Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tu “hạnh Buông Xả”

Friday, October 6, 202316:11(View: 2086)
Tu “hạnh Buông Xả”

Tu “hạnh Buông Xả”

Thích Nữ
 Hằng Như

 
hanhbuongxa

I. DẪN NHẬP

Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.  Người có nghề nghiệp vững chắc thì lo nghĩ đến việc làm sao tạo nhà cửa, xe cộ, tiền bạc đầy đủ cung phụng cho gia đình. Người có lòng tốt thì muốn được dư giả ít nhiều góp sức giúp đỡ người cơ nhỡ thiếu thốn nghèo khó... Vấn đề lo lắng này, nói lên tinh thầntrách nhiệm và bổn phận chăm lo cho người thân trong gia đình là điều tốt nên làm!

Nhưng thói thường ít ai chịu dừng lại ở một mức độ nào đó, mà luôn muốn ráng  kiếm thêm chút nữa, thêm chút nữa,  rồi chút nữa, không chịu buông,  cho đến khi sức khỏe kiệt quệ… cũng chưa muốn buông! Có ai khuyên nên buông bớt đi, thì câu trả lời thường là để từ từ… Nếu sự mong cầu được thỏa mãn thì sự cố gắng lo lắng được phần nào đền bù, ngược lại thì khổ. Đó là phần khổ về vật chất, còn về phần tình cảm gia đình, nhà nào êm đềm hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, hiếu học, chồng vợ yêu thương chung thủy…  thì mừng. Không may lỡ con cái hư hỏng, chồng hay vợ thay lòng đổi dạ thì người trong cuộc khổ biết dường nào! Để giúp mọi người có đời sống quân bình hạnh phúcgiáo lý nhà Phật có pháp tu “Hạnh buông xả”. Vậy thế nào là “Hạnh buông xả”?

 

                                         II. HẠNH BUÔNG XẢ

Buông xả: Có nghĩa thông thường là buông bỏxóa bỏxa lìakhông chấp nhận… Trái nghĩa với buông xả là dính mắc, bám víu, chấp nhặt...

  Buông xả dịch từ tiếng Pãli là “upekkha” có nghĩa là “cho qua”, trong giáo lý nhà Phật, thuật ngữnày chỉ cho “đức tính buông xả” hay “trạng thái quân bình của tâm”.  

Tâm quân bình hay tâm xả  là tâm không niệm lạc, niệm khổ quấy rầy nên cũng được xem là tâm thanh tịnh. Để đạt được “tâm buông xả” hành giả phải tu tập theo lời Phật dạy. Phải biết sống “thiểu dục tri túc”, buông bỏ lòng tham lamvị kỷ nhiều chừng nào thì thân tâm nhẹ nhàng, an lạc nhiều chừng nấy. Ngoài rahành giả còn phải tu tập duy trì chánh niệm hằng ngày để tâm được rỗng lặng, hoặc tu quán, để tuệ tri những gì cần buông bỏ thì không nên cố chấp.

Người mới tu tập thiền, tâm chỉ yên lặng bình an trong một khoảng thời gian rất ngắn, bởi tầm và tứ, là sự nói thầm trong não, thỉnh thoảng vẫn còn xuất hiện khiến tâm dao độngVì vậy hành giả tu thiền phải đạt được trạng thái tầm tứ yên lặng, tức Ngôn hành yên lặng, và Ý hành tức thọ, tưởng không động, thì tâm mới thực sự buông xả.

 

                 III. NHỮNG ĐIỀU CẦN BUÔNG XẢ ĐỂ CÓ HẠNH PHÚC

            Là người phàm phuchúng ta thường hay dính mắc nhiều tật xấu gọi chung là ác pháp. Càng dính mắc với nhiều ác pháp chúng ta càng đau khổ nhiều. Dưới đây là một số ác pháp chúng ta cần buông bỏ để có cuộc sống an vui hạnh phúc.

 1) Buông bỏ sự ân hận dai dẳng: Trên đời này, không một ai dám tự nhận mình không hề phạm lỗi lầm, ngoại trừ người đó là đức Phật hay các bậc thánh A-la-hán. Những lỗi lầm chúng ta gây ra do vô tình hay cố ý khiến những người xung quanh phiền muộnđau khổ. Gây khổ cho người, bản thân chúng ta khi nghĩ đến cũng cảm thấy ray rứt hối hận. Trong pháp tu nhà Phật có pháp “Tàm Quý ” là pháp biết xấu hỗ khi phạm lỗi lầmthành tâm sám hối và chừa bỏ không tái phạm nữa, tạm xem như sạch tội lỗiBuông bỏ sự ân hận dai dẳng không có nghĩa là mình đồng lõa với mọi sự dễ dãi, xem nhẹ lỗi lầm. Vì nếu mình dễ dãi cho qua, thì mình sẽ dễ dàng tái phạm, và cứ thế tội lỗingày một chất chồng tạo thêm nhiều ác nghiệp.

Cho nên, sau khi hối hậnthành tâm sám hối. Bây giờ là lúc chúng ta nên buông xả sự ray rứt hối hận đó đi! Như một chiếc khăn bị dính mực, mình giặt sạch rồi, tuy vết mực không hoàn toàn bay mất, nhưng mình không nên cứ vò mãi dấu vết mực đã phai. Vò mãi một chỗ như thế, coi chừngchiếc khăn sẽ bị rách!

             2) Buông xả lòng ích kỷ: Người có lòng ích kỷ là người luôn muốn gom tất cả mọi thứ về cho riêng mình. Người ích kỷ không hề muốn chia xẻ bất cứ thứ gì mình có, cho người khác, dù là những người đang thiếu thốn nghèo khổ cần sự giúp đỡ bố thí.

Chúng ta hãy buông bỏ tánh ích kỷ, thay thế vào đó là lòng rộng lượng thương yêu. Hãy học tánh từ bi vô lượng nơi đức Thế Tôn. Sau khi thành đạo, Ngài đã dành bốn mươi lăm năm đi giáo hóanhiều nơi trên đất Ấn, nhằm giúp chúng sanh giác ngộ thoát khổ. Đến lúc từ giả các đệ tử để nhập Niết-bàn ở tuổi tám mươi, Ngài còn tế độ cho một đệ tử cuối cùng là lão du sĩ ngoại đạo Subhadda (Tu-Bạt-Đà-La) bấy giờ đã một trăm hai mươi tuổi. Sau khi đức Phật nhập diệt không lâu sau đó, tôn giả Tu-Bạt-Đà-La đắc quả A-la-hán.(***)

            Muốn buông xả lòng ích kỷchúng ta cần tập sống hy sinh và yêu thương mọi ngườiChúng ta chịu thiệt thòi một chút mà được nhìn thấy sự hạnh phúc của người khác, đó không phải là phần thưởng tinh thần cho chúng ta hay sao?

            3) Buông xả sự kiêu ngạo: Đời người ngắn ngủi, sở học của mỗi người như “nắm lá trong tay, những điều cần học hỏi thì giống như lá trong rừng”. Điều này có nghĩa là kiến thức chúng ta rất hạn chếtài năng cũng giới hạn, cái biết chỉ ở trong một lãnh vực nào đó, mà cứ ngỡ kiến thức của chúng ta trùm khắp thiên hạ, cái gì cũng biết hết! Tính kiêu ngạo tự mãn, khiến chúng ta dừng lại một chỗ, không phát triển được sở học, sở hành của mình…  Do đó buông bỏ tính kiêu ngạo là điều cần thiết mang lại cuộc sống an lạc và hạnh phúc cho chúng ta.

4) Buông bỏ oán hận: Thay vì ôm ấp trong lòng mối oán hận về một người đã phản bội hay lừa gạt mình. Chọn thái độ buông bỏ oán hận để tâm trạng được ổn định đón nhận niềm vui mới.

5) Buông bỏ sự lười biếng: Dù là cư sĩ tại gia hay người xuất gia. Những ai có tính lười biếng (trái ngược với sự tinh tấn), thì nên buông bỏ chấm dứt nó đi. Lười biếng chỉ khiến cuộc sống của chúng ta ngày một đình trệ, đưa đến thất bại, phiền nãoBuông bỏ tánh lười biếng, nỗ lực siêng năng sẽ giúp chúng ta sớm thành tựu trên con đường học vấn, thành công trong nghề nghiệp, tiến xa trên con đường tu tập tâm linh  v. v… Nhờ vậy, cuộc sống sẽ được vui vẻ hạnh phúc hơn.

6) Buông xả phiền muộn do người ngoài mang đến: Ngoài việc buông xả những ác pháp do thói quen của mình gây nên. Chúng ta cũng cần buông xả những phiền muộn do người khác vô tình hay cố ý làm tổn thương mình. Nếu chúng ta có thể tự tha thứ lỗi lầm của chúng ta đối với người khác được, thì cũng nên tha thứ những lỗi lầm của người khác mang đến cho chúng ta. Bởi vì nếu chúng ta không xả bỏ, thì sự bất an và phiền muộn ngày một gia tăng chỉ khiến chúng ta khổ tâmbực tứcăn không ngon, ngủ không thẳng giấc, chứ người gây phiền muộn cho chúng ta, họ vẫn nhỡn nhơ vui vẻ sống.

Trong đời sống gia đình, giữa các thành viên ruột thịt với nhau , dù thương yêu nhường nhịn nhau cách mấy cũng sẽ có những bất đồng ý kiến, những xung đột phiền toái có thể xảy ra. Nếu chúng tacứ giữ mãi những điều phật lòng do thân nhân hay người ngoài gây ra, chỉ khiến cho cuộc sống của chúng ta ngày thêm nặng nề phiền muộn, dễ đưa đến căn bệnh trầm cảm. Đức Phật đã từng khuyên “mọi phiền muộn người khác mang đến cho chúng ta, giống như họ mang đến cho chúng tamón quà, nếu chúng ta không nhận lấy thì gói quà ấy ắt về với họ”. Thái độ xả bỏ phiền muộn giúp cho tâm chúng ta nhẹ nhàng thảnh thơi như vừa buông gánh nặng trên vai xuống vậy!

Trên đây, chỉ là một vài điều cần buông xả để tâm chúng ta được nhẹ nhàng thanh thảnThực ra, trên con đường tu tập để đi đến giác ngộ giải thoáthành giả còn nhiều bất thiện pháp phải buông bỏ như: tham, sân, si (tà kiến), mạn, nghi, đố kỵ v. v…

 

                       IV. “BUÔNG XẢ” TRONG BỐN TẦNG THIỀN ĐỊNH       

Trong bài “Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đảm” (*) có ghi lại một đoạn đức Phật mô tả sự trải nghiệm của Ngài qua bốn tầng Thiền cho Bà-la-môn Janussoni (**) tại Kỳ-đà-lâm (Jetavana), vườn ông Cấp-Cô-Độc (Anathhapindika). Nguyên văn kinh văn như sau:                                              

        “Này Bà-la-môn, Ta ly dục, ly các ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạcdo ly dục sanh, với tầm với tứ. Diệt  tầm, diệt tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc  do định sanh, không tầm, không tứ, nội tỉnh nhất tâmLy hỷ trú xảchánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. Xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu, đã cảm thọ trước, Ta chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.” (hết trích)

            Trong đoạn kinh trên, đức Phật có đề cập đến các thuật ngữ: “ly (dục); ly (các ác phápdiệt(tầm) diệt (tứ); ly (hỷ trú xả); xả (lạc), xả (khổ), diệt (hỷ ưu…)”.  Ý nghĩa của các thuật ngữ trong đoạn kinh này, chúng ta có thể hiểu như là “buông bỏ, buông xả” hay “chấm dứt, đoạn tận”.

- “Ly dục, ly các ác pháp” có nghĩa là Ngài lìa bỏbuông bỏ mọi khát áidục vọng, tài, sắc, danh, thực, thùy (từ bỏ ngai vàng, ngôi vua, vợ đẹp, con ngoan, cuộc sống lợi dưỡng vật chất xa hoa…)

- “Diệt tầm, diệt tứ” có nghĩa là đoạn tận, chấm dứt tầm tứ.

- “Ly hỷ trú xả” buông bỏ, không dính mắc với hỷ, là niềm vui trong tâm do định sanh, chỉ trú trong xả, tức trong tâm định không tầm không tứ.

- “Xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ từ trước nghĩa là đức Phật buông lạc, buông khổ (thân), buông luôn hỷ và ưu (tâm).

Tóm lại, qua bốn tầng Thiền, đức Phật đã buông xả mọi khát dục, tình áixa lìa mọi ham thích ngũ dục, là các bất thiện pháp, chứng và an trú tầng Thiền thứ nhất. Tiến lên bước nữa là diệt tầm diệt tứ, tức buông bỏ mọi vọng tưởng dao động trong tâm, chứng và trú tầng Thiền thứ hai. Tiếp theo, Ngài ly hỷ, tức biết trong tâm có hỷ nhưng không dính mắc với nó mà trú trong tâm xả, là tâm yên lặng (không tầm không tứ). Sau cùng Ngài buông lạc, khổ, hỷ, ưu đã  có từ trước. Ngay lúc này không còn lạc, không còn khổ, chỉ còn niệm thanh tịnh, Ngài xả luôn niệm thanh tịnh, chứng và an trú trong tầng Thiền thứ Tư gọi là Định Bất Động .

 

                                                              IV. KẾT LUẬN

Trên bước đường tu theo Phật, “Hạnh buông xả” đóng một vai trò vô cùng quan trọng, là pháp tu cần thiết trong đời sống hằng ngày của người cư sĩ cũng như của người xuất gia tu hành giải thoátThuật ngữ “xuất gia” có nghĩa là rời bỏ gia đình, nhà cửa, sự nghiệp. Xả bỏ vật chất, tình cảm riêng tư,  hành giả mới nhẹ nhàng thong dong, đặt hết tâm trí vào việc tu hành. Đối với Phật tử tại giabuông bỏ một số vấn đề cũng chính là hành động có trí tuệ, như xả bỏ những tánh ác xấu, tự nhiêntrở thành người thiện lương v. v…

Thông thường, con người hay bị lôi cuốn theo những gì mà bản thân cảm thấy ưa thích dễ chịu, nhưng lại phản ứng khó chịu khi gặp phải những đối tượng không ưa, không thích. Trong giáo lýnhà Phật nói đó là hai loại cảm thọ: Lạc và Khổ.  Khi không có khả năng để buông xả Lạc và Khổ, thì chúng ta sẽ dễ dàng bị cuốn vào dòng xoáy của hai loại cực đoantham muốn (lạc) và chán ghét(khổ) tức tham và sân.

Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều, ngược lại dính mắc ít thì đau khổ ít, dính mắc nhiều thì đau khổ nhiều.  

Như bốn tầng định nêu trên, hành giả phải buông xả tất cả mọi thứ trong tâm, ngay cả “niệm thanh tịnh” cũng không bám víu, chỉ còn Nhận thức biết không lời thì mới thành tựu được tầng định cao nhất là Bất động định, còn gọi là Chân Như định. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Thích Nữ Hằng Như

(Sinh hoạt online với đạo tràng Tánh Không Sacramento và San Jose, CA ngày 24-9-2023)

Tài liệu:

(*) Trung Bộ Kinh I: Bài 4 “Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đãm”, Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Minh Châudịch từ văn Pàli sang Việt ngữ. 

(**) Sau khi nghe đức Phật thuyết pháp, Bà-la-môn Janussoni quy y Phật, Pháp, Tăng.

(***) Kinh Trường Bộ tập I,  Tụng phẩm 5 ; Cố HT. Thích Minh Châu chuyển dịch từ kinh Pãli.

 

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 1588)
Tôi không biết. Nhưng tôi biết có kiếp trước. Làm sao biết? Bởi vì nếu khôngkiếp trước, làm sao có tôi ở kiếp này?
(View: 1512)
Doanh nhân hiện nay không riêng gì ở Việt Nam đang đối đầu với nhiều khó khăn: tình trạng mất đơn hàng do ảnh hưởng suy thoái toàn cầu,
(View: 1851)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 1500)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 1692)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 1844)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo phápTứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 2240)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 1908)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 1977)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 1738)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 1583)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(View: 1541)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 1603)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 1382)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 2243)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 2070)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiênxã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 1994)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 1854)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 1976)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 2057)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 2173)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn ĐộBà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 1943)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 1837)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 1916)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 1980)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 1933)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 1987)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 1967)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 2148)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 1936)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 1965)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 2067)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 3039)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 2116)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 2112)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 1902)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 2251)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 2207)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 1914)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 1865)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 1960)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(View: 1913)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(View: 2024)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(View: 1774)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 1760)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(View: 1737)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(View: 1924)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(View: 1943)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(View: 1642)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant