Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phúc Đức Có Phải Là Biến Thể Của Thuyết Luân Hồi - Nhân Quả?

30 Tháng Tư 202210:13(Xem: 2583)
Phúc Đức Có Phải Là Biến Thể Của Thuyết Luân Hồi - Nhân Quả?
Phúc Đức Có Phải Là Biến Thể Của Thuyết Luân Hồi - Nhân Quả?

Bảo Thắng Đặng Xuân Xuyến

sen chua


Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhậndung hòa và uyển chuyển phát triển qua thời giantrở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống dân tộc.

Xưa tới nay, không ít người Việt Nam ta quan niệm Phúc Đức được hình thành từ thuyết Luân Hồi - Nhân Quả của Phật giáo. Nhiều người cho rằng Phật khuyên chúng sinh sống nhân đức để phúc ấm truyền đời cho con cháu, vì thế, người Việt ta mới thường nói: Gieo nhân nào gặt quả ấy.

Thực raquan niệm Phúc Đức đã manh nha hình thành từ thời An Tiêm với bãi An Tiêm ở Thanh Hóa. Người Việt xưa tin như bây giờ chúng ta tin là có nhân có quả, nhưng nhân quả chỉ được hiểu đơn giản là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “ác giả ác báo” và quan niệm Nhân - Quả chỉ được xem như là một lời khuyên về luân thường đạo lý.

Chúng ta đều biết phúc và đức là hai phạm trù khác nhau: Phúc là cái ta đang được hưởng, đức là những điều tốt đẹp ta đang làm để (sẽ) được hưởng phúc ở mai sau. Phúc lớn có thể ảnh hưởng tích cực tới số phận của con người, thậm chí tới nhiều đời, đến khi phúc cạn thì cuộc sống sẽ xảy ra những họa hoạn liên tiếp, bất khả kháng trên nhiều lĩnh vực.

Mối quan hệ giữa phúc và đức như một quy luật tất yếu nên nhiều khi người ta gộp hai khái niệm này vào làm một mà đương nhiên hiểu nôm na rằng: Nếu anh sống có đức thì đời anh sẽ được hưởng phúc. Quan niệm như thế rất đúng về giá trị giáo dục đạo đức, nhưng có những trường hợp nếu quan niệm như vậy sẽ “lý giải” không được thỏa đáng. Chẳng hạn, có người gian thamđộc ác mà cả đời vẫn gặp may mắn, hạnh phúc, trong khi có người suốt đời chỉ lo làm việc thiện lại gặp nhiều oan trái, cơ cực. Trong những trường hợp như thế, người ta lại tách phúc và đức ra làm hai phạm trù để thốt lên câu than: “Ông ấy sống có đức mà không được hưởng phúc”, hoặc “Bà ấy ăn ở thất đức nhưng được hưởng phúc nên đời sướng vậy”... Những câu than kiểu giải thích như thế nghe vẫn chưa được “hợp lý”, chưa được “thỏa đáng”, nên cổ nhân mới chua thêm rằng:

“Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để phúc cho con”

Hay:

“Phúc đức tại Mẫu”

“Mồ mả làm khá người ta”.

Khi Nho giáo thâm nhập vào nền văn hóa Việt Nam (Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử (Trung Quốc) phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trịdu nhập vào Việt Nam những năm Bắc thuộc), đứng trước những trường hợp trên đã không đưa ra một lời giải thích, lại “đổ tuột” là do ông Trời đã an bài số mệnh nên con người mới gặp phải những nghịch cảnh trớ trêu như vậy. Nếu căn cứ vào thuyết Thiên Mệnh của Nho giáo thì “Ông Trời” đã được đẩy lên vị trí toàn năng, có quyền chi phối và quyết định mọi diễn biến của cuộc đờiCon người chỉ là “đồ chơi” trong bàn tay của tạo hóa: Phải chịu sự sắp đặt của ông Trời, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất, con người cũng phải “y án tuân theo số mệnh”, không được tự do hành động, càng không được phép “cãi lại Mệnh Trời”:

“Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Nho giáo đã không đi tìm căn nguyên của sự “bất công” đó mà dùng thuyết Thiên Mệnh để trốn tránh trách nhiệm, cho rằng Trời đã quyết định mọi sự thành công hay thất bại của con người, dù cố gắng đến đâu, muốn “cải số” thế nào thì con người cũng không thể vượt ra ngoài “khuôn thiên của số mệnh.”. Tất tật mọi chuyện, từ sức khỏe, tuổi thọ đến hạnh phúc gia đìnhcông danh, tài lộc.... đều do ông Trời cầm cân nảy mực.

Quan điểm “tại Trời” của Nho giáo đã làm “tê liệt” ý chí phấn đấu vươn lên của con người, “ru ngủ” con người trong tư tưởng an phậntrông chờ sự đổi thay của số mệnh vào đấng thần linh tối cao là thượng đế (ông Trời). Đây là quan điểm tiêu cựcthụ độngtriệt tiêu mọi nỗ lực phấn đấu của con ngườigián tiếp làm nhụt tính hướng thiện, tiến thủ trong bản tính của con người. Và đấy cũng là điều trái ngược với nếp sống tình cảm của người Việt, đối lập với quan niệm về phúc - đức trong tín điều của người Việt, vì thế ông cha ta mới có câu: “Đức năng thắng số” hay “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” (Nguyễn Du) để gián tiếp phủ định phần nào tư tưởng Thiên Mệnh của Nho giáo.

Trong khi Nho giáo đề cao yếu tố Trời và khẳng định con người bị chi phối tuyệt đối bởi số mệnh, thì Phật giáo lại không chấp nhận việc con người chịu sự an bài của số phận, mà cho rằng sự chuyển hóa của con người đều do Nghiệp mà ra: “Con người là chủ nhân của Nghiệp, là kẻ thừa tự Nghiệp...” (Kinh Tiểu Nghiệp phân biệt - Trung Bộ III), nên đương nhiên con người sẽ không thể và không bao giờ thoát được những Nghiệp do mình tạo ra.

Lý giải về sự khác biệt giữa quan niệm Nghiệp - Báo của Phật giáo với quan điểm Thiên Mệnh của Nho giáo, sách Phật giáo viết: “Điểm khác nhau cơ bản giữa Nghiệp và Số mệnh ở chỗ, Nghiệp do chính con người tạo tác, có tính chất duyên sinhbất định tính và vô ngã nên Nghiệp có thể chuyển hóa được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hóa Nghiệp báo của chính mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại”. Như thế, quan điểm về Phúc - Báo của Phật giáo là do tự mình làm tự mình chịu, dẫu là cha con cũng không ai chịu thay cho ai được, càng không liên quan gì đến tổ đức (Kinh Nê Hoàn). Việc tích đức của tổ tiên chỉ có thể tạo được nghiệp đồng cảm khiến cho người có phúc sẽ sinh làm quyến thuộc chứ không truyền được phúc đức cho con cháu mà con cháu muốn được hưởng lâu dài cái phúc của mình thì phải tự chăm lo, gieo trồng nhân thiện, luôn tạo nghiệp lànhtừ bihỉ xả...

Luật Nhân Quả của Phật giáo không bị thời gian hạn chế, có khi đời trước gieo nhân, đến đời này gặp đủ nhân duyên thì kết thành quả, có khi gieo nhân ở đời này nhưng phải tới mấy kiếp sau, khi hội đủ nhân duyên mới kết thành quả (Kinh Nhân Quả). Đây chính là câu trả lời, là cách lý giải cho những nghịch cảnh“Ông ấy ăn ở hiền lànhđức độ nhưng toàn gặp phải chuyện oan trái”, hoặc “Bà ấy gian thamđộc ác mà cuộc đời lại toàn may mắn, hạnh phúc”...

Như vậy, thuyết Luân Hồi - Nhân Quả của Phật giáo ngoài việc đã đáp ứng được bản tính hướng thiện của người Việt, lý giải những “bế tắc” mà văn hóa bản địa “bất lực”, còn khúc xạ và hóa thân vào với tín điều của người Việt nên không ít người mới tin rằng Phúc - Đức là một biến thể của thuyết Luân Hồi - Nhân Quả.

Xét về giá trị giáo dục đạo đức thì quan niệm Phúc - Đức của người Việt và thuyết Luân Hồi - Nhân Quả của Phật giáo xem ra khá gần gũi, tương đồng và cả 2 đều đề cao tính hướng thiện của con người, nhưng không vì thế mà cho rằng: Phúc Đức là biến thể của thuyết Luân Hồi - Nhân Quả. Bởi lẽ quan niệm “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “mồ mả làm khá người ta” là nếp nghĩ truyền thống của người Việt, và phúc đức ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ, trong khi thuyết Luân Hồi - Nhân Quả của Phật giáo khẳng định Phúc - Báo là do tự mình làm, tự mình chịu.

Do đặc tính nổi bật của Phật giáo là tính tổng hợp và tính linh hoạt nên khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, được các thiền sư người Việt bản địa hóa, Phật giáo đã sớm uyển chuyển hòa quyện vào văn hóa truyền thống của người Việt, cùng song hành với sự phát triển của dân tộc, nhưng vẻ tinh khiết vốn có của kinh điển Phật giáo vẫn giữ được và chưa từng gián đoạn trong việc truyền thừa nên Phật giáo (Việt Nam) ngày càng cắm rễ sâu chắc trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt và trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam.

Phải chăng chính vì thế mà không ít người mới cho rằng Phúc Đức là một biến thể của thuyết Luân Hồi - Nhân Quả.

(Trích trong VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
của Đặng Xuân Xuyến, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3757)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2895)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2678)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3183)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3670)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3271)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3346)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2947)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3424)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3771)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3598)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3590)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2940)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3591)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3105)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3620)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3430)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3417)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3855)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3928)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3300)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3632)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3331)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3150)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3197)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4594)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3570)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3123)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4463)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3386)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3985)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4543)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3808)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3271)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3529)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3100)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3304)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3799)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3786)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3344)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3236)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3208)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3139)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3573)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3395)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3393)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3466)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3950)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3424)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3778)
Thật là một thảm họa khi tôi dự khóa tu thiền lần đầu tiên. Lưng tôi yếu sau nhiều năm ngồi gù lưng trước máy tính và ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant