Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phật giáo Việt Nam - đạo ca đi cùng năm tháng

24 Tháng Chín 201000:00(Xem: 15164)
Phật giáo Việt Nam - đạo ca đi cùng năm tháng


blank
Ấn phẩm ca khúc Phật giáo Việt Nam được xuất bản năm 1960 - Hiện đang là ấn phẩm cổ nhất về ca khúc này còn được lưu giữ tại nhà của nhạc sĩ Lê Cao Phan

Có một ca khúc đã đi vào tâm thức của bao thế hệ Tăng Ni, Phật tử Việt Nam hơn nửa thế kỷ. Và cũng chính ca khúc ấy giờ đây chính là đạo ca của GHPGVN như nguyện vọng của không biết bao trái tim vì đạo, vì đời. Đó chính là ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời năm 1951 trong một hoàn cảnh đặc biệt và đáng nhớ. Trải qua nhiều biến đổi của PGVN, âm hưởng trầm hùng và trang nghiêm vẫn cứ vang mãi mà tác giả của nó giờ đã bước sang tuổi hơn 87.

Người nhạc sĩ tài hoa mang tên Lê Cao Phan

Sinh ra từ vùng đất Quảng Trị khói lửa nhưng oai hùng, như bao nhiêu người khác, nhạc sĩ Lê Cao Phan thừa hưởng sẵn có trong mình những tố chất bẩm sinh của một con người tài hoa, có năng khiếu trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, được xuất thân trong một gia đìnhtruyền thống Nho học nề nếp, tuy là một giáo viên nhưng với trí tuệ sắc bén, nhạc sĩ Lê Cao Phan không ngừng trau giồi tri thức về giáo dục mà cả về nghệ thuật. Đặc biệt, khi lớn lên, ông lại chọn cho mình con đường phụng sự tổ chức GĐPT, trở thành một Huynh trưởng GĐPT cao niên và sau này là một Phật tử lão thành. Từ năm 1951, Đại hội Gia đình Phật hóa phổ tổ chức tại chùa Từ Đàm, Huế, nhất trí đổi danh xưng thành Gia đình Phật tử cho đến ngày nay và đã cử ông đảm trách Trưởng ban Hướng dẫn GĐPT tỉnh Thừa Thiên kiêm Ủy viên Văn nghệ Ban Hướng dẫn GĐPT Trung Phần. Trong ông có nhiều khả năng thiên phú về âm nhạc, hội họa, văn họa và dịch thuật. Về âm nhạc, ông đã sáng tácấn hành hàng mấy chục tác phẩm. Song song việc chơi các loại đàn như piano, guitar, harmonica (khẩu cầm), ông còn đánh đàn tranh, đàn nguyệt… Ngoài ra, ông sáng tác khá nhiều ca khúc trong các tập nhạc đã được xuất bản khá lâu nhưng đến giờ vẫn còn mang dấu ấn: Chim mất con, Tiếng gà gáy sáng, Trăng sáng đồi sim Phật giáo Việt Nam v.v... Về hội họa, ông cũng đã có những họa phẩm đặc sắc được tổ chức triển lãm bốn phòng tranh sơn dầu trước năm 1975. Trên lĩnh vực điêu khắc, ông cũng đã tự nghiên cứu học hỏi, ngoài các tượng đã tạc cho người thân trong gia đình và bạn bè, vào mùa Pháp nạn năm 1963, ông đã điêu khắc tượng Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu để bảo vệ Dân tộc và Đạo pháp. Bức tượng đó hiện giờ đang được lưu giữ ở nước ngoài.

Với trình độ Hán ngữ vững vàng, nhạc sĩ Lê Cao Phan đã cảm tác nhiều bài thơ chữ Hán, không những thế, năm 1974, ông đã dịch Truyện Kiều sang thơ vần tiếng Pháp (Hixtoire de Kiều) do Nhà Xuất bản Khoa Học Xã Hội xuất bản vào năm 1991 và được UNESCO tài trợ và đưa vào bộ Sưu tập Tác phẩm tiêu biểu.

Tiếp đến, năm 1980 ông dịch Truyện Kiều sang thơ vần tiếng Anh do NXB Văn Nghệ TP.HCM xuất bản vào năm 1996 và cũng được UNESCO tài trợ và đưa vào bộ Sưu tập Tác phẩm tiêu biểu. Vào năm 2000, Nhà Xuất bản Văn Học đã cho in cuốn Ức Trai thi tập do ông dịch 105 bài thơ chữ Hán sang thơ vần Việt - Anh - Pháp.

Nay đã gần bước sang tuổi 87 nhưng trông ông vẫn còn phương phi, khỏe mạnh và khá bận rộn với những dự án mình còn dang dở. Hàng ngày, ông vẫn lên lịch làm việc cho riêng mình mặc dù không còn đi ra ngoài nhiều, chỉ quanh quẩn nơi căn phòng đơn giản với bao nhiêu là sách nằm trên con đường Nơ Trang Long - Q.Bình Thạnh.

Khúc nhạc thiêng

Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất cho tấm lòng của ông đối với đạo pháp. Vào thượng tuần tháng 5 năm 1951, nhân dịp Đại hội lịch sử Phật giáo Bắc - Trung - Nam tổ chức tại chùa Từ Đàm, ông đã sáng tác bài hát này với tất cả sự nhiệt thành để chào mừng Đại hội. Và cũng chính ông chứ không ai khác đã đứng ra cầm nhịp điều khiển cho tốp huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT đồng ca bài hát này trong buổi lễ khai mạc Đại hội làm cho chư vị tôn đức cùng các đại biểu vô cùng hân hoan xúc động.

lecaophan.gif

Nhạc sĩ Lê Cao Phan

Nói về cảm giác khi ấy, ông điềm đạm cho rằng việc hoàn thành ca khúc là chuyện bình thường của một nhạc sĩ làm công việc sáng tác, nhưng bài hát này đã được hoàn thành trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt của Phật giáo và cất lên tiếng nói cũng như ước vọng của nhiều người nên có ý nghĩa vô cùng lớn lao. Ý nghĩa đó được thể hiện ngay trong thời gian diễn ra Đại hội thống nhất Phật giáo ba miền Bắc - Trung - Nam mà một đoạn hồi ký của cố Huynh trưởng cấp Dũng Nguyễn Xuân Quyền có ghi lại như sau: “Ngày khai mạc Hội nghị, sau buổi lễ bạch Phật, chư Tăngđại biểu được mời ra đứng trước tiền đường điện Phật, sau buổi lễ bạch Phật, toàn thể đoàn sinh GĐPT sắp hàng trước chùa. Anh Võ Đình Cường trình bày lời giới thiệu xong, anh huynh trưởng điều khiển chương trình hô nghiêm, các em bắt tay chào rồi hát bài ca Sen Trắng. Lời ca vừa dứt thì bài chúc từ được đọc lên. Bó hoa dâng lên hội nghị, Hòa thượng nhận bó hoa xong thì bên mặt sân, một nhóm các em đứng trước micro hát bài Phật giáo Việt Nam. Chư tôn Tăng già, các đại biểutoàn thể hội hữu đều vui mừngngạc nhiên về bài chúc từ và bài hát đầy ý nghĩa, trang nghiêm…”.

Kể từ khoảnh khắc đó, đi đâu người ta cứ nghe vang vọng mãi những ca từ hùng tráng biểu tượng cho sức sống của Phật giáo trên mảnh đất hình chữ S này. Ca từ ấy vượt cả không gianthời gian, lan truyền đi nhanh chóng trong và ngoài nước trở thành linh hồn của bao thế hệ tin yêu Phật giáo. Đặc biệt, trong phong trào đấu tranh Phật giáo trước sự đàn áp khốc liệt của chính quyền Sài Gòn kỳ thị tôn giáo, nơi nào có hình ảnh xuống đường của Tăng Ni, Phật tử, sinh viên, học sinh thì nơi đó ca khúc này được cất lên.

Có lẽ nhờ ca từ đơn giản, dễ hiểu, tiết tấu mạnh theo thể loại hành khúc thể hiện một không khí trang nghiêm mà khi tập qua một lần bài Phật giáo Việt Nam nhiều người mau chóng thuộc lòng nhất là các em nhỏ đoàn sinh GĐPT. Từ đó có rất nhiều câu chuyện vui liên quan đến bài hát mà cố Huynh trưởng Nguyễn Hữu Huỳnh là một ví dụ. Khi ông vào Nam thành lập đơn vị GĐPT đầu tiên tại Sài Gòn, ông đã phải hướng dẫn các em đoàn sinh mọi thứ từ sinh hoạt chuyên môn, kiến thức Phật pháp đến trò chơi. Khi tập hát thì các em thuộc nhanh nhất là bài Phật giáo Việt Nam và một vài ca khúc sinh hoạt khác. Nhưng không biết ông tập ấn tượng như thế nào mà một lần đến sinh hoạt với các em tại số nhà 31 Nguyễn Thông, vừa bấm chuông cửa các em ở phía trong đã ồ lên: “Ông Phật giáo Việt Nam đã đến rồi.” Qua đó mới thấy sức lan tỏa của bài hát này.

Mãi vọng một bài ca

Dù bài Phật giáo Việt Nam đã trở nên quá nổi tiếng nhưng không phải ai cũng biết và nhớ đến nhạc sĩ Lê Cao Phan, người đã “sinh” ra tác phẩm tinh thần bất hủ này. Có người còn bảo ông đã chết như viên cảnh sát trong một câu chuyện chính ông là người đối diện trực tiếp xảy ra vào năm 1968. Một lần khi đạp xe đi ngang Công viên Tao Đàn (TP.HCM), thấy đông người đứng hát bài Phật giáo Việt Nam, ông định vào nhưng bị viên cảnh sát đứng gác ngăn lại, không cho vào và thông báo rất ngây ngô: “Người ta đang hát bài quốc ca của Phật giáo!”. Nghe vậy, ông liền hỏi viên cảnh sát về tác giả bài thì được đáp: “Bài hát đó là của ông Lê Cao Phan nhưng hình như ông ấy đã mất rồi. Bài hát hay quá mà!”. Cười sảng khoái, ông lấy trong túi ra mấy cái danh thiếp trao cho viên cảnh sát thì từ đó mọi việc mới vỡ lẽ.

BẢO THIÊN

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14359)
Nếu giữ được tâm an lạc tự tại, khi gặp phải nghịch cảnh chướng duyên sẽ là bí quyết giúp bạn chế ngự không để các ác tính giận dữ và thù hận phát khởi.
(Xem: 13505)
Hận thù không thể khắc phục và diệt trừ bởi tâm thù hận. Một người đang tức giận, nếu bạn đáp trả họ bằng sự giận dữ, kết quả rất tai hại.
(Xem: 13829)
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt.
(Xem: 13588)
Tôi nghĩ là điều sai lầm khi chúng ta hy vọng rằng những vấn đề khó khăn hiện nay của chúng ta có thể giải quyết bằng tiền bạc hay quyền lợi vật chất.
(Xem: 13113)
Hiện nay nhân loại sống trên trái đất này, đang phải đối đầu với một vấn đề nan giải là bằng cách nào chúng ta có thể giúp đỡ mọi người sống có hạnh phúc.
(Xem: 13201)
Trong mọi tình huống có hại cho tinh thần, tình trạng có khả năng nguy hiểm và bệnh hoạn nhất là sự lo nghĩ trường kỳ.
(Xem: 13548)
Tồn tại qua bao nhiêu thế kỷ, ngày nay bánh xe Pháp của vua A Dục với một sứ mạng mới, đã gởi đến mọi quốc gia trên thế giới bức thông điệp hòa bình của Ấn độ ngàn xưa.
(Xem: 13976)
Đức Phật dạy rằng điều lành, nghĩa là các kết quả thiện phát sinh từ những nguyên nhân tốt; và kết quả xấu chỉ có thể dẫn đến từ các nguyên nhân bất thiện.
(Xem: 14791)
Người Tây Tạng vốn có tinh thần tôn trọng cá nhân khá cao, cho nên họ sẵn sàng chấp nhậntôn kính hết thảy mọi hình thức tín ngưỡngtôn giáo.
(Xem: 16041)
Trong lúc làm kẻ khác đau khổ, con người đã tự gây đau khổ cho chính mình. Ðó là điều mê lầm hoặc muốn lầm mê của con người. Vô minh là nguồn gốc của mọi tội ác.
(Xem: 13780)
Điều quan trọng nhất trong cuộc sống của con ngườitình thương. Thiếu tình thương, con người không thể có hạnh phúc chân thật.
(Xem: 15460)
Dr. Rajendra prasad (1884-1963), là một học giả và chính trị gia Ấn Ðố nổi tiếng.
(Xem: 14700)
Dưới đây là một câu chuyện thực, rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây.
(Xem: 12285)
Bình thản, bình tĩnh, thanh thản, thanh bình, yên lặng, trầm tĩnh, trầm lặng, dịu dàng, nhẹ nhàng, ông tự lặp đi lặp lại trong đầu và tìm cho ra hết tất cả những chữ đồng nghĩa với chữ “Ruhe”
(Xem: 13433)
Khi sống quay cuồng, mải chạy đuổi theo khát vọng, chúng ta vô tình bỏ quên những hạnh phúcchúng ta đang có, đến khi hạnh phúc mất đi...
(Xem: 16885)
Nếu như có thời gian, thì bạn nên đi đâu đó, lang thang qua những miền gió cát, thiên di về những nơi xa lơ, xa lắc nào đó.
(Xem: 14099)
Nhà văn Becsnaso đã từng nói:“ Trên thế giới có biết bao nhiêu kỳ quan đẹp đẽ, nhưng trái tim của người mẹ là kỳ quan vĩ đại nhất”.
(Xem: 14027)
Anh dừng lại tiệm bán hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện. Mẹ anh sống cách chỗ anh khoảng 300km.
(Xem: 19455)
Con Bê khẻ mở mắt nhìn lên. Hai chân trước nó đưa ra tựa như muốn chắp lại. Trên khóe mắt đọng lại đôi dòng lệ nhỏ. Nó đang sám hối...
(Xem: 19583)
Bà Tú sung sướng đón nhận đạo pháp của bậc chân tu đạo hạnh với cõi lòng nhẹ nhàng, êm dịu như vừa hứng được ngọn gió mát lành...
(Xem: 17815)
Hình ảnh những bến đò, những sân ga thường gợi cho chúng ta sự linh động của đến, đi, chia tay và hội ngộ, khởi hành và điểm tới...
(Xem: 21389)
Ở cao nguyên Hùng Hoàng (Manosilā) có rất nhiều Tỳ-kheo quảng học đa văn và tiếng nói thì lớn như tiếng rống của sư tử.
(Xem: 20185)
Đồng hành không có nghĩa chỉ là đi với nhau mà còn phải nương tựa vào nhau, không phải chỉ tìm đến cái đích của chuyến đi mà còn chia sẻ với nhau trong chuyến đi.
(Xem: 23153)
Ngón tay của bậc đạo sư dùng để chỉ mặt trăng cho học trò, chứ không phải ngón tay là mặt trăng. Người học trò lại bám lấy ngón tay và cho ngón tay là mặt trăng.
(Xem: 22408)
Một hôm những chú sâu ăn chơi bất kể đối với những chiếc lá non, bất chợt lại có những chú chim sẻ xuất hiện làm cho những chú sâu khiếp đảm...
(Xem: 17073)
Nắng chiều vừa sụp tắt lúc tôi đặt chân đến chân đồi Mandalay huyễn hoặc. Trăng mùng 8 lên cao trên bầu trời trong vắt. Những bậc thềm có mái che...
(Xem: 16817)
Xã hội Ấn nói chung khá bình lặng, hiền hòa. Họ sống gần gũi với thiên nhiên và rất yêu mến thiên nhiên. Ở đây ta có thể bắt gặp công viên bất cứ nơi đâu.
(Xem: 18791)
Chuyến xe bắt đầu rời khỏi đô thị nhộn nhịp hướng về vùng cao nguyên bạc ngàn đồi núi, và điểm đến của tôi cũng không phải là quá xa, nhưng đã nhiều năm chúng tôi không gặp...
(Xem: 23860)
Với Sparky, việc học rất quan trọng nhưng cũng là điều không tưởng. Bởi nó (tiêu) tất cả các môn ở lớp 8. Nó thi rớt môn vật lý trong trường trung học...
(Xem: 21229)
Con trai tôi đang cẩn thận lau chùi mặt bếp lò, giọt nước mắt của nó hoà lẫn với nước lau cửa sổ rơi xuống bệ. Tôi nhìn quanh căn bếp tôi đã quá mệt mỏi không thể lau dọn nổi...
(Xem: 22266)
Có một cậu bé sống trong trại mồ côi từ nhỏ. Cậu bé luôn luôn ước mơ rằng mình có thể bay được như những chú chim.
(Xem: 24577)
Người chủ tiệm treo tấm bảng "Bán chó con" lên cánh cửa. Những tấm biển kiểu như vậy luôn hấp dẫn các khách hàng nhỏ tuổi. Ngay sau đó, có một cậu bé xuất hiện.
(Xem: 21902)
Thử nghĩ xem, chúng ta được gì, mất gì khi cứ luôn chạy theo những thứ mãi mãi không thuộc về mình, luôn chờ đợi những gì không dành cho mình?
(Xem: 15697)
Tuyết rơi từ vào khuya, mặt trời vừa mọc, tuyết đã ngập trắng vườn sau. Tôi đẩy thêm một khúc củi vào lò. Nhìn lửa bốc ngọn, nhớ lại mấy vần thơ cũ...
(Xem: 18682)
Mộng thân của nó là một đứa bé gái bảy tuổi. Nó nằm trên một cái bè chuối khô chảy ngược dòng trên dòng sông nhỏ. Khung cảnh thật êm đềm với hai hàng cây rủ lá ven sông.
(Xem: 16935)
Không biết Linh đã chạy qua bao nhiêu quãng đường, bao nhiêu dãy phố… khi tiếng rao đêm vẫn còn văng vẳng, cho đến lúc mọi hoạt động đều ngưng bặt...
(Xem: 18106)
Đã mấy canh giờ đi qua, vị sư già xả thiền với tiếng tằng hắng khẽ, Ngài không hề ngạc nhiên về sự hiện diện của người khách lạ trong am cốc.
(Xem: 17518)
Bình thức giấc, ngạc nhiên thấy mình nằm ngủ trong nhà thằng Phi. Chưa kịp nghĩ gì thì mùi thức ăn xộc thẳng vào mũi làm nó nghe dạ dày nhói lên quặn thắt.
(Xem: 17508)
Vậy là sau bốn năm lăn lộn ở chốn phố thị phồn hoa này, cuối cùng thì Hải cũng đã trở về quê, một chuyến về ngoài dự kiến.
(Xem: 17472)
Cầu xin quả tốt lành mà không chịu gieo nhân tốt lành, sợ hãi quả xấu, sợ hãi tai họa xảy đến, mà không dừng tay tạo nhân xấu, sự cầu xin ấy chỉ là việc hoang tưởng.
(Xem: 17355)
Niềm hạnh phúc lớn nhất trong đời tôi chính là giây phút đầu tiên tôi đặt chân vào tòa nhà chánh Pháp. Một luồng rung cảm lâng lâng niềm hỷ lạc...
(Xem: 16570)
Trên đường trở về nhà, con gái cứ luôn ngọng ngọng nghịu nghịu hỏi tôi: “Bố ơi, mấy con cá bị người ta bắt đi thật là tội nghiệp!”...
(Xem: 15884)
Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng...
(Xem: 18191)
Từ lâu, tình thương là chất liệu ngọt ngào không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Chất liệu đó đã là nhịp cầu nối tâm linh...
(Xem: 15261)
Trời bắt đầu vào thu với những ngày mưa thường xuyên hơn. Không gian se lạnh về theo những ngày nhiều mây và len sang cả những ngày có nắng.
(Xem: 16263)
Ái dụcyếu tố quan trọng đưa đến luân hồi sanh tử trong cõi Dục này. Chúng sanh đã đầu thai vào cõi Dục nghĩa là nghiệp ái dục rất nặng.
(Xem: 16711)
Tôi đã từng lên chùa Ông Núi. Nghe chuyện người tu hành ngày xưa thấy rõ là bậc chân tu. Và thêm một lần nữa, tôi yêu mến những ngôi chùa trên núi.
(Xem: 16108)
Ngay từ khi Thế Tôn còn hiện hữu giữa cuộc đời, những vị Tỳ-kheo đã từng được diện kiến đức Thế Tôn trong những buổi pháp thoại tại tịnh xá Kỳ Hoàn, hay tịnh xá Trúc Lâm.
(Xem: 17648)
Với nhãn căn, chỉ mở mắt ra là lập tức thấy cảnh vật quanh ta, có hoa là thấy hoa, có bướm là thấy bướm, không cần vận dụng một suy nghĩ quanh co nào.
(Xem: 15038)
Cà phê chậm rãi nhỏ giọt, cái màu đen đặc sánh gợi một nỗi đau nhưng nhức. Bản Serenat của F.Schubert từ góc quán cất lên, bản nhạc mà thời còn đi học anh rất thích.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant