Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nếu KhôngTánh Không, Tất Cả Pháp Chẳng Thành

29 Tháng Chín 202317:20(Xem: 1338)
Nếu Không Có Tánh Không, Tất Cả Pháp Chẳng Thành

Nếu KhôngTánh Không,  Tất Cả Pháp Chẳng Thành

Nguyễn Thế Đăng

 
tanh khong


Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định. Có một câu khẳng định đến mức tuyệt đối khiến chúng ta có thể ngạc nhiên. Trong bài này chúng tasẽ tìm hiểu về câu nói ấy.

 

14.   Bởi vì có nghĩa Không,
Nên tất cả pháp được thành.
Nếu không có nghĩa Không
Tất cả pháp chẳng thành.
(Dĩ hữu Không nghĩa cố,

Nhất thiết pháp đắc thành.
Nhược vô Không nghĩa giả,
Nhất thiết tắc bất thành)

(Quán Tứ Đế, XXIV, câu 14).

1/ Tại sao không có tánh Không thì sẽ không có gì cả?

Các pháp, các sự vật, các hiện tượng được cấu thành là do nguyên lý duyên sanh, nghĩa là do nhiều nhân duyên hợp lại mà thành. Sự kết hợp này chỉ là tạm thời. Hơn nữa chính các nhân duyêncũng thay đổi, vô thường. Thế nên những thí dụ trong đạo Phật về sự vật là “giống như ba cây lau gác lên nhau”, “không có lõi cứng như cây chuối”, “như bọt nước, như sương, như tia chớp”…

Sự vật cho đến con người đều do duyên sanh, nghĩa là không có cốt lõi cứng chắc, không có thực chất, không có tự tánhvô tự tánhVô tự tánh là một nghĩa của tánh Không.

Một sự vật, tự riêng nó, đều do nhiều bộ phận hợp lại mà thành. Những bộ phận ấy phải nương dựa được lẫn nhau. Tính cách nương dựa lẫn nhau, tùy thuộc lẫn nhau (interdependent) chính là nghĩa duyên sanh. Chẳng hạn, một cái bàn để được cấu thành phải có đầy đủ bộ phận, mặt bàn được bào láng, bốn chân, đinh vít, keo dán gỗ…, nếu thiếu một bộ phận nó không thành cái bàn. Về những yếu tố ở ngoài cái bàn, nó còn tùy thuộc vào những sự vật khác: mặt phẳng sàn nhà, một căn phòng che mưa nắng, có điện… Và nó cũng tùy thuộc vào người sử dụng, để làm bàn ăn, bàn nước, hay bàn làm việc. Tóm lại để một cái bàn thành một cái bàn, nó phải nương dựa vào rất nhiều cái khác để tồn tại. Sự nương dựa lẫn nhau, tùy thuộc lẫn nhau này là duyên sanh.

Tùy thuộc vào nhau để hiện hữu, nghĩa là không thể độc lập, tự đứng một mình (independent). Điều này được gọi là không có lõi cứng, trống rỗng, không có tự tánh (tánh riêng), vô tự tánh, là tánh Không.

Như vậy, bất cứ sự vật, con người nào để được cấu thành, để được hiện hữu, đều phải nhờ vào (“bởi vì”, “”, theo nguyên văn Trung luậnduyên sanh vô tự tánh, nhờ vào, nhờ có tánh KhôngTánh Khôngvô tự tánh là điều kiện căn bản cho các pháp vô tự tánh được thành. Nếu không có vô tự tánh hay tánh Không thì chẳng có pháp nào được thành, vì các pháp được thành trên căn bản vô tự tánh. Thế nên, luận nói, “Bởi vì có tánh Không, nên tất cả pháp được thành. Nếu không có tánh Không tất cả pháp đều chẳng thành”.

Có thể hỏi, “bởi vì, nhờ có tánh Không nên tất cả pháp được thành, thế thì có phải tánh Không sanh ra các pháp hay không?”

Trả lời vắn tắttánh Không không sanh ra các pháp, vì tánh Không là vô sanh. Nhưng các pháp duyên sanh lẫn nhau mà có, nên các pháp muốn được sanh ra thì phải nhờ tính chất duyên sanhvô tự tánh, nghĩa là nhờ tánh Không mà sanh ra. Như thế, tánh Không là vô sanh nên không bị nhiễm ô chút nào bởi các sự sanh ra của những nhân duyên, của những nghiệp duyên.

Nhưng sự sanh ra của các pháp thực chất là duyên sanhvô tự tánh nên sự sanh ra của tất cả các pháp đều là vô tự tánh, là tánh Không. Kinh nói “sắc tức là Không”, nghĩa là sự sanh ra của sắc là tánh Khôngvô tự tánh, thật ra là vô sanh.

2/ Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối

Cũng trong chương Quán Tứ Đế này, có những câu nói về chân lý tương đối (thế tục đế) và chân lýtuyệt đối (chân đếđệ nhất nghĩa đế):

8. Chư Phật nương hai đế
Vì chúng sanh thuyết pháp
Một là thế tục đế
Hai, đệ nhất nghĩa đế.

9. Nếu người chẳng thể biết
Phân biệt nơi hai đế
Thì với Phật pháp sâu
Chẳng biết chân thật nghĩa.

10. Nếu chẳng nương tục đế
Chẳng đắc đệ nhất nghĩa
Chẳng đắc đệ nhất nghĩa
Ắt chẳng đắc Niết bàn.

(8. Chư Phật y nhị đế

Vi chúng sanh thuyết pháp
Nhất dĩ thế tục đế
Nhị đệ nhất nghĩa đế.

9. Nhược nhân bất năng tri
Phân biệt ư nhị đế
Tắc ư thâm Phật pháp
Bất tri chân thật nghĩa.

10. Nhược bất y tục đế
Bất đắc đệ nhất nghĩa
Bất đắc đệ nhất nghĩa
Tắc bất đắc Niết bàn. )

Chân lý tương đối và quy ước (thế đế) là sự thật tương đối mà người ta dùng hàng ngày, cái bàn, cái cây, ngọn núi, dòng sông… Với đạo Phật thì tóm gọn lại thành những yếu tố căn bản của con người: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý…

Đức Phật dựa vào những chân lý tương đối và quy ước của thế gian để giảng dạy chân lý tuyệt đốiTóm lạichân lý tương đối là danh và tướng và chân lý tuyệt đối là bản tánh của các sự vật, bản tánh của danh và tướng.

Chân lý tương đối là sắc, thanh, hương… và chân lý tuyệt đối là bản tánh của chúng, tức là tánh Không.

Nương vào tục đế là các sự vật để chứng đắc được bản tánh của chúng là tánh Không, hay đệ nhất nghĩa đế. Trong câu 10 ở trên, luận nói rõ đệ nhất nghĩa đế là Niết bàn. Như thế tánh Không là chân thật nghĩa, là đệ nhất nghĩa đế, là Niết bàn.

Với Trung luận nói riêng và hệ thống kinh Bát nhã ba la mật đa nói chung, người ta không tìm kiếmtánh Không đệ nhất nghĩa đế ở ngoài thế đế là các sự vật, ngoài tâm thức mình cùng các ý tưởngvà phiền não của nó. Người ta không tìm để thấy tánh Không ngoài sắc, thọ, tưởng, hành, thức, sắc thanh hương vị xúc pháp, vì như Bát nhã tâm kinh nói, “sắc tức là Không, Không tức là sắc. Thọ tưởng hành thức cũng lại như vậy”. Cũng như người ta có thể tìm thấy đại dương ngay trong những làn sóng, vì cả hai cùng một tánh nước.

Để thấy tánh Khôngsự thật vô tự tánh của tất cả các pháp, gồm cả của tâm thức, người ta phải thấy sự thật vô tự tánh của mọi sự. Để thấy đệ nhất nghĩa đế tánh Không, người ta phải thấy sự vô tự tánh của tất cả thế đế.

Thấy sự vô tự tánh của thế đế, đó là tánh Không. Rồi an trụ miên mật trong cái thấy tánh Không ấy, đó là thực hành Trí huệ Bát nhã ba la mật.

 

3/ Trong Trung luận và trong Hồi tránh luận, ngài Long Thọ không chỉ nói đến tánh Không mà còn nhấn mạnh đến Trung đạo:

Pháp do các nhân duyên sanh
Ta nói tức là Không
Cũng tức là giả danh,
Cũng là nghĩa Trung đạo.
(Chúng nhân duyên sanh pháp

Ngã thuyết tức thị Không
Diệc vi thị giả danh
Diệc thị Trung đạo nghĩa)

Trung luận, quán Tứ đế, câu 18.

Con đảnh lễ Đức Phật
Đại trí huệ vô thượng
Dạy tánh Khôngnhân duyên sanh
Cùng Trung đạo, là một.
(Không tự thể nhân duyên

Tam nhất Trung đạo thuyết
Ngã quy mạng lễ bỉ
Vô thượng đại trí huệ).

Hồi tránh luận, câu chót.

Cả hai bài kệ đều nói duyên sanhtánh Không và Trung đạo là một, không khác nhau. Vậy Trung đạo là gì?

Trung đạo là “sắc tức là Không”, nhưng không phải phá hoại sắc để có Không. Sắc vẫn tự là sắc, nhưng sắc tức là Không. Không phải phá hủy sắc để thành Không, thế nên có câu tiếp, “Không tức là sắc”. Trung đạo không phải là thu sắc về Không, cũng không phải Không là không có sắc.

Thế đế là sắc, thọ, tưởng…, sắc, thanh, hương, vị… Thế đế nếu không bị phiền não che chướng, các vọng tưởng thêm vào, các đặt tên để cường điệu theo cảm xúc, thì các pháp ấy được thấy “đúng như thật”, “y như chúng là”. Khi ấy Trung luận và các kinh gọi đó là “thật tướng của các pháp”.

7. Thật tướng của các pháp
Tâm hànhngôn ngữ dứt
Vô sanh cũng vô diệt
Tịch diệt như Niết bàn.
(Chư phápthực tướng giả

Tâm hành ngôn ngữ đoạn
Vô sinh diệc vô diệt
Tịch diệt như Niết bàn).

Trung luận, Quán về pháp, XVIII

Thế đế không bị phiền não nhiễm ô chính là thật tướng của các pháp, là đệ nhất nghĩa đế, là Niết bàn.

Cho nên không lìa ngoài thế đế, lìa ngoài sanh tử mà riêng có Niết bàn:

10. Chẳng lìa ngoài sanh tử
Mà riêng có Niết bàn
Nghĩa thật tướng như vậy
Cớ sao lại phân biệt?
(Bất ly ư sanh tử

Nhi biệt hữu Niết bàn
Thực tướng nghĩa như thị
Vân hà hữu phân biệt?

Trung luận, Quán về trói - mở, XVI



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1753)
Phật phápgiáo lý của Đức Phật. Gọi là giáo lý tức là nhằm chỉ đến giáo dục với tất cả các phạm trù
(Xem: 2334)
Con người vĩ đại đó, tấm lòng trí tuệ đó, phương pháp giáo dục siêu việt đó của đức Phật đã khiến muôn nghìn trái tim của nhân loại hướng về Ngài
(Xem: 2042)
Định hướng tư tưởng là một vấn đề vô cùng quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người.
(Xem: 1826)
Ngược dòng lịch sử hơn 2.500 năm về trước ở xứ Ấn Độ, trước khi Đức Phật ra đời, nơi đây đã đơm hoa kết trái nhiều hệ tư tưởng khác nhau.
(Xem: 2404)
Con người sinh ra đời, sống và lớn lên trong gia đình được ấp ủ bởi tình thương của cha mẹ, tình anh chị em, tình bà con dòng họ.
(Xem: 1992)
Phải học kinh điển một cách khôn ngoan. Chúng ta biết rằng hơn 400 năm sau khi Bụt nhập diệt, kinh điển mới được chép thành văn.
(Xem: 2124)
Trong rất nhiều phương pháp giảng dạy thì phương pháp định hướng tư tưởng được đức Phật chú trọng sử dụng trong lời dạy của mình.
(Xem: 2303)
Đức Phật dạy về nhân quả thật rõ ràng. Ai gây nhân tạo mười loại nghiệp bất thiện thì chịu quả đi đến ác xứ, không thể đổi khác được.
(Xem: 2623)
Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ hiện đang được xem là yếu tố quan trọng đối với sự tiến bộ kinh tế, xã hộidân chủ
(Xem: 2643)
Buông là một triết lý nhân sinh của nhà Phật. Triết lý đề cao năng lựctrí tuệ cá nhân trên con đường vạn dặm dứt bỏ luân hồi nghiệp báo “trở thành Thánh Nhân (ariya savaka)”.
(Xem: 2138)
Phước đức là những việc làm lành thiện được làm ở bên ngoài hình tướng như bố thí, cúng dường, từ thiện, giúp ích cho mọi người…
(Xem: 2631)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường...
(Xem: 1934)
Thói đời, chúng ta thường hay nghe mọi người than rằng: “Kiếp nhân sinh của ta, là gì - ra sao?”
(Xem: 2055)
Đức Phật dạy được làm người là khó. Mong sao mọi người hiểu được Chánh pháp, cố gắng tu dưỡng để ít nhất được tái sinh trời, người.
(Xem: 2389)
Phật tử chân chính là người theo Phật, yêu quý Ngài, kính trọng giáo pháp của Ngài và đi theo con đường Tám Bước Cao Quý mà Đức Phật đã trải qua biết bao gian khổ mới tìm được.
(Xem: 2905)
Người giữ giới không sát sanh được Thiện thần bảo hộ, tai ách tiêu trừ, tuổi thọ dài lâu, con cháu hiếu thảo hiền lương, mọi chuyện đều may mắn tốt đẹp.
(Xem: 1824)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 1669)
Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng người Đức Hermann Hesse có lần viết trong tác phẩm “Siddhartha” rằng: “Cả hai đều lắng nghe dòng nước, đối với họ đó không chỉ là dòng nước, mà còn là âm ba của cuộc sống, tiếng nói của cái đang là, tiếng nói của cái sắp là.”
(Xem: 1929)
Chúng ta sinh ra và lớn lên trong cuộc đời này nhưng không phải ai cũng hiểu được nhờ đâu mà ta sinh ra hay mất đi và vì nhân duyên gì mà ta khổ đau hay hạnh phúc?
(Xem: 1785)
Phật Giáo đã có mặt trên quê hương Việt Nam kể từ thời bình minh dựng nước của 2000 năm trước.
(Xem: 2274)
Nếu một người có nghị lực, tâm trí, trong sáng trong suy nghĩ, lời nóiviệc làm một cách cẩn trọngcân nhắc, kiềm chế các giác quan của mình, kiếm sống theo Luật (Dhamma) và không vô tâm, thì danh vọng và tài lộc của người có tâm đó đều đặn tăng lên.
(Xem: 2453)
"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:
(Xem: 2140)
Hạnh “bố thí” là một trong sáu hạnh của Bồ-tát làm phương tiện đưa đạo vào đời, đem lại niềm vui và xoa dịu nỗi đau của chúng sanh.
(Xem: 1931)
Từ nơi cao rộng mới thấy bao quát toàn cảnh bên dưới. Nào là núi, nào là rừng. Núi xa thì màu nhạt đi, núi gần thì sậm màu đất đá. Rừng thưa thì thấy cả những đường mòn quanh co xuyên qua các thảm lá mục và những tảng đá phong rêu; rừng sâu thì chỉ xanh một màu lá.
(Xem: 1839)
Trong kinh Thừa tự pháp, đức Phật dạy hàng đệ tử nên thừa tự giáo pháp của Ngài chứ không nên thừa tự tài vật của Ngài.
(Xem: 2021)
Người xưa thường nói: “Chúng ta chỉ có thể kiểm soát được hành động, nhưng không thể kiểm soát được kết quả” Xin Hãy Buông Gánh Nặng Xuống.
(Xem: 1783)
Dù những vật hữu tình hay vô tình đều có cội nguồn hình thành, lá rụng về cội, nước chảy về nguồn.
(Xem: 2784)
Khi bàn về cái tôi, người ta thường nói hóm hỉnh rằng: trong cuộc sống, cái tôi mà thệm dấu nặng thì thành TỘI; cái tôi huyền thì thành TỒI; và cái tôi sắc thì thành.. TỐI.
(Xem: 1902)
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
(Xem: 2243)
Tôi chưa từng chứng kiến sự ra đi của bất cứ ai. Trước khi mẹ tôi trở nên quá yếu, tôi chưa từng thấy ai bệnh nặng cả.
(Xem: 2195)
xuất gia hay tại gia, giàu hay nghèo, nam hay nữ, trẻ hay già cũng đều phải biết điều tiết, chế ngự tâm mình.
(Xem: 2553)
Có người nói tu không cần học Phật Pháp cũng được, chỉ cần học một pháp môn nào đó rồi chuyên tu pháp môn đó thì kết quả còn tốt hơn học nhiều pháp môn mà không chuyên tu.
(Xem: 1875)
Phật tử, chúng ta phải hằng ngày tự thân tu tập, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền để tự cải tạo tâm mình theo hướng chân, thiện, mỹ.
(Xem: 2045)
Đừng đặt nặng vấn đề sống, chết. Đừng nghĩ đến điều đó. Chỉ cần thanh lọc tâm trí của bạn, thì điều đó sẽ an bài tất cả mọi thứ.
(Xem: 1919)
Trụ là ở chùa; Trì là gìn giữ trông nom chùa. Nghĩa là đối với sự uỷ thác của thập phương tín thí, nhân dân sở tại phải hết tâm, hết sức.
(Xem: 2093)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 2672)
Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại.
(Xem: 3791)
Trong cuộc sống thường ngày có nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng đau khổ, bởi vì có quá nhiều áp lực, nhiều gánh nặng, nhiều ưu tư, nỗi buồn trong lòng.
(Xem: 2345)
Những thành bại, được mất, hơn thua, tranh đoạt, tham vọng và thù hận v.v… sẽ chẳng có giá trị gì nếu như gần kề với cái chết.
(Xem: 2363)
Theo Thế Tôn, người tu mà không có lòng tin thiện pháp là một biểu hiện của bần cùng.
(Xem: 1722)
Cây phong đầu ngõ đã dần dần chuyển sắc lá. Lá vàng chen lá xanh. Lác đác vài chiếc lá phong chỉ mới úa vàng đã rơi quanh gốc, không theo tiến trình sinh trụ hoại diệt của thiên nhiên.
(Xem: 2036)
Các vị thiền sư tu tập theo pháp Phật khẳng định rằng tuy tâm khônghình dáng nhưng chúng ta có thể phân biệt được lúc nào tâm khỏe mạnh và lúc nào tâm bệnh hoạn.
(Xem: 2392)
Hôm trước, tôi có chia sẻ một phương cách để đối trị vọng tưởng, tâm chạy đi lang thang chỗ này chỗ kia bằng cách...
(Xem: 2358)
Khi có một điều không may mắn, bất như ý xảy đến thì đa phần chúng ta đều nghĩ và thậm chí đổ lỗi là do nghiệp.
(Xem: 2205)
Buông bỏ tất cả để tu hành vốn không bị xem là ích kỷ, thậm chí đó là cao thượng nhưng rũ bỏ trách nhiệm trước một thực trạng gia đình ngổn ngang là không thể chấp nhận, đáng bị phê phán.
(Xem: 3195)
Pháp luân nghĩa là bánh xe Phật pháp. Dhamma trong tiếng Pali (Nam Phạn) có nghĩa là Pháp Bảo, lời dạy từ Đức Phật.
(Xem: 2185)
Nghiệp nói cho đủ là nghiệp quả báo ứng, tức đã gây nhân thì có kết quả tương xứng, và quả đến sớm hay muộn khi hội đủ nhân duyên, hội đủ điều kiện.
(Xem: 2578)
Đây là một lời dạy phù hợp với cái nhìn sâu sắc cốt lõi của Phật giáo: rằng chúng ta đau khổ bởi vì chúng ta tin rằng chúng ta có một cái tôi.
(Xem: 2101)
Một nhóm sinh viên đến chùa để tìm hiểu về đạo Phật và kiến trúc chùa nhằm phục vụ cho chương trình học. Có một em tự giới thiệu mình là tín đồ của đạo Thiên Chúa.
(Xem: 2032)
Duyên khởi cho bài viết này là từ một bản tin BBC News có nhan đề “Thiền định chánh niệm có thể khiến con người xấu tính đi?”
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant