn.
6. Kinh Chim cút: tránh khỏi hỏa hoạn.
7. Kinh Đầu ngọn cờ: tránh khỏi sự kinh sợ, khiếp đảm.
8. Kinh A-sa-năng-chi: tránh sự quấy phá của phi nhân, được an lành.
9. Kinh Angulimāla: mong sản phụ được mẹ tròn con vuông.
10. Kinh Giác chi: tránh khỏi bệnh tật, ốm đau.
11. Kinh Ban mai: tránh khỏi những điều xấu, mong sự an lành cả ngày đêm.

Mặc dù kinh Paritta có vai trò hộ trì, che chở, bảo vệ những người tụng đọc và lắng nghe kinh, nhưng việc tụng đọc và lắng nghe phải được thực hiện đúng đắn thì kinh Paritta mới có giá trịlợi ích thiết thực. Do đó, người tụng đọc phải hội đủ ba điều kiện sau thì khi đọc tụng kinh Paritta mới có thể nhận lãnh được giá trị, ý nghĩalợi ích: Vị ấy phải đọc tụng kinh Paritta một cách chính xác, đầy đủ; Vị ấy phải hiểu rõ ý nghĩa của kinh Paritta một cách trọn vẹn; Vị ấy phải đọc tụng với tâm thiện hợp trí tuệ.

Về phía người lắng nghe tụng đọc kinh Paritta, ngoài việc đủ ba điều kiện giống người đọc tụng ở trên, người lắng nghe còn phải có những điều kiện như là: Vị ấy không phải là người phạm vào năm trọng tội như giết mẹ cha, giết bậc A-la-hán, làm chảy máu Phật và chia rẽ Tăng; Vị ấy không phải là người tà kiến (micchāditthi), là người tin vào nghiệp và quả của nghiệp; Vị ấy lắng nghe với tâm hoan hỷ, tâm thiện hợp với trí tuệ. Khi hội đủ những điều kiện trên, người đọc tụng hay người lắng nghe đọc tụng kinh Paritta sẽ nhận được oai lực và lợi ích của kinh Paritta. Như vậy, cả người tụng đọc và người lắng nghe kinh Paritta đều có phước và những lợi ích, oai lực của kinh Paritta hộ trì. Hơn hết, việc người tụng đọc và người lắng nghe thực hành những lời dạy chứa đựng trong những bài kinh Paritta cũng chính là tự bảo vệ mình ngay trong hiện tại và sẽ ở những kiếp tương lai.

Có thể nói, Phật phápphương tiện để đưa đến bến bờ giải thoát cao thượng. Việc tụng đọc kinh Paritta cũng là một trong nhiều phương tiện hay cách thức hành trì. Hơn hết, người tụng đọc và người lắng nghe tụng đọc Paritta phải hiểu rõ từng câu chữ, ý nghĩa một cách trọn vẹn, đầy đủ rồi áp dụng vào trong đời sống thì chính là con đường tu tập đem đến lợi ích thiết thực hơn là cầu nguyện, van xin viển vông. Việc trì tụng kinh hộ trì là muốn để tâm được an lạc, nhưng dù có tụng bao nhiêu mà thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác thì không sao đạt được sự an lạc như ý muốn. Việc tụng đọc là phải thực hành, sống với những lời dạy đó thì tụng đọc mới có ý nghĩa. Như vậy, đó mới là “tự mình nương tựa chính mình”.

 

Chú thích:

[] Hộ Tông (1959), Lễ Bái Tam BảoCư Sĩ Luật Tóm Tắt, Giáo hội Tăng-già Nguyên thủy Việt Nam.
[2] Tịnh Tâm (HT. Hộ Tông) (2000), Kinh Tụng Chư Tăng, Nxb TP HCM.
[3] Tăng Định (2004), Kinh Nhật Tụng Cư Sĩ, Nxb Tổng hợp TP HCM.
[4] Sayadaw U Sīlanandābhivamsa (2000), Paritta Pāli & Protective Verses, Ministry of Religious Affairs, p.1.
[5] Sayadaw Mingun (2019), Đại Phật Sử – Mahābuddhavamsa, Tỳ-khưu Minh Huệ (dịch), Nxb Hồng Đức, tr.192.
[6] S.v.81. Thích Minh Châu (dịch) (2014), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tương Ưng Bộ, Tập 2, Nxb Tôn giáo, tr.504.
[7] Mil.150. Indacanda (dịch) (2011), Milinda Vấn Đạo, Buddhist Cultural Centre, tr.277.
[8] Sayadaw U Sīlanandābhivamsa (2000), Paritta Pāli & Protective Verses, Ministry of Religious Affairs, Yangon, p.3.
[9] Kp.3. Thích Minh Châu (dịch) (2015), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tiểu Bộ, Tập 1, Nxb Tôn giáo, tr.22-24.
[10] SnA.i.118ff
[11] Kp.3ff. Thích Minh Châu (dịch) (2015), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tiểu Bộ, Tập 1, Nxb Tôn giáo, tr.24-30.
[12] Mười pháp Ba-la-mật (pāramī) gồm bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nại, chân thật, chí nguyện, tâm từhành xả. Mỗi pháp Ba-la-mật được phân thành ba-la-mật bậc hạ (pāramī), ba-la-mật bậc trung (upapāramī), ba-la-mật bậc thượng (paramatthapāramī) nên có tất cả là ba mươi pháp ba-la-mật.
[13] Năm pháp đại thí là: bố thí của cải, ngôi vua, vợ con, bộ phận cơ thể và sinh mạng.
[14] Ba pháp hành: hành vì cá nhân, người khác, quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.
[15] Chín pháp Thánh là: bốn Đạo, bốn Quả và Niết-bàn.
[16] Pháp Minh (dịch) (2018), Chú Giải Kinh Pháp Cú, Tập 4, Nxb Hồng Đức, tr.75-79.
[17] KpA.195ff.
[18] Kp.8f. Thích Minh Châu (dịch) (2015), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tiểu Bộ, Tập 1, Nxb Tôn giáo, tr.35-37.
[19] KpA.232ff; DhA.i.313ff. Pháp Minh (dịch) (2018), Chú Giải Kinh Pháp Cú, Tập 4, Nxb Hồng Đức, tr.513-519.
[20] Vin.ii.110f; A.ii.72f; J.203; JA.ii.145ff. Indacanda (dịch) (2010), Tiểu Phẩm, Tập 2, Buddhist Cultural Centre, Sri Lanka, tr.15-17. Thích Minh Châu (dịch) (2015), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tăng Chi Bộ, Tập 1, Nxb Tôn giáo, tr.416-417. Thích Minh ChâuNguyên Tâm Trần Phương Lan (dịch) (2015), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tiểu Bộ, Tập 3, Nxb Tôn giáo, tr.674-678.
[21] J.159; JA.ii.33ff. Thích Minh ChâuNguyên Tâm Trần Phương Lan (dịch) (2015), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tiểu Bộ (2015), Tập 3, Nxb Tôn giáo, tr.548-553.
[22] J.35; JA.i.212ff. Thích Minh ChâuNguyên Tâm Trần Phương Lan (dịch) (2015), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tiểu Bộ (2015), Tập 3, Nxb Tôn giáo, tr.150-154.
[23] S.i.218f. Thích Minh Châu (dịch) (2014), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tương Ưng Bộ, Tập 1, Nxb Tôn giáo, tr.336-339.
[24] D.iii.194ff. Thích Minh Châu (dịch) (2013), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Trường Bộ, Nxb Tôn giáo, tr.634-640.
[25] Thích Minh Châu (dịch) (2013), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Trường Bộ, Nxb Tôn giáo, tr.643.
[26] M.ii.103. Thích Minh Châu (dịch) (2012), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Trung Bộ, Nxb Tôn giáo, tr.130.
[27] S.v.79ff. Thích Minh Châu (dịch) (2014), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tương Ưng Bộ, Tập 2, Nxb Tôn giáo, tr.503-504.
[28] A.i.294. Thích Minh Châu (dịch) (2015), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Tăng Chi Bộ, Tập 1, Nxb Tôn giáo, tr.327.
[29] Thích Minh Châu (dịch) (2013), Đại Tạng Kinh Việt Nam Nam Truyền – Kinh Trường Bộ, Nxb Tôn giáo, tr.298.
[30] Sayadaw U Sīlanandābhivamsa (2000), Paritta Pāli & Protective Verses, Ministry of Religious Affairs, Yangon, p.4.

(Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo số  365)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4442)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3697)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3367)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4256)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
(Xem: 4113)
Gần đây, tại Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ), Đức Dalai Lama đã có cuộc trò chuyện trực tuyến với TS.Anupam Sibal, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gốc Ấn Toàn cầu
(Xem: 3657)
Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya.
(Xem: 3578)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học
(Xem: 4007)
Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội ...
(Xem: 12208)
Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương...
(Xem: 4032)
Cầu siêu, cầu nguyện cho người chết sinh về cõi lành là một Phật sự phổ biến trong Phật giáo.
(Xem: 4365)
Giống như ảo ảnh của nhà huyển thuật, những giấc mơvà mặt trăng phản chiếu trong nước,
(Xem: 4446)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó...
(Xem: 4590)
Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi.
(Xem: 4681)
Đúng vậy, cuộc đời không thể yên ổn như mình tưởng, dòng sông nào cũng có lúc dậy sóng, không thể nào bình lặng mãi như mặt nước mùa Thu.
(Xem: 3919)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4174)
Trong cõi ta bà trần lao này, các pháp biến đổi chuyển hóa luôn luôn chứ không phải ở yên hay cố định mãi được.
(Xem: 4043)
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm ...
(Xem: 4210)
Bình anhạnh phúc là niềm mong ước của cả nhân loại, không phân biệt màu da, tôn giáo.
(Xem: 4367)
''Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ cũng ở đây, người ngu tâm tưởng vậy, không tự giác hiểm nguy.''
(Xem: 3785)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4858)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen
(Xem: 4224)
Thiền sư nói với tên trộm: “Ngươi muốn trộm bát vàng của ta, ta muốn trộm trái tim của ngươi”
(Xem: 3364)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3624)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm...
(Xem: 3688)
Thành Phậtthành tựu đức đại từ đại bi do đã khai mở hoàn toàn Phật tánh:
(Xem: 4206)
Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn.
(Xem: 3754)
Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 4269)
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi.
(Xem: 4326)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
(Xem: 3162)
“Vì cái này có nên cái kia có. Vì cái này không nên cái kia không. Vì cái này sinh nên cái kia sinh. Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”
(Xem: 4304)
Khi nói đến đạo Phật thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến tính từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha… nhưng đạo Phật còn có một tính chất rất tuyệt vời
(Xem: 5066)
thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
(Xem: 3993)
“Không có tôn giáo nào không có chân lý.” Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
(Xem: 4450)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
(Xem: 4177)
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu
(Xem: 4271)
Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ
(Xem: 3830)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 5211)
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận
(Xem: 4189)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn
(Xem: 4183)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học...
(Xem: 4006)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 4100)
Khi chúng ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”,
(Xem: 4352)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.
(Xem: 4682)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 4270)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
(Xem: 4107)
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
(Xem: 4500)
Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào thánh giới thì dù thế sự có thế nào thì ...
(Xem: 4636)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde
(Xem: 3942)
Biển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất.
(Xem: 4449)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant