Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Muốn Ít Và Biết Đủ

08 Tháng Chín 202119:58(Xem: 3395)
Muốn Ít Và Biết Đủ
MUỐN ÍT VÀ BIẾT ĐỦ
 
Thích Trung Định

hoa sen 1

Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp. Bất cứ ai nếu muốn có an lạchạnh phúc thì phải sống với tâm muốn ít và biết đủ. Muốn ít nghĩa là lòng tham dục được chế ngự, được điều tiết và khéo điều phục. Biết đủ nghĩa là bằng lòng với những gì mình hiện có. Từ bỏ lấy của không cho, không vì lòng tham mà não hại người khác. Biết đủ dù gặp hoàn cảnh nào cũng an phận tùy duyên và muốn ít thì không khổ não bản thân và không gây phương hại người khác. Cổ nhân thường nói: “Tri túc tâm thường lạc, vô cầu phẩm tự cao.

Trong Kinh Lời Dạy Cuối Cùng Của Đức Phật có nói chi tiết về hạnh muốn ít và biết đủ: “Này các đệ tử, nếu các vị muốn giải thoát mọi đau khổ thì nên thường xuyên tu tập quán biết đủ. Pháp biết đủ là cơ sở của sự an lạchạnh phúc và sung mãn. Người biết đủ dẫu nằm trên đất vẫn thấy an lạc. Người không biết đủ dẫu sống ở thiên đường vẫn chưa thấy toại nguyện [1]. Không biết đủ tuy giàu mà rất nghèo. Biết đủ thì tuy nghèo nhưng rất giàu có. Người không biết đủ là kẻ nô lệ của năm thứ dục lạc thấp kém và còn là tấm bia đời đáng thương xót đối với hành giả biết đủ. Thực hành đức tính ít ham muốn thì lòng bình thản, không lo sợ, gặp cảnh ngộ nào cũng thấy thư thái, không bao giờ có cảm giác thiếu thốn, có ít ham muốn là có Niết bàn”.

Con người khổ là vì không biết đủ và không có muốn ít. Tham đắm càng nhiều thì khổ não càng nhiều hơn. Sự tham muốn quá độ, làm cho lòng người xao xuyến, mất hết cả tự chủ và chỉ còn là nô lệ cho những thèm muốn của mình. Một khi đã bị lòng tham dục điều khiển thì con người gây không biết bao nhiêu tội lỗi, dám làm những chuyện hung ác mà chẳng gớm tay. Lại chính vì lòng tham muốn không ngằn mé mà mình không tự nhận biết, nên đến khi muốn mà không được thì đổ lỗi cho người, nhân đó sinh ra cạnh tranh, xung đột, làm cho nhân loại chịu lắm điều tàn hại. Lòng tham muốn quá độ, làm cho con người tối mắt trước những sự phải, trái thúc đẩy người đời vào đường tội lỗi. Chẳng hạn một kẻ không có năng lực, đạo đức mà muốn được giàu có lớn và quyền thế to, thì có thể dùng những mưu mô gian xảo, đen tối, dã man để đạt ý muốn của mình.

Ngạn ngữ Việt Nam có câu: “Bể kia dễ lấp, túi tham khó đầy”, để chỉ rằng lòng tham con người là vô hạn. Chính vì lòng tham đó mà chúng ta không tìm được hạnh phúc ngay trong cuộc sống này cũng như sản sinh ra nhiều hệ lụy của xã hội bằng những tệ nạn đầy nguy hiểm. Ví như được ăn ngon mà còn cầu thêm món lạ, độc đáo, quý hiếm,… Chính vì cứ mãi theo lòng tham mà gây nên sự phiền não. Tiền tài chính là con dao hai lưỡi. Nếu được sử dụng một cách đúng đắn, nó chẳng những mang lại một cuộc sống hạnh phúc cho bản thân mà còn có thể tạo phúc cho người khác. Thế nhưng, một khi con người tham lam những tiền tài không thuộc về mình, không phải mình làm ra thì rất có thể sẽ phải rơi vào tai họa.

Có một câu chuyện kể rằng, một hôm Đức Phật cùng với A Nan đi trên cánh đồng ruộng ở Xá Vệ Quốc. Đức Phật bỗng dừng bước và nói: “A Nan, con hãy nhìn ụ đất nhỏ trên thửa ruộng phía trước, ở đó đang ẩn nấp một con rắn độc đáng sợ!” A Nan cũng dừng bước nhìn về hướng Đức Phật chỉ, sau khi quan sát liền nói: “Quả nhiên là có một con rắn độc lớn đáng sợ!”. Lúc ấy có một người nông dân đang cuốc ruộng ở gần đó nghe được cuộc đối thoại giữa Đức PhậtA Nan, nghe nói trong ruộng có rắn độc bèn đến xem thử. Nhưng anh ta không thấy rắn mà lại phát hiện ra một hũ vàng ở trong ụ đất nhỏ đó. Người nông dân lẩm bẩm một mình: “Rõ ràng là một hũ vàng, nhưng sao những Hòa thượng này cứ khăng khăng bảo là rắn độc, thật không hiểu nổi họ đang nghĩ gì. Ai mà may mắn được như mình chứ, đi cuốc ruộng mà cuốc được cả một hũ vàng thế này, phải mau mang về nhà thôi, nửa đời còn lại không cần lo cơm áo gạo tiền nữa rồi”.

Anh ta nhanh chóng đào hũ vàng, rồi vội vàng mang về nhà. Người nông dân vốn nghèo khổ, một ngày cơm ba bữa còn khó khăn nay đột nhiên phát tài, anh ta vui mừng khôn xiết, bắt đầu lao vào mua sắm quần áo, đồ đạc trong nhà, ăn những món sơn hào hải vị một cách vô độ. Người cùng làng với anh ta đều vô cùng thắc mắc nên những lời đồn bay đi khắp nơi, một đồn mười, mười đồn trăm, chẳng lâu sau đã truyền đến tai quan phủ. Quan phủ cho người gọi anh ta đến và hỏi: “Nghe nói ngươi trước kia rất nghèo, nhưng sau một đêm đã trở thành phú ông. Số tiền ấy đến từ đâu, có phải nhà ngươi ăn trộm hay không? Mau khai thật đi”.

Người nông dân không biết phải trả lời sao, nên bị nhốt trong phủ quan, cả ngày bị hỏi cung, khiến anh ta vô cùng hoang mang, nhưng lại không thể chứng minh mình không phải kẻ trộm. Người nhà muốn bỏ tiền ra chạy chọt mua quan, chỉ mong giữ được mạng cho anh ta, nhưng tiền đều đã tiêu sạch nên chẳng thể cứu được anh ta ra. Người nông dân cuối cùng đã bị xử tội tử hình. Ngày hành án, anh ta nhìn lên đoạn đầu đài mà lòng vô cùng hoảng sợ, miệng không ngừng lẩm bẩm: “Đức Phật ơi, đó thực sự là rắn độc! A Nan ơi thực sự đó là một con rắn độc lớn!” Quan phủ nghe thấy những lời nói lạ lùng ấy bèn cho rằng trong chuyện này hẳn phải có duyên cớ gì đó, nên liền bẩm báo chuyện này lên nhà vua.

Nhà vua cho triệu người nông dân đó đến và hỏi: “Nhà ngươi phạm tội ăn cắp, lúc thụ án không ngừng lẩm bẩm “Đức Phật ơi, đó thực sự là rắn độc! A Nan ơi thực sự đó là một con rắn độc lớn!” Rốt cuộc ngươi có ý gì?”. Người nông dân sợ hãi thưa với nhà vua: “Dạ thưa Đại vương, hôm đó thảo dân đang làm việc ngoài đồng, thì Đức PhậtA Nan có đi ngang qua đó. Họ nhìn thấy bên dưới một ụ đất có chôn vàng, nhưng đều nói đó là một con rắn độc, là một con rắn độc lớn, thảo dân không tin nên đã đào chỗ vàng lên rồi đem về nhà. Thảo dân rơi vào bước đường ngày hôm nay mới ngộ ra được đó thực sự là một con rắn độc lớn. Vàng có thể làm cho thảo dân trở nên giàu có, cũng có thể khiến thảo dân mất mạng, nó thực sự còn đáng sợ hơn cả rắn độc”.

Rồi anh ta lại tiếp tục bẩm với nhà vua: “Đức Phật nói đó là một con rắn độc, A Nan nói đó là một con rắn độc lớn. Thậm chí còn đáng sợ hơn cả rắn độc, đến hôm nay thảo dân mới hiểu ra. Thảo dân ngu muội, thấy vàng thì coi như bảo vật nên mới u mê chìm đắm vào bể khổ. Chỉ khi từ bỏ được ý định đen tối trong đầu thì mới không bị vàng mê hoặc”.

Nhà vua sau khi nghe được những lời thành thật từ đáy lòng của người nông dân cũng đã nảy sinh sự tin tưởng rất lớn đối với giáo nghĩa của Đức Phật. Nhà vua không những tán thưởng lời dạy của Đức Phật mà còn tán thưởng sự giác ngộ của người nông dân, do vậy đã tuyên bố vô tội và thả anh ta về nhà [2].

Thiểu dục tri túc, có thể mang đến cho con người an lạc. Nếu lòng tham muốn quá sâu nặng sẽ khiến cho các căn không yên, tâm luôn tham cầu không biết chán, và sẽ tăng trưởng vô số khổ não. Người đa dục thường sanh nhiều niệm dục, tham cầu lợi ích không có chỗ dừng như miệng của cá Ma Kiệt [3]. Người ít dục vọng sẽ không tham cầu nên không có khổ não, tâm thường thảnh thơi” [4].

Lòng tham muốn làm cho ta khổ bao nhiêu, thì Thiểu dụcTri túc lại làm cho ta an lạc bấy nhiêu. Đó là lẽ đương nhiên. Nhờ “ít tham dục”, nên con ma dục vọng không làm sao xui khiến được mình; nhờ “biết đủ”, nên con quỷ tham lam chẳng có quyền hành sai sử mình nữa. Một khi con người không còn làm nô lệ cho vật chất nữa, thì lòng người bắt đầu tự do, giải thoát. Chỉ khi ấy con người mới có thể tự cho là mình có hạnh phúc được; và dù cho thường ngày vẫn cơm canh đạm bạc, cũng vẫn thấy trong lòng thơ thới, an vui, sung sướng. Hơn nữa, nhờ Thiểu dụcTri túcgia đình, xã hội được an vui, hòa bình, không còn ai giành giật của cải, danh vọng, miếng ngon, vật lạ của ai nữa. Lợi ích của Thiểu dụcTri túc thật không sao kể xiết được.

Người ngoài đời và trong đạo, muốn được hạnh phúc chân thật, thì nên tu hạnh “Thiểu dục” và “Tri túc”, ít so sánh, được nhiều an lạc. Muốn tránh khỏi tai nạn trong gia đìnhxã hội, mỗi người trên thế gian này đều phải giữ phận thủ thường, đừng vượt quá khả năng của mình. Trên thế giới năm châu hiện nay, muốn có hòa bình để mà hưởng lạc thú hoà bình vĩnh viễn, thì cũng không ngoài cái hạnh “Thiểu dục” và “Tri túc” mà được [5].

Trong kinh Thuỷ Sám có câu tương tự như kinh Di Giáo: “Người biết đủ tuy nằm dưới đất vẫn lấy làm an vui, người không biết đủ dù ở thiên đường cũng không vừa ý”. Đó là lý do vì sao có người giàu nhưng vẫn không tìm được hạnh phúc, có người nghèo lại có được hạnh phúc tràn đầy. Một trăm ngàn đồng đối với người nghèo đã là đủ cho một ngày, nhưng với người giàu một triệu đồng vẫn chưa là đủ. Điều này chúng ta thấy rằng, thiếu thốn hay đầy đủ không chỉ phụ thuộc vào vật chất, mà nó phụ thuộc vào tư tưởng hay cách suy nghĩ của chúng ta.

Đây là lý do vì sao Đức Phật dạy hạnh Thiểu dục tri túc cho hàng đệ tử. Thiểu dục tri túc không kìm hãm sự phát triển của bất kỳ ai, cách sống này là để đối trị với lòng tham không đáy, lòng tham gây ra phiền não không có điểm dừng mà chúng ta – những con người hiện đại đang bị vướng phải. Thiểu dục tri túc là một sắc thái tâm lý sống, là lối sống cao đẹp mà con người nên hướng đến.

 

Chú thích:

* ĐĐ.TS Thích Trung Định – Ủy viên Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN. Phó Chánh Thư ký Phân ban Hoằng pháp Hải ngoại – Ban Hoằng Pháp Trung ương GHPGVN.

[1] Tri túc chi nhơn tuy ngọa địa thượng do vi an lạc; Bất tri túc giả tuy xử Thiên đường diệc bất xứng ý.

[2] Minh Tâm, Vì sao đức Phật nói vàng là rắn độc, http://songdep.tv/vi-sao-duc-phat-noi-vang-la-ran-doc.html.

[3] (Cá Ma Kiệt là một loại cá lớn, nó có thể nuốt rất nhiều thuyền bè trên biển).

[4] Thích Hậu Quán – Việt Dịch: Thích Vạn Lợi, Thích Hữu Chơn, Thích Giới Tường, Thích Minh Tạng, Thích Hạnh Tín, Lâm Nghiệp Hồng, Phước Huệ Tập 3, Ít Muốn Và Biết Đủ, Nxb Phật Đà Giáo Dục, Đài Loan, 2015,tr.24.

[5] Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, Khóa 2, Thiên thừa Phật giáo, http://huongdanphattu.vn/news/Phat-phap-vi-dieu/Thieu-duc-va-tri-tuc-3530/.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 4442)
Thế gian ly sanh diệt. Du như hư không hoa. Trí bất đắc hữu vô. Nhi hưng đại bi tâm.
(Xem: 3695)
Khi chúng ta phát triển một ý tưởng thô về ý nghĩa gì là sự lệ thuộc trên tư tưởng, chúng ta nên tự hỏi mình rằng...
(Xem: 3366)
Nguyên bản: View Yourself As Like an Illusion. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 4256)
Vấn đề này tôi nghĩ chư tăng không ai không quan tâm. Tại sao tu Phật lấy giải thoát làm cốt lõi?
(Xem: 4112)
Gần đây, tại Dharamsala (miền Bắc Ấn Độ), Đức Dalai Lama đã có cuộc trò chuyện trực tuyến với TS.Anupam Sibal, Chủ tịch Hiệp hội Bác sĩ gốc Ấn Toàn cầu
(Xem: 3657)
Fyodor Dostoevsky sinh ra vào ngày 11 tháng 11 năm 1821 tại Moscow, nước Nga. Ông là người con thứ hai của Bác Sĩ Mikhail Dostoevsky và phu nhân Maria Dostoevskaya.
(Xem: 3578)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học
(Xem: 4007)
Xã hội hiện nay dù con người đến gần với những tiện ích vật chất nhưng mặt trái là phải đối mặt hàng loạt vấn đề xã hội ...
(Xem: 12207)
Theo lời Phật dạy, giữa người với người luôn tồn tại một mối nhân duyên từ kiếp trước, vì vậy, trong cuộc sống này, khi ta gặp và yêu thương...
(Xem: 4032)
Cầu siêu, cầu nguyện cho người chết sinh về cõi lành là một Phật sự phổ biến trong Phật giáo.
(Xem: 4364)
Giống như ảo ảnh của nhà huyển thuật, những giấc mơvà mặt trăng phản chiếu trong nước,
(Xem: 4445)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó...
(Xem: 4589)
Thầy Soṇa (Tôn giả sa-môn Nhị Thập Ức) vốn là một nhạc sĩ. Khi chưa xuất gia, thầy chơi đàn cầm rất giỏi.
(Xem: 4681)
Đúng vậy, cuộc đời không thể yên ổn như mình tưởng, dòng sông nào cũng có lúc dậy sóng, không thể nào bình lặng mãi như mặt nước mùa Thu.
(Xem: 3917)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4171)
Trong cõi ta bà trần lao này, các pháp biến đổi chuyển hóa luôn luôn chứ không phải ở yên hay cố định mãi được.
(Xem: 4042)
Có thể nói rằng, thiền học Việt Nam Khơi nguồn từ Ngài Khương Tăng Hội với cốt tủy là thiền quán niệm hơi thở qua tác phẩm ...
(Xem: 4210)
Bình anhạnh phúc là niềm mong ước của cả nhân loại, không phân biệt màu da, tôn giáo.
(Xem: 4367)
''Mùa mưa ta ở đây, đông, hạ cũng ở đây, người ngu tâm tưởng vậy, không tự giác hiểm nguy.''
(Xem: 3785)
Tịch tĩnh bất động hay định lực có thể đè nén những cảm xúc chướng ngại ẩn tàng, nhưng nó không thể loại trừ hoàn toàn chúng.
(Xem: 4857)
Thơ thiền Nhật bản là cả một thế giới thi ca độc đáo, tiêu biểu cho tư tưởng và chủ trương tu tập của thiền học Zen
(Xem: 4221)
Thiền sư nói với tên trộm: “Ngươi muốn trộm bát vàng của ta, ta muốn trộm trái tim của ngươi”
(Xem: 3363)
Báo Chánh Pháp - Chư Tăng Ni và Phật tử GHPGVNTNHK
(Xem: 3624)
Vấn đề tụng niệm một số người không nắm được giá trịnghĩa lý của nó nên có thái độ khinh thường, xem nhẹ, không quan tâm...
(Xem: 3688)
Thành Phậtthành tựu đức đại từ đại bi do đã khai mở hoàn toàn Phật tánh:
(Xem: 4206)
Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn.
(Xem: 3754)
Người con Phật phải tin tưởng sự tái sanh trong sáu nẻo luân hồi.
(Xem: 4268)
Chiêm nghiệm thực tế từ những câu chuyện nhỏ được kể trong kinh luận, là việc khá lý thú với tôi.
(Xem: 4326)
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
(Xem: 3162)
“Vì cái này có nên cái kia có. Vì cái này không nên cái kia không. Vì cái này sinh nên cái kia sinh. Vì cái này diệt nên cái kia diệt.”
(Xem: 4303)
Khi nói đến đạo Phật thì hầu hết mọi người đều nghĩ đến tính từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha… nhưng đạo Phật còn có một tính chất rất tuyệt vời
(Xem: 5065)
thế gian nầy, chẳng phải hận thù trừ được hận thù, chỉ có từ bi mới trừ được hận thù. Đó là định luật của ngàn xưa
(Xem: 3993)
“Không có tôn giáo nào không có chân lý.” Đó là câu mà nhiều người đề cập tới, khi nói đến chân lý.
(Xem: 4450)
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
(Xem: 4177)
Thời tiết xoay vần xuân lại thu Xăm xăm tuổi trẻ đã bạc đầu Giàu sang nhìn lại một trường mộng Năm tháng ôm suông một hộc sầu
(Xem: 4270)
Trong kinh Nikaya, Đức Phật cũng không bao giờ tán thán sự hiện hữu, bởi vì còn hiện hữu, còn tái sinh là còn Khổ
(Xem: 3829)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 5210)
Hầu hết chúng ta là người phàm nên mắt thường không thể nhận biết các bậc Thánh, nhất là bậc Thánh A-la-hán “lậu hoặc đã đoạn tận
(Xem: 4189)
Đạo Phật đồng hành với dân tộc đã hơn hai ngàn năm nay. Người Việt tiếp xúc với đạo Phật hầu như đủ các trường phái, pháp môn
(Xem: 4182)
Đối chiếu học (Comparative Study) không phải là một vấn đề mới mẻ. Mặc dù tính cách cần yếu của nó trong các khảo cứu về Đông phương học...
(Xem: 4006)
Đã có rất nhiều tài liệu đề cập về Thiền bao gồm Thiền Định, Thiền Chỉ, Thiền Quán, Thiền Tọa, Thiền Hành, Thiền Phàm Phu...
(Xem: 4100)
Khi chúng ta đã hoàn tất sự phân tích với sự quan tâm đến chính mình, tìm kiếm cho một sự tồn tại cố hữu của “cái tôi”,
(Xem: 4352)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu.
(Xem: 4680)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 4268)
Thiền sư thường huấn luyện trò Tự mình diễn tả ý cho rõ ràng. Có hai thiền viện trong làng Mỗi nơi đều có một chàng thiền sinh
(Xem: 4106)
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tục chửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
(Xem: 4500)
Người Phật tử khi đã xác quyết với Tứ bất hoại tín, ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng, tin vào thánh giới thì dù thế sự có thế nào thì ...
(Xem: 4636)
Mười bốn câu trích dẫn lời của Đức Phật dưới đây được chọn trong số 34 câu đã được đăng tải trên trang mạng của báo Le Monde
(Xem: 3942)
Biển là không gian bao la, rộng lớn vô cùng, chiếm đến bảy phần mười của diện tích bề mặt quả đất.
(Xem: 4449)
Vấn đề sau khi chết, linh hồn tồn tại hay không tồn tạilinh hồn người chết sẽ đi về đâu? Đây là một vấn đề rất phức tạp, thật khó chứng minh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant