Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài Cảm Nghĩ Về Bản Di Chúc Của Hòa Thượng Thích Như Điển

23 Tháng Tám 202216:29(Xem: 2494)
Vài Cảm Nghĩ Về Bản Di Chúc Của Hòa Thượng Thích Như Điển
Vài Cảm Nghĩ Về Bản Di Chúc
Của Hòa Thượng Thích Như Điển

Phù Vân


thich-nhu-dien


Hằng năm vào ngày 28 tháng 6 lần lượt mỗi chùa tại Đức tổ chức sinh nhật cho Hòa Thượng Phương Trượng Tổ đình Viên GiácChúng tôi có phần ngạc nhiên, năm nay theo Thư mời Sinh nhật của Hòa Thượng lại có thêm mục công bố nội dung bản Di Chúc của Hòa Thượng Phương Trượng. Lễ Sinh nhật thì chúng Phật tử đều có thể tham dự; nhưng công bố Di Chúc của Hòa Thượng có liên quan về Truyền thừa và phương pháp tu học của môn phái, theo thiển nghĩ của chúng tôi, thì chỉ có thành phần Chư Tôn Đức Tăng Ni đệ tử của Hòa Thượng tham dự là cần thiết mà thôi.

     Thế nhưng trong buổi lễ lúc 11 giờ 15 phút ngày 28.6.2022, Hòa Thượng đã tuyên đọc bản Di Chúc đầu tiên được lập ngày 17 tháng 10 năm 2007 và bản Di Chúc lần thứ hai, có chút ít điều chỉnh, được lập ngày 8 tháng 8 năm 2008. Cả hai bản Di Chúc này đều viết bằng tiếng Đức, có hai đệ tử làm nhân chứng và được công chứng tại văn phòng Chưởng Khế (Notar) và Tòa Án Hannover. 

 

     Chúng tôi xin tóm lược nội dung của Chúc Thư gồm có những điểm chính như sau:

     1.- Chùa Viên Giác tại Hannover cũng như các tự viện khác ở Đức, Ý, Đan Mạch, Phần Lan, Nga… thuộc phái Thiền Chúc Thánh tại Hội An, tỉnh Quảng Nam; nhưng lại chuyên về pháp môn Tịnh Độ hơn là về Thiền hay về Mật.

     2.- Chùa Viên Giác tinh chuyên hai thời công phu sáng chiều và hành trì 4 quyển  Luật Tiểu và Luật Đại  theo truyền thống Phật Giáo Việt Nam.

     3.- Chùa Viên Giác chủ trương hành trì theo Pháp Tu Lạy Phật- mỗi chữ kinh một lạy, để sám hối tội căn trong nhiều đời nhiều kiếp. Hòa Thượng mong mỏi chư Tăng, Ni, Phật tử tiếp tục giữ truyền thống này khi Hòa Thượng không còn trên cõi đời này. 

     4.- Vị trụ trì chùa Viên Giác phải là chư Tăng chứ không phải là chư Ni; về sở học và sở tu phải có bằng cấp Phật học hay các phân khoa khác tối thiểu phải tương đương với cấp Cử nhân… Khi còn sinh tiền Hòa Thượng là người công cử trụ trì và khi Hòa Thượng viên tịch thì lấy pháp lý là Chi Bộ để điều hành Phật sự. Người được ủy truyền trong việc liên hệ với các cơ quan chính quyền, nhà thương hay ngân hàng do ĐĐ Thích Hạnh Giới đảm nhiệm.

     5.- Gia đình hay thân nhân của Hòa Thượng không ai có quyền đòi hỏi về quyền lợi thừa hưởng tài chánh của Tam Bảo, dầu đứng dưới tên của Hòa Thượng.

     6.- Sách vở của Hòa Thượng đã viết và dịch từ ngôn ngữ khác ra tiếng Việt đều không giữ bản quyền. Trong tương lai nếu ai muốn xiển dương Phật pháp đều được phép ấn hành vì mục đích chung, chứ không vì tư lợi riêng là được.

     7.- Những món nợ dưới tên của Hòa Thượng mượn cho chùa Viên Giác thì người kế tục trụ trì tiếp tục lấy từ tiền bảo hiểm để trả cho chủ nợ. Ngoài ra số tiền của chùa Viên Giác cho các chùa tại Pháp và một số chùa khác trên thế giới, cũng như cho một số cá nhân mượn thì các đệ tử của Hòa Thượng có quyền đòi lại để lo cho chùa Viên Giác.

     8.- Chùa Viên Giác là ngôi Tổ Đình của môn phái Chúc Thánh tại Đức cũng là trụ sở của Chi Bộ Giáo Hội PGVNTN tại Đức và một số cơ sở liên hệ khác tại Đức cũng như các nơi khác là cơ sở chung của Giáo Hội tại Đức, chứ không phải là tài sản riêng của bất cứ một vị nào.

     9.- Khi Hòa Thượng có bệnh duyên mà phải sống đời sống thực vật, thì xin dừng ngay thức ăn trong vòng nhiều ngày để Hòa Thượng ra đi thanh thản; không cần phải nói câu: “còn nước còn tát“. Nhục thân của Hòa Thượng sẽ được hỏa thiêu; sau khi thiêu xong, xin chia ra làm năm (5) hủ đựng tro. Nơi nào thuận duyên thì mang về thờ tự hay xây tháp, hoặc rải xuống sông, biển v.v... là tùy theo nhân duyên. Khi Hòa Thượng vĩnh viễn ra đi Giáo Hội PGVNTN Âu Châu và Đức Quốc sẽ là Ban Tổ Chức, tử đệ xuất gia chỉ lo vấn đề tứ sự cúng dường và các nghi lễ do Môn Phái Chúc Thánh cử hành.

   

  Trên đây là 9 điểm chính yếu được Hòa Thượng ghi trong bản Di Chúc. Nếu sau nầy có gì cần thêm bớt Hòa Thượng sẽ làm tờ Di Chúc khác.

 

     Trong phần đóng góp ý kiếnThượng Tọa Hạnh Bảo, đệ tử của Hòa Thượng, trình bày rằng Sư Phụ có nhiều đệ tử xuất gia Đông-Tây-Nam-Bắc (Đông Âu-Tây Đức-Người miền Nam-Người miền Bắc) mà sao qua các đời trụ trì chùa Viên Giác Sư Phụ đều chọn toàn là người Tây (quý Thầy Hạnh Tấn, Hạnh Giới, Hạnh Bổn, Hạnh Định đều là thuyền nhân miền Nam định cư tại Tây Đức). Trong bản Di Chúc không thấy Sư Phụ ghi rõ thêm một số điều kiện thì lỡ sau này khi Sư Phụ viên tịch thì e rằng không tránh khỏi có sự phân hóa giữa huynh, đệ, tỷ, muội; hay có thể phân chia vùng miền…

     Hòa Thượng ân cần nhắc lại điều thứ 4 của bản Di Chúc và giải thích thêm, vị thế của chùa Viên Giác luôn giữ phần quan trọng, từ trước vốn là cơ sở của Giáo Hội PGVNTN Đức, nay lại là cơ sở chính của Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời của Giáo Hội PGVNTN Quốc Nội và Hải Ngoại. Vì vậy, vị trụ trì chùa Viên Giác phải là vị Thầy có đạo hạnh và có học vị cao, biết nhiều ngoại ngữ để giao dịch với cơ quan chính quyền bản xứ hay để đón tiếp các phái đoàn quốc tế. Vị nào có khả năng và tư cách thì vị ấy được công cử, không nhất thiết phải là Đông-Tây hay Nam-Bắc.

     Chúng tôi còn nhớ chủ trương của Hòa Thượng, ngay từ ban đầu Hòa Thượng nhận thấy đệ tử nào có khả năng học vấn, thì Hòa Thượng tạo điều kiện gởi đi học hay tu học ở Ấn ĐộTrung QuốcĐài Loan, Hoa Kỳ… cũng như Hòa Thượng đã cấp học bổng cho các Tăng Ni Việt Nam từ các nước khác, nhằm đào tạo Tăng Ni tài giỏi trở về phục vụ cho quốc độ của họ. Những đệ tử khác cũng được Hòa Thượng cử nhiệm đi làm trụ trì tại các chùa hay tu viện ở các nơi; hoặc ở lại chùa phụ giúp cho vị trụ trì như đảm trách Trang nhà Viên Giác, hay làm Tri Sự trông coi mọi việc trong chùa… Dù ở nơi nào, ở vị trí nào quý Thầy Cô đều có thể phục vụ đạo pháphộ trì Tam Bảođộ trì cho chúng sanh được cả. Chúng tôi nghĩ, quý Thầy Cô đã vượt qua vòng chấp ngã; đã biết sống hòa hợp Tăng đoàn, sống trong lục hòa, sẽ không có sự tranh chấp, phân hóa…

     Có lẽ sự quan tâm lớn của huynh, đệ, tỷ, muội là khi Sư Phụ không còn trên cõi đời này thì việc chọn vị trụ trì cho Tổ Đình Viên Giác sẽ là vấn đề nan giải. Theo thiển ý, trước khi mãn nhiệm Ban Chấp Hành của Chi Bộ GHPGVNTN Đức sẽ gởi Thư Mời đến tất cả Tăng Ni của các chùa, tự viện họp lại để bầu vị trụ trì chùa Viên Giác đúng theo những yếu tố đã được ghi trong Bản Di Chúc và Bản Nội Quy của Chi Bộ để bầu lại Ban Chấp hành mới, trong đó vị tân trụ trì Viên Giác là Chi Bộ Trưởng. Phương thức bầu cử này có tính dân chủ, hợp tình, hợp lý và chắc chắn mọi người sẽ hài lòng hoan hỷ.

     Ngoài ra bên Ni cũng có vài ý kiếnNi Sư Minh Hiếu xác định chư Ni hứa chắc chắn bất cứ lúc nào cũng hoan hỷ phối hợp hành động cùng với chư TăngSư Bà Diệu Phước cũng đề nghị khi quý Thầy do nhân duyên nhận thí phát xuất gia cho một nữ đệ tử, rồi gởi qua cho Chư Ni giáo dưỡng thì tâm trạng chung của Sa Di Ni này thường „thân ở chùa Ni mà tâm lại hướng về chùa Sư Phụ“, nên thân tâm không ổn định để tu học. Do vậy Sư Bà và Ni Sư Minh Hiếu đề nghị, chư Tăng chỉ nhận quy y cho nữ thí chủ, còn thí phát xuất gia xin chuyển cho chư Ni phụ trách, vì vấn đề giới luật Ni – đặc biệt là Sa Di Ni không thể ở chung với chùa Tăng được.

     Tiếp theo Hòa Thượng công bố quyết định cử Đại Đức Thích Hạnh Giới có trách nhiệm quan hệ giải quyết mọi vấn đề liên quan về pháp lý (hành chánh, tài chánh, luật pháp) đối với các cơ quan chính quyền liên hệ bởi Đại Đức Hạnh Giới đã rành rõi mọi thủ tục sau 10 năm trụ trì chùa Viên Giác. Với cơ quan công quyền họ chỉ dùng lý chứ không dùng tình huynh hay đệ, tỷ hay muội được. Những điểm này Hòa Thượng đã ghi rõ bên di chúc bằng tiếng Đức có Chưởng Khế và Tòa Án công chứng rồi. Hòa Thượng nhắc Thầy Hạnh Giới (trách nhiệm pháp lý) và Thầy Hạnh Định (trụ trì chùa Viên Giác) sau buổi lễ gặp Hòa Thượng để Hòa Thượng cho biết số tài khoản riêng và tài sản của Giáo Hội PGVNTN Đức Quốc.

 

     Sau cùng, chúng tôi không nghe ai có ý kiến về điều thứ 3 trong bản Di Chúc về „Pháp môn lạy Phật – mỗi chữ một lạy“ của chùa Viên Giác mà Hòa Thượng mong mỏi Chư Tôn Đức Tăng Ni của các chùa hay tự viện khác tiếp tục noi theo để pháp môn tu tập này trở thành „truyền thống“ tại Đức! Theo chúng tôi biết, chỉ có chùa Viên Giác từ mấy mươi năm qua đã hành trì liên tục pháp môn này, còn các chùa hay tu viện khác thì chúng tôi ít nghe nhắc đến!

     Trong điểm thứ 9, Hòa Thượng có ghi rõ khi Hòa Thượng có bệnh duyên phải sống đời thực vật thì xin chấm dứt dùng thức ăn hay các phương thức duy trì dưỡng sinh nhân tạo khác để kéo dài sự sống, vì chấm dứt cuộc sống vô tri vô giác là phương cách tốt nhất để giải thoát cho bản thân, cho thân nhân.

     Về cuộc sống thế tụcchúng tôi cũng đã chuẩn bị xong bản „Ủy Thác của Bệnh nhân“ bằng tiếng Việt và tiếng Đức „Patientenverfügung“. Bản này có nội dung là khi phải sống cuộc sống thực vậtchúng tôi mong muốn được ra đi trong nhân phẩmBác sĩ, điều dưỡng viên và thân nhân không áp dụng và duy trì dưỡng sinh nhân tạo, không áp dụng các phương pháp hồi sinh cấp cứu để kéo dài và duy trì mạng sống. Trong hai bản Ủy Thác này, tiếng Việt và tiếng Đức, các con của chúng tôi đều đồng ý ký tên để khỏi tranh cãi sau này và bác sĩ cũng không bị rắc rối về vấn đề pháp lý. Cẩn thận hơn, chúng ta có thể đến cầu chứng tại văn phòng Chưởng Khế.

     Sau buổi lễ chúng tôi nghĩ, những lời giải thích của Hòa Thượng Phương Trượng cũng đã giải tỏa được một số thắc mắc hay thầm trách rằng Hòa Thượng là người trọng bằng cấp, phân biệt Đông-Tây-Nam-Bắc. Còn đối với những người không bao giờ hài lòng với hoàn cảnh hiện tại, vốn có tánh kiêu mạn, luôn mang tâm phân biệttranh giành được thua thường rì rầm, nhỏ to, than phiền, trách cứ nhằm hạ phẩm hạnh và uy tín của kẻ khác. Là người, dù Tăng hay tục, chúng ta cũng nên quán chiếu tự tâmý thức trách nhiệm của mình để không gây ra phân hóa nội bộ Tăng đoàn và quần chúng Phật tử.

     Chúng tôi mạo muội ghi lại những cảm nghĩ riêng tư, nếu có điều gì bất kính hay khiếm khuyết, xin thành tâm sám hối.

     Nam Mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.

 

Phù Vân

(30.6.2022)

 

    Chi chú: Chi tiết về lễ Thọ Sa Di của chú Đồng Kiên/Thông Định ở Phần Lan và lễ thọ Sa Di Ni của cô Đồng Nghiêm/Thông Nghiêm ở Pháp (từ 9 giờ) và sau cùng là buổi tiệc sinh nhật của Hòa Thượng (từ 12 giờ) quý độc giả có thể tìm đọc thêm trong Tin Phật Sự do Hoa Lan Thiện Giới ghi.

(Trích từ: Viên Giác Số 250 Tháng 8 Năm 2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3599)
“Này Cunda, nếu những gì thuộc quá khứhư vọng, không thật, không có lợi ích, Như lai không trả lời.
(Xem: 3763)
Sống trong thế giới đầy biến động của đại dịch COVID-19 bùng phát, mới thấy sự hiện hữu của con người trong mối tương quan
(Xem: 2900)
Khi Đức Phật còn hiện hữu cõi Ta-bà, chúng đệ tử xuất gia sống thanh tịnh, hòa hợp thành một thể thống nhất,
(Xem: 2679)
Ngoài Danh và Sắc, phần tâm linh và phần vật chất, là hai thành phần cấu tạo chúng sanh, Phật Giáo không chấp nhận
(Xem: 3190)
Ajhan Chah nói rằng nếu bạn muốn chuyển hóa tâm, bạn phải biết và chuyển hóa trái tim. Và khi thực hành bạn cảm thấy không thoải mái, muốn bỏ cuộc, đó là khi bạn biết mình đang đi đúng đường.
(Xem: 3680)
Giã từ cõi mộng điêu linh Tôi về buôn bán với mình phôi pha.
(Xem: 3287)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 3355)
Những rộn ràng họp hội mấy giờ trước đã lắng xuống. Tiếng nói, giọng cười ai đó, đã tan vào hư không.
(Xem: 2953)
Học pháp là công việc quan trọng của người con Phật nếu muốn đạt được mục đích tối hậu của sự giải thoát.
(Xem: 3428)
Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.
(Xem: 3774)
Pháp mang lại an bình, là nơi trú ẩn và hạnh phúc cho thế gian. Nếu thế giới bị tước đoạt Pháp, chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ sự bình an nào ở đâu cả.
(Xem: 3604)
Vô Tầm Vô Tứ Định là nền tảng cơ bản của tất cả các loại Định trong Thiền Phật Giáo gồm chung cả ba hệ: Nguyên Thủy, Phát Triển và Thiền Tông.
(Xem: 3598)
Thiểu Dục là muốn ít; Tri túc là biết đủ. Muốn ít là đối với cái chưa có, mà vì nhu cầu, mong cho có.
(Xem: 2948)
Nói đến “Tâm” ai ai cũng hiểu được liền liền, nhưng đi sâu vào vấn đề là việc khác. Theo tôi được biết có nhiều người thường nói “Tâm” là (trái tim) có gì đâu mà diễn bày.
(Xem: 3592)
Theo nhà Phật thì trong kiếp này, có người “ở hiền” nhưng lại không được “gặp lành”, nguyên nhân là bởi họ phải “trả” những thứ đã “vay” ở trước đó!
(Xem: 3114)
Bồ tát là người tu tánh Không, ở trong tánh Không nhưng có lòng bi khi thấy chúng sanh vì không biết tánh Không nên điên đảo vọng tưởng
(Xem: 3628)
Kính số 52 Bát Thành có đoạn viết về sơ thiền một cách ngắn gọn như sau: “Ở đây, này Gia chủ, Tỷ-kheo ly dục, ly bất thiện pháp chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, có tầm, có tứ”
(Xem: 3440)
Lời cầu nguyện được đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn của Tây Tạng sáng tác, Vinh Danh và Nguyện Cầu Tam bảo Đại Bi: Đức Phật, Giáo Huấn, và Cộng Đồng Tâm Linh.
(Xem: 3422)
Cổ nhân có câu “họa tòng khẩu xuất” như muốn cảnh tỉnh, khuyên răn người đời chớ để cho cái miệng mình nói năng tùy tiện, lung tung mà có lúc tự rước họa vào thân!
(Xem: 3860)
Từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, có thể ai cũng từng được nghe những câu nói đại loại như: “Nếu không nói được gì tốt đẹp thì tốt nhất nên im lặng”.
(Xem: 3932)
Nếu kẻ nào cố ý tạo nghiệp, Ta nói rằng kẻ ấy phải thọ lấy quả báo. Hoặc thọ ngay trong đời hiện tại, hoặc thọ vào đời sau.
(Xem: 3305)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3638)
Đức Phật khuyên ta mỗi ngày cần quán tưởng đến năm điều. Tất cả chúng ta đều biết những điều ấy, nhưng ta thường dễ quên.
(Xem: 3342)
Chủ đề khá nhạy cảm đã dẫn dắt vô số người trong quá khứ cũng như hiện tại; Phật tử cũng như tín đồ các Tôn giáo hiện nay ...
(Xem: 3161)
Trong Kinh Như Thị Ngữ (Itivutthaka), Đức Phật nói: "Tất cả những công đức mà ta thực hiện ở trên đời góp lại cũng không bằng công đức của sự thực tập Từ Quán.
(Xem: 3203)
Nếu bị người khác làm tổn thương, bạn vẫn cần yêu thương họ, nếu người khác khi dễ bạn, bạn phải tha thứ cho họ đấy gọi là rộng kết duyên lành.
(Xem: 4615)
Tuệ Trí của Đức Đạt Lai Lạt Ma là một phần trích từ xuất bản trước đó của quyển Năng lực của Từ bi
(Xem: 3574)
Quán niệm vô thường là một trong những nội dung tu tập căn bản của người Phật tử. Mọi sự mọi vật quanh ta luôn vận động, biến đổi từng phút, từng giây.
(Xem: 3125)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập” với những...
(Xem: 4466)
Bụt đã từng sống với hàng ngàn vị khất sĩ túc trực xung quanh. Bụt cũng đi, cũng ngồi, cũng ăn cơm với những vị nam và nữ khất sĩ khác nhưng Ngài luôn an trú trong sự tĩnh lặng.
(Xem: 3390)
Chúng ta ai ai cũng biết, trong cuộc sống hiện tại đương thời, bây giờ là thời buổi khoa học đương thời đi lên.
(Xem: 3990)
Căn bản đời sống của chúng ta là đi tìm sự hạnh phúc và tránh né sự khổ đau, tuy nhiên điều tốt nhất mà ta có thể làm cho chính bản thân
(Xem: 4557)
Theo quan niệm của Phật giáo, Khổ (zh. 苦, sa. duḥkha, pi. dukkha) là cơ sở quan trọng của Tứ Diệu Đế.
(Xem: 3812)
Thoạt nhìn thì tánh Khôngtừ bi có vẻ ngược hướng nhau, vì tánh Không nhắm đến một thực tại tuyệt đối còn từ bi thì lại hướng về một thế giới và chúng sanh vô thường, tương đối.
(Xem: 3277)
Trong nền văn hóa của chúng ta, mọi người rất khó khăn để hướng sự yêu thương tử tế đến với chính bản thân họ.
(Xem: 3529)
Ngồi lắng lòng lại để cảm nhận từng hơi thở trong ta, nghe những thanh âm của cuộc sống và nghĩ về cuộc đời của những người ngoài kia,
(Xem: 3109)
Trong xã hội Ấn Độ thời cổ đại, vị trí người phụ nữ hãy còn thấp kém. Tôn giáo và các giáo phái đương thời không đồng tình cho người nữ xuất gia.
(Xem: 3309)
Trong đời sống thường nhật, nếu muốn được tự do tự tại tất phải thực hiện bằng được hai nguyên tắc “thiểu dục” và “tri túc”.
(Xem: 3803)
Theo lời Phật dạy, nhân quả là một định luật mang tính tất yếu. Gieo nhân lành thì được hưởng quả lành, tạo nhân ác thì chịu quả báo ác.
(Xem: 3787)
Phật dạy: “Không có gì là ngẫu nhiên”. Dường như nó cũng là một sự sắp xếp tưởng như vô tình mà lại hữu ý để loài người nhận ra những điều quan trọng, điều gì đó lớn hơn con virus...
(Xem: 3352)
Đã có quá nhiều bài trên các trang mạng nói đến chính giáotà giáo. Đứng góc độ nào để phân biệt chính và tà?
(Xem: 3247)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3213)
“Lại nói: Ta vừa khởi một tâm thì nó đã thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa khởi mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở tại chỗ nào.
(Xem: 3146)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
(Xem: 3596)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
(Xem: 3401)
Muốn ít và biết đủ tiếng Hán gọi là “Thiểu dục-Tri túc”. Đây là hai khái niệm Phật học được đề cập nhiều trong Kinh tạng, Luật tạng cũng như trong Tạng vi diệu pháp.
(Xem: 3400)
Một người khi sắp mạng chung, hành trang để đi đến đời sống khác chắc chắn không phải là tiền bạc, danh vọng mà đó chính là nghiệp thiện hay ác của chính mình.
(Xem: 3469)
Dzongsar Khyentse Rinpoche lấy phim làm một ví dụ cho lời dạy của Đức Phật về luân hồi, niết bànbản thân đời sống.
(Xem: 3962)
Đức Phật nói rằng không thể có một đời sống tâm linh chân chính nếu không có một trái tim rộng lượng.
(Xem: 3431)
Giữa tâm điểm đại dịch COVID-19 diễn ra một cách phức tạp trong đời sống thực tiễn không chỉ ở nước ta mà khắp cả các nước trên hành tinh này,
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant