Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Cảm Nhận Ý Nghĩa Về Đời Sống Cô Độc

04 Tháng Tư 202515:31(Xem: 1243)
Cảm Nhận Ý Nghĩa Về Đời Sống Cô Độc
Cảm Nhận Ý Nghĩa Về Đời Sống Cô Độc
Võ Đào Phương Trâm

Chánh Kiến

Có khi nào bạn hỏi: “Tại sao khi càng lớn tuổi, người ta càng thích sống một mình và bớt đi nhiều mối quan hệ?”

Nếu khi còn trẻ, chúng ta ưa thích những cuộc họp nhóm, những buổi tiệc tùng vui thú đám đông, thích chưng diện và nổi bật, thích kết giao và tạo cho mình mối quan hệ với nhiều người thì khi càng lớn, người ta lại tìm về một cuộc sống yên tĩnh, thậm chí một mình, và nhận ra sống một mình là một cuộc sống có rất nhiều thú vị.
Người ta có câu “cô độc là đời sống của người trưởng thành và trí tuệ”, điều này không có nghĩa là con người tách mình ra khỏi thế giới xung quanh, mà đằng sau những nhộn nhịp, chen lấn của đường đời, họ vẫn dành một khoảng không gian đủ để sống một mình, để chiêm nghiệm và suy ngẫm về một thế giới hiện sinh đẹp đẽ.

Sẽ thật dễ chịu khi chúng ta có một góc để tĩnh lặng, là những ngày có thể tạm gác bỏ những hối hả ngoài kia để tự do trong thế giới đủ rộng của riêng mình, là một góc nhỏ với trà và sách, hay một góc thiền với mùi trầm hương ấm cúng, nhìn ra khung cửa sổ rợp bóng cây xanh, chỉ cần bấy nhiêu đó thôi, bạn cũng có thể làm sạch tâm hồn mình khỏi những bụi trần mệt mỏi.

Khi con người có thể tách mình ra khỏi đám đông để sống những ngày cô độc, điều đó không có gì là đáng sợ, đôi khi ngược lại, nó cho chúng ta có những giây phút thư giãn, trải nghiệm thú vị về cuộc sống thường ngày, để nhận ra điều chân thật của cuộc đời bằng cái nhìn đơn giản và thong thả, để thả lỏng lòng mình khỏi những chật hẹp của lòng người mà mình đã cùng ngụp lặn trong cõi nhân sinh.

Khi cô độc, tự mình có thể đưa ra những quyết định chính xác và minh mẫn bởi không phải bị lôi kéo và ảnh hưởng bởi người nào. Chúng ta tự ngẫm điều gì là thật sự cần thiếtphù hợp với mình để có cách ứng xử sao cho phù hợp.

Khi cô độccon người có thể trui rèn cho mình sự mạnh mẽ và kiên nhẫn, bởi đó là lúc chúng ta hiểu rằng không có điều gì vững chắc cho bằng chính đôi chân của mình, không có gì vững chãi bằng đôi vai mình và không ai thương mình bằng chính bản thân mình cả. Con người có thể tụ họp lại để có niềm vui, nhưng khi bạn buồn, dường như chỉ có mình mình đối diện. Danh bạ bạn có thật nhiều người, họ có thể chúc tụng lúc bạn thành công nhưng khi bạn rơi vào khó khăn hay thất bại, người ở bên bạn chỉ là thiểu số, thậm chí bạn không thể nói, không thể viết bằng lời, và cô độc chính là lúc để chúng ta nhìn sâu vào những cảm xúc chính mình, để hiểu rằng cuộc đời này, rốt cuộc cũng chỉ mỗi mình đi qua những khúc quanh ngõ hẹp.

Sống cô độc, chọn cuộc sống một mình không phải là điều buồn tẻ như nhiều người vẫn nghĩ, ngược lại, khi bạn đã quen dần với đời sống một mình, bạn sẽ nhận ra mình có thời gian để làm những điều yêu thích, thư giãn và tìm ra những liệu pháp tinh thần cho cuộc sống bình yên. Là khám phá ra những điều tích cực và mới mẻ mà đôi khi sự hối hả ngoài kia, khi những tiếng tranh luận ồn ào đã làm bạn trở nên ngột ngạt và bối rối. Khi quay trở vềthế giới một mình, làm một  người cô độc, bạn có thể gạn bỏ những ngổn ngang, lầm tưởng và thả mình vào khoảng không trong suốt, nó có thể giúp bạn lấy lại sự trầm ổn và nghe rõ những giá trị chân thật tâm hồn.

Khi đã có thể tách biệt ra khỏi tư tưởng phải nương tựa đám đông, cần ai đó đồng hànhhoặc nâng đỡ bạn, khi không còn lo lắng mình không có ai bên cạnh, mình đang đơn độcchơi vơi, khi bạn đã có thể làm quen với cảm giác đứng một mình, sống một mình và sẵn sàng đi qua mọi vấp ngãbiến cố một mình, bạn sẽ không còn buồn tẻ hay sợ hãi. Đó là lúc bạn có thể mỉm cười chấp nhận và cảm thấy mọi thứ xung quanh thật dễ chịubình thường. Bạn sẽ cảm ơn những ngày tháng khiến bạn chông chênh, hụt hẫng, cảm ơn những ngày tháng ngụp lặn giữa dòng đời, khi cuộc đời đã quăng ném vào bạn những điều nghiệt ngã và cay đắng, và quan trọng hơn cả, là bạn cảm nhận được niềm an yên khi bạn có thể sống một mình, bước đi giữa sự cô độc mà không cần phải bám víu vào ai. Bạn chỉ cần tin mình là đủ.

Cô độc để giúp con người trưởng thànhcô độc để nhận rõ giá trị bản thân và sống một đờisống an nhiên, tĩnh lặng. Khi con người trải qua những biến cố thăng trầm, đi qua nhiều khúc quanh biến động, họ càng hướng về một đời sống bình yên và cô độc. Họ sẽ không oán trách lòng người bởi chính chúng ta cũng là một phần trong thế giới phàm phu, họ sẽ biết cách chấp nhận và sẵn sàng đối diện với một thế giới riêng mình, nơi đó không chứa đựng sự hơn thua, phán xét, không chao đảo bởi những vui-buồn, được-mất của người đời.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, con người càng có nhiều mối quan hệ, giao tiếp với nhau, đó như một nhu cầu, yêu cầu cần thiết, thế nên việc chọn đời sống độc cư nghe có vẻ khó khăn, bất cập, tuy nhiên cô độc không có nghĩa là họ sống cô đơn, nhốt mình trong không gian giới hạnMột mình cũng không có nghĩa là tách rời mình ra khỏi thế giới xung quanh mà chỉ là hạn chế những mối quan hệ không cần thiết, tự tạo cho mình một không gian về tinh thần lẫn vật lý để thả lỏng và chiêm nghiệm.

Trước sự hữu ích của đời sống độc lập, có không ít người trẻ cũng chọn cho mình cách sống một mình và điều đó đã giúp họ có thế giới riêng tư để cân bằng tâm sinh lý, để học hỏivà tạo ra những giá trị khoa học, nghệ thuật, đạo đức cống hiến cho đời.

Nếu các mối quan hệ hội nhóm, đông người sẽ có khuynh hướng đưa con người hướng về bên ngoài, bày tỏ những ý nghĩý kiếnthể hiện bản thân thì sống cô độcmột mình là lúc đưa con người quay về bên trong để tìm hiểu chính mình, nhận ra những ưu-khuyết điểm, xác định những mục tiêulý tưởng và tìm kiếm sự bình yên nội tại.

Chúng ta không khẳng định việc sống cô độc hay sống với tập thể, yêu thích đám đông cái nào sẽ tốt hơn bởi tùy vào đặc điểm cấu trúc sinh học của từng người mà mỗi người sẽ chọn cho mình một môi trường sống sao cho phù hợpTuy nhiên, khi hiểu được giá trị của việc sống một mìnhchúng ta sẽ thấy rằng đời sống cô độcmột mình thật ra không có gì đáng sợ như chúng ta vẫn nghĩ.

Không ai có thể khiến thế giới bình yên và cũng không ai có thể cấm lòng người phức tạp, chỉ có riêng mỗi người tự tìm về góc nhỏ của lòng mình, thu dọn lại những bộn bề, sống chậm và làm cho nó trở nên trong trẻo.

Cô độc và thích sống một mình không hẳn khi bạn đã già, mà là khi bạn nhận ra điều thú vịcủa một đời sống nội tâm, thích một không gian tĩnh lặng, không còn hứng thú cho những trò lý luậntranh đua, là khi bạn muốn thả lỏng lòng mình để tận hưởng vẻ đẹp của nhân sinh và dành khoảng thời gian một mìnhcô độc để tô vẽ nên bức tranh đa màu cho niềm vui của bạn. Là khi bạn biết trân trọng mỗi giây phút trôi qua, để sống một cuộc đời bình yên và ý nghĩa!
                                                                  
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 2419)
Phật tánhchủ đề của Kinh Đại Bát Niết Bàn và được luận giảng trong Phật tánh luận.
(Xem: 2425)
Phàm làm việc gì muốn được thành công, trước tiên đòi hỏi người ta phải siêng năng.
(Xem: 1544)
Chữ Tánh, Bản tánh, Tự tánh được nói đến trong rất nhiều kinh, luận Đại thừa. Đó cũng chính là mục đích rốt ráo cần tu chứng.
(Xem: 2394)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau trên khắp thế giới
(Xem: 2079)
Hãy quán niệm thật sâu. Một khi có sinh, phải có khổ. Tất cả chúng ta đều phải chịu đựng theo cách đó.
(Xem: 2730)
Khát khao là một cảm xúc tự nhiên của con người, biểu hiện qua mong muốn đạt được điều mà mình cho là quan trọng hoặc cần thiết.
(Xem: 1889)
Từ nguyên thủy, tất cả chúng sanh đều muốn được hạnh phúc, và không muốn đau khổ.
(Xem: 3057)
Vipassana và sathama là hai phương phápthiền nổi bật mang đến những trải nghiệm tâm hồn độc đáo.
(Xem: 2217)
Nguyện là lý tưởng, là mục đích, là định hướng cho cuộc hành trình.
(Xem: 3546)
Một trong những đóng góp to lớn của Hoà thượng Thích Minh Châu là sự nghiệpphiên dịch kinh điển.
(Xem: 2107)
Trong kinh Hoa nghiêm Đức Phật có dạy: “Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai”
(Xem: 1907)
Chúng ta có cuộc sống khác nhau trên những giai tầng xã hội, cung bậc tình cảm, cảnh giới tâm linh.
(Xem: 2943)
Khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ Đề, ngài đứng trước một lựa chọn trọng đại:
(Xem: 2605)
Ngày xưa, đa phần chùa ở Á Châu được xây dựng trên núi, nên vị Thầy đến đó dựng chùa gọi là Thầy Khai sơn, Trụ trì.
(Xem: 2118)
Sống trong một nền văn hóa dựa trên sợ hãi, điều đó chắc chắn ảnh hưởng đến trạng thái tâm của bạn và những quyết định bạn đưa ra.
(Xem: 2970)
Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán dùng mỗi ngày một bữa, không ăn ban đêm, từ bỏ không ăn ban đêm, từ bỏ ăn phi thời.
(Xem: 2875)
Khi nói đến thiền Quán là nói đến Tứ Niệm Xứ. Quán Tứ Niệm Xứthiết lập Chánh niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp.
(Xem: 2804)
Muốn chuyển hóa cảm xúc thì chúng ta cần chuyển hóa nhận thức trước, đau khổ đơn thuần cũng chỉ là một trạng thái của tâm.
(Xem: 1946)
Bất cứ dược phẩm nào được tìm ra trong thế giới, dù nhiều và đa dạng, không có thứ nào bằng Pháp (trích từ Milindapanha).
(Xem: 2472)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(Xem: 2423)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(Xem: 1824)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(Xem: 2070)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(Xem: 2759)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(Xem: 1590)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(Xem: 2147)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(Xem: 2490)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(Xem: 3260)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(Xem: 2245)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(Xem: 3128)
Ngũ cănngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(Xem: 2900)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(Xem: 2311)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(Xem: 2689)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(Xem: 1730)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(Xem: 3034)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(Xem: 2985)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(Xem: 3186)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(Xem: 2712)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất giadu hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(Xem: 2793)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da ThứcMạt Na Thức,) được xem là
(Xem: 2932)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(Xem: 2378)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(Xem: 2421)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(Xem: 2042)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(Xem: 2273)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(Xem: 2297)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(Xem: 2375)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(Xem: 2455)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(Xem: 1929)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(Xem: 2259)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(Xem: 1888)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
Quảng Cáo Bảo Trợ
free website cloud based tv menu online azimenu
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant