Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chân Tâm Thể Hiện Thân Tâm

21 Tháng Bảy 202117:58(Xem: 3444)
Chân Tâm Thể Hiện Thân Tâm

Chân Tâm Thể Hiện Thân Tâm

Huệ Trân

mua xuan cua hien tai

 

Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà lại không bình thường nếu người trong cuộc không có tên là Thomas Jefferson. Đó là một buổi chiều mùa đông lạnh giá tại miền Bắc Virginia.


Con đường hun hút không một bóng người, dẫn tới bờ sông dòng nước hung hãn chảy xiết là nỗi tuyệt vọng của một lão ông đơn độc, đang nhìn thấy thần chết mỗi lúc mỗi đến gần.

Không có phương tiện nào để qua sông trong mùa này. Lão ông biết vậy, nhưng không thể biết hết những bất ngờ mà ông lại phải trở về nhà ngay, đành cố lết tới bờ sông, hy vọng ai đó có phương tiện qua bên kia, sẽ giúp đỡ. Lão ông đã ngồi đó, từ khi mặt trời đứng bóng và bây giờ, mặt trời đang lặn ở phương tây.

Khi chòm râu bạc đang cứng dần thành đá thì ông nghe thấy tiếng vó ngựa dồn dập, đều đặn, từ cuối con đường heo hút, đang tiến về hướng bờ sông. Một sức mạnh tinh thần của bản năng sinh tồn khiến lão ông đứng bật dậy.

Và đây, người kỵ sỹ đầu tiên trong đoàn kỵ mã phi ngựa qua trước mặt ông, vượt qua sông. Rồi người thứ hai. Rồi người thứ ba ….

Lão ông vẫn đứng đó, không một người và ngựa nào dừng lại, sau những ánh mắt lạnh lùng, không cả vương một chút quan tâm “Đứng đây làm gì?”

Rồi cũng tới người và ngựa cuối cùng trong đoàn kỵ mã đang trờ tới. Lão ông vận dụng toàn lực, ngước nhìn, và chạm vào ánh mắt của chàng kỵ sỹ.

Chỉ thế thôi. Lão ông chưa kịp lên tiếng cầu cứu nhưng người và ngựa đã chậm lại. Bốn mắt nhìn nhau. Và phút giây đó là ngôn ngữ của Tình Người, không phải chỉ là âm thanh của lời cầu cứu:

-Nhà tôi bên kia sông, anh có thể cho tôi cùng qua bên đó không?

Chàng kỵ sỹ vừa ghìm cương ngựa, vừa vui vẻ nói;

-Sao không? Ông lên đây đi!

Nhưng tất cả sức lực của lão ông như chỉ còn chừng đó, ông quỵ xuống, không bước nổi.

Chàng kỵ sỹ vội xuống ngựa, đỡ ông lên, rồi không chỉ đưa ông lão qua sông mà còn đưa ông về tận nhà, một thôn xóm khuất sau khu rừng thưa.

Trước khi chia tay, chàng kỵ sỹ không thể không nói lên niềm băn khoăn:

-Này lão ông, tôi là người cuối cùng trong đoàn kỵ binh. Bao nhiêu đồng đội của tôi đã đi ngang qua, sao ông vẫn đứng chịu lạnh, không xin giúp đỡ? Vậy, nếu tôi, người cuối cùng, cũng đi qua thì ông sẽ chết cóng đêm nay bên bờ sông ư?

Lúc đó lão ông mới ưu ái nhìn thẳng vào ánh mắt chàng kỵ sỹ mà nói lời cám ơn rằng:

-Dạ, lão biết. Nếu không ai giúp đỡ, lão sẽ chết đêm nay, bên bờ sông này.  Lão sống tại vùng này từ nhỏ, nay đã gần tám mươi, và trực giác thường cho lão những cảm nhận đúng, để có quyết định trước mỗi hoàn cảnh. Đoàn kỵ binh đã lần lượt qua mặt lão, vài người đã phi ngựa chậm hơn nhưng chỉ là những cái nhìn tò mò. Thoáng nhìn ánh mắt họ, lão biết rằng họ không đủ quan tâm để lão mở lời cầu cứu. Tình Người chưa đủ thì sẽ có đủ mọi lý do để người từ chối giúp người, nên lão đã không mở lời. Nhưng khi lão nhìn vào ánh mắt của người cuối cùng, lão biết ngay đây sẽ là ân nhân cứu mạng. Mà sự thật đúng như vậy, phải không? Lão và toàn gia đình xin Thượng Đế luôn ban ơn cho Ngài”

Lời bộc bạch chân tình của lão ông đã khiến chàng kỵ sỹ xúc động mà đáp:

-Cám ơn những gì lão ông vừa nói. Tôi hy vọng sẽ không vì quá bận rộn đến nỗi không đủ quan tâm để giúp đỡ những người cần giúp mà tôi được gặp.

Rồi chàng kỵ sỹ chào tạm biệt gia đình ông lão.

Vì có nhiều khả năng, thiên phú cũng như tinh tấn học hỏi, chàng kỵ sỹ đó đã thường xuyên bận rộn vì được  mọi nơi, mọi người tin tưởng. Từ hành nghề luật sư năm mới 23 tuổi; rồi nhà canh nông phát minh loại máy cày Mold Board Plow được nông dân Mỹ ưa thích; tới nhà khoa học, phát minh Stopwatch, loại đồng hồ bấm; tới khả năng kiến trúc sư, tự vẽ kiểu tòa nhà Monticello 35 phòng cho chính mình mà nay vẫn được đánh giádinh thự lịch sử đẹp nhất của Hoa Kỳ; rồi tới chức vụ Ngoại Trưởng trong nội các của Tổng Thống George Washington. Chính từ con đường này, khả năng lãnh đạo của ông quá rõ rệt nên lần bầu cử Tổng Thống năm 1800, ông đã đắc cử, trở thành vị Tổng Thống thứ ba của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, với hai nhiệm kỳ, từ 1801 tới 1809.

Chàng kỵ sỹ đó đã miệt mài đi suốt chặng đường phục vụ nhân sinh mà hơn hai thập niên qua, bất kể thể chế nào, sắc áo nào, mầu cờ nào đều không thể phủ nhận đây là một, trong những bậc vĩ nhân của nhân loại.

Đó là Thomas Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, soạn thảo năm 1776.

Đó là Thomas Jefferson, tác giả đạo luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo.

Đó là Thomas Jefferson, người đã tận dụng hơn 10 năm cuối đời vào việc sáng lập Đại Học Virginia.

Có lẽ, đối với Thomas Jefferson, đây là ba mục tiêu quan trọng mà ông quyết tâm, quyết chí hoàn tất, vì những mục tiêu này sẽ được duy trì để làm lợi ích cho nhân loại.

Do nhận định rõ rệt này mà Thomas Jefferson đã viết ra, rồi cho thợ khắc sẵn trên bia bộ mình những dòng chữ ngắn gọn:

“Đây là nơi an nghỉ của Thomas Jefferson, tác giả của Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ, của Đạo Luật Virginia về Tự Do Tôn Giáo, của người Sáng Lập Đại Học Virginia”

Trên mộ bia không ghi chức vụ Tổng Thống Thứ Ba của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ nhưng hơn hai thế kỷ qua, dân tộc của xứ sở này đã không ngừng biểu lộ lòng biết ơn qua sự đánh dấu thời điểm là Lễ Độc Lập 4 Tháng 7 mỗi năm.

 6

7
(Nhà tưởng niệm Thomas Jefferson bên hồ Tidal Basin – Washington DC)


Sự trùng hợp kỳ diệu của lịch sử là ngày 4 Tháng 7 năm 1826, khi Bản Tuyên Ngôn Độc Lập vừa tròn 50 tuổi, cũng là ngày Thomas Jefferson lặng lẽ rời bỏ cõi tạm này ở tuổi 83.

Trùng hợp kỳ diệu, hay con người kỳ diệu này cảm nhận rằng, tới đây đã hoàn thành sứ mạng của một kiếp người ngắn ngủi!

 

Xứng đáng thay!

Huệ Trân

(Tào-Khê tịnh thất – Ngày Lễ Độc Lập Hoa Kỳ 4/7/2020)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4419)
Tôi đang trên đường từ hơn hai tháng nay và bây giờ sắp đến lúc quay về phương trời cũ.
(Xem: 3873)
Xây dựng niềm tinvấn đề căn bản của người đệ tử Phật. Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật...
(Xem: 4398)
Nhìn lướt qua tin tức thế giới ngày nay có thể thấy rằng đường đứt gãy nơi Phật giáoHồi giáo giao thoa ở châu Á ngày càng...
(Xem: 3969)
"Thế giới là rỗng không. Nhận thức này tôi đã thâu lượm được trong khi nghiên cứu Phật giáo, hay nói chính xác hơn: từ các tham khảo những lời dạy của Đức Phật...
(Xem: 7276)
Trong cuộc sống hàng ngày, mọi người chúng ta chắc ai ai cũng từng nghe qua câu này:” Sống để bụng chết mang theo”.
(Xem: 4180)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập
(Xem: 4305)
Hai cụm từ trên đưa ra làm “chủ đề” chúng ta liền nhận ra liền đó là so sánh giữa hay thái cực.
(Xem: 4127)
Chuyện bắt đầu từ việc môn đệ của Ni-kiền Tử tranh chấp, đấu đá, triệt hạ lẫn nhau sau khi bậc tôn sư của họ vừa qua đời.
(Xem: 4337)
Vào thời Đức Phật, không có cái gọi là Phật Giáo, vì đạo Phật chưa hình thành. Chỉ có giáo hội Tăng già tập hợp những người muốn tu tập theo...
(Xem: 4160)
Khi tùy hỷ lòng ta đầy thanh thản Phước Đức sanh tạo thiện cảm với người Khi đố kỵ nét mặt hết vui tươi Tạo oan trái cuộc đời đầy đau khổ.
(Xem: 3360)
Nhan đề bài viết -- Lắng Nghe Bờ Bên Kia -- là một cách viết thơ mộng, dựa theo Kinh Lăng Nghiêm, và cũng mượn ẩn dụ Đức Phật thường nói, rằng hãy nương vào bè pháp để vượt qua dòng sông sinh tử.
(Xem: 4394)
trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương.
(Xem: 4792)
Từ ái là ngọn đuốc sáng rực, không bao giờ tắt; đã có thể chiếu sáng, lại có thể tỏa nhiệt. Khi con người cho đi từ ái, nhân gian sẽ thêm sáng sủa, xã hội sẽ thêm ấm nồng.
(Xem: 2922)
Nước. Nước từ đâu cứ dâng lên; lên rồi rút, rút rồi lại lên, ngập tràn đồng ruộng, ao hồ, vườn tược, làng quê, và phố thị của nhiều tỉnh thành miền Trung.
(Xem: 3822)
Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời tham gia dự án Thế Giới Mới
(Xem: 3446)
Khổ là chứng bệnh lớn lao. Vô thường ngũ uẩn khổ đau nhất đời. Nếu ai hiểu đúng vậy rồi. Coi như đạt đến cực vui Niết Bàn.
(Xem: 3872)
Nếu hoa không đẹp thì đời đã không quan tâm tới, và hoa cũng không còn tồn tại.
(Xem: 4914)
Theo Phật-luật, hàng năm, giới xuất gia, tùy hoàn cảnh và môi trường, phải câu hội về một nơi để cùng thúc liễm thân tâm, trau giồi giới đức.
(Xem: 4552)
Nhà văn nổi tiếng nhất trong nền văn học viết bằng tiếng Trung Quốc để kêu gọi bảo vệ nền văn hóa Tây Tạng có lẽ là Tsering Woeser.
(Xem: 4361)
Khi nghe Đạo Phật nói “đời là bể khổ”, nhiều người đã hiểu lầm rằng Đức Phậtquan niệm bi quan.
(Xem: 4685)
Tuổi trời thấm thoắt đã vào Thu Rừng lá vàng rơi dệt mộng mơ Dĩ vãng đã qua nào tiếc nuối Tương lai chưa tới há mong chờ
(Xem: 5497)
Tứ là bốn, nhiếp là thu phục, pháp là phương pháp. “Tứ Nhiếp Pháp” là bốn phương pháp lợi tha, đã được Đức Phật Thích Ca dạy ...
(Xem: 4371)
Nghĩ về sự yên lặng, chúng ta thường nghĩ đến sự cô đơn, đôi khi là sự thất thế, hoặc là những lúc tâm trạng rất không tốt.
(Xem: 4202)
Nền tảng thực tập giáo lý đạo Bụt không dựa trên niềm tin về luân hồi, về nghiệp và quả báo.
(Xem: 3404)
Ngôi chùa tọa lạc lưng chừng ngọn núi, sau rừng sồi, cũng tương tự như bao ngôi chùa nhỏ, xa nơi đô thị
(Xem: 2783)
Bài này sẽ phân tich một số khái niệm nhà Phật về Niết Bàn, nhưng không có ý đi sâu vào các tranh luận bộ phái, đối chiếu ưu tiên chỉ để tìm các phương tiện khả dụng thích nghi cho Thiền tập.
(Xem: 3681)
Hôm nay trời nhẹ lên cao. Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn.
(Xem: 5489)
Trước khi qua đời, một Thiền Sư dạy chúng đệ tử rằng: “Con à, có những điều thầy mong con ghi nhớ:
(Xem: 4108)
Cơm tù kính cẩn tay nâng, Cúng dường bậc Tối Thắng Tôn Giác Toàn, Thế gian máu hận ngập tràn, Bát dâng, mà lệ hàng hàng tuôn rơi ! …
(Xem: 4388)
Thân tứ đại là đất, nước, lửa, gió, khi đã trút hơi thở cuối cùng thì cũng trở về với tứ đại, chẳng còn gì để suy viễn ở tương lai.
(Xem: 3893)
Như chúng ta thấy, sự tức giận là sức mạnh tinh thần bất thiện dẫn con người vào những hoàn cảnh khó chịu và đau khổ khác nhau.
(Xem: 4908)
Đạo Phật vốn là tôn giáo vô ngã, phá chấp, không có tín điều, và tuyệt đối tôn trọng sự thực;
(Xem: 4679)
Sự khác biệt giữa "Trời" và "Thượng đế" dường như là một điều thắc mắc trong tâm trí của nhiều người.
(Xem: 4452)
Có lần khi nói về tám thức tâm vương trong Duy thức học, một người hỏi rằng “con người lo sợ là do thức nào?”.
(Xem: 3416)
Lửa. Lửa lại bùng cháy trên những cánh rừng bạt ngàn miền tây. Khói cuồn cuộn, lan xa hàng nghìn dặm, kéo qua tận miền đông.
(Xem: 4371)
Một trong những đặc trưng khu biệt của văn học Phật giáo với những dòng văn học khác chính là ở cách sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật.
(Xem: 4843)
Con đường xưa…! và con đường nay bây giờ có khác gì không nhỉ? Có những lúc mình đi trên con đường sỏi đá chông gai
(Xem: 4495)
Khi loài người chúng ta bắt đầu giải quyết mọi vấn đề, chúng ta không quan tâm theo một phương cách cẩn thận chu đáo
(Xem: 4313)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16
(Xem: 5331)
Có lần một vị Bà La Môn hỏi Đức Phật, Thưa Ngài! Biết có kiếp sau hay không mà Ngài khuyên răn chúng tôi làm thiện.
(Xem: 4808)
Kẻ cai ngục, dù nơi nhà tù lớn hay nhỏ, xa hay gần, kẻ đó cũng không thể thoát khỏi chu kỳ sinh, lão, bệnh, tử được.
(Xem: 5498)
Nay kính cẩn ghi những lời này, xin gửi đến quý Phật tử nào may mắn Cha, Mẹ còn mạnh khỏe thì đó là phước lớn không gì sánh được trên cõi đời này.
(Xem: 4550)
Lịch sử thật là muôn hình vạn trạng, các Sử gia lại càng biến hóa khôn lường.
(Xem: 4959)
Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ...
(Xem: 4436)
Cuộc đời con người chỉ mấy mươi năm thôi mà có biết bao nhiêu chuyện xảy ra.
(Xem: 4640)
Sự vô thường, tuổi già và bệnh tật không bao giờ hứa hẹn với bất cứ ai. Bất cứ khi nào chúng đến, chúng sẽ đến mà không một lời báo trước.
(Xem: 5093)
Trên đời này có rất nhiều người thường hay nhắc đến hai chữ “họa và phước” khẳng định là chúng ta ai ai cũng đều hiểu cả.
(Xem: 4301)
Có bốn pháp vật thực là đoàn thực, xúc thực, tư niệm thựcthức thực. Nhờ bốn thực ấy làm duyên, trợ sanh và nuôi dưỡng cho nên ...
(Xem: 4886)
Theo lăng kính Phật giáo, bệnh được tồn tại dưới 3 hình thức, đó là thân bệnh, tâm bệnh và nghiệp bệnh.
(Xem: 5431)
Triết Học Phật Giáo và Những Luận Đề -
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant