Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

An CưTự Tứ

26 Tháng Tám 202120:10(Xem: 3496)
An Cư Và Tự Tứ

AN CƯTỰ TỨ

Quảng Minh


Theo Dấu Chân Phật

         Theo Tứ phần luật thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhóm sáu người gọi là lục quần Tỳ kheo thường du hành trong nhân gian, bất cứ mùa nào, nhất là vào mùa mưa, họ dẫm đạp chết vô số côn trùng. Các cư sĩ thấy thế than phiền. Đức Phật hay biết việc ấy, Ngài khiển trách nhóm lục quần Tỳ kheo và chế định từ đó trở đi, hằng năm các Tỳ kheo phải an cư ba tháng vào mùa mưa, để tránh tình trạng đi ra đạp chết cỏ, trùng và để yên tĩnh tu dưỡng thân tâm.

          An cư nghĩa đen là ở yên, Phạn ngữ là Varsa. Tăng chúng mỗi năm có một mùa ấn định một khu vực (kiết giới) cấm chỉ ra ngoài (cấm túc), dồn sức mà tham thiền học đạo. Mùa an cư khởi sự từ 16 tháng 4, kết thúc 16 tháng 7, nhưng còn chia ba thời kỳ: khởi sự 16 tháng 4 là tiền an cư, 16 tháng 5 là hậu an cư, quãng giữa là trung an cư. Đó là thuyết cựu dịch, xưa nay áp dụng. Còn thuyết tân dịch chia ra hai thời kỳ: 16 tháng 5 là tiền an cư, 16 tháng 6 là hậu an cư. Cũng có những nước tháng 12 mới an cư, ta gọi là kiết đông. Mùa an cư có 3 tháng, tức 90 ngày, nên gọi là 3 tháng an cư, hay 9 tuần an cư. Vì nằm trong mùa hạ nên gọi là hạ an cư. Mùa an cư, Ấn độ mưa nhiều, nên gọi là vũ an cư (an cư mùa mưa). Khởi sự hạ an cư gọi là kiết hạ (lập nguyện mà an cư mùa hạ) hay gọi là nhập hạ. An cư gọi là tọa hạ (hay hạ tọa), kết thúc an cư gọi là giải hạ (hạ giải hay giải chế), và quan trọng là sau đó có được một tuổi đạo nên gọi là hạ lạp.

          Mùa an cư có một ý nghĩa quan trọng là biểu hiện cho tinh thần sống chung hòa hợp của cộng đồng Tăng lữ tại một trú xứ (hòa hợp tịnh trú), thắng tiến tu học nhờ học tập, thảo luận giới phápthực hành thiền định. Nhiệm vụ các Tỳ kheo sống chung là phải giáo giới lẫn nhau, chỉ điểm và sách tấn nhau tu học. Đức Phật luôn ca ngợi đời sống trầm lặng của các Tỳ kheo, sống xa lánh những nơi ồn ào náo nhiệt. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa rằng một Tỳ kheo nên sống tách biệt ngoài cộng đồng Tăng lữ. Sống chung và hòa hợp trong cuộc sống Thánh thiện cao cả, giáo giới và sách tấn lẫn nhau, đó là sinh mạng của Tăng đoàn. Đời sống của một Tỳ kheosống không gia đình, không cố định vĩnh viễn tại một trú xứ nào (hiện tại thì Tăng chúng sống chung với nhau tại một ngôi chùa), nhưng các Tỳ kheo được kết nối nhau thành một cộng đồng thống nhất bằng giới bổn (Pratimoksa) mà họ phải cùng nhau đọc tụng trong mỗi nửa tháng. Và sự hòa hợp ấy được củng cố bằng ba tháng an cư. Trong ý nghĩa sâu xa, an cư là sinh mạng tồn tại của chánh pháp được duy trì bằng đời sống thanh tịnhhòa hợp của cộng đồng Tăng lữ. Chừng nào chúng Tỳ kheo còn nhiệt thành trong phận sự an cư ba tháng thì bấy giờ chánh pháp vẫn còn là sức sống phong phú để loài người làm nơi quy ngưỡngxây dựng một thế giới an lành.

          An cư rồi, giải hạ bằng sự tự tứ. Tự tứ (Pavāraṇā) hay tùy ý, có nghĩa tự mình đưa mình ra để tùy ý Tăng chúng chỉ điểm tội mình phạm mà sám hối. Sự chỉ điểm được căn cứ trên ba trường hợp: do được thấy, được nghe và được nghi. Lễ tự tứ cử hành ngày 16 tháng 7 (hay 16 tháng 8, theo tân dịch), một lần trong một năm sau mùa an cư.

          Tự tứ là một hình thức bố tát (Uposatha) không đọc giới bổn, nhưng nó khác bố tát ở chỗ nó không thuộc tính cách tự nguyện và tự giác sám hối như bố tát. Trong khi bố tát thuyết giới, Tỳ kheo nào nhớ lại điều mình vi phạm thì bày tỏ sám hối. Tự tứ thì mỗi người, từ vị Thượng tọa lớn nhất cho đến Tỳ kheo nhỏ nhất, phải tự mình yêu cầu Tăng chỉ điểm. Cho nên, phạm vi thuyết tội của tự tứ rộng rãi hơn thuyết giới rất nhiều. Do sự kiện này mà yết ma thuyết giớiyết ma tự tứ có khác nhau.

          Người xuất gia, sau khi thọ Tỳ kheo giới, năm nào đếm mùa an cư cũng phải an cư. Sau mỗi mùa an cư, làm lễ tự tứ rồi được kể là có một tuổi của người xuất gia. Tuổi ấy, vì sau khi kiết hạ nên gọi là hạ lạp, vì tính từ khi thọ giới Tỳ kheo nên gọi là giới lạp, và vì là tuổi theo Phật pháp, tính theo một mùa an cư chứ không phải tính theo một năm, nên còn gọi là pháp lạp. Lạp là tiếng gọi lễ cúng tất niên, là tiếng có nghĩa cuối năm (nhà Hán gọi cuối năm là lạp). Lạp lại có nghĩa là giao tiếp, giao tiếp giữa năm cũ và năm mới, như vậy, lạp là tiếng còn để gọi lễ giao thừa. Mà lễ tất niên hay lễ giao thừa của người xuất gialễ tự tứ, nên trong kinh luật lấy ngày 16 tháng 7 làm ngày đầu tuổi cho ngũ phần pháp thân của Tỳ kheo. Và chính cái tuổi giới lạp hay hạ lạp này ấn định vị thứ trong giới xuất gia, chứ không phải tuổi đời, nên vị thứ ấy gọi là lạp thứ.

          Mục đích của việc tự tứ cũng giống như của việc thuyết giới, đó là biểu hiện sự thanh tịnhhòa hợp của Tăng. Nhưng nó quan trọng hơn sự thuyết giới ở chỗ mở ra một giai đoạn mới trong cuộc sống đạo hạnh của một Tỳ kheo, sau khi chấm dứt thời hạn ba tháng sống chung giữa Tăng, đó là sư tinh tấn du hóa, đó là ý nghĩahoằng pháp thị gia vụ, lợi sinhsự nghiệp”. Trong các bộ A hàm đều kể lại sự chữa vá pháp y của Phật khi sắp hết an cư, lại kể chữa vá để chuẩn bị lên đường du hóa, lại kể Ngài lên đường du hóa ngay sau khi tự tứ thọ tuế (nhận tuổi, nhận tuổi mới).

Quảng Minh

15/8/2021

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3512)
Mối Tơ Vương Của Huyền Trân Công Chúatác phẩm có tính đặc trưng nhất về thủ pháp nghệ thuật lồng ghép truyện trong truyện, đan xen tình tiết, cài cắm tư tưởng khi trần thuật của nhà văn Thích Như Điển
(Xem: 4449)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3698)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3372)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4264)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
(Xem: 4120)
Gần đây, tại Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ), Đức Dalai Lama đã có cuộc trò chuyện trực tuyến với TS.Anupam Sibal, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gốc Ấn Toàn cầu
(Xem: 3665)
Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya.
(Xem: 3582)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học
(Xem: 4011)
Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội ...
(Xem: 12218)
Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương...
(Xem: 4045)
Cầu siêu, cầu nguyện cho người chết sinh về cõi lành là một Phật sự phổ biến trong Phật giáo.
(Xem: 4370)
Giống như ảo ảnh của nhà huyển thuật, những giấc mơvà mặt trăng phản chiếu trong nước,
(Xem: 4450)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó...
(Xem: 4595)
Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi.
(Xem: 4684)
Đúng vậy, cuộc đời không thể yên ổn như mình tưởng, dòng sông nào cũng có lúc dậy sóng, không thể nào bình lặng mãi như mặt nước mùa Thu.
(Xem: 3930)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4183)
Trong cõi ta bà trần lao này, các pháp biến đổi chuyển hóa luôn luôn chứ không phải ở yên hay cố định mãi được.
(Xem: 4047)
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm ...
(Xem: 4215)
Bình anhạnh phúc là niềm mong ước của cả nhân loại, không phân biệt màu da, tôn giáo.
(Xem: 4371)
''Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ cũng ở đây, người ngu tâm tưởng vậy, không tự giác hiểm nguy.''
(Xem: 3790)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4865)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen
(Xem: 4230)
Thiền sư nói với tên trộm: “Ngươi muốn trộm bát vàng của ta, ta muốn trộm trái tim của ngươi”
(Xem: 3375)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3635)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm...
(Xem: 3696)
Thành Phậtthành tựu đức đại từ đại bi do đã khai mở hoàn toàn Phật tánh:
(Xem: 4211)
Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn.
(Xem: 3758)
Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 4274)
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi.
(Xem: 4328)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
(Xem: 3166)
“Vì cái này có nên cái kia có. Vì cái này không nên cái kia không. Vì cái này sinh nên cái kia sinh. Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”
(Xem: 4309)
Khi nói đến đạo Phật thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến tính từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha… nhưng đạo Phật còn có một tính chất rất tuyệt vời
(Xem: 5067)
thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
(Xem: 3996)
“Không có tôn giáo nào không có chân lý.” Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
(Xem: 4453)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
(Xem: 4179)
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu
(Xem: 4277)
Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ
(Xem: 3835)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 5219)
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận
(Xem: 4192)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn
(Xem: 4185)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học...
(Xem: 4010)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 4103)
Khi chúng ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”,
(Xem: 4358)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.
(Xem: 4688)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 4277)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
(Xem: 4109)
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
(Xem: 4507)
Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào thánh giới thì dù thế sự có thế nào thì ...
(Xem: 4639)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde
(Xem: 3944)
Biển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant