Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phúc Đức Có Phải Là Biến Thể Của Thuyết Luân Hồi - Nhân Quả?

30 Tháng Tư 202210:13(Xem: 2499)
Phúc Đức Có Phải Là Biến Thể Của Thuyết Luân Hồi - Nhân Quả?
Phúc Đức Có Phải Là Biến Thể Của Thuyết Luân Hồi - Nhân Quả?

Bảo Thắng Đặng Xuân Xuyến

sen chua


Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo đã được tín ngưỡng truyền thống của người Việt tiếp nhậndung hòa và uyển chuyển phát triển qua thời giantrở thành một tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống dân tộc.

Xưa tới nay, không ít người Việt Nam ta quan niệm Phúc Đức được hình thành từ thuyết Luân Hồi - Nhân Quả của Phật giáo. Nhiều người cho rằng Phật khuyên chúng sinh sống nhân đức để phúc ấm truyền đời cho con cháu, vì thế, người Việt ta mới thường nói: Gieo nhân nào gặt quả ấy.

Thực raquan niệm Phúc Đức đã manh nha hình thành từ thời An Tiêm với bãi An Tiêm ở Thanh Hóa. Người Việt xưa tin như bây giờ chúng ta tin là có nhân có quả, nhưng nhân quả chỉ được hiểu đơn giản là “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “ác giả ác báo” và quan niệm Nhân - Quả chỉ được xem như là một lời khuyên về luân thường đạo lý.

Chúng ta đều biết phúc và đức là hai phạm trù khác nhau: Phúc là cái ta đang được hưởng, đức là những điều tốt đẹp ta đang làm để (sẽ) được hưởng phúc ở mai sau. Phúc lớn có thể ảnh hưởng tích cực tới số phận của con người, thậm chí tới nhiều đời, đến khi phúc cạn thì cuộc sống sẽ xảy ra những họa hoạn liên tiếp, bất khả kháng trên nhiều lĩnh vực.

Mối quan hệ giữa phúc và đức như một quy luật tất yếu nên nhiều khi người ta gộp hai khái niệm này vào làm một mà đương nhiên hiểu nôm na rằng: Nếu anh sống có đức thì đời anh sẽ được hưởng phúc. Quan niệm như thế rất đúng về giá trị giáo dục đạo đức, nhưng có những trường hợp nếu quan niệm như vậy sẽ “lý giải” không được thỏa đáng. Chẳng hạn, có người gian thamđộc ác mà cả đời vẫn gặp may mắn, hạnh phúc, trong khi có người suốt đời chỉ lo làm việc thiện lại gặp nhiều oan trái, cơ cực. Trong những trường hợp như thế, người ta lại tách phúc và đức ra làm hai phạm trù để thốt lên câu than: “Ông ấy sống có đức mà không được hưởng phúc”, hoặc “Bà ấy ăn ở thất đức nhưng được hưởng phúc nên đời sướng vậy”... Những câu than kiểu giải thích như thế nghe vẫn chưa được “hợp lý”, chưa được “thỏa đáng”, nên cổ nhân mới chua thêm rằng:

“Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để phúc cho con”

Hay:

“Phúc đức tại Mẫu”

“Mồ mả làm khá người ta”.

Khi Nho giáo thâm nhập vào nền văn hóa Việt Nam (Nho giáo là một hệ thống đạo đức, triết lý và tôn giáo do Khổng Tử (Trung Quốc) phát triển để xây dựng một xã hội thịnh trịdu nhập vào Việt Nam những năm Bắc thuộc), đứng trước những trường hợp trên đã không đưa ra một lời giải thích, lại “đổ tuột” là do ông Trời đã an bài số mệnh nên con người mới gặp phải những nghịch cảnh trớ trêu như vậy. Nếu căn cứ vào thuyết Thiên Mệnh của Nho giáo thì “Ông Trời” đã được đẩy lên vị trí toàn năng, có quyền chi phối và quyết định mọi diễn biến của cuộc đờiCon người chỉ là “đồ chơi” trong bàn tay của tạo hóa: Phải chịu sự sắp đặt của ông Trời, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất, con người cũng phải “y án tuân theo số mệnh”, không được tự do hành động, càng không được phép “cãi lại Mệnh Trời”:

“Ngẫm hay muôn sự tại trời

Trời kia đã bắt làm người có thân

Bắt phong trần phải phong trần

Cho thanh cao mới được phần thanh cao”

(Nguyễn Du - Truyện Kiều)

Nho giáo đã không đi tìm căn nguyên của sự “bất công” đó mà dùng thuyết Thiên Mệnh để trốn tránh trách nhiệm, cho rằng Trời đã quyết định mọi sự thành công hay thất bại của con người, dù cố gắng đến đâu, muốn “cải số” thế nào thì con người cũng không thể vượt ra ngoài “khuôn thiên của số mệnh.”. Tất tật mọi chuyện, từ sức khỏe, tuổi thọ đến hạnh phúc gia đìnhcông danh, tài lộc.... đều do ông Trời cầm cân nảy mực.

Quan điểm “tại Trời” của Nho giáo đã làm “tê liệt” ý chí phấn đấu vươn lên của con người, “ru ngủ” con người trong tư tưởng an phậntrông chờ sự đổi thay của số mệnh vào đấng thần linh tối cao là thượng đế (ông Trời). Đây là quan điểm tiêu cựcthụ độngtriệt tiêu mọi nỗ lực phấn đấu của con ngườigián tiếp làm nhụt tính hướng thiện, tiến thủ trong bản tính của con người. Và đấy cũng là điều trái ngược với nếp sống tình cảm của người Việt, đối lập với quan niệm về phúc - đức trong tín điều của người Việt, vì thế ông cha ta mới có câu: “Đức năng thắng số” hay “Xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” (Nguyễn Du) để gián tiếp phủ định phần nào tư tưởng Thiên Mệnh của Nho giáo.

Trong khi Nho giáo đề cao yếu tố Trời và khẳng định con người bị chi phối tuyệt đối bởi số mệnh, thì Phật giáo lại không chấp nhận việc con người chịu sự an bài của số phận, mà cho rằng sự chuyển hóa của con người đều do Nghiệp mà ra: “Con người là chủ nhân của Nghiệp, là kẻ thừa tự Nghiệp...” (Kinh Tiểu Nghiệp phân biệt - Trung Bộ III), nên đương nhiên con người sẽ không thể và không bao giờ thoát được những Nghiệp do mình tạo ra.

Lý giải về sự khác biệt giữa quan niệm Nghiệp - Báo của Phật giáo với quan điểm Thiên Mệnh của Nho giáo, sách Phật giáo viết: “Điểm khác nhau cơ bản giữa Nghiệp và Số mệnh ở chỗ, Nghiệp do chính con người tạo tác, có tính chất duyên sinhbất định tính và vô ngã nên Nghiệp có thể chuyển hóa được. Do đó, con người có thể thay đổi, chuyển hóa Nghiệp báo của chính mình từ xấu thành tốt, từ ác thành thiện hoặc ngược lại”. Như thế, quan điểm về Phúc - Báo của Phật giáo là do tự mình làm tự mình chịu, dẫu là cha con cũng không ai chịu thay cho ai được, càng không liên quan gì đến tổ đức (Kinh Nê Hoàn). Việc tích đức của tổ tiên chỉ có thể tạo được nghiệp đồng cảm khiến cho người có phúc sẽ sinh làm quyến thuộc chứ không truyền được phúc đức cho con cháu mà con cháu muốn được hưởng lâu dài cái phúc của mình thì phải tự chăm lo, gieo trồng nhân thiện, luôn tạo nghiệp lànhtừ bihỉ xả...

Luật Nhân Quả của Phật giáo không bị thời gian hạn chế, có khi đời trước gieo nhân, đến đời này gặp đủ nhân duyên thì kết thành quả, có khi gieo nhân ở đời này nhưng phải tới mấy kiếp sau, khi hội đủ nhân duyên mới kết thành quả (Kinh Nhân Quả). Đây chính là câu trả lời, là cách lý giải cho những nghịch cảnh“Ông ấy ăn ở hiền lànhđức độ nhưng toàn gặp phải chuyện oan trái”, hoặc “Bà ấy gian thamđộc ác mà cuộc đời lại toàn may mắn, hạnh phúc”...

Như vậy, thuyết Luân Hồi - Nhân Quả của Phật giáo ngoài việc đã đáp ứng được bản tính hướng thiện của người Việt, lý giải những “bế tắc” mà văn hóa bản địa “bất lực”, còn khúc xạ và hóa thân vào với tín điều của người Việt nên không ít người mới tin rằng Phúc - Đức là một biến thể của thuyết Luân Hồi - Nhân Quả.

Xét về giá trị giáo dục đạo đức thì quan niệm Phúc - Đức của người Việt và thuyết Luân Hồi - Nhân Quả của Phật giáo xem ra khá gần gũi, tương đồng và cả 2 đều đề cao tính hướng thiện của con người, nhưng không vì thế mà cho rằng: Phúc Đức là biến thể của thuyết Luân Hồi - Nhân Quả. Bởi lẽ quan niệm “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”, “mồ mả làm khá người ta” là nếp nghĩ truyền thống của người Việt, và phúc đức ấy chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, nhiều mối quan hệ, trong khi thuyết Luân Hồi - Nhân Quả của Phật giáo khẳng định Phúc - Báo là do tự mình làm, tự mình chịu.

Do đặc tính nổi bật của Phật giáo là tính tổng hợp và tính linh hoạt nên khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, được các thiền sư người Việt bản địa hóa, Phật giáo đã sớm uyển chuyển hòa quyện vào văn hóa truyền thống của người Việt, cùng song hành với sự phát triển của dân tộc, nhưng vẻ tinh khiết vốn có của kinh điển Phật giáo vẫn giữ được và chưa từng gián đoạn trong việc truyền thừa nên Phật giáo (Việt Nam) ngày càng cắm rễ sâu chắc trong văn hóa tín ngưỡng của người Việt và trở thành tôn giáo có sức ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam.

Phải chăng chính vì thế mà không ít người mới cho rằng Phúc Đức là một biến thể của thuyết Luân Hồi - Nhân Quả.

(Trích trong VÀO CHÙA LỄ PHẬT - NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
của Đặng Xuân Xuyến, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin 2006)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2061)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2250)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2518)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2548)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2082)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2534)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1871)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 1965)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2252)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2779)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1690)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1609)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1795)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1630)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2204)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2363)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2081)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1858)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1781)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 1968)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1704)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2684)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1843)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2178)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2144)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2490)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1801)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 1985)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1863)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2038)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2610)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3665)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2282)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2289)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1664)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 1978)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2314)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2311)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2152)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3111)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2127)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2529)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2046)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 1979)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
(Xem: 2184)
Đời người như một giấc chiêm bao, sinh-lão-bệnh-tử là điều hiển nhiên không ai tránh khỏi, cuối con đường bóng xế ngả chiều ta rời bỏ nơi đây với bàn tay không.
(Xem: 2475)
Đức Phật không phải là một vị Thượng đế, vậy thì tại sao giáo huấn của Ngài là một tôn giáo và tại sao Phật tử tôn thờ Ngài như Thượng đế?
(Xem: 2051)
Xưa nay, nhân loại vẫn mơ ước một thứ ngôn ngữ chung, một thứ ngôn ngữ trực tiếp phản chiếu và thông diễn mọi sắc thái của thực tại sống động
(Xem: 2445)
Giáo pháp tứ y trong đạo Phậtgiáo pháp nói về bốn phương pháp thực tập sự nương tựa (y cứ) dẫn đến giác ngộ giải thoát.
(Xem: 2407)
Giáo pháp của Đức Phật tuyên thuyết là một sự trải nghiệm sinh động mang tính ứng dụng rất thiết thực chứ không phải là những giáo thuyết
(Xem: 2995)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”— và từ một số cuộc nghiên cứu khác đã giúp chúng ta có cái nhìn đa diện hơn về Thiền chánh niệm, một pháp môn nhà Phật đang thịnh hành khắp thế giới.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant