Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Người bạn đồng hành

11 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 9846)
Người bạn đồng hành

Cha nó đang ốm thập tử nhất sinh. Nó rất buồn. Trong túp lều nhỏ chỉ có hai cha con. Cha nó bảo: "Giăng ơi! con thật hiếu thảo! Cha cầu mong Thượng đế phù hộ cho con trên đường đời."
Giăng oà khóc. Nó chẳng còn ai trên đời này nữa! Không mẹ, không cha, không anh không em. Nó quỳ bên cạnh giường hôn tay cha, nước mắt giàn giụa. Một lúc nó mệt, nằm thiếp đi, gục đầu xuống thành giường bằng gỗ cứng.
Nó mơ một giấc mơ kỳ diệu. Nó thấy mặt trờimặt trăng sà xuống, cha nó mạnh khoẻ, cười với nó như những lúc cha vui. Một cô gái xinh đẹp, đội chiếc mũ miện chìa tay cho nó. Cha nó lại cười và bảo: "Người vợ tương lai cha sắp cưới cho con đấy!"
Giăng bừng tỉnh. Trước mặt nó là sự thực đáng buồn: Cha nó đã chết, nằm sóng sượt trên giường, ngoài ra chẳng có một ai. Tội nghiệp cho nó!
Hôm sau Giăng đi theo quan tài người cha thân yêu ra mộ. Thế là từ nay nó chẳng bao giờ được thấy mặt cha nó. Lòng nặng trĩu buồn phiền, tim nó như tan nát thành muôn mảnh.
Người đi đưa ma hát một bài thánh thi. Tiếng hát làm nó chan hoà nước mắt, giọt lệ làm nhẹ bớt đau khổ.
ánh dương lấp lanh trên hàng cây xanh như an ủi nó: "Đừng buồn phiền! Hãy nhìn lên trời xanh. Cha cậu đang trên đó và đang cầu nguyện cho cậu gặp mọi sự tốt lành thành đạt trong mọi việc".
Giăng đáp: "Còn tôi, tôi sẽ ăn ở tốt lành để sau này được lên đấy gặp lại và đoàn tụ với cha tôi".
Giăng mỉm cười, hai hàng lệ lăn trên gò má. Trên cây mấy con chim non cất tiếng hót: quy vit! quy vit! Chúng vừa chứng kiến đám tang. Chúng cũng tin rằng giờ đây người cha đang ở trên Thiên đường, ông sung sướng mỉm cười vì đã sống phúc hậu khi ở dưới trần.
Giăng thấy đàn chim chuyền từ cành nọ sang cành kia rồi cùng nhau bay vút lên cao. Giăng thấy khao khát được bay theo chúng. Nhưng nó không quên đẽo một cây thập tự bằng gỗ đem cắm bên mộ cha. Khi mang cây thập tự đến, nó đã thấy ngôi mộ có cỏ đắp và cắm đầy hoa. Bạn bè đã đem đến trang hoàng mộ ông, vì ai cũng quý ông.
Chôn cất cha xong, sáng hôm sau Giăng gói quần áo thành một bọc nhỏ và dắt lưng toàn bộ gia tài gồm có năm mươi đồng tiền vàng và vài hào bạc. Nó định dùng món tiền ấy và đi chu du thiên hạ.
Trước khi đi, Giăng ra nghĩa địa, tìm đến mộ cha, quỳ xuống khấn: "Vĩnh biệt cha thân yêu. Con nguyện trước vong hồn cha lúc nào cũng sẽ ăn ở tốt lành. Xin cha yên lòng cầu Thượng đế phù hộ cho con".
Trên những cánh đồng Giăng đi qua, nó thấy hoa nào cũng tươi đẹp dưới ánh năng ấm. Chúng nghiêng mình trong gió nhẹ như chào mừng Giăng.
Đi được một quãng Giăng đứng lại nhìn ngôi nhà thờ cổ kính, nơi nó đã đến với cha để nghe giảng đạo.
Nó nhìn thấy trên cửa tò vò gác chuông anh lùn gác chuông nhà thờ đầu đội mũ đỏ, tay đang che mắt để tránh những tia nắng. Nó vẫy tay vĩnh biệt anh ta.
Anh lùn cũng chào lại, vẫy chiếc mũ, lấy tay gửi cho Giăng nhiều chiếc hôn gió, tỏ ý chúc Giăng lên đường mạnh khỏe gặp nhiều may mắn.
Giăng vừa đi vừa nghĩ đến những gì sẽ gặp trên đường. Nó đi, đi mãi; chưa bao giờ đi xa thế. Trên đường chẳng hề gặp một người nào quen, thành phố cũng lạ. Nó đã đến một nơi chưa bao giờ đặt chân.
Đêm đầu tiên nó ngủ trong một đống rơm vì không tìm được chỗ nào khác. Tuy vậy nó thấy rất may mắn, đến vua cũng không có được chỗ ngủ như thế. Này nhé; một cánh đồng một con sông, một đống rơm và bầu trời xanh trên đầu; còn có các phòng ngủ nào đẹp hơn thế! Thảm cỏ xanh có điểm hoa trắng đỏ. Hương mộc và và dã tường là những bó hoa trang trí tuyệt đẹp; rửa mặt thì đã có cả một con sông và làn nước trong mát in bóng những vì sao từ trên trời soi xuống. Chị hằng như một đèn lớn treo lơ lửng trên bầu trời xanh chẳng còn sợ bén lửa sang rèm cửa, nên Giăng có thể yên chí nằm ngủ.
Lúc tỉnh dậy, mặt trời đã lên cao, khắp nơi chim chóc líu lo: "Chào cậu! Chào cậu!"
Hôm ấy đúng vào ngày chủ nhật. Chuông nhà thờ rộn rã. Giáo dân trong vùng kéo nhau đến nhà thờ. Giăng đi theo họ vào nhà thờ và cùng hát với họ. Nó tưởng như đang đứng trong nhà thờ quê nhà nơi nó đã chịu lễ ban thánh thể và đến lễ với cha.
Ngoài nghĩa địa có nhiều mộ. Có những ngôi mộ cỏ mọc cao. Giăng nghĩ đến ngôi mộ của cha ở quê nhà, thiếu người chăm sóc, chắc cũng giống thế. Nó ngồi xuống nhổ cỏ, dựng laị những cây thánh giá bị đổ, xếp lại những bó hoa bị gió cuốn đi.
Nó nghĩ: "có lẽ mộ cha mình cũng được người khác chăm sóc thay mình như thế này".
Có một ông lão nghèo đang đứng ở nghĩa địa. Giăng cho ông mấy hào lẻ rồi tiếp tục chu du thiên hạ.
Chiều tối gặp một cơn giông khủng khiếp. Giăng rảo bước tìm nơi trú ẩn. Nó đã tìm được một ngôi nhà thờ biệt lập trên một quả đồi. Nó thấy cửa mở, chẳng có người. Nó vào ngồi xếp nghỉ và cầu kinh. Chưa hết một bài mắt đã díu rồi ngủ thiếp đi lúc nào không biết.
Lúc tỉnh dậy, đã nửa đêm, cơn giông đã tan, trăng lấp lánh ngoài cửa kính. Giữa nhà thờ nó nhìn thấy một chiếc quan tài mở nắp, bên trong có một thi hài sắp đem chôn. Giăng không chút sợ hãi. Nó biết rằng người chết rồi không hại ai. Có chăng chỉ những kẻ còn sống có tâm địa xấu xa mới tìm cách hại người, mới đáng sợ. Giữa lúc ấy có hai tên có vẻ là bọn bất lương, định lôi xác chết ra để quẳng đi. Vốn là người nhân đức, Giăng động lòng thương, hỏi: - Các anh định giở trò gì thế? Phải tội chết. Người ta chết rồi, để cho vong hồn người ta yên.
- Không được! Hai tên bất lương trả lời. Nó nợ tiền chúng tao, không trả. Bây giờ nó vào áo quan rồi mà chúng tao chẳng được lấy một xu. Chúng tao phải quẳng nó ra cửa nhà thờ cho bõ tức.
Giăng điều đình.
- Người ấy nợ các anh bao nhiêu không biết. Đây tôi có tất cả năm mươi đồng vàng, tôi sẽ đưa cả cho các anh rồi để cho người ấy yên lành. Còn tôi vẫn đang khỏe mạnh, lành lặn. Thượng đế sẽ phải phù hộ tôi.
- Được! Nếu anh muốn trả nợ thay cho nó thì đây đồng ý tha.
Chúng cầm tiền, cười ngất bỏ đi, chắp hai tay người chết với nhau, từ biệt bước đi vào khu rừng lớn. Ra khỏi khu rừng thì trời vừa sáng. Bỗng Giăng nghe có tiếng gọi sau lưng:
- Anh bạn về đâu thế?
- Đi chu du thiên hạ. Giăng đáp. Tôi là đứa trẻ không cha không mẹ, nhưng Thượng đế sẽ phù hộ tôi.
- Tôi cũng chu du thiên hạ đây - người lạ mặt nói - Chúng ta cùng đi với nhau chăng?
- Nhất trí, Giăng đáp và họ cùng đi với nhau.
Chỉ mười lăm phút sau, họ đã trở thành đôi bạn ý hợp tâm đầu. Vì cả hai đều là người tốt. Nhưng Giăng thấy người bạn đồng hành, khôn hơn mình nhiều. Anh ta đã đi nhiều, từng trải nhiều, chuyện gì cũng biết.
Họ bảo nhau hãy ngồi xuống gốc cây nghỉ và ăn sáng. Vừa lúc ấy, có một bà cụ đi tới.
Bà cụ lụ khụ, lom khom chống nạng, trên lưng mang một bó củi khô nhặt trong rừng, dưới tạp dề lòi ra đầu ba cái roi bằng cây đuôi chuồn và dương liễu. Còn cách hai người một quãng, bà cụ ngã lăn kềnh ra, kêu thét lên.
Giăng muốn khiêng bà cụ về nhà, nhưng người bạn đồng hành bảo: "Không cần, tôi có thứ thuốc bôi vào bà lão dậy được tự đi về nhà ngay như không có chuyện gì xảy ra". Nhưng anh ta đòi bà cụ phải trả công ba cái roi, cụ dắt dưới tạp dề.
- Thế thì đắt quá đấy! Bà cụ nói, ngần ngừ không muốn đưa.
Nhưng gãy chân nằm đấy thì khổ, cụ đành phải đưa ba cái roi cho người kia. Anh ta lấy thuốc bôi vào chỗ chân đau, bà cụ đứng ngay lên, đi được.
Thật là một thứ thuốc công hiệu ít thấy.
Xong rồi hai anh bạn ra đi. Giăng hỏi anh kia:
- Cậu lấy mấy cái roi ấy làm gì?
- Mình hay thích những cái lặt vặt như thế. Tính mình vậy.
Hai người đi một hồi khá lâu. Giăng nhìn về phía trước và nói:
- Nom kìa! Những đám mây đen đang kéo đến mù mịt khiếp quá!
- Không phải mây đâu! Anh bạn đồng hành nói- Đấy là những ngọn núi cao.
Thực vậy. Đấy chỉ là những ngọn nũi. Trông gần mà hoá ra xa. Đi cả một ngày ròng rã mới tới nơi. Rừng ở đây rậm, mọc toàn cây thẳng đứng. Lại còn có những hòn đá cực to. Vượt qua nơi này không dễ, hai người bàn nhau nghỉ lại mai đi sớm.
Trong quán trọ bên dưới một đám đông người đang tụ tập. Một người đang làm trò múa rối. Khán giả ngồi xem chung quanh. Trên hàng đầu là một lão hàng thịt béo phị. Cạnh lão là một con chó to xù, nom dữ tợn như sắp cắn người. Mở đầu buổi diễn là một hài kịch. Hai nhân vật chính là vua và hoàng hậu, đầu đội mũ miện vàng, khoác áo choàng, ngồi trên ngai. Những chú lính hầu xinh xắn, mắt bằng thuỷ tinh, đứng gác cửa. Cửa đóng ra mở vào liên tục để lấy gió vào cung. Màn kịch thật vui, khán giả vỗ tay ran ran.
Đến lúc hoàng hậu ra sân khấu, dạo được vài bước, thì chả biết thế nào, con chó của lão hàng thịt nhảy lên ngoạm vào lưng, hoàng hậu ngã vật xuống. Chủ gánh xiếc rất buồn, phần vì mất vai hoàng hậu là con rối đẹp nhất, phần vì mất buổi diễn. Những người bạn của Giăng biết anh ta có thể chữa được. Anh ta lấy lọ thuốc vừa dùng chữa chân cho bà lão lúc nãy, bôi cho con búp bê hoàng hậu. Con búp bê đứng ngay lên và biểu diễn luôn, lại không cần có dây điều khiển. Mà khéo như người thật, chỉ không biết nói. Chủ xiếc mừng quá.
Hết buổi diễn mọi người ra về. Người trong quán trọ đi ngủ cả. Bỗng có tiếng rên rỉ vọng lên. Mọi người dậy xem, thì thấy đám con rối nằm ngổn ngang, nào vua, nào cận thần, nào lính hầu, giương to đôi mắt thuỷ tinh rên rỉ thảm hại, cầu xin được bôi thuốc để có thể tự ngọ nguậy được như hoàng hậu.
Thấy vậy, hoàng hậu quỳ xuống, hai tay nâng mũ miện kêu van xin "ông lang" bôi thuốc và tất cả những người trong cung.
Người chủ gánh hát hứa anh bạn của Giăng xin biếu tất cả tiền bán vé vào cửa tối ấy chỉ cầu an bôi thuốc cho tất cả những con búp bê còn lại. Nhưng anh bạn chỉ đòi mỗi thanh gươm đeo cạnh sườn quốc vương. Nhận gươm rồi, anh bạn bôi thuốc cho mấy con búp bê. Tức thì tất cả mấy con tự hoạt động được, không cần giật dây, trông thật là buồn cười. Các cô cậu hầu bàn cười ngặt nghẹo và nháy theo chúng. Cả người đánh xe, cả bác bếp, cả những khách trọ đang ngủ cũng bật dậy ôm nhau nhảy. Lại cả xẻng, cái cặp than cũng hối hả chạy vào nhảy. Rõ thật là vui.
Sáng hôm sau. Giăng và anh bạn đồng hành từ biệt mọi người lên đường. Họ vượt qua những cánh rừng bát ngát, leo lên những đỉnh núi cao chót vót. Họ trông được rất xa, nhìn đến tận những nơi họ chưa từng đến, ngắm nhiều cảnh đẹp huy hoàng. Mặt trời lấp lánh trên khoảng trời xanh mát rượi. Tiếng kèn săn chốc chốc vẳng lên từ các khe núi.
Say sưa trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hai anh bạn đường đứng chắp tay tạ ơn Thượng đế đã cho hưởng những cảnh tuyệt diệu trên thế gian này. Bỗng trên đầu có tiếng vang. Ngẩng lên họ thấy một con thiên nga đang bay lượn trong không trung và không biết thế nào lại lảo đảo rồi rơi bịch xuống ngay dưới chân họ. Anh bạn của Giăng trầm trồ:
- Đôi cánh đẹp quá! Tôi phải cắt mới được. Cậu xem mình lấy thanh gươm đem đi, có được việc không?
Rồi anh lấy gươm chặt phăng đôi cánh. Xong rồi họ lại đi. Sau mấy ngày họ đến một kinh thành lớn xung quanh có một trăm ngọn tháp lấp lánh dưới nắng như làm bằng bạc. Giữa kinh thành là một toà lâu đài bằng đá cẩm thạch, mái bằng vàng. Đấy là cung điện nhà vua.
Giăng và người bạn đồng hành vào một quán trọ nghỉ ngơi và sửa sang lại quần áo cho nghiêm chỉnh trước khi bước chân vào thành phố. Trò chuyện với chủ quán, họ được biết rằng nhà vua rất nhân từ, độ lượng. Nhưng công chúa, con người lại rất ghê ghớm. Đẹp thì có đẹp, nhưng nàng nham hiểm độc ác, đã từng làm chết nhiều hoàng tử.
- Sao vậy? Anh bạn của Giăng ngạc nhiên hỏi.
- Nàng cho phép bất kỳ ai đến cầu hôn cũng được, không kể người quyền quý hay thứ dân. Nàng chỉ yêu cầu trả lời một điều nàngh ỏi. Nếu trả lời đúng sẽ được lấy nàng. Nếu không đúng sẽ bị treo cổ hoặc chặt tay.
- Thế từ trước đến giờ thế nào? Hai người hỏi.
- Chưa ai trả lời được. Đều bị nàng chặt tay hoặc treo cổ. Cha nàng cũng không sao can khuyên được nàng và tuyên bố không dính đến chuyện chồng con của nàng, mặc nàng muốn làm thế nào thì làm. Cũng có lần nhà vua cùng triều đinh quỳ xuống van xin nhưng công chúa vẫn kiên quyết không nghe cứ làm theo ý mình.
Giăng nghe thấy thế liền bảo: "Mụ công chúa này ghê ghớm thật! Phải đánh cho mụ ta một trận để mụ ta chừa thói đánh ác mới được".
Thấy Giăng nói vậy ai cũng can khuyên, đừng nóng nẩy mà thiệt thân.
- Không! Giăng kiên quyết. Tôi sẽ vào cung gặp nàng xin trả lời câu hỏi, để xem ra sao.
Giữa lúc ấy dân chúng reo hò. Công chúa ngự du ngoài phố. Giưng len đám đông ra xem. Công chúa quả là một trang tuyệt thế giai nhân. Nàng cưỡi trên một con ngựa trắng, mình đầy kim cương châu báu. Nàng mặc quần, dệt bằng sợi vàng chiếc roi ngựa trong tay lóng lánh như một tia mặt trời. Chiếc mũ miện trên đầu lấp lánh như các vì sao, tấm áo choàng óng ánh như muốn ngàn cánh bướm. Thật là tuyệt! Nhưng tuyệt hơn cả là sắc đẹp của chính nàng, một sắc đẹp mê hồn, không thể rời mắt được. Lại còn một điều kỳ lạ nữa là nàng giống hệt như cô gái đẹp anh mơ thấy đêm hôm cha anh chết.
Anh nghĩ thầm:
- Một người con gái sắc nước hương trời thế này mà lại nham hiểm độc ác thật là vô lý! Ta cứ đến xem sao!
Vậy là bất chấp những lời can ngăn của mọi người kể cả người bạn đồng hành. Giăng kiên quyết vào cung vua để gặp công chúa xin trả lời câu hỏi của nàng. Anh chải giầy và quần áo, rửa mặt mũi rồi ra phố để vào cung. Nghe tiếng gõ cửa, nhà vua phán:
- Cứ vào!
Giăng mở cả thấy nhà vua mặc quần áo ngủ, đi hài thêu, ra tiếp anh. Ngài đưa tay cho Giăng.
Khi biết là chàng đến cầu hôn, người oà khóc lên, bỏ rơi quyền trượng xuống đất, lấy ao lau nước mắt và nói:
- Đừng dại mà vào đấy! Ngươi sẽ không tránh khỏi số phận những người đi trước đâu. Hãy đi theo ta!
Nhà vua dẫn Giăng ra khu vườn. Trên cây lủng lẳng những bộ xương người, dưới đất lăn lóc những đầu lâu.
Đấy là xác chết của những người đã đến cầu hon nhưng không trả lời được câu hỏi của công chúa, bị nàng treo cổ.
Vua hỏi: Thấy chưa? Tốt nhất là nên quay về, không thì sẽ mất xác vô ích.
Giăng hôn tay nhà vua nhân đức và tâu rằng tình yên mãnh liệt của chàng đối với công chúa sẽ giúp nàng vượt qua tất cả.
Vừa lúc công chúa đi du ngoạn về. Nàng mời Giăng vào phòng khách trò chuyện và hẹn sáng hôm sau nàng sẽ tiếp. Hội đồng giám khảo và các quan tư pháp sẽ họp để nghe anh trả lờiphán quyết. Sẽ có ba câu hỏi. Trả lời được câu thứ nhất mới được trả lời câu sau. Nếu ngay từ đầu đã trả lời sai thì coi như mất đầu. Giăng chấp nhận tất cả các điều kiện, không sợ hãi, rồi ra về quán trọ nghỉ, để hôm sau vào cung.
Người bạn đồng hành đang đợi Giăng về để hỏi tình hình. Giăng đã kể lại đầu đuôi và khăng định quyết của mình. Người bạn nói:
- Tôi quý cậu lắm. Lẽ ra chúng ta còn sống chung với nhau lâu dài. Nhưng cậu đã quyết tâm, mình không biết làm thế nào.
Trong thành phố người ta biết tin có người đến cầu hôn công chúa. Ai cũng buồn cho anh. Nhà vua và các linh mục quỳ lễ trong nhà thờ. Ai cũng cho rằng ngày tận số của Giăng đã đến.
Đến tối hai người bạn uống rượu vĩnh biệt. Giăng say nằm ngủ đi. Người bạn đứng dậy lấy đôi cánh thiên nga chắp vào vai mình, giắt một chiếc roi bà cụ đưa hôm nọ rồi mở cánh bay đến cung vua.
Đến nơi, anh bạn của Giăng nép vào một bóng tối. Anh thấy công chúa khoác áo màu trắng, mở cửa sổ xòe đôi cánh rộng bay qua thành phố đến một ngọn núi cao. Anh bạn của Giăng tàng hình và bay theo công chúa. Anh vừa bay lấy roi vụt vào công chúa. Anh có roi tàng hình nên công chúa không nhìn thấy.
Rồi hai người đến ngọn núi cao. Công chúa gõ khẽ vào một tảng đá. Tảng đá nứt làm đôi thành một hang sâu. Công chúa lẻn vào. Anh bạn của Giăng vẫn tàng hình đứng nấp sau chiếc ngai nghe ngóng.
Anh nghe thấy công chúa nói lại có một chàng trai đến xin cầu hôn và hỏi lão phù thuỷ nên đố câu gì trước.
Phù thuỷ bảo: "Giầy, giầy là vật tầm thường, hắn không ngờ tới, không đoán ra được đâu. Vậy là con có thể chặt đầu nó ngay nó ngay từ ngày thứ nhất không bị quấy rầy sang ngày sau. Nhớ đem đôi mắt nó về để ta dùng bữa.
Công chúa lạy ta ra về. Anh bạn của Giăng cũng bay về quán trọ ngủ. Sáng hôm sau thức dậy, anh bạn nó bảo: "Đêm qua mình mơ thấy đôi giầy. Hôm nay vào cung nếu công chúa hỏi nàng đang nghĩ gì thì cậu cứ nói "Giầy".
Giăng ra đi để vào cung. Đến nơi đã thấy đông đủ các quan chức ngồi chật ních trong phòng. Cùng lúc ấy công chúa trong bộ quần áo lộng lẫy bước vào. Sau khi cúi chào cử toạ một cách duyên dáng nàng đi lại chỗ ngồi, chìa tay cho Giăng và hỏi câu thứ nhất trong bài đố.
Không ngần ngừ gì, Giăng nói "Giầy"
Công chúa tái mặt, Giăng đã đoán đúng.
Nhà vua mừng quá! Cử toạ reo lên.
Anh bạn của Giăng biết tin thắng lợi mặt mày hớn hở. Giăng chắp tay cảm ơn Thượng Đế, cho rằng người đã phù hộ mình. Đêm hôm sau, anh bạn của Giăng đợi Giăng ngủ rồi chắp cánh đi theo công chúa. Lần này anh mang theo những hai roi để quật cho công chúa thật đau để tàng hình chắc chắn hơn. Anh bạn đã chú ý lắng nghe thấy lão phù thuỷ bảo công chúa. "Tất tay".
Nghe được bí mật rồi anh bạn quay về ngủ, sáng hôm sau lại dặn dò Giăng trước khi đi. Nghe Giăng trả lời đúng, Công chúa run bắn người, còn cử toạ vỗ tay như pháo nổ.
Còn một lần nữa, lần quyết định. Nếu Giăng đoán được, anh sẽ lấy công chúa, nếu đoán sai, anh sẽ hết đời.
Đến tối Giăng đi ngủ, còn anh bạn lại chắp cánh vào vai, đem theo ba cái roi lại thêm thanh gươm giắt cạnh sườn, bay đến cung công chúa.
Trời tối đen như mực, bão làm tốc cả mái ngói, cây cối treo các bộ xương đổ rạp, sấm chớp ầm ầm. Cửa sổ phòng công chúa bỗng mở toang, nàng bay vụt ra theo hướng ngọn núi hai đêm trước. Nàng tái nhợt như một xác chết. Tấm áo choàng trắng căng phồng như một cánh buồm lớn.
Người bạn đồng hành chập ba ngọn roi quật cho nàng tối tăm mặt mũi, máu chảy ròng ròng rơi cả xuống đất tưởng nàng không thể bay được đến ngọn núi. Nhưng rồi nàng cũng bay tới được.
Đến nơi nàng nói với lão phù thuỷ chưa bao giờ nàng thấy mưa to gió lớn đến như thế. Rồi nàng kể việc chàng trai kia trả lời đúng hai câu hỏi trước và nói thêm: "Nếu lần này nữa chàng ta lại đoán đùng thì hắn sẽ được cuộc và nàng sẽ không bao giờ quay lại gặp lão tại ngọn núi này nữa. Nàng rất buồn vì như thế sẽ chấm dứt những đêm ma quái như thế này trong hang núi.
Lão phù thuỷ bảo: Con yên tâm. Lần này thì nó sẽ không thể đoán ra được. Ta sẽ tìm một vật mà nó không thể nghĩ tới, trừ phi nó cao tay hơn ta.
Công chúa sốt ruột hỏi: "Vật gì?"
- Được! Phù thuỷ trả lời có vẻ tự tin - Cứ hãy vui vầy với nhau đã.
Lão nói và nắm hai tay công chúa. Rồi hai người nhảy nhót. Lũ ma chơi cùng hoà nhịp lắc lư, đàn nhện đỏ đung đưa trên tường, còn đám hoa lửa thì phọt ra những tia sáng chói. Con cú vỗ trống, đàn châu chấu bật chân tanh tách như đánh đàn. Thật là một dạ hội ma quái.
Công chúa nóng ruột muốn bay về, sợ ở nhà vua cha và hoàng hậu thấy nàng vắng lại đi tìm. Nhưng lão phù thuỷ vẫn nhởn nhơ, cố ý kéo dài thời gian gần gũi nàng.
Nhưng rồi chúng phải bay đi. Lần về này có cả lão phù thuỷ bay theo.
Anh bạn Giăng ra sức quất hai người kia, quất đến mỏi tay. Chưa bao giờ lão phù thuỷ bị một trậnk đòn như thế, tê tái cả người.
Đến cung vua hắn từ biệt công chúa và nói: "Hãy nghĩ tới cái đầu của ta".
Anh bạn đồng hành của Giăng đã nghe thấy câu ấy.
Lão phù thủy vừa chào từ biệt công chúa và bay về được một quãng thì anh bạn của Giăng đã túm lấy râu của lão, lấy gươm chặt phăng cái đầu của lão. Xác lão, anh quẳng xuống ao cho trôi vào bụng cá, nhúng đầu lão xuống ao cho sạch máu, rồi bọc vào chiếc khăn lụa, đem về quán trọ rồi đi ngủ.
Sáng hôm sau Giăng lại ra đi đến cung vua để dự kỳ sát hạch thứ ba cũng là kỳ cuối cùng, kỳ thi quyết định anh lấy được công chúa, được làm phò mã, hay là chết.
Trước khi Giăng ra đi, anh bạn đồng hành đưa cho Giăng chiếc khăn gói và dặn hễ hôm nay công chúa hỏi nàng nghĩ gì thì đưa chiếc khăn gói không cần nói gì thêm.
Giăng đến nơi đã thấy sân rồng chật ních. Tất cả mọi người trong cung đều có mặt và chen chúc nhau như nêm cối. Các quan giám khảo ngự trên bục, đầu thụt vào trong những tấm thảm. Các quan thẩm phán cũng tề tựu đông đủ. Ngoài phố, dân chúng nín thở nghe ngóng tin tức trong cung. Đức vua hôm ấy bận quần áo mới, đầu đội mũ miện vàng, tay cầm quyền trượng, trông rất đường bệ. Trong khi đó, công chúa mặt tái mét, bận quần áo đen như để tang. Nhưng cố giữ vẻ bình tĩnh, nàng hỏi Giăng:
- Ngươi hãy đoán xem ta đang nghĩ gì?
Giăng cởi chiếc khăn lụa. Chiếc đầu phù thuỷ hiện ra. Ai nấy giật thót mình trước cảnh tượng ghớm giếc. Còn công chúa lịm đi, ngồi ngay như pho tượng, không nói thành lời.
Nhưng rồi định thần lại, nàng đứng lên, chìa tay cho Giăng và nói:
- Bây giờ thiếp đã thuộc về chàng.Tối nay làm lễ cưới!
Nhà vua reo lên. Đình thần hô lớn: Hoan hô! Ngoài phố dân chúng reo mừng. Chuông nhà thờ reo vang lên ầm ĩ.
Người ta mở hội ăn mừng. Riêng tại một phố nhỏ, người ta mổ ba con bò để quay, còn thêm nhiều gà vịt nhồi để mọi người có thể lấy một miếng đem về ăn. Còn rượu vang thì chảy ở các vòi công cộng suốt ngày đêm, ai muốn cứ tự do.
Tối đến mở dạ hội. Đèn thắp sáng trưng. Lính bắn súng đại bác. Trẻ con đốt pháo. Trong cung tổ chức ăn uống nhảy múa.
Công chúa còn đang bị ma ám ảnh chẳng quan tâm gì đến Giăng. Anh bạn đồng hành bày cho Giăng một cách như sau: Cầm vào phòng công chúa ba chiếc lông thiên nga và mọt lọ đựng chất nước màu hồng. Cả hai thứ này do anh bạn của Giăng cho. Giăng đặt cạnh giường công chúa một thùng nước đầy, đổ lọ nước màu hồng vào thùng nước, bỏ thêm vào đấy ba chiếc lông thiên nga, rồi dìm công chúa vào đấy ba lần.
- Sau trận tắm ấy, công chúa sẽ hết lòng yêu cậu - anh bạn Giăng bảo thế.
Giăng đã làm theo đúng lời dặn của bạn. Công chúa bị dìm trong nước kêu váng lên. Người nàng ướt lướt thướt như con thiên nga bị bão và đen xì, mắt sáng quắc. Khi bị dìm lần thứ hai, công chúa ngoi lên mặt nước, màu đen đổi thành màu trắng. Riêng ở cổ còn lại một vòng đen. Giăng lo ngại. Nhưng dìm lần thứ ba thì vòng đen biến đi, công chúa trở thành một thiếu nữ đẹp mê hồn. Nàng cảm ơn Giăng đã trả lại cho nàng sắc đẹp mà ma quái đã làm cho phai nhạt. Quốc vương và cả triều đình rất mừng làm lễ thành hôn cho nàng, suốt ngày hôm ấy văn võ bá quan và cả hoàng gia đến chúc mừng đôi vợ chồng mới.
Người khách cuối cùng là người bạn đồng hành. Một tay chống gậy, một tay cầm khăn gói, anh bạn từ biệt ra đi. Giăng khẩn khoản mời mà anh không ở lại.
- Tôi thiết tha mời bạn ở lại với tôi- Giăng nói - Tất cả hạnh phúc của tôi là nhờ ơn anh.
Nhưng người bạn đồng hành vẫn lắc đầu. Anh nói "Duyên số của tôi với anh chỉ có đến đây là hết. Tôi giúp anh cũng chỉ là để đền ơn anh thôi. Anh còn nhớ cái người chết mà những tên vô lại định dày vò không? Lúc ấy anh đã hy sinh tất cả gia sản để cho tấm thân người ấy được yên nghỉ dưới mồ. Người đó chính là tôi.
Nói rồi anh ta biến mất.
Lễ cưới kéo dài một tháng. Toàn dân tổ chức hội mừng. Nhà vua thọ thêm nhiều năm nữa. Ngài sống sung sướng, vui vẻ với đàn cháu nhỏ, cho chúng nhong nhong trên đùi, nô giỡn với chúng.
Rồi Giăng được nối ngôi vua trị vì trăm họ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6134)
Gần bên giếng của chùa bỗng mọc lên một cây hoa lạ. Cây cao một trượng, trên ngọn có một đóa hoa ngũ sắc cực kỳ tươi đẹp.
(Xem: 6274)
Tỉnh Tuy Viễn ở Trung Hoa, bắc giáp Mông Cổ. Thị trấn tỉnh hội là Quy Tuy. Cách 10 cây số về phía nam có mộ của Vương Chiêu Quân, người cung phi tuyệt đẹp của Hán Nguyên đế...
(Xem: 12897)
Đời Xuân Thu, Quản Di Ngô tự là Trọng, vốn người có tài kinh bang tế thế. Ngày còn hàn vi, chưa gặp thời thường cùng bạn là Bảo Thúc Nha đi buôn chung.
(Xem: 17147)
Hán, Sở giao binh tại Cai Hạ. Đây là trận cuối cùng quyết định thắng bại của đôi bên. Tướng soái của Hán vương Lưu Bang là Hàn Tín đem trăm vạn quân siết chặt vòng vây...
(Xem: 7453)
Đọc sử Tàu, ai cũng biết qua vua Đường Minh Hoàng và Dương Quí Phi nhà vua tuy già nhưng vẫn đa tình và rất mực phong lưu.
(Xem: 7497)
"Không vào hang hùm sao bắt được cọp con", nguyên Hán văn: "Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử". Đó là lời nói bất hủ của tướng Ban Siêu đời nhà Hán ở Trung Hoa.
(Xem: 7152)
Về thời thượng cổ, người ta chưa có cơ khí gì để đo lường thời gian mà chỉ có một ít dụng cụ thô sơ. Dụng cụ đó là cái đồng hồ thái dương...
(Xem: 7565)
Can Tương và Mạc Gia là tên hai vợ chồng người rèn kiếm. Mà cũng là tên hai thanh kiếm báu ngày xưa ở bên Tàu.
(Xem: 9040)
Ngày xưa, lầu xanh là nơi các nhà quyền quý, những thiếu nữ khuê các ở. "Đại lộ khi thanh lâu" nghĩa là đường lớn dựng lầu xanh.
(Xem: 7074)
Năm 1279, Nguyên Thế TổHốt Tất Liệt - vua Mông Cổ - đem quân đánh nhà Nam Tống ở Trung Quốc. Nam Tống đại bại bị diệt. Nhà Nguyên làm chủ toàn bộ Trung Quốc.
(Xem: 8102)
"Thao lược" cũng gọi là "Lục thao, Tam lược". Đây là hai bộ sách thuộc về binh pháp cổ Trung Hoa.
(Xem: 5813)
Đời Tam quốc, nhà Ngụy và Thục giao tranh. Thừa tướng nhà Thục là Gia Cát Lượng tự Khổng Minh cầm quân phạt Ngụy ...
(Xem: 5949)
Ngô Khởi, người nước Vệ đời Chiến Quốc (481-221 trước D.L.). Lúc còn bé, Khởi chuyên học nghề đánh gươm, luyện võ. Bà mẹ rầy la.
(Xem: 4710)
"Thấy nhàn" là thấy chim nhạn. Theo nguyên tác bằng Hán văn của Đặng Trần Côn là: "Kiến nhạn uổng nhiên tư tái bạch". "Thấy nhàn" có nghĩa là thư tín, do điển Tô Võ.
(Xem: 6118)
Trương Tịch tự Văn Xương, người đất Tô Châu, thi gia thời Trung Đường (766-827), đậu Tiến sĩ dưới triều vua Đức Tông. Năm 799, được Hàn Dũ tiến cử làm Quốc tử bác sĩ...
(Xem: 5365)
Cây đàn bằng gỗ, thùng đàn hình thang, cần dài. Đầu cần có trạm hình đầu con ngựa. Cung đàn làm bằng đuôi ngựa.
(Xem: 6345)
Nàng Ban tức là Ban Chiêu, tự Huệ Cơ, con gái của Ban Bưu, em gái của Ban Cố đời Đông Hán (25-196). Sinh trong gia đình Nho họ, cha anh đều học thức tài giỏi.
(Xem: 5326)
Ở núi Xuân Đài, xã Thọ Vực, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) có động Hồ công. Phía trước động ngoảnh về sông Mã.
(Xem: 6199)
Đời Xuân Thu (551-479 trước D.L.), tướng Dưỡng Do Cơ và Phan Đảng đều là người nước Sở, có tài thiện xạ. Một hôm, cả hai thử tài nhau chơi.
(Xem: 7375)
Thái Diễm cũng gọi là Thái Văn Cơ, một nữ sĩ tài hoa đời Tam Quốc (220-264). Cha nàng là Thái Ung, có tài thẩm âm vào bực nhứt cổ kim.
(Xem: 4997)
Bá Nha, người đời nhà Tấn, làm quan Thượng Đại Phu. Một hôm đi sứ nước Sở trở về, đến sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu trăng thanh gió mát...
(Xem: 5294)
Chứng kiến được cảnh thảm khốc của một bi tình si lụy của Đường Minh Hoàng, họ Bạch để lòng cảm xúc bằng bài "Trường hận ca" (Hận tình muôn thuở).
(Xem: 5195)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
(Xem: 5669)
Bên Trung Hoa, tại vùng Trúc Giang có một chàng lái buôn tên Quan Diệp Nhược yêu một nàng thôn nữ tên Tần Thúy Hải.
(Xem: 6912)
Không ai biết trống cơm ra đời từ lúc nào. Chỉ biết đại khái là các cụ ta thường dùng nó trong những dịp tế lễ thần thánh...
(Xem: 5591)
Chóp núi Vọng Phu là một khối đá hoa cương khổng lồ, đứng thẳng lên trời; bên cạnh lại có một khối đá khác nhỏ hơn.
(Xem: 5035)
Đời nhà Đường (618-907), Tể Tướng Trương Gia Trinh có năm người con gái. Cả năm đều xấp xỉ ngang nhau. Mỗi người một vẻ...
(Xem: 6620)
Theo truyền thuyết (sách "Dị văn lục") thì khúc vũ này do Đường Minh Hoàng du Nguyệt điện về chế ra cho những người cung nữ múa hát.
(Xem: 5080)
Hồ nằm về phía đông bắc thành phố Đà Lạt (khoảng 5 cây số). Nơi đây trước kia là một vùng hoang vu, giang sơn của những loài thảo mộc...
(Xem: 7956)
Hoàng đế nước Kim rất yêu quý hai nàng cung phi là Lệ Cẩm tây cung và Ngọc Sương ái phi. Hoàng hậu lấy làm ghen tức...
(Xem: 5632)
"Hậu Đình Hoa" nghĩa là "Hoa ở sân sau". Đây là một tập thơ chọn lọc rồi phổ thành âm điệu cho các cung nữ, phi tần hát...
(Xem: 5369)
Thúy Kiều, con của viên ngoại họ Vương, người ở Bắc Kinh. Nàng yêu kiều diễm lệ, có một thái độ phong lưu, tính thích hào hoa, thích âm luật...
(Xem: 11739)
Tương truyền đời nhà Tấn (265-419), có người chài cá ở huyện Vũ Lăng, một hôm chèo thuyền đi ngược ven theo bờ suối.
(Xem: 9970)
Rẽ cho thưa hết một lời đã nao! Vẻ chi một đóa yêu đào! Vườn hồng khi dám ngăn rào chim xanh.
(Xem: 9208)
Lam Kiều là một cái cầu bắc trên sông Lam, thuộc tỉnh Thiểm Tây bên Tàu, tương truyền là nơi tiên ở.
(Xem: 8259)
Ngày xưa có một vị lái buôn tên là Kappata. Ông có một con lừa chuyên chở hàng gốm, mỗi ngày ông thường đi một cuộc hành trình dài bảy lý...
(Xem: 7400)
Triều vua nào cũng vậy, nhiều giai nhân tuyệt sắc trong nước được tuyển vào cung để làm cung nữ. Họ là những giai nhân bạc mạng...
(Xem: 5613)
Núi Na ở thôn Quần Ngọc, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa. Trên đỉnh núi có chùa xưa, tục danh là Tiên am. Phía tả có động thâm u.
(Xem: 5829)
Tư Mã Tương Như tự Tràng Khanh, người đất Thục đời Tiền Hán (206 trước D.L.-8 sau D.L.), rất đa tài, văn hay, đàn giỏi.
(Xem: 5971)
Tô Đông Pha là một thi hào danh tiếng đời nhà Tống (950-1275). Ông có một cô hầu tuyệt đẹp tên Xuân Nương.
(Xem: 4712)
"Giảo thố tam quật" nghĩa là "con thỏ khôn có ba ngách hang". Ý nói: thỏ có ba ngách hang để tránh cho khỏi bị chết...
(Xem: 6872)
Đời Hậu Chu, thời Ngũ Quý (905-955), ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương, con gái của Lương công. Nàng có sắc đẹp lại hay chữ.
(Xem: 5334)
Nàng họ Ban, không biết tên, vốn là một cung phi của vua Thành Đế nhà Hán (32-8 trước D.L.). Nàng làm nữ quan, chức Tiệp Dư nên thường gọi nàng Ban Tiệp Dư.
(Xem: 5626)
Ở xã Trị Nội, huyện Nga Sơn, phía hữu núi Thần Phù có "Bích Đào động" cũng gọi là "Từ Thức động", trong trải rộng rãi mà lại thanh hư, cây cối xinh tốt.
(Xem: 21629)
Tư Mã Tương Như, tự Tràng Khanh, người ở Thành Đô đời nhà Hán. Người rất đa tài, văn hay, đàn giỏi. Khi lìa quê lên Tràng An để lập công danh...
(Xem: 4906)
Nhà Tần (306-209 trước D.L.), đời vua Tần Thủy Hoàng (221-209 trước D.L.) có người con gái họ Hứa tên Mạnh Khương. Chồng của nàng họ Phạm tên Thực, người ở miền Quan Trung nước Sở.
(Xem: 5343)
Đời nhà Tấn (265-419) ở đất Thần Châu có nàng Tô Huệ tự Nhược Lan. Nàng, dung nhan kiều mị, tài đức song toàn, văn chương xuất chúng.
(Xem: 9942)
Tào Tháo đời Tam Quốc (220-264) có xây một cái đài bên sông Chương Hà tỉnh Hà Nam, đặt tên là Đồng Tước. Đài này cực kỳ tráng lệ.
(Xem: 5235)
Đời vua Hán cảnh Đế có người bán dầu tên Bùi Độ nghèo khổ lang thang, được thầy tướng số cho biết sẽ chết đói vì coi tướng mặt có hai đường chỉ...
(Xem: 5365)
Triều vua Lý Thái Tông (1028-1054) nước Đại Việt, Xạ Đẩu không theo lệ cống, thất lễ phiên thần, vua tự đem binh Nam chinh. Xạ Đẩu bày trận ở sông Bồ Chính...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant