Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mây trắng ngàn năm giữa trời bay

04 Tháng Hai 201100:00(Xem: 16187)
Mây trắng ngàn năm giữa trời bay


Có những ngày sau một cơn mưa, trên bậc thềm ngoài hiên có những chiếc lá Thu phong đẫm ướt, nằm dán trên mặt đá xám như những chiếc lá hóa thạch đầy màu sắc. Tôi thường ra sân khi trời còn sớm, lắng nghe sự thinh lặng của mờ sương buổi sáng.

Cạnh nhà, rừng cây mùa Thu từ từ chuyển sang rừng cây mùa Đông lúc nào không hay. Mùa thu đi ngang qua, thật im lặng, theo nhịp quay của đất trời không cần ngày tháng. Mùa đông đến, rất bất chợt, bắt đầu bằng một ngày tuyết. Và một buổi sáng thức dậy nhìn ra ngoài cửa sổ, thấy vũ trụ trắng tinh.


Trung Tâm, có những buổi sáng khi ngoài trời vẫn còn tối, chúng tôi ngồi với nhau thật yên trong thiền đường trên hai hàng tọa cụ. Nhất là vào những sáng sớm mùa đông, dưới ngọn nến sáng trên bàn thờ Phật, những dáng ngồi thật ngay in rõ bóng trên vách. Bạn có bao giờ đi ra ngoài và lắng nghe sự thinh lặng trong một ngày tuyết đang rơi chưa? Một sự im lặng rất kỳ diệu.

Trong những khóa tu, chúng tôi cũng thường tập giữ cho mình một không gian thinh lặng như một ngọn nến không chao động. Và dường như trong sự thinh lặng ấy có mặt một hiện hữu rất nhiệm mầu.

Tôi thấy một sự thinh lặng trong một khu vườn thiền, zen garden, ngay gọn không tì vết. Tôi thấy sự thinh lặng nơi một kệ sách với những quyển sách thẳng hàng; một ánh trăng qua cửa sổ nằm bên trang kinh trên bàn viết là một sự thinh lặng. Mỗi khi cầm chuỗi niệm Phật, tôi cảm thấy trong tay có một sự thinh lặng sâu xa. Nhưng tôi nghĩ thinh lặng không có nghĩa là bất động. Trong những ngày tháng tu học tôi khám phá ra rằng, chúng ta có thể tạo nên sự thinh lặng bằng những lời kinh tụng, bằng tiếng chuông, bằng những dãy tọa cụ sắp ngay hàng, bằng những ngọn nến lung linh trong buổi sáng sớm, bằng mỗi bước chân và hơi thở của Tăng thân. Chúng tạo nên một khoảng không gian ôm ấp và gìn giữ sự thinh lặng.

Tôi nghĩ thinh lặng không phải là một sự lặng câm, nó không phải là một sự vắng mặt của âm thanh! Có người cảm thấy lặng yên khi đi dạo trên bãi biển nghe sóng vỗ, hay ngồi bên bờ suối với tiếng nước chảy, hoặc khi đứng nhìn lá thu đổi màu trên núi, hay ngắm những bông tuyết bay bay ngoài cửa sổ. Bạn có cảm nhận được sự thinh lặng trên một chuyến xe về quê vẳng nghe câu ca dao vào một buổi chiều trên đồng ruộng vắng! Không còn gì mang lại cho ta một cảm giác tĩnh lặng sâu xa cho bằng lời kinh tụng vang vọng núi rừng vào những sáng mờ sương…

Lá rơi có dội ở trong sương mù

Trong những ngày tháng sống một mình ở hồ Walden, ông Thoreau kể rằng ông có thể nghe được tiếng những cây bắp đang dần lớn lên trong đêm, nghe được âm thanh của bốn mùa tiếp nối nhau đi ngang qua… Trong những khoá tu, trong thinh lặng, chúng tôi cũng có thể lắng nghe được tiếng sỏi dưới mỗi bước chân thiền hành, âm thanh của những hạnh phúc lẫn muộn phiền, hay tiếng của những bông tuyết bồng bềnh rơi trên áo.

Và tôi cũng thấy sự thinh lặng có mặt trong những câu thơ hay bài thiền ca. Tôi nghe sự thinh lặng trải trên phím đàn, lắng yên giữa những nốt nhạc. Sự thinh lặng cũng hiển lộ từ những bức tranh thêu, trong những tờ thư pháp treo trên vách.

Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy chăng
Ta đi còn gởi đôi giòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù!

Bạn có thấy sự thinh lặng trong bốn câu thơ ấy không? Trong khoá tu vừa rồi, vào một buổi sáng sớm chúng tôi cùng đi thiền hành với nhau lên đỉnh núi, chỗ có hai chiếc băng ngồi. Các bác ngồi trên những chiếc băng gỗ, một vài anh chị ngồi trên những tảng đá, nhìn qua dãy núi mùa thu phía bên kia trong nắng sớm. Chúng tôi cùng ngồi với nhau thật yên trong không gian lạnh mướt dưới nắng ấm. Chúng tôi lắng nghe tiếng lá bay trên không trung, âm thanh của trời thu sắc màu, lắng nghe tiếng của mây, của từng sợi nắng...

“Lá rơi có dội ở trong sương mù?” Tôi thấy câu ấy cũng giống như một công án trong nhà thiền, “Nếu như một cây ngã trong rừng vắng, và không có ai nghe, cây ngã ấy có tạo nên một âm thanh nào không?” Chắc có lẽ ta không cần một câu trả lời, vì trong những công án chính câu hỏi mới là quan trọng! Hãy ôm ấp câu hỏi ấy trong ta, ươm nó bằng một sự thinh lặng. “Lá rơi có dội ở trong sương mù?” Tôi thử lắng nghe, và thấy có tiếng chim hót, có tiếng gió bay, có tiếng lá đổi màu, có tiếng mây trôi, có tiếng của những sợi nắng chiều còn vướng trên không gian... Trong thinh lặng, có một tiếng khánh ngân lên, vũ trụ này dường như thấy bao la hơn.

Hạnh phúc và cây hồng sai trái

Trong giây phút này, với sự thinh lặng, chúng ta có thể tiếp xúc được một hiện hữu nhiệm mầu. Nhưng tôi nghĩ sự nhiệm mầu ấy không nhất thiết chỉ giới hạn trong một hạnh phúc! Mấy tuần trước tôi có đọc một bài viết có tựa “What’s So Great About Now?” Giây phút hiện tại này có gì là nhiệm mầu? Tôi nghĩ tác giả, bà Cynthia Thatcher, nói rất đúng. Hiện tại nhiệm mầu! Nhưng không phải nhiệm mầu chỉ vì trong giây phút này ta có thể tiếp xúc được với cái đẹp của một bình minh sớm, hay mặt trời đỏ hoàng hôn. Cũng không phải chỉ vì ta có thể nhìn những chiếc lá thu bay, lắng nghe tiếng nhạc chopin, hoặc ngồi dưới ánh trăng... Thật ra thì những cái ấy rất đẹp, nhưng không phải vì thế mà hiện tại này trở nên nhiệm mầu.

Có lần tôi đến thăm một người bạn, chúng tôi ra vườn ngồi nói chuyện với nhau bên cạnh một cây hồng sai trái chín. Tôi hỏi chị, những trái này có ngọt không? Chị bảo rằng, chị không bao giờ hái chúng ăn, và cũng không muốn cho ai hái. Chị trồng chỉ để có một niềm vui nhìn cây sai trái, để mỗi khi ra ngồi đây, nó giúp chị tiếp xúc được với một hạnh phúc trong giây phút hiện tại! Nhìn chị ngồi trong niềm vui với sự có mặt của cây hồng của mình, tôi không hiểu hạnh phúc ấy có chân thật như ta nghĩ, hay chỉ là một sự tạo dựng mà thôi!

Tôi thì nghĩ như bà Cynthia. Giây phút hiện tại này đẹp là vì trong ta có một đối tượng đẹp, chứ không phải chỉ vì chung quanh ta có những cái hay và đẹp. Nó nhiệm mầu khi ta ướt mưa và nhiệm mầu khi trời nắng ấm, nhiệm mầu trong những lúc ta bước chân thảnh thơi, và nhiệm mầu khi trong ta đang có mặt một cơn đau. Hiện tại vẫn nhiệm mầu dù cây hồng vườn sau nhà có sai trái hay không! Tôi nghĩ, có lẽ ta chỉ cần tìm lại cho mình một sự thinh lặng sâu sắc mà thôi.

Sự tu tập nhờ vậy mà cũng được nhẹ nhàng hơn bạn nhỉ! Vì biết rằng dẫu trong cuộc đời có những khi ta không có một cây hồng sai trái, hay những ngày nắng đẹp, hay cho dù ta không có một sự dễ chịu hay một hạnh phúc... hiện tại này vẫn là nhiệm mầu, khi trong ta có được một sự thinh lặng và thảnh thơi.

Mây trắng ngàn năm giữa trời bay.

Tình cờ tôi có dịp làm quen với một tác giả ở bên nhà, anh có viết một số sách về Phật học. Anh có gửi cho tôi xem một bản thảo về quyển sách mới nhất mà anh dự định sẽ xuất bản vào cuối năm nay. Trong đó, anh có trích dẫn một câu thơ trong bài Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu mà anh rất thích từ thời còn ở trung học, “Bạch vân thiên tải không du du”, anh dịch là Mây trắng ngàn năm giữa trời bay. Tôi đọc những chia sẻ của anh và có đề nghị anh nên lấy đó làm tựa quyển sách mới của mình. Đó là một hình ảnh rất đẹp, ngàn năm mây trắng vẫn bay, nhưng không gian và bầu trời ấy vẫn chưa từng xao động bao giờ!

Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.

Thôi Hiệu đứng trên lầu Hoàng Hạc nhìn khói sóng trên sông và tự hỏi:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai. (Tản Đà dịch)

Tôi thấy trong hình ảnh ấy có một sự thinh lặng rất sâu xa, như mây trắng thong dong trôi giữa bầu trời bao la vô cùng tận. Và chỉ trong sự thinh lặng ấy ta mới có thể nghe được cái sầu phải không bạn! Có lẽ đức Bồ-tát Quán Thế Âm cũng nhờ lắng thật yên mà ngài có thể nghe được hết nỗi khổ của mọi loài. Tôi nghĩ thinh lặng không phải là sự vắng mặt của âm thanh mà là ở nơi sự lắng nghe của mình. Trong những lo âuphiền muộn, bạn hãy dừng lại và lắng nghe đi, giữa những lao đao ấy bao giờ cũng có những khoảng trống rất yên lắng. Tôi chợt nhớ đến một bài thơ của Pablo Neruda,

Giữ Im Lặng
Bây giờ tôi sẽ đếm đến mười hai
chúng ta sẽ cùng giữ cho thật yên
Để một lần trên mặt đất này
đừng nói với nhau bằng bất cứ một thứ ngôn ngữ nào
hãy dừng lại trong một giây lát
ta không cần phải lao xao nhiều như thế
Nó sẽ là một giây phút rất nhiệm mầu
không vội vã cũng không còn máy móc
chúng ta sẽ thật sự có mặt với nhau
trong kỳ lạ và trong chút ngỡ ngàng
Người đánh cá trên vùng biển lạnh
sẽ dừng lại thôi giết hại loài cá voi
và người nông dân trên vùng ruộng muối
sẽ nhìn lại đôi bàn tay mình nứt nẻ
Những ai đang chuẩn bị cho các cuộc chiến tranh xanh,
chiến tranh với khí và chiến tranh với lửa
cuộc chiến thắng mà không còn ai sống sót nữa
sẽ thay áo mới toanh
cùng với nhau đi
dưới bóng cây xanh và không làm gì hết
Bạn có hiểu lầm tôi không,
điều tôi muốn đâu phải là một sự bất động
Vì sự sống bao giờ cũng có mặt
Cái chết, tôi nào đâu có ham thích gì mà mong
Nếu chúng ta đừng quá chủ quan
Cứ muốn cho một cuộc sống phải rỡ ràng
phải chi ta đừng làm gì hết, dầu chỉ một lần thôi
có lẽ một sự thinh lặng lớn mênh mang
sẽ phá tan đi mọi sầu khổ ngỡ ngàng
vì không hiểu được mình
vì nỗi sợ về cái chết.
Trái đất này đang dạy cho ta
khi mọi vật dường như đã điêu tàn
rồi ngày mai chúng sẽ sống lại huy hoàng
Và bây giờ tôi sẽ đếm đến mười hai
bạn hãy giữ cho thật yên, và tôi sẽ ra đi.

Thinh lặng không phải là một sự lặng câm. Giữ cho thật yên không có nghĩa là không làm gì hết, mà tôi nghĩ có nghĩa là ta thôi cho rằng lúc nào mình cũng cần phải làm một cái gì đó.

Trưa nay tôi ra ngoài đi dạo quanh bờ hồ có mặt nước in hình trời mây những khi im gió. Rừng cây cuối thu phía bên kia đã vàng đỏ và rụng gần hết lá. Cuối tuần này trời sẽ mưa và rất lạnh, nhưng hôm nay trời thật xanh và nắng thật trong. Có một đàn vịt trời từ xa bay về đây, chúng kêu vang trời và sà đáp xuống gây nên một vùng náo nhiệt trên mặt hồ. Và rồi mặt nước trở lại yên lắng phản chiếu trời mây như chưa từng xao động bao giờ. Đàn vịt trời lặng yên trôi.

Tôi tập theo dõi hơi thở và bước chân mình đi trên con đường nhỏ phủ đầy lá, trong nắng và gió. Không có một nơi nào để đến và tôi cũng sẽ không về đến một nơi nào. Ở đây có bước chân và hơi thở, có gió và lá, có trời trong và mây trắng, có tiếng chim hót và nắng ấm. Chúng tacần phải về, phải tới một nơi nào không bạn nhỉ! Trong mỗi bước chân đi, tôi sẽ tập giữ cho mình vẫn đang dừng lại cho rất yên.■

Nguồn: Tập San Pháp Luân 33


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1284)
Hiện nay, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọngViệt Nam và trên thế giới.
(Xem: 1409)
Để lĩnh hội trọn vẹn “cảm giác an lạc” sinh khởi nhờ thiền định, đòi hỏi các thiền sinh phải có một nền tảng định vững chắc.
(Xem: 1535)
Một hôm Ngài A Nan hỏi Đức Phật ? Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 1607)
Ba đứa chơi thân với nhau tự thuở nào, thiên hạ ai cũng bảo ba đứa ấy như hình với bóng
(Xem: 1792)
Năng lễ, sở lễ tánh Không tịch Cảm ứng đạo giao nan tư nghì
(Xem: 1632)
Nắng như thiêu đốt suốt những ngày qua. Luồng gió nóng thốc qua sân nhà tưởng chừng làm héo hắt thêm cho những
(Xem: 1520)
Ngũ là năm. Uẩn có nhiều nghĩa, như: chắc chắn, nhóm, thành phần hay yếu tố
(Xem: 1287)
Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.
(Xem: 1418)
Người tu ở một mình hay cùng với đại chúng, chuyên tu hay đi vào đời để hoằng phápsở thích, hạnh nguyện riêng của mỗi người.
(Xem: 1384)
Nhiều Thiền sư tiếp cận với cộng đồng Hoa Kỳ và Tây phương, trong những thời gian đầu dạy Thiền, thường tránh nói về giới,
(Xem: 1428)
Khi sợ hãi, lo lắng, tâm ta đắm chìm trong những ý nghĩ về các biến cố kinh khủng có thể xảy ra trong tương lai.
(Xem: 1371)
Ăn chay là một thói quen ăn uống phổ biến gần gũi với tinh thần từ bi của Phật giáo.
(Xem: 1339)
“Xứng tánh làm Phật sự” là một câu trong bài nguyện hương mở đầu cho bất kỳ thời tụng kinh nào.
(Xem: 1574)
Sinh tử phiền não của mỗi người, đều phải dựa vào công năng tu hành của chính bản thân để đạt được giải thoát;
(Xem: 1626)
Một khi thân tâm ta thanh tịnh, hoàn cảnh sẽ tùy thuộc thanh tịnh.
(Xem: 1693)
Trong cuộc sống, dù khôn khéo hay thánh thiện đến mấy thì không một ai có thể tránh khỏi bị miệng lưỡi người đời chê trách,
(Xem: 1572)
Rất khó tìm hạnh phúcthế gian này. Thật vậy, khi nhìn quanh, ta không thấy gì ngoài đau khổ, phiền muộnhỗn loạn.
(Xem: 1537)
An cưcấm túc ở một chỗ, hạn chế tuyệt đối sự đi lại và nỗ lực tu học trong ba tháng mùa mưa, gọi là kiết hạ.
(Xem: 1304)
Trung Luận của Bồ tát Long Thọ phá trừ mọi bám chấp thuộc về kiến (cái thấy, quan niệm) của con người để hiển bày tánh Không.
(Xem: 1458)
Giáo pháp của Đức Phật nhằm hướng dẫn, giúp chúng sinh đối trị, vượt qua phiền não của chính mình để chuyển hóa thân tâm
(Xem: 1423)
Giới lớn nhất là giới bình đẳng. Phải thấy tâm bình đẳng. Phải giữ tâm bình đẳng.
(Xem: 1500)
Trong tâm lý học, cảm tính là một nội hàm bao gồm những cảm xúc bên trong con người, là một quá trình
(Xem: 1553)
Sáu pháp môn mầu nhiệm, Hán gọi là Lục diệu pháp môn. Nghĩa sáu phương pháp thực tập thiền quán, giúp ta đi vào cửa ngõ của định và tuệ, cửa ngõ giải thoát hay Niết bàn.
(Xem: 1613)
Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnhan lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là ...
(Xem: 1482)
Thân thể đau nhức mỏi nhừ, từng đốt xương rã rời như rụng rơi, những sợi cơ dường đã xơ cứng vô dụng,
(Xem: 1601)
Căn cơ của một người bình thường không thể nào biết được có kiếp trước hay kiếp sau.
(Xem: 1489)
Khi tâm thanh tịnh, người ta sẽ thấy thế giới thanh tịnh. Kinh Duy Ma Cật, phẩm Phật quốc thứ nhất, Đức Phật nói với trưởng giả Bảo Tích:
(Xem: 1438)
Cái ta trong đạo Phật gọi là ngã, trong triết học gọi là bản ngã, còn cái của ta gọi là ngã sở, tức là những sở hữu của cái ta.
(Xem: 1532)
rong hệ thống triết học và lề lối suy nghĩ của Tây Phương thì thế giới này có thật, sơn hà đại địa, con người và cái Tôi hay cái Ngã
(Xem: 1436)
Lần giở từng trang kinh Trung bộ - một trong 5 bộ kinh thuộc Kinh tạng Pāli, người đọc có thể dõi theo những bước chân của Đức Phật
(Xem: 1616)
Trong kiếp sống nhân sinh đầy gió bụi này, ai cũng mang trên người một chữ NGHIỆP.
(Xem: 1890)
Thế gian này đang quá nhiều bi thương, bởi con người còn đầy dẫy tham sân si, sống ích kỷ, đố kỵ, chỉ biết lo thâu tóm cho riêng mình,
(Xem: 1567)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1864)
“Phật Pháp cao siêu rất nhiệm mầu Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu Nay con nghe thấy chuyên trì tụng Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu”
(Xem: 1449)
Đôi khi những điều hữu ích nhất mà chúng ta học được không đến từ những người thầy mà từ những người như chúng ta, chỉ đang cố gắng để làm tốt nhất có thể với cuộc sống này.
(Xem: 1393)
Việt Nam cũng như cộng đồng Phật giáo Việt Nam hải ngoại, Phật giáo bắc truyền chiếm đa số, phần lớn tu sĩcư sĩ đều tu học theo truyền thống bắc tông.
(Xem: 1587)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(Xem: 1441)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(Xem: 1545)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(Xem: 1710)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(Xem: 1918)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(Xem: 1940)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(Xem: 1760)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 1935)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(Xem: 1616)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(Xem: 1553)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(Xem: 2092)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(Xem: 1701)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant