Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phước Hữu Lậu Và Phước Vô Lậu

21 Tháng Bảy 202216:28(Xem: 2258)
Phước Hữu Lậu Và Phước Vô Lậu

Phước Hữu Lậu Và Phước Vô Lậu

Thích Nữ
 Hằng Như

 

Trí Tuệ Và Phương Tiện Hợp Nhất

I. DẪN NHẬP

Xưa nayhành giả nào chọn cuộc sống tu hành theo chân Phật hướng đến giác ngộ giải thoát, đều phải học những lời Phật dạy, gọi là Pháp học. Song song với Pháp học, hành giả phải áp dụng những chân lý đã học vào chính bản thân của mình gọi là Pháp hành. Học mà không hành, kết quả tuy có giúp mở rộng kiến thức về Phật học. Nhưng nếu không khéo tu tập thì cái mớ kiến thức đó sẽ khiến bản ngã người học ngày một thêm lớn, đi ngược với đường lối Phật dạy. Còn tu mà không nắm vững giáo lý, không hiểu biết tường tận đường đi nước bước, xem như tu trong mù mờ vô minh, chỉ có hại chứ không ích lợi gì. Ngày xưa Đức Phật thuyết pháp giảng dạy cho đệ tử tùy theo căn cơ không theo bài bản nhất định. Sau khi Phật nhập diệt mấy trăm năm, các tôn giả là đệ tử của Ngài cùng nhau kết tập, trùng tu… ghi chép lại thành Đại Tạng Kinh gồm Kinh, Luật, Luận.  Ngày nay chúng ta may mắn học Phật bằng Việt ngữ là do chư Thầy Tổ đã dày công chuyển dịch từ Phạn ngữ, Hán ngữ sang Việt ngữ. Các Ngài đã phân loại và  sắp xếp theo thứ tự bài bản, gồm hai tạng Nam truyền (kinh Nikãya) và Bắc truyền (kinh A-Hàm hay Hán tạng) gọi chung là Đại Tạng Kinh.

Trong vô số những bài kinh cần học hỏi có rất nhiều thuật ngữ khó hiểu, chúng ta cần được đả thông để việc thực hành không bị sai lạc. Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?

    

                 II. PHƯỚC HỮU LẬUVÔ LẬU LÀ GÌ?

Phước hay phúc gọi đầy đủ là phước đức hay phúc đức, là những điều tốt lành gọi chung là kết quả tốt mà hành giả được thừa hưởng trong đời, nhờ những nhân duyên thiện lành đức độ mà người ấy đã tạo ra từ trước.

Lậu nói cho đủ là lậu hoặc, dịch theo âm tiếng Hán. Chữ gốc là Ãsava (Pãli). “Lậu” có nghĩa đen là sự rỉ chảy, rơi rớt, lưu lại, sót lại. “Hoặc” có nghĩa là dơ bẩn, ô uế. Trong giáo lý nhà Phật, hai từ “lậu hoặc” nhằm ám chỉ những chất dơ bẩn, như là dòng máu mủ hôi tanh dơ dáy, không ngừng tươm chảy làm ô nhiễm tâm trí của chúng sanh. Chất dơ bẩn đó là những đam mê ghiền nghiện, những hành vi xấu ác… huân tập từ nhiều đời và tiếp tục tạo thêm ở đời này thông qua sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Khi sáu căn này tiếp xúc với sáu trần, bị sáu trần lôi cuốn khiến con người dễ rơi vào cảnh sa đọa của ngũ dục tạo nghiệp, có xấu có tốt, nhưng đa phần là xấu ác nhiều hơn. Khi thân hoại mạng chung, tùy nghiệp nhân đã tạo, mà phải chịu nghiệp quả trầm luân, lưu lại nhiều đời trong ba cõi sáu đường không thể giải thoát nên gọi là lậu hay lậu hoặc.

Hữu là còn, là có, chỉ cho sự tham ái, dính mắc, chấp thủ, mong muốn có mặt trong đời sống này hay đời sống sau. Vì thế, những gì còn duy trì, còn lưu lại trong Tam giới (Dục giớiSắc giớiVô sắc giới), cái đó mang nghĩa là hữu lậu.

Như vậy, Phước hữu lậu là phước báo mà chúng sanh được hưởng trong đời này hay đời sau. Đó là sự giàu sang phú quý, khỏe mạnh, xinh đẹpthông minhquyền lực, được nhiều người yêu thươngkính trọng v.v… Sự hưởng thụ này tương đương với kết quả của những việc làm thiện lành, đạo đứchiền lương, tử tế, giúp đỡ phục vụ tha nhân của người này từ nhiều đời trước. Những người này, được xem là những người có phước, phước đó gọi là Phước hữu lậu.

Ngược lại một người sanh ra đời với thân thể khiếm khuyết, hoặc vẹn toàn mà thường hay bệnh hoạn. Luôn sống trong hoàn cảnh khốn khó: Suốt ngày đầu tắt mặt tối mà cơm không đủ no, áo không đủ ấm, nợ nần ngày một chồng chất, con cái hư hỏng, gia đình luôn xào xáo phiền muộn  v.v…  Khi khổ sở quá, người này tự đấm ngực than rằng mình thiếu phước hay vô phước. Theo thuyết “Nhân Quả Nghiệp Báo” trong nhà Phật thì cho rằng đó là nghiệp quả xấu do đời sống không có đạo đức ở những kiếp trước, chẳng hạn như có hành vi độc ác hại người, hại vật v.v… nên đời này tái sanh làm người thiếu thốn khổ sở để trả nghiệp cũ. Làm việc tốt thì sẽ hưởng quả tốt tương đương hay nhiều hơn. Làm việc xấu ác thì nhận quả xấu tương đương hay nhiều hơn. Trong kinh dạy rằng “con người thừa tự nghiệp của chính mình gây ra” là như vậy!

Tóm lại, kết quả tốt mà con người được hưởng trong đời sống ở thế gian gọi là Phước hữu lậu. Phước hữu lậu có được là do hành động phục vụ tốt đẹp ích lợi cho đời nhiều hay ít của mình trước kia, mà được hưởng phước thế gian nhiều hay ít của đời này.

Vì là hữu lậu nên phước này vô thườngbiến dịch. Nếu con người chỉ biết hưởng phước mà không lo tu tập tạo thêm phước, thì một ngày nào đó phước sẽ cạn, rồi hết phước. Lúc bấy giờ những quả xấu xuất hiện khiến mình chịu khổ. Cho nên muốn giữ được phước hữu lậuhành giả vẫn phải tiếp tục tu tập theo lời Phật dạy: “Siêng làm việc lành, tránh việc ác, giữ tâm ý trong sạch” để không bị mất phước. Ví như mình gởi tiền vào nhà băng. Nếu không tiếp tục gởi tiền để dành vào trương mục của mình mà cứ rút ra xài mãi thì một ngày không xa, số tiền trong trương mục không còn nữa. Phước hữu lậu cũng thế. Dù là phước thế gian hay phước ở cõi Trời, nó không tuyệt đối vì bị giới hạn.

Người tu Phước vô lậu và Phước hữu lậu đều có những hành vi thiện lành giống nhau, nhưng tâm tư của mỗi hành giả lúc thực hiện thì khác nhau. Cùng một hành động, mà một đằng hướng đến tái sinh hưởng phước hữu lậu vật chất ở tương lai. Một đằng là công đức tu hành, làm lợi ích chúng sanh bằng tâm quảng đại. Khi cần thì làm. Làm xong thì thôi, không dính mắc gì cả. Vô lậu nghĩa là trong sạchtrong sángVô lậu thuộc pháp xuất thế gian nên không bị giới hạn. Đó là cái phước của nội tâm an tĩnhthanh tịnh không còn bị lậu hoặc (phiền nãoquấy rầy.

 

III.  TU PHƯỚC ĐỨC VÀ TU CÔNG ĐỨC

Tu theo ý nghĩa trong nhà Phật là hành động có chọn lựa, là sự hành trì một pháp môn tu tậpTu chính là sửa đổi thân, khẩu, ý của mình ngày một tốt hơnchuyển đổi những ý nghĩ tiêu cực chán nãn sang tích cực vui vẻTừ tâm ý hay việc làm chưa lương thiện chuyển sang lương thiện. Biết kiềm chế lại hành vi trái với đạo đức làm khổ người, khổ mình, mà phải có suy nghĩ hành động đúng theo chân lý, tức đúng với chánh pháp. Tu ở đây không phải là ức chế tâm, hành khổ thân, không phải bắt buộc bản thân phải tuân thủ theo giáo điều này, giáo điều nọ, hầu mong sớm đạt được tiêu điểm đề ra, mà thực chất người tu hành phải có sự sống an lạc hơn, hạnh phúc hơn, lương thiện hơn nhờ vào sự quán chiếu, sửa đổi tâm tánhbuông bỏ những điều xấu ác nếu có của chính mình thì mới đúng.

Tạm hiểu tu là như thế, nhưng trong nhà Phật có đề cập đến hai loại tu. Đó là Tu Phước Đức và Tu Công Đức. Vậy thế nào là Tu Phước Đức và thế nào là Tu Công Đức?

Người tu đạo Phật, tùy theo pháp môn mà tu tậpThí dụ một người quy y Tam Bảo, thọ và giữ giới, đó là tu. Hằng ngày tụng kinhtrì chúniệm Phật đó là tu. Thực tập loại trừ tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến cho chính bản thân mình thì đó là tu. Giữ chánh niệm trong đời sống hằng ngày đó là tu. Thực hành thiền định hay thiền tuệ, đó là tu. Ngoài cộng đồngxã hội thì tham gia làm các việc phước thiện giúp ích người nghèo khổthiên tai, bệnh tật bằng tiền bạc hay công sức của mình… đó là tu.  Tóm lại, những việc làm mang lợi ích cho quần sanh hay tự thân minh, về mặt tinh thần hay vật chất đều được xem là “tu”. Tu tinh thần hay tu vật chất đều có phước.

Về mặt hình thức thì xem như mọi người có thể làm lành lánh dữ  giống nhau, nhưng không phải người nào cũng thực hành với một tâm lý, một ý nghĩa hay một mục đích giống nhau. Do đó phước báo của mỗi người tùy theo trạng thái tâm lúc “tu tập” như thế nào để có Phước đức hay Công đức

Dưới đây là câu chuyện đối thoại nổi tiếng được ghi lại trong Phật sử giữa vua Lương Võ Đế và Tổ Bồ Đề Đạt Ma về Phước đức hay Công đức mà hầu hết các thiền sinh ai cũng biết như sau:

“Vào năm 527 Tây lịch, khi Tổ Bồ Đề Đạt Ma từ Ấn Độ sang Trung Hoa hoằng pháp. Ngài được vua Lương Võ Đế tiếp kiến tại cung điện. Trong lúc bàn luận đạo lý, nhà vua hỏi:

- Trẫm một đời cất chùa, độ tăngbố thícúng dườngđúc chuôngtạo tượng, ấn tống kinh sách, như vậy có công đức gì chăng?

Tổ Bồ Đề Đạt Ma trả lời:

- Những việc làm ấy thực sự không có công đức gì cả!

- Tại sao không công đức?

- Bởi vì những việc vua làm là nhân “hữu lậu”, chỉ có những quả nhỏ trong vòng nhân thiên, như ảnh tùy hình, tuy có nhưng không phải thật.

- Vậy công đức chân thật là gì?

- Trí phải được thanh tịnh hoàn toàn. Thể phải được trống không, vắng lặng, như vậy mới là công đức, và công đức này không thể lấy việc thế gian (như xây chùa, chép kinh, độ tăng)  mà cầu được.”

 Những lời nói của Tổ Bồ Đề Đạt Ma lúc đó thực sự khiến vua Lương Võ Đế không hài lòng,  cũng khiến nhiều người thắc mắc, không hiểu tại sao vua làm nhiều điều lợi ích cho đạo Phật như vậy mà không có công đức gì cả!

Thời gian lâu sau đó, có người nêu lên vấn đề này và được Lục Tổ Huệ Năng dạy như sau: “Quả thực là không có công đức gì cả. Vua Lương Võ Đế vì không biết Chánh pháp, nên lầm hai chữ “Công đức” và “Phước đức”. Những việc làm của vua như cất hàng trăm ngôi chùa, độ tăng chúng tu hành rất đông, thiết trai cúng dườngbố thíđúc chuôngtạo tượng, ấn tống kinh sách… Đó là những việc làm có lợi ích cho mọi người, nhưng là việc làm có trao đổi cầu phúc nên gọi là “Phúc đức” hay “Phước đức”.

Theo lời giải thích trên thì những việc làm của vua Lương Võ Đế cũng có phước, nhưng là Phước đức hữu lậu.

Phước đức có công năng giúp chúng ta ngăn ngừa nghiệp chướngmay mắn, tai qua nạn khỏi, công việc làm ăn được hanh thông, cuộc sống bản thân được hạnh phúc v.v… Phước đức giúp chúng ta giảm thiểu chướng ngại trên đường tu chứ không giúp chúng ta thoát ly khỏi vòng sinh tử luân hồi trong Tam giớiĐức Phật dạy: “Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường”, Phước đức gồm những phước hữu lậu (giàu cóxinh đẹpthông minh, hạnh phúc…) còn gọi là hữu vi, nên vô thường. Vì thế, trong thời gian hưởng phước mà không lo tu tập để tạo thêm phước, thì khi hết phước sẽ thì bị đọa để trả nghiệp xấu.

Còn công đức là công phu tu tậphành trì theo lời Phật dạy hướng đến giác ngộ giải thoát bằng cách giữ gìn giới luậttinh tấn thiền định, phát huy trí tuệCông đức là con thuyền đưa hành giả vượt qua biển khổ tử sinh đến bờ giác ngộĐặc tính của Công đức là vô lậu tức vô vi, hướng đến quả Vô sanh, nó thường hằng và không còn bị trói buộc trong Tam giới nữa.

 

                                                           IV. KẾT LUẬN

Chúng ta tu tập, làm việc thiện lành như bố thícúng dường trai tăng, ấn tống kinh sách và nhiều điều ích lợi khác cho bá tánh với tâm cầu mong được hưởng quả báo lành sau này. Phước chúng ta được hưởng từ những việc làm đó gọi là Phước hữu lậu hay là Phước đức. Đó là Phước thế gian thuộc về Tục đế. Nhưng nếu chúng ta cũng làm những việc thiện lành trên với tâm không cầu mong được tri ânbáo đáp, mà hành động bố thí cúng dường với tâm từ bi vô ngã, chỉ để người được giúp bớt khổ, chỉ để chùa có thêm phương tiện sinh hoạt làm lợi ích cho chúng sanh. Ấn tống kinh sách cho mọi người nghiên cứu mở mang trí tuệ và ngay cả bản thân chúng ta cũng trì tụng học hỏi mở mang kiến thức Phật học, để việc hành trì tu tập của chúng ta đúng với chánh pháp, đúng theo lời Phật dạy. Như vậy việc làm của chúng ta quả thật vừa mang phúc lợi đến cho tha nhân, vừa có lợi cho chính tự thân mình trên con đường tu tâm linh. Đó là chúng ta vừa “Tu Phước Đức vừa Tu Công Đức” và kết quả trên đường tu, chúng ta được hưởng cả hai thứ Phước hữu lậu và Phước vô lậu. Phước hữu lậu sẽ hỗ trợ cho chúng ta trên con đường tu tập hướng đến Vô lậuVô sanh. Phước vô lậu là cái phước vượt ngoài hiện tượng thế gianthoát khỏi Tam giới (Dục giớiSắc giớiVô sắc giới). Vì vô lậuvô vi nên nó thường hằng bất biến, thuộc về Chân đế. Đó chính là công đức mà hành giả có được. Công đức này chính là trạng thái nội tâm thanh tịnhvắng lặng tỉnh thứctrí huệ khai mở, có chánh tríchứng ngộ Niết-bàn, tức giác ngộ giải thoát vậy!

 

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Thiền thất CHÂN TÂM- July 13-2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 99)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 129)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 132)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 146)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 182)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 228)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 216)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 230)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 222)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 259)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 241)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 209)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 156)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 184)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 207)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 293)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 302)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 385)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 358)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 337)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹp và lương thiện hơn.
(Xem: 347)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 603)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 573)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 847)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 444)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 677)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 496)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 472)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 384)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 503)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 464)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 651)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 448)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 851)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 573)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 579)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 966)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 679)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 573)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 872)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 544)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 677)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 650)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 624)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 641)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 640)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
(Xem: 534)
Ajaan Dune Atulo (1888-1983) sinh ngày 4 tháng 10/1888 tại làng Praasaat, huyện Muang, tỉnh Surin. Năm 22 tuổi ngài xuất gia ở tỉnh lỵ.
(Xem: 708)
Đức Phật là đấng Toàn giác, bậc trí tuệ siêu việt. Càng hiểu Phật phápcuộc đời, ta càng thấy những gì Đức Phật dạy là vô cùng đúng đắn.
(Xem: 1017)
Một cá nhân hay đoàn thể đệ tử Phật thực sự có tu tập giới-định-tuệ thì được mọi người kính trọng; sống hòa hợp, nhẫn nhịn, không tranh chấp đấu đá lẫn nhau chắc chắn được mọi người thương mến.
(Xem: 1197)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, khi đêm đã qua, vào lúc trời vừa sáng, Đức Thế Tôn đắp y mang bát vào nước Xá-vệ. …
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant